- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,294
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 21 Đề kiểm tra cuối kì 1 môn ngữ văn 9 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm 21 FILE trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra cuối kì 1 môn ngữ văn 9 về ở dưới.
I. KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI
II. BẢNG ĐẶC TẢ
III. ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm). Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi:
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: "Con mình vừa gửi thư về". Mẹ tôi hỏi:"Thư đâu?". Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: "Ôi, con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?". Ông nói: "Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả". Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần)
( * Chú thích: Nguyễn ngọc Thuần sinh năm 1972 ở Bình Thuận. Ông là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Các tác phẩm của ông được viết bằng cả tấm lòng yêu trẻ thơ, hóa thân thành một người bạn đồng trang lứa tạo nên thế giới trong từng trang văn sự giản dị, thân thuộc, bình yên, trong sáng, tinh khiết như tâm hồn của trẻ nhỏ, ngôn từ, giọng văn đầy chất cổ tích, tạo cảm giác đa chiều trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau hay nhân vật với độc giả)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu chủ đề của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm). Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông.” có tác dụng gì?
Câu 4 ( 1,0 điểm). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Qua văn bản trên, là người con em cần có thái độ như thế nào với bố mẹ?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về tình yêu con của người bố trong văn bản ở phần Đọc - hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm).
Viết bài văn nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp trong học sinh.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
FULL
PHÒNG GD&ĐT GIA LỘC TRƯỜNG THCS QUANG MINH | MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2024 - 2025 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT |
Năng lực | Câu hỏi | Cấp độ tư duy | Tỉ lệ | ||
Biết | Hiểu | Vận dụng | |||
Năng lực Đọc hiểu (4,0 điểm) | Câu 1 | x | | | 5% |
Câu 2 | x | | | 5% | |
Câu 3 | | x | | 10% | |
Câu 4 | | x | | 10% | |
Câu 5 | | x | 10% | ||
Năng lực Viết (6,0 điểm) | Câu 1 | x | x | x | 20% |
Câu 2 | x | x | x | 40% | |
TỔNG | | | 100% |
Phần | Năng lực | Yêu cầu | Mức độ đánh giá | Điểm |
I | 1. Đọc hiểu (4,0 điểm) | Câu 1, 2: Kiến thức về đặc trưng thể loại văn bản | Nhận biết - Xác định được ngôi kể của văn bản. - Nêu chủ đề của văn bản. | 1,0 |
Câu 3: Kiến thức về Tiếng Việt Câu 4: Khái quát nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của ngữ liệu | Thông hiểu - Hiểu được giá trị của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn cụ thể. - Hiểu được giá trị nội dung của văn bản được tác giả gửi gắm qua văn bản. | 2,0 | ||
Câu 5. Nêu quan điểm, ý kiến, cảm nhận của bản thân về vấn đề được rút ra từ ngữ liệu | Vận dụng - Liên hệ văn bản với bản thân | 1,0 | ||
II | Viết (6,0 điểm) | Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận văn học. - Nghị luận về một khía cạnh nội dung văn bản. | Nhận biết - Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn nghị luận văn học. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận trong đoạn văn. - Giới thiệu được nội dung cần bàn và mô tả được những dấu hiệu nghệ thuật trong văn bản. - Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận văn học. Thông hiểu: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát nội dung của văn bản. - Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Phân tích chủ đề, thông điệp,...của người viết, … - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. - Phân tích, đánh giá, liên hệ từ ý nghĩa của văn bản. - Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ, bài học… | 2,0 |
Câu 2. Viết bài văn nghị luận xã hội - Bàn về một vấn đề cần giải quyết. | Nhận biết: - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận xã hội. - Xác định rõ được mục đích, đối tượng nghị luận. - Giới thiệu được vấn đề nghị luận và mô tả được những dấu hiệu, biểu hiện của vấn đề xã hội trong bài viết. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận xã hội. Thông hiểu: - Giải thích được những khái niệm liên quan đến vấn đề nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội. - Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề bàn luận. - Trình bày được các giải pháp khả thi và có sức thuyết phục. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Vận dụng các kĩ năng, thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. - Thể hiện sâu sắc quan điểm, cá tính trong bài viết về vấn đề xã hội. - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. | 4,0 | ||
Tổng điểm | 10 |
III. ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (4,0 điểm). Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi:
BỐ TÔI
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư.
Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: "Con mình vừa gửi thư về". Mẹ tôi hỏi:"Thư đâu?". Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: "Ôi, con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?". Ông nói: "Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả". Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời. (Theo Nguyễn Ngọc Thuần)
( * Chú thích: Nguyễn ngọc Thuần sinh năm 1972 ở Bình Thuận. Ông là cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Các tác phẩm của ông được viết bằng cả tấm lòng yêu trẻ thơ, hóa thân thành một người bạn đồng trang lứa tạo nên thế giới trong từng trang văn sự giản dị, thân thuộc, bình yên, trong sáng, tinh khiết như tâm hồn của trẻ nhỏ, ngôn từ, giọng văn đầy chất cổ tích, tạo cảm giác đa chiều trong mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau hay nhân vật với độc giả)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu chủ đề của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm). Biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông.” có tác dụng gì?
Câu 4 ( 1,0 điểm). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên?
Câu 5 (1,0 điểm). Qua văn bản trên, là người con em cần có thái độ như thế nào với bố mẹ?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm).
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về tình yêu con của người bố trong văn bản ở phần Đọc - hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm).
Viết bài văn nghị luận về vấn đề cần từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp trong học sinh.
.........................Hết.........................
TRƯỜNG THCS QUANG MINH | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN NGỮ VĂN 9 |
YÊU CẦU CHUNG
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
- Tổng điểm của toàn bài là 10 điểm, cho điểm lẻ đến 0,25 điểm.
YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) | 1 | Ngôi kể: Ngôi thứ nhất. | 0,5 |
2 | Chủ đề của văn bản: Thể hiện tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ khi nhận được thư của con gái. | 0,5 | |
3 | - Biện pháp tu từ liệt kê: “xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông” - Tác dụng: + Giúp cho sự diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn; diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh; tăng giá trị biểu cảm cho câu văn. + Nhấn mạnh hành động yêu thương, nâng niu, trân trọng của người bố đối với lá thư của con. + Qua đó thể hiện tình yêu thương, quý mến mà bố dành cho con. | 0, 25 0, 25 0, 25 0,2 5 | |
4 | - Tình cảm cha con là tình yêu thương vô bờ bến. Bố tuy không ở bên cạnh, nhưng luôn dõi theo và ủng hộ con. Tình cảm của con dành cho bố cũng vậy, dù bố đã mất nhưng con vẫn luôn nhớ về bố và yêu bố. - Tình cảm cha con là tình cảm thiêng liêng, quý giá, là cội nguồn cho tình yêu quê hương, đất nước . - Chúng ta phải yêu thương, kính trọng… bố. | 0, 5 0, 25 0, 25 |
FULL