- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
SIÊU GOM Đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6 CHƯƠNG TRÌNH MỚI CÓ HƯỚNG DẪN được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ SỐ 1:
I .PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
MẸ
Con về thăm mẹ chiều mưa,
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.
Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (1,0 điểm)
Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì? (1,0 điểm)
Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? (2,0 điểm)
Câu 4: Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình mẫu tử thiêng liêng được gợi ra trong phần đọc hiểu.
Câu 2. (10,0 điểm)
Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng.
ĐỀ SỐ 2:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Câu 1. (1 điểm): Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ đó?
Câu 2. (1 điểm): Hai đoạn thơ có điểm gì chung về nội dung.
Câu 3. (2 điểm): Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?
Câu 4. (2 điểm): Theo em từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Câu 2. (10 điểm)
Môt buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.
ĐỀ SỐ 3:
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (1,0 điểm Từ “đi” trong câu “Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3. (2,0 điểm Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Câu 4. (2,0 điểm) Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn văn trên?
II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc". Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi con người?
Câu 2. (10,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn chuyện sau:
Một cụ già bước vào cửa hàng lập cập đưa lên một chiếc điện thoại: “Nhờ anh sửa hộ lão”. Anh thanh niên chủ cửa hàng đưa hai tay đón lấy và cẩn thận xem xét nó. Sau một lúc lâu, anh gửi lại cụ già và bảo: “Cụ ơi, điện thoại của cụ không hỏng gì đâu ạ!”
Cụ già ngước đôi mắt mờ đục, buồn rầu nhìn anh thanh niên, giọng run run: “Sao đã lâu lắm rồi lão không nhận được cuộc gọi nào của con lão?
Anh thanh niên bối rối trong giây lát. Và rồi anh quyết định... ”
Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vào vai anh thanh niên để kể lại chi tiết đoạn chuyện trên và kể tiếp câu chuyện đằng sau dấu ba chấm.
ĐỀ SỐ 4:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (1,0 điểm) Tìm số từ và cụm danh từ trong câu văn sau:Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng.
Câu 3 (2,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu: Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn.
Câu 4 (2,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất và lí giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Trong học tập cũng như trong cuộc sống, nhiều lúc em gặp nhiều khó khăn, trắc trở tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhưng em đã cố gắng vượt qua được khó khăn đó và đạt được mơ ước của mình. Từ câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu lên suy nghĩ về vấn đề trên.
Câu 2 (10,0 điểm):
Cơn dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại . Vầng trăng lên, đêm mở ra. Cảnh vật đẹp lung linh dưới trăng. Hãy tả lại cảnh đó.
ĐỀ SỐ 5:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh... Ngày nay, cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. (1,0 điểm) Cô bé dừng lại bên đường trước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ nhằm mục đích gì ?
Câu 3. (2,0 điểm) Trong câu nói của Phật: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. (2,0 điểm) Em nhận ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất với bản thân? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm):
Từ phần Đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo.
Câu 2. (10,0 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao:
ĐỀ SỐ 6:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện trên. (1,0 điểm)
Câu 2: Phép tu từ cơ bản được người viết sử dụng trong văn bản trên. (1,0 điểm)
Câu 3: Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ? (2,0 điểm)
“Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”.
Câu 4: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (10,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của tình mẫu tử qua văn bản Mây và sóng của (R.Ta-go)
ĐỀ SỐ 7:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Một chú bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ. Phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa.
Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông hỏi nhỏ:
- Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ?
Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má. Ông chỉ lên đám bóng bay lúc nãy chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé:
- Những quả bóng màu đen kia cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác và cháu cũng vậy.
Cậu bé nở nụ cười rạng rỡ cảm ơn người đàn ông.
Màu đen, màu vàng, màu đỏ…cho dù là màu gì thì cũng đều là quả bóng.
Câu 1. (1,0 điểm).Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu.
Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về hình ảnh Những quả bóng bay trong câu chuyện?
Câu 3. (2,0 điểm). Câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4. (2,0 điểm). Câu chuyện muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện: Những quả bóng màu đen kia cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác, và cháu cũng vậy.
Câu 2 (10,0 điểm)
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
ĐỀ SỐ 8:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. (2,0 điểm) Từ “hoa” trong đoạn thơ dùng với ý nghĩa gì? Tìm từ đồng âm với từ hoa trong đoạn thơ.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung khổ thơ.
Câu 4. (2,0 điểm) Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Viết đoạn văn (7-10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật bé Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh.
ĐỀ SỐ 9:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: (6,0 điểm)
CHIẾC BÌNH NỨT
Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước.Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.
Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy.
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2. (2,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung của văn bản.
Câu 3. (2,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em có thể rút ra những bài học gì? (viết 5-7 câu).
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu văn bản em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng, trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt”.
Câu 2. (10,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xan.
ĐỀ SỐ 10:
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
Câu 1. Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? (1,0 điểm)
Câu 2. Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? (2,0 điểm)
Câu 4. Em thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả qua đoạn thơ trên? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Dựa vào đoạn thơ “Chiều xuân”, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày cảm nhận của em về một buổi chiều mùa xuân.
Câu 2. (10,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ sau của bài Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh
ĐỀ SỐ 11:
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? ( 1,0 điểm)
Câu 2. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ.( 2,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.( 2,0 điểm)
Câu 4. Trình bày nét độc đáo của ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên.( 1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 7-10 câu trình bày cảm nhận của em về bức tranh làng quê trong đoạn thơ.
Câu 2. (10 điểm)
Mùa thu về, đất trời như khoác lên mình chiếc áo mới. Hăy tả lại vẻ đẹp của đất trời khi vào thu.
ĐỀ SỐ 12:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như của tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
…Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe.
Câu 1. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc? (1,0 điểm)
Câu 2. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ “Mái chèo nghe vọng sông xa/ Êm êm như tiếng của bà năm xưa”? (1,5 điểm)
Câu 3. Đọc đoạn thơ anh, chị hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình? (1,5 điểm)
Câu 4. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5-7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời mỗi con người? (2,0 điểm).
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay
Câu 2 (10,0 điểm):
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
ĐỀ SỐ 13:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...”
(Hoàng Trung Thông- Những cánh buồm)
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2. (1,0 điểm): Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Câu 3. (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai,”
Câu 4. (2,0 điểm): Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn văn trên?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điêm)
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ.
Câu 2. (10,0 điêm)
Cho bài thơ sau
Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa
Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang
Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn
Từng nhành lá mướt non màu áo mới
Em có nghe xuân về vui phơi phới
Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi
Khắp không gian rộn rã như gọi mời
Phố náo nức dòng người như trẩy hội
(Nguyễn Hưng, Tiếng xuân về)
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân.
ĐỀ SỐ 14:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
Câu 1. (1,0 điểm): Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2. (2,0 điểm): Xác định cụm danh từ trong các câu văn sau và gạch chân dưới phần trung tâm của cụm danh từ đó “Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.”
Câu 3. (1,5 điểm): Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?
Câu 4. (1,5 điểm): Hãy viết một câu ngắn gọn thể hiện ý nghĩa rút ra từ câu chuyện.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ về vấn đề: Làm thế nào để trở nên mạnh mẽ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“ Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm chiếu xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên...”
Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyên đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.
ĐỀ SỐ 15:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
1972
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ.
Câu 2. (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 3. (2,0 điểm): Tìm những biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 4. (2,0 điểm)Nêu nội dung của bài thơ.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu, trình bày cảm nhận của em về cảnh một buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở một làng quê Việt Nam.
Câu 2. (10,0 điểm)
Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
ĐỀ SỐ 16:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Vũ Quần Phương)
Câu 1. (2, 0 điểm) : Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (2,0 điểm) : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nêu tác dụng.
Câu 3. (2,0 điểm) : Nêu nội dung chính của văn bản.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm):
Viết đoạn văn (150 chữ) nêu cảm nhận của em về bổn phận của con cái với cha mẹ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.
ĐỀ SỐ 17:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
Câu 2(1,0 điểm): Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tảo tần, vất vả sớm hôm của người mẹ có trong đoạn thơ trên.
Câu 3(2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính và phân tích tác dụng biện pháp tu từ đó trong câu thơ:
Câu 4(2,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ trên là gì ?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Lời hát ru có ý nghĩa gì đối với em?
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
LÀNG QUÊ
Nông thôn thay đổi mới rồi
Đường làng sạch đẹp khắp nơi rộn ràng
Nhà nhà xây mới khang trang
Loa đài tiếng hát âm vang đêm ngày
Mọi người gắng sức ra tay
Thi đua lao động hăng say cần cù
Đến mùa hoa quả bội thu
Cả làng vui vẻ cười đùa thật vui
Mong sao tất cả khắp nơi
Nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn.
Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn kể về ước mơ đổi mới của quê hương em.
ĐỀ SỐ 18:
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ (1,0 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung đoạn thơ? (1,0 điểm)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ và nêu tác dụng của nó (2,0 điểm)
Câu 4. Qua đoạn văn, em có cảm nhận gì về tình cảm của Đỗ Trung Quân với quê hương (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương của mỗi người.
Câu 2. (10,0 điểm):
Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó.
ĐỀ SỐ 19:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(Nguyễn Đình Huân, Quê hương)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào, xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2. (10,0 điểm)
Dựa vào văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân), em hãy viết bài văn miêu tả cảnh bình minh và cuộc sống sinh hoạt của người dân ở vùng biển đảo này.
ĐỀ SỐ 20:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. (1,0 điểm) Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
Câu 3. (2,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nghĩa của các từ: “nghe", “tiếng xưa” trong câu thơ: Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Câu 4. (2,0 điểm) Em hãy trình bày nội dung chính của đoạn thơ.
PHẦN II. LÀM VĂN (14.0 điểm)
Câu 1. (4.0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa gợi ra từ hai câu thơ “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật, tiên độ trì.’’ ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (10.0 điểm)
Để ủng hộ đồng bào miền Trung trong đợt lũ lụt lịch sử trong năm vừa qua, trường em đã tổ chức một buổi quyên góp, ủng hộ với chủ đề “Thương lắm, miền Trung ơi!”. Là người được chứng kiến và tham gia, em hãy kể lại buổi quyên góp, ủng hộ đó.
ĐỀ SỐ 21:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển mò cua bắt ốc, sò… để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi non nớt sớm rơi trên gành đá hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp… cho năm học mới. Đồng hành với những khao khát của con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu được, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!”
(“Ôm mơ ước đi về phía biển”, dẫn theo thanh niên.com.vn, 18-6-2013)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2. (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra 2 từ ghép có trong đoạn trích.
Câu 4. (2,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu nói của những người mẹ nghèo ở làng chài: “Ăn khổ mấy má cũng chịu được, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!”
II.PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng. Con chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông. Sợ người làng đuổi theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát. Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng thịt to hơn. Con chó tham ăn mới nghĩ: Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được. Nghĩ thế nào, làm thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt với con chó kia. Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó. Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông.
NXB Văn học, 2003)
Câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ như thế nào về cách sống của con người? Hãy viết thành một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ?
ĐỀ SỐ 22:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”? (1,0 điểm)
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”? (2,0 điểm)
Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra cho mình một bài học mà em tâm đắc nhất? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (10,0 điểm)
Đóng vai người em kể lại truyện cổ tích Cây khế.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỘT SỐ ĐỀ- ĐÁP ÁN TRONG KÌ THI HSG
ĐỀ SỐ 1:
I .PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
MẸ
Con về thăm mẹ chiều mưa,
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.
Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
(Tô Hoàn)
Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (1,0 điểm)
Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì? (1,0 điểm)
Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? (2,0 điểm)
Câu 4: Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) về tình mẫu tử thiêng liêng được gợi ra trong phần đọc hiểu.
Câu 2. (10,0 điểm)
Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm - Thể thơ: lục bát | 1,0 |
2. Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ. | 1,0 | |
3. Nỗi niềm của người con được thể hiện ở hai câu cuối đó là: - Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ. - Nỗi xót xa, day dứt, ân hận đậm chất nhân văn về tình đời, tình người. | 2,0 | |
4. Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình từ đó đưa ra luận điểm để bảo vệ cho quan điểm riêng đó. Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây - Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến. - Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ. - Cần đem lại hạnh phúc, ấm no cho con người khi đất nước độc lập. | 2,0 | |
II | Câu 1 . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: a. Mở đoạn : Giới thiệu vấn đề - Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước… - Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng b. Thân đoạn : -Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. - Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi: Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ. - Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế) Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng) - Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng). - Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. - Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ - Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó. - Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người. - Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được. c. Kết đoạn: Kết thúc vấn đề: Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”. | 4,0 |
Câu 2 . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài: Bức tường tư giới thiệu về mình. b. Thân bài: - Bức tường kể về mình khi mới được xây: Đẹp, trắng tinh, mịn màng, luôn kiêu hãnh, thường phơi mình trong nắng sớm, tô đẹp cho ngôi trường,.. - Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường - Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người đặc biệt là học sinh. - Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo với những hình thù quái dị. c. Kết bài: - Ước mơ của bức tường. - Lời nhắc nhở các bạn học sinh. - Liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 2:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Con bắt gặp mùa xuân
Trong vòng tay của mẹ
Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con
Trong vòng tay của mẹ
Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con
(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)
Ánh mắt bố thân thương
Rọi sáng tâm hồn bé
Và trong bầu sữa mẹ
Xuân ngọt ngào dòng hương
Rọi sáng tâm hồn bé
Và trong bầu sữa mẹ
Xuân ngọt ngào dòng hương
(Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh)
Câu 1. (1 điểm): Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ đó?
Câu 2. (1 điểm): Hai đoạn thơ có điểm gì chung về nội dung.
Câu 3. (2 điểm): Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?
Câu 4. (2 điểm): Theo em từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
Ước chi vòng tay ấy
Ôm hoài tuổi thơ con.
Ôm hoài tuổi thơ con.
(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)
Câu 2. (10 điểm)
Môt buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ là biểu cảm. | 1,0 |
2. Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ: bộc lộ được niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người con khi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. | 1,0 | |
3. Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa chuyển. - Ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ: +Xuân (đoạn 1): là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bé ước mãi được ở trong vòng tay yêu thương, ấm áp ấy. +Xuân (đoạn 2): dòng sữa mẹ ấm áp là mùa xuân nuôi bé lớn với nghĩa đầy đủ nhất cả về vật chất và tinh thần. | 2,0 | |
4. HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hướng tới giải quyết những điều gửi gắm của tác giả. Dưới đây là một số gợi ý - Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là thiêng liêng, cao đẹp. - Mỗi người con cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của cha mẹ. - Mỗi chúng ta cần có ý thức trân quý, xây dựng gia đình hạnh phúc.... | 2,0 | |
II | Câu 1 : . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: - Hai câu thơ thể hiện mong muốn ngây thơ, hồn nhiên được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đó là mong ước giản dị được mẹ ôm, được mẹ vỗ về... - Đó là cách “làm nũng” đáng yêu vô cùng, thể hiện tình cảm trong sáng của trẻ thơ. Được sống trong tình mẹ là niềm hạnh phúc và mong ước của mỗi người. | 4,0 |
Câu 2: . Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng: Bố cục ba phần, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lý; biết xây dựng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp(ngôi thứ nhất); lời kể tự nhiên, sinh động. . Xác định đúng yêu cầu của đề: Cây hoa kể lại chuyện buồn của mình cho em nghe khi nó bị ai đó bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa. . Triển khai hợp lý nội dung câu chuyện: Vận dụng tốt các yếu tố kể, tả, biểu cảm để có thể viết hoàn chỉnh bài văn theo yêu cầu sau a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện b. Thân bài: - Cây hoa tự giới thiệu về bản thân: đẹp, hoàn hảo, đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, khen ngợi. Nó cảm thấy hãnh diện, tự hào. - Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa (kết hợp kể, tả biểu cảm) - Cây hoa đau đớn, xót xa khi mình bị tổn thương và cảm thấy rất buồn trước hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh (kết hợp kể, tả biểu cảm) - Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung) c. Kết bài: Suy nghĩ của người kể và lời nhắn gửi tới mọi người. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 3:
I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm khẽ nói:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi..”
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm khẽ nói:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi..”
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (1,0 điểm Từ “đi” trong câu “Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 3. (2,0 điểm Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai”
Ánh nắng chảy đầy vai”
Câu 4. (2,0 điểm) Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn văn trên?
II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc". Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi con người?
Câu 2. (10,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn chuyện sau:
Một cụ già bước vào cửa hàng lập cập đưa lên một chiếc điện thoại: “Nhờ anh sửa hộ lão”. Anh thanh niên chủ cửa hàng đưa hai tay đón lấy và cẩn thận xem xét nó. Sau một lúc lâu, anh gửi lại cụ già và bảo: “Cụ ơi, điện thoại của cụ không hỏng gì đâu ạ!”
Cụ già ngước đôi mắt mờ đục, buồn rầu nhìn anh thanh niên, giọng run run: “Sao đã lâu lắm rồi lão không nhận được cuộc gọi nào của con lão?
Anh thanh niên bối rối trong giây lát. Và rồi anh quyết định... ”
Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vào vai anh thanh niên để kể lại chi tiết đoạn chuyện trên và kể tiếp câu chuyện đằng sau dấu ba chấm.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | I- Thể thơ: tự do - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm | 1,0 |
2. Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” được dùng theo nghĩa chuyển. | 1,0 | |
3- Biện pháp tu từ trong câu thơ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai. - Tác dụng: + Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giúp người đọc hình dung cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi sáng đẹp trời với ánh nắng mềm mại, dịu dàng và tràn ngập khắp nơi làm sáng đẹp lên hình ảnh của họ. +Cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và niềm vui sướng của người con đi dạo bên cha. + Thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương đất nước với những cánh buồm tuổi thơ của tác giả. | 2,0 | |
4. HS cảm nhận được: - Một ước mơ rất trong sáng, đẹp đẽ đáng trân trọng và ngợi ca. - Ước mơ đó gắn liền với cánh buồm trắng, với khát vọng đi xa đến những nơi chưa biết, đến những chân trời mới. - Đó là ước mơ của một tâm hồn trẻ thơ, ham hiểu biết muốn khám phá, chinh phục những bí ẩn của thế giới. | 2,0 | |
II | Câu 1 : . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội. b. Thân đoạn -Gia đình: là nơi những người có cùng huyết thống chung sống dưới một mái nhà, cùng nhau làm ăn, phát triển, yêu thương và đùm bọc nhau. → Gia đình có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, là nơi con người khôn lớn, phát triển cả về thể xác và tâm hồn. -Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển. - Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, là nơi chúng ta lớn lên thành người và cũng là nơi chúng ta quay về tìm bình yên sau những khó khăn, giông bão ngoài xã hội. - Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, sống vô tâm, thờ ơ với mọi người. Lại có những người đối xử không tốt với cha mẹ, anh em ruột, vì vật chất mà bán rẻ tình cảm,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. - Mỗi chúng ta hãy luôn yêu thương những thành viên trong gia đình, dù ở bất cứ nơi nào cũng hướng về gia đình; Có hành động đền ơn đáp nghĩa với những điều tốt đẹp mà mình nhận được… c. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân trong xã hội. | 4,0 |
Câu 2: . a. Xác định đúng về: - Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng Người kể: anh thanh niên Ngôi kể: thứ nhất b. Gợi ý về mốt số ý chính cần hướng đến: *. Kể lại chi tiết việc cụ già đến sửa điện thoại * Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện đằng sau dấu ba chấm: anh thanh niên sẽ quyết định làm gì, diễn biến các sự việc tiếp theo. (Ví dụ như anh quyết định dừng công việc anh đang làm dở để mời cụ già ngồi uống nước, hỏi han, trò chuyện lắng nghe cụ tâm sự về hoàn cảnh gia đình và các con của cụ; khéo léo tìm số điện thoại của con cụ để báo cho họ biết về nỗi mong ngóng của người cha già một cách tinh tế nhất như nhắn tin hoặc gọi điện kể lại sự việc cho họ nghe...ít hôm sau cụ quay lại cửa hàng với niềm vui rằng con gọi điện báo sẽ về thăm nhà....) * HS tùy ý tưởng tượng và sáng tạo để kể thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Chú ý: các chi tiết tưởng tượng càng có tính tích cực, có giá trị đạo đức và tư tưởng sâu sắc, khơi gợi được nhiều cảm xúc thẩm mỹ... thì sự sáng tạo càng có ý nghĩa. - Bài làm cần có bố cục ba phần, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. | 10,0 |
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu, lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng.
(Những bài học về cuộc sống – Trích Internet)
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (1,0 điểm) Tìm số từ và cụm danh từ trong câu văn sau:Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng.
Câu 3 (2,0 điểm) Em hiểu như thế nào về câu: Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn.
Câu 4 (2,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất và lí giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Trong học tập cũng như trong cuộc sống, nhiều lúc em gặp nhiều khó khăn, trắc trở tưởng chừng như bỏ cuộc. Nhưng em đã cố gắng vượt qua được khó khăn đó và đạt được mơ ước của mình. Từ câu chuyện ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ nêu lên suy nghĩ về vấn đề trên.
Câu 2 (10,0 điểm):
Cơn dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại . Vầng trăng lên, đêm mở ra. Cảnh vật đẹp lung linh dưới trăng. Hãy tả lại cảnh đó.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự | 1,0 |
2. - Số từ: một - Cụm danh từ: + một ngày nọ + một ông chủ trang trại. + một cái giếng. | 1,0 | |
3. Cuộc sống mà chúng ta trải qua sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn trắc trở. Vì vậy hãy biến khó khăn đó thành cơ hội để chúng ta vượt qua. | 2,0 | |
4. Thông điệp câu truyện mà em tâm đắc nhất: Đừng cam chịu số phận mà hãy vượt lên số phận của mình Bởi vì cuộc sống có thể sẽ đổ lên đầu bạn mọi thứ khó chịu, thử thách và cả những sai lầm không phải do chính bạn gây nên nhưng việc bạn cần làm không phải là buông xuôi, cam chịu số phận, mà là vượt lên trên số phận. Mỗi khó khăn, thất bại sẽ là một bước đệm để bạn tiến về phía trước. | 2,0 | |
II | Câu 1. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: - Dẫn dắt : Trong cuộc sống chúng ta phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chính vì thế để thể hiện được những ý chí, nghị lực của con người trong cuộc sống chúng ta phải thể hiện được ý chí, nghị lực của mình trước những vấn đề của cuộc sống. Bởi nghị lực của con người đem lại cho chúng ta sức mạnh để vượt qua khó khăn. - Biểu hiện : + Trong học tập : + Trong cuộc sống : -Kết quả của việc vươn lên vượt qua khó khăn : Chinh phục được ước mơ, hoài bão. d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. | 4,0 |
Câu 2: Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài: - Giới thiệu cảnh định tả:Cảnh đẹp đêm trăng khi cơn giông vừa dứt. - Cảm xúc chung của em về cảnh đó. b. Thân bài: - Thời gian:Ngày khép lại, đêm mở ra - Không gian:cảnh ướt đẫm bởi mưa chiều và dần mở ra để rồi đắm mình dưới trăng. - Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng. - Cảm nghĩ phải chân thật sâu sắc và có chiều sâu cảm xúc. - Cần sử dụng một số biện pháp tu từ đãhọc như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng. c. Kết bài: Cảm xúc của em về cảnh đêm trăng vừa lên sau cơn giông vừa dứt. | 10,0 |
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh... Ngày nay, cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi.
(Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hoá - Thông tin, 1990)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. (1,0 điểm) Cô bé dừng lại bên đường trước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ nhằm mục đích gì ?
Câu 3. (2,0 điểm) Trong câu nói của Phật: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Câu 4. (2,0 điểm) Em nhận ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất với bản thân? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm):
Từ phần Đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo.
Câu 2. (10,0 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
ĐÁP ÁN
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự | 1,0 |
2. Cô bé dừng lại bên đường trước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ nhằm mục đích để mẹ sống thật lâu | 1,0 | |
3. Biện pháp tu từ: so sánh | 2,0 | |
4. - Thông điệp: Mỗi người con cần phải có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của mình. - Bởi vì chúng ta sống nhất định phải có lòng hiếu thảo, phải biết đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha. | 2,0 | |
II | a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: - Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người. - Lòng hiếu thảo chính là sợi dây gắn kết đầy yêu thương giữa các cá nhân trong gia đình, tập thể, để mối quan hệ ấy ngày càng thêm bền vững và thắm thiết hơn bao giờ hết. Là tấm lòng yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ, luôn luôn đối xử chân thành, kính trọng hết mực. - Con cái phải biết tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn với cha mẹ. - Phải cố gắng hiếu thảo ngay từ bây giờ bởi không ai có thể chiến thắng được sức mạnh của thời gian, đừng để phải hối hận. | 4,0 |
Câu 2 : .Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận văn học Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài - Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra, chăm sóc, dạy dỗ. Có thể nói công lao mà cha mẹ dành cho chúng ta từ trước đến nay là rất lớn. - Dù là vậy nhưng chúng ta vẫn không biết làm cách gì để đền đáp công ơn ấy b. Thân bài *. Giải thích sơ lược về câu ca dao - Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống. - “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. - “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. -> Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kì vĩ. =>Từ câu ca dao, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ. *. Phân tích ý nghĩa câu ca dao * .1.Nói về tình cảm cha mẹ dành con con cái - Cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ từ khi vừa mới lọt lòng. - Cha mẹ là những tấm khiên bảo vệ cho con bới những tác động từ bên ngoài khi còn nhỏ. - Cha mẹ dạy ta phép lịch sự, dạy ta học, dạy ta biết cách làm người, dạy cho ta biết bao nhiêu điều hay lẽ phải. =>Tạo lập niềm tin và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời *.2. Đạo làm con - Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ - Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy - Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng. => Có như vậy mới tròn chữ “hiếu” *.3. Quan niệm chữ hiếu hiện nay - Nhiều học sinh hiện nay rất hỗn láo, thường xuyên cãi cha mắng mẹ - Các teen nữ thường ham chơi, không ở nhà phụ giúp cha mẹ - Họ nghĩ rằng điều cha mẹ làm với con cái như thế là lẽ đương nhiên, nhưng chúng ta nỡ lòng nào không quan tâm tới họ mỗi khi có việc. => Cha mẹ không bao giờ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng chúng ta đã bao giờ biết quý trọng những sự hy sinh vô điều kiện này không. c. Kết bài - Bài ca dao răn dạy chúng ta bài học bổ ích đó là hãy trân trọng những gì cha mẹ làm cho mình và hãy đền đáp lại những gì mình có thể làm được. - Liên hệ bản thân… | 10,0 |
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện trên. (1,0 điểm)
Câu 2: Phép tu từ cơ bản được người viết sử dụng trong văn bản trên. (1,0 điểm)
Câu 3: Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ? (2,0 điểm)
“Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”.
Câu 4: Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (10,0 điểm):
Cảm nhận về vẻ đẹp của tình mẫu tử qua văn bản Mây và sóng của (R.Ta-go)
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong câu chuyện trên là: Tự sự. | 1,0 |
2. Phép tu từ cơ bản đc người viết sử dụng trong văn bản trên là nhân hóa. | 1,0 | |
3. "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta." có thể hiểu chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý những gì đang có, không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. | 2,0 | |
4. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là: Trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo. Mình có thể thiệt thòi ở đây thì sẽ nhận được may mắn ở chỗ khác và ngược lại. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có. Dựa vào bản thân để vươn lên luôn mang lại cho bản thân cảm giác an toàn. | 2,0 | |
II | Câu 1. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội Có thể viết đoạn văn như sau: * Giới thiệu đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống. * Biểu hiện của tự lập Tự mình đi học, không phụ thuộc vào ba mẹ. Tự mình làm bài tập, không quay cóp, trao đổi, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra. Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để bị nhắc nhở. Tự giặt quần áo. Tự làm việc nhà. * Hiện trạng ngày nay : Học sinh thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, sách tham khảo, mạng internet,… Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác. Bài học : Chăm chỉ tự rèn luyện học tập. Giúp đỡ mọi người xung quanh cùng rèn tính tự lập. | 4,0 |
Câu 2: Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài - Dẫn dắt vấn đề: Tình cảm gia đình là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo... - Nêu vấn đề: Bài thơ Mây và sóng của Ta-go để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi tác phẩm đã đề cao tình cảm mẹ con thắm thiết, mặn nồng. b. Thân bài * Cảm nghĩ về đoạn đối thoại giữa mẹ và con - Lời em bé kể cho mẹ nghe về sóng nước, mây trời - những điều em đã gặp khi đi chơi + Trong tưởng tượng, suy nghĩ của trẻ em: Mây trời đều biết nói, biết cười, biết mời mọc rủ rê em bé tham gia những cuộc vui bất tận "Mẹ ơi, kìa ai... họ bay đi mất". + Lời em bé gọi mẹ "Mẹ ơi!": Tự nhiên, gần gũi, đáng yêu => Mẹ luôn bên cạnh em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những câu nói thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. + Tác giả nhân hóa những đám mây khiến chúng có những tính cách, hành động... như con người: Gọi em đi chơi "từ tinh mơ đến hết ngày". * Cảm nghĩ về những tình cảm của em bé đối với mẹ - Lời từ chối sự mời gọi của mây trời, sóng gió: + Với lời mời gọi hấp dẫn "giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc" => Em bé khó có thể chối từ "làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?". + Nhưng em ngay lập tức chối từ, bởi em không muốn phải rời xa mẹ "Tôi có lòng nào bỏ được mẹ" => Bắt nguồn từ tình cảm thẳm sâu trong trái tim con người, không thể nào chia cắt được tình mẫu tử thiêng liêng. - Đối với em bé: Không cuộc dạo chơi nào, mây trời nào, lời mời gọi nào có thể so được với người mẹ của mình "Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ... trời xanh". => Tác giả so sánh tình mẫu tử ngang hàng với vũ trụ và thứ tình cảm đó không bao giờ có thể tách rời nhau, luôn gắn bó và trường tồn mãi mãi. - Trước lời mời gọi của những người bạn đến từ đại dương: "Mẹ ơi... họ dần đi xa" => Em bé cũng muốn chạy theo những cuộc chơi bất tận của sóng biển nhưng cuộc dạo chơi, khám phá sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có mẹ ở bên. - Hạnh phúc của em chính là ở bên mẹ, được ngắm nhìn nụ cười của mẹ => Có mẹ là có tất cả "Nhưng con biết... đang ở đâu!". => Chỉ cần có hai mẹ con, cuộc sống sẽ luôn hạnh phúc "không ai trên đời này... mẹ con ta đang ở đâu". * Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm - Cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, cuộc nói chuyện của em với mây và với sóng. => Qua đó, tác giả thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử. - Ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dạt dào yêu thương: Giúp cho bài thơ thắm đượm tình người, tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. c. Kết bài "Mây và sóng" là đoạn trích cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. | 10,0 |
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
NHỮNG QUẢ BÓNG BAY
Một chú bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ. Phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa.
Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông hỏi nhỏ:
- Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ?
Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọt nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má. Ông chỉ lên đám bóng bay lúc nãy chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé:
- Những quả bóng màu đen kia cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác và cháu cũng vậy.
Cậu bé nở nụ cười rạng rỡ cảm ơn người đàn ông.
Màu đen, màu vàng, màu đỏ…cho dù là màu gì thì cũng đều là quả bóng.
(Theo Internet)
Câu 1. (1,0 điểm).Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu.
Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về hình ảnh Những quả bóng bay trong câu chuyện?
Câu 3. (2,0 điểm). Câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 4. (2,0 điểm). Câu chuyện muốn gửi tới chúng ta thông điệp gì?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện: Những quả bóng màu đen kia cũng sẽ bay cao như những quả bóng màu khác, và cháu cũng vậy.
Câu 2 (10,0 điểm)
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. | 1,0 |
2. Những quả bóng bay trong câu chuyện là hình ảnh ẩn dụ cho những con người trong cuộc sống, mỗi người có đặc điểm, hình thức và phẩm chất, năng lực khác nhau, ai cũng có thể thành công, bay cao và vươn xa, điều đó làm nên sự đa dạng, phong phú, muôn màu của cuộc sống. | 1,0 | |
3. Câu trả lời của người đàn ông trong câu chuyện có ý nghĩa: Bạn là quả bóng màu gì không quan trọng. Quan trọng là bạn có những tố chất tốt đẹp của quả bóng để được bay thật cao, thật xa. Giá trị của mỗi cá nhân được nhìn nhận từ bên trong chứ không phải ở những thứ phù phiếm bên ngoài. | 2,0 | |
4. Thông điệp mà câu chuyện gửi gắm: Niềm tin vào khả năng, năng lực bên trong của con người. | 2,0 | |
II | Câu 1. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội Có thể viết đoạn văn như sau: - Ngoại hình, hình thức chỉ là cái bên ngoài, không thể quyết định được năng lực, phẩm chất bên trong. Con người dù thuộc giống nòi nào, mang đặc điểm hình dáng ra sao thì đều có trí tuệ và nhân phẩm. Con người phải vượt qua sự khác biệt về xuất thân, giống nòi hay ngoại hình, tin tưởng vào khả năng thực sự bên trong của mình thì mới có thể bay cao, bay xa. Phẩm chất và năng lực mà con người có được mới làm nên thành công thật sự. - Biết vượt lên mặc cảm tự tin về bản thân để chiến thắng được những thử thách trong cuộc sống (Dẫn chứng, phân tích) - Tuy nhiên trong cuộc sống này vẫn có những kẻ lợi dụng sự khác nhau về hình thức để tạo ra khoảng cách, tạo ra sự phân biệt chủng tộc, hoặc tự tin quá mức vào bản thân, trở nên kiêu ngạo, coi thường người khác. Những con người ấy đáng bị lên án, phê phán. - Nhắc nhở chúng ta sự tự tin vào bản thân. | 4,0 |
Câu 2: . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: Thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia. b. Thân bài: Đây là đề mở, yêu cầu HS vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. HS có thể sáng tạo thêm một số nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn… - Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn. - Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: Bài học đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận. - Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác. - Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế Choắt. c. Kết bài: Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn: - Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. - Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 8:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
(Hành trình của bầy ong- Nguyễn Đức Mậu)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. (2,0 điểm) Từ “hoa” trong đoạn thơ dùng với ý nghĩa gì? Tìm từ đồng âm với từ hoa trong đoạn thơ.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung khổ thơ.
Câu 4. (2,0 điểm) Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Viết đoạn văn (7-10 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật bé Kiều Phương trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Phương thức biểu đạtc chính: biểu cảm | 1,0 |
2. Từ “hoa” trong đoạn thơ dùng với ý nghĩa: cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, có màu sắc và hương thơm. -Tìm từ đồng âm với từ hoa trong đoạn thơ: hoa mắt (Tính từ): trạng thái nhìn thấy mọi vật xung quanh đều lờ mờ và như quay tròn trước mắt, do quá mệt mỏi hoặc do thị giác bị kích thích mạnh và đột ngột. | 2,0 | |
3. Tái hiện sự chăm chỉ, cần cù của bầy ong và ca ngợi những thành quả mà bầy ong để lại cho đời. | 1,0 | |
Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn ca ngợi bầy ong: bầy ong đã giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn, ong chắt được mật từ trong những cánh hoa ấy, đem lại cho con người mật ngọt. Những giọt mật tinh túy ấy như giữ lại những mùa hoa đã tàn phai giúp ích cho đời. | 2,0 | |
II | Câu 1 . Đảm bảo hình thức đoạn văn . Có thể viết đoạn văn như sau: - Nhà thơ đã tái hiện lại công việc thầm lặng nhưng cần mẫn của bầy ong: Lặng thầm thay những con đường ong bay. - Công việc đó có ý nghĩa đẹp đẽ: bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm hoa, hút nhụy, mang về làm thành những giọt mật thơm ngon. Những giọt mật ong được làm nên bởi sự kết tinh từ hương thơm vị ngọt cuả những loài hoa. Do vậy, khi thưởng thức mật ong, dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng con người vẫn cảm thấy như những màu hoa được “giữ lại” trong hương thơm, vị ngọt của từng giọt mật. Có thể nói, bầy ong đã giữ gìn được vẻ đẹp của thiên nhiên để ban tặng cho con người, làm cho cuộc sống của con người thêm hạnh phúc. - Thể hiện sự yêu quý, trân trọng với thành quả mà bầy ong mang đến cho con người. | 4,0 |
Câu 2. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết theo định hướng sau: a. Mở bài - Giới thiệu sơ lược tác phẩm và tác giả. - Nhân vật Kiều Phương: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu cùng với tài năng hội họa để lại ấn tượng đẹp trong mỗi chúng ta. b. Thân bài *. Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ - Kiều Phương vui vẻ nhận biệt hiệu là “Mèo". Kiều Phương còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. - Kiều Phương hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú. - Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được,” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!" - Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ. => Tất cả những chi tiết trên đều nói lên Kiều Phương là nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu. *. Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa - Phương cho ra thuốc vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen,... Chỉ cần qua chi tiết mà người anh trai Kiều Phương kế lại việc chế ra thuốc vẽ màu đen, ta cũng đủ thấy Kiều Phương say mê hội họa như thế nào: “Một hôm, tôi gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. - Kiều Phương là cô bé có tài hội họa. + Họa sĩ Tiến Lê nói với ba của Kiều Phương: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?” + Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó. cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.” + Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình. - Tài hội họa đó được thể hiện qua sáu bức tranh mà họa sĩ Tiến Lê đã quan sát và nhận xét. - Tài hội họa của Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế. => Sự tài năng hội họa của Kiều Phương có được nhờ vốn bẩm sinh cộng với lòng yêu thích say mê nghệ thuật của Phương. *. Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu - Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng. - Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghĩa như vậy: “Trong tranh, một chủ bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú kì nhông chỉ sự suy tư mà còn mơ mộng nữa”, - Lời người anh trai muôn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con dâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu cứa em con đấy". c. Kết bài - Câu chuyện kể theo ngôi thứ nhất khiến lời kể rất hồn nhiên, chân thực dễ dàng bộc lộ được diễn biến tâm lí nhân vật và thể hiện một cách tinh tế sự thay đổi trong tâm trạng. - Kiều Phương là tấm gương sáng cho em: phải say mê trong học tập cũng như trong việc thực hiện những ước mơ hoài bão của mình thì mới có được thành công. - Trong cuộc sống, ta không tự ti, mặc cảm và ích kỉ, nhỏ nhen. Ta cần vượt lên chính mình trong mọi hoàn cảnh để cuộc sống tốt đẹp luôn đến với chúng ta. | 10,0 |
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: (6,0 điểm)
CHIẾC BÌNH NỨT
Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước.Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.
Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy.
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2. (2,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung của văn bản.
Câu 3. (2,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em có thể rút ra những bài học gì? (viết 5-7 câu).
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu văn bản em hãy viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng, trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Cuộc sống của chúng ta đều có thể như cái bình nứt”.
Câu 2. (10,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xan.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. | 1,0 |
2. Biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản: Ẩn dụ : Hình ảnh chiếc bình nứt. Tác dụng: Nhằm chỉ những hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người nhưng vẫn mong muốn làm tốt công việc như một người thường. | 2,0 | |
3. Nêu nội dung của văn bản: Cách cư xử của con người trong cuộc sống. | 1,0 | |
4. Thí sinh cần lưu ý khi trả lời: - Thái độ coi thường, chê trách của chiếc bình nguyên lành với chiếc bình nứt có đúng không? Thái độ ấy gợi liên tưởng đến cách ứng xử nào với những người kém may mắn, đặc biệt là những người sinh ra đã phải gánh chịu những khiếm khuyết, hạn chế? - Thái độ của chiếc bình nứt với bản thân mình có gì đúng và chưa đúng? Con người nên có cách ứng xử như thế nào khi đối diện với những hạn chế của bản thân? - Cách ứng xử của người nông dân với chiếc bình nứt mang đến cho chúng ta bài học gì? (Cần cảm thông, giúp đỡ, tạo điều kiện cho những con người kém may mắn tự tin vào bản thân họ; giúp họ biến những hạn chế, khuyết điểm thành điểm mạnh…) | 2,0 | |
II | Câu 1 . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: “ Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái bình nứt”.“Vết nứt’ ấy tượng trưng cho khiếm khuyết, cho những gì không trọn vẹn trong bản thân mỗi con người. Nhưng cũng như chiếc bình- dù nứt mà vẫn có ích cho đời- gieo nguồn nước cho những luống hoa mọc lên. Mỗi người chúng ta dù không hoàn hảo như chiếc bình lành nhưng ai cũng có những giá trị riêng, những đóng góp riêng cho xã hội. Hãy biết cách tận dụng và biến nó thành lợi thế của mình để thành công hơn trong cuộc sống. | 4,0 |
Câu 2. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết theo định hướng sau: a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả và nhân vật Cô bé bán diêm: Trong những câu truyện cổ tích bất hủ của kho tàng văn học thế giới, không thể nào không kể đến truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen. Nhân vật chính của câu truyện - nhân vật cô bé bán diêm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bao thế hệ độc giả b. Thân bài: *. Số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp: - Cô bé đã từng có một gia đình khá giả, hạnh phúc, từ khi mẹ mất sớm, rồi bà cô cũng mất, gia đình phá sản, sa sút - Cô bị chính cha mình bắt đi bán diêm để kiếm tiền, ngay cả trong đêm cuối năm, khi mà gia đình quây quần đoàn tụ, nếu không đem được tiền về để ông ta mua rượu, cô sẽ phải chịu những trận đòn tàn nhẫn, bị đánh đuổi thật vô tình - Trong đêm giao thừa rét mướt, tuyết rơi trắng xóa các con phố và cái lạnh cắt da cắt thịt, khi mà nhà nhà sáng rực ánh đèn cùng mùi thơm của thức ăn tỏa ra khắp ngóc ngách, cô bé phải đi bán diêm - Những căn nhà sáng rực ánh đèn và tỏa ra mùi hương của đồ ăn thơm phức nhưng ngược lại với khung cảnh ấy là hình ảnh cô bé bán diêm vô cùng đáng thương - Quần áo mỏng manh mang đầy những mảnh vá, đôi dép gỗ duy nhất đã bị mất, cô phải đi chân trần trên nền tuyết lạnh buốt - Đi đến đâu, gặp ai cô cũng mời mua diêm nhưng chẳng ai đoái hoài hay thương tình mua giúp cô một bó - Giỏ diêm bị người ta xô phải nên rơi hết trên đất, nhiễm ẩm nên không thể bán được cho ai nữa - Sợ về bị cha đánh mắng, cô không dám trở lại nhà mà ngồi co ro ở góc tường nơi cuối phố, hứng chịu từng đợt gió rét xé thịt *. Ước mơ hạnh phúc cảm động: - Giữa hoàn cảnh thực đáng thương, cô chỉ còn lại một bó diêm để sưởi ấm - Những ước mơ về hạnh phúc được thể hiện qua những lần cô bé quẹt diêm +Lần quẹt diêm thứ nhất: cô mơ thấy một lò sưởi-> ước được sưởi ấm, thoát khỏi giá rét. +Lần quẹt diêm thứ hai: cô bé thấy bàn ăn sang trọng, thức ăn ngon, hương thơm hấp dẫn vỗ cùng-> ước được ăn no, thoát khỏi cái đói, cái nghèo. + Lần quẹt diêm thứ ba: cô bé thấy cây thông noel với hàng ngàn ngọn nến lấp lánh, trang trí bởi những tấm bưu tranh màu sặc sỡ-> ước được đón giáng sinh đầm ấm như bao người khác. + Lần quẹt diêm thứ tư: cô bé thấy người bà đã mất xuất hiện với nụ cười dịu dàng-> ước được đoàn tụ với bà thân yêu, ước được có tình yêu thương + Lần quẹt diêm thứ năm: cô quẹt hết chỗ que diêm để níu giữ bà, nhưng đó là điều không thể, hai bà cháu đã nắm tay nhau về với Thượng đế. *. Sự cảm thông và tấm lòng nhân đạo của tác giả: - Bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ cho những số phận nhỏ bé đáng thương phải chịu nhiều bất hạnh. Giây phút cô bé được giải thoát cũng là lúc cô bé lìa xa cõi đời - Phê phán một thực tế đau lòng: Người cha tàn nhẫn hành hạ chính đứa con của mình và một xã hội vô tâm, thờ ơ trước những mảnh đời bất hạnh. c. Kết bài: Nêu cảm nhận chung về nhân vật: Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích cùng tên của nhà văn An-đéc-xen chính là một trong những nhân vật tiêu biểu và đặc sắc nhất trong lòng biết bao thế hệ độc giả trên thế giới. Không chỉ góp phần đem lại một câu truyện độc đáo, nhân vật cô bé bán diêm còn để lại trong lòng chúng ta những dư âm sâu sắc về những bài học nhân sinh và thông điệp cuộc sống. Qua đó, ta cũng thấy được sự tài năng và tấm lòng nhân đạo của người cầm bút. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 10:
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
(Chiều xuân – Anh Thơ )
Câu 1. Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào? (1,0 điểm)
Câu 2. Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? (2,0 điểm)
Câu 4. Em thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả qua đoạn thơ trên? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm) Dựa vào đoạn thơ “Chiều xuân”, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày cảm nhận của em về một buổi chiều mùa xuân.
Câu 2. (10,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ sau của bài Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh
“Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống, cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng,..”.
(“Chuyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh)
ĐÁP ÁN
Tình yêu và lời ru
Thế nên mẹ sinh ra
Để bế bồng, chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống, cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng,..”.
(“Chuyện cổ tích về loài người”, Xuân Quỳnh)
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Đoạn thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt là: miêu tả | 1,0 |
2. Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm là: – Bức tranh thuỷ mặc chấm phá những nét đầy thi vị về một buổi chiều quê mưa xuân. – Cảnh đẹp, bình yên nhưng gợi buồn. | 1,0 | |
3. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ là: biện pháp tu từ nhân hóa: “đò- biếng lười- mặc”, “ quán tranh- đứng im lìm” - Tác dụng của biện pháp tu tù đó là: + Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. + Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình yên nhưng cũng đượm buồn. | 2,0 | |
4. Tâm hồn của tác giả trong đoạn thơ: - Tấm hồn nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời buổi chiều xuân. - Tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc. | 2,0 | |
II | Câu 1. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: - Giới thiệu cảnh chiều mùa xuân trên quê hương mình. - Tả bao quát cảnh mùa xuân ( Cây cối đua nhau khoe sắc thắm, mọi người nô nức, nhộn nhịp để chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy, nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui, con đường làng trải dài sắc xuân, gió xuân thổi nhè nhẹ, mơn man,... - Tả chi tiết cảnh mùa xuân (Mặt trời dần buông xuống, ánh hoàng hôn mang đến cho cảnh vật một màu ửng đỏ bao trùm, những giọt sương bắt đầu reo rắt trên những lá cây, những làn gió nhẹ tạt qua khiến cây cối khẽ rung rinh lá cành theo chiều gió, một vài hạt mưa xuân khẽ rơi, mọi người tụ tập nói chuyện sau một ngày làm việc mệt mỏi,….) + Nêu cảm nghĩ của em về cảnh vật trong buổi chiều mùa xuân. d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. | 4,0 |
Câu 2: - Đề bài yêu cầu nêu cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ đã dẫn trích từ bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh. - Biểu cảm dựa trên ý tứ đoạn thơ đề bài đã dẫn; từ những tình cảm, cảm xúc chân thật của bản thân về lời ru và tình yêu của người mẹ. - Bài làm cần đủ những ý chính sau: a. Mở bài: - Giới thiệu về nhà thơ Xuân Quỳnh với những trang thơ rất nhân hậu, âu yếm dành cho thiếu nhi. - Giới thiệu bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh và trích dẫn đoạn thơ. b. Thân bài: - Khái quát nội dung trước đó của bài thơ: Trên trái đất, những đứa trẻ sinh ra trước tiên; để cho trẻ em được vui chơi, được yêu thương... nên mới sinh ra bầu trời, sông biển, cỏ cây, hoa lá, ông bà... - Đoạn thơ đã dần tiếp nối mạch thơ ấy: để cho trẻ có tình yêu và lời ru nên mẹ được sinh ra. - Mẹ mang đến cho trẻ lời ru bất tận được mang về từ mọi nơi: cái bống cái bang, cánh hoa, cánh cò, vị gừng, vết lấm chưa khô, bờ sông bãi vắng... -> Lời ru của mẹ thấm những nhọc nhằn, đắng cay bởi mẹ nuôi con bao vất vả khó nhọc. Nhưng lời ru của mẹ cũng chứa chan hạnh phúc, niềm vui (cái hoa rất thơm, cánh cò rất trắng). -> Con sinh ra được hưởng tất cả những điều tốt đẹp, những tình cảm yêu thương nhất; cả thế giới là để dành cho con trong đó có mẹ. - Nghệ thuật: + Cách lí giải tường tận nguồn gốc vạn vật tưởng như phi lí của nhà thơ rất phù hợp với cái nhìn ngây thơ, non nớt của trẻ nhỏ. + Điệp ngữ “từ” và những hình ảnh thơ phong phú, sinh động đã gợi dậy hình ảnh thế giới qua mắt trẻ nhỏ rất xinh xắn, ngây thơ đồng thời thể hiện được tình yêu thương bao la của mẹ (muốn mang cả thế giới đến cho con), lột tả được những nhọc nhằn, vất vả mà mẹ đã trải qua để nuôi dạy con. + Thể thơ năm chữ phù hợp với nội dung kể chuyện cho thiếu nhi. * Đánh giá chung: - Giá trị nội dung và nghệ thuật hài hòa với nhau đã tạo nên những giá trị đậm tính nhân văn và nhân đạo cho tác phẩm. c. Kết bài: - Cả nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đều đã hướng đến thể hiện tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con. - Khái quát phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh viết cho thiếu nhi. | 10,0 |
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
(Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? ( 1,0 điểm)
Câu 2. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định nội dung chính của đoạn thơ.( 2,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng nghệ thuật của các hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên.( 2,0 điểm)
Câu 4. Trình bày nét độc đáo của ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên.( 1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 7-10 câu trình bày cảm nhận của em về bức tranh làng quê trong đoạn thơ.
Câu 2. (10 điểm)
Mùa thu về, đất trời như khoác lên mình chiếc áo mới. Hăy tả lại vẻ đẹp của đất trời khi vào thu.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên: Miêu tả | 1,0 |
2. Đoạn thơ viết theo thể thơ tự do. Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả bức tranh thiên nhiên đồng quê. | 2,0 | |
3. Các hình ảnh nhân hóa: "chị lúa phất phơ bím tóc", "Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học" "đàn cò áo trắng/ khiêng nắng" "cô gió chăn mây" "bác mặt trời đạp xe". Tác dụng: - Làm cho các sự vật đều trở nên sinh động, có hồn: "chị lúa" điệu đà, những "cậu tre" chăm chỉ, đàn cò, cô gió và bác mặt trời cần mẫn. - Tạo nên một bức tranh thiên nhiên đồng quê tươi sáng, đẹp đẽ. - Thể hiện cái nhìn hồn nhiên, trong sáng, tinh nghịch, vui tươi của người viết. | 2,0 | |
4. Nét độc đáo trong ngòi bút Trần Đăng Khoa trong đoạn thơ trên: sử dụng thể thơ tự do, các câu thơ dài ngắn linh hoạt, sử dụng dày đặc các hình ảnh nhân hóa, miêu tả tất cả các sự vật trong trạng thái động khiến thiên nhiên đều mang dáng dấp của con người. | 1,0 | |
II | Câu 1. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: Gợi ý: Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên nhưng cũng sống động biết mấy. Tất cả đều rất hồn nhiên, đáng yêu và cùng đầy ấn tượng. Đoạn văn ngắn tham khảo: Chỉ với mấy câu thơ ngắn gọn, Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp đồng quê Việt Nam yên bình nhưng cũng đủ sinh động và tràn đầy sức sống. Ông đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và những từ ngữ giàu hình ảnh vô cùng quen thuộc như: "Chị lúa phất phơ bím tóc, cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học, đàn cò khiêng nắng và cô gió chăn mây...", nó cũng là hình ảnh gắn bó với con người lao động trong bao thập kỷ qua. Tác giả đã biến các sự vật vô tri vô giác như một con người, một người bạn gắn bó. Cách miêu tả độc đáo đó đã đem đến cho người đọc một cảm giác thích thú, cảm nhận rõ hơn về bức tranh phong cảnh thiên nhiên thật rực rỡ. Qua đó ta vừa cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả mà cũng thấm trong cả trái tim mình. | 4,0 |
Câu 2. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài: Giới thiệu cảnh đất trời vào thu. Cảm xúc khi mùa thu tới b. Thân bài: *. Tả bao quát cảnh: - Không gian: như rộng hơn - Tiết trời: mát mẻ, se se lạnh, dễ chịu *. Tả cụ thể: *.1. Trong vườn: - Sương sớm bao trùm cảnh vật - Nắng nhẹ rơi, sương tan - Bầu trời xanh trong ,cao vời vợi - Gió mát dịu - Mấy đóa hồng nhung còn e ấp chưa muốn nở - Cây hồng lúc lỉu quả chín đỏ như những chiếc đèn lồng *.2. Ngoài đường: - Hương hoa sữa nở sớm nồng nàn khu phố - Gánh hàng hoa kĩu kịt, hoa cúc vàng tươi như nụ cười cô thôn nữ - Các em bé đến trường trong niềm vui hân hoan của ngày khai trường rộn rã - Nắng hanh hao, vàng như rót mật c. Kết bài: Cảm xúc về mùa thu, sự kì diệu của thiên nhiên tạo vật. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 12:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như của tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
…Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe.
(Nghe thầy đọc thơ – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Hãy ghi lại 2 hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc? (1,0 điểm)
Câu 2. Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ “Mái chèo nghe vọng sông xa/ Êm êm như tiếng của bà năm xưa”? (1,5 điểm)
Câu 3. Đọc đoạn thơ anh, chị hiểu thế nào về tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình? (1,5 điểm)
Câu 4. Ghi lại suy nghĩ (khoảng 5-7 câu văn) của bản thân về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời mỗi con người? (2,0 điểm).
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay
Câu 2 (10,0 điểm):
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: Mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | Hai hình ảnh thiên nhiên được tác giả sử dụng để miêu tả tiếng thơ thầy đọc là: “Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà” và “Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”. | 1,0 |
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong dòng thơ là: - Diễn tả chính xác, tinh tế cung bậc, sắc thái của tiếng thơ thầy đọc: cũng êm ái, thiết tha, trìu mến, yêu thương như tiếng của người bà thân yêu. - Giúp lời thơ trở nên giàu hình ảnh và sức biểu cảm, cho thấy dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả. | 1,5 | |
Tình cảm mà nhà thơ dành cho người thầy của mình là nhớ thương tha thiết và trân trọng, yêu quý. | 1,5 | |
4. Suy nghĩ về những công ơn của thầy cô trong cuộc đời của mỗi một con người: Các em nên có suy nghĩ riêng, nhưng cần lưu ý: + Thầy cô không chỉ mang đến cho mỗi người nhiều tri thức, kĩ năng sống bổ ích mà còn hướng dẫn mỗi người tìm ra phương pháp học, phương pháp thành đạt trong đời. + Các thầy cô cũng dạy mỗi người lẽ sống cao đẹp ở đời; là những tấm gương đạo đức, lối sống mẫu mực để học trò noi theo. - Có thể liên hệ: “Mặt trời, mặt trăng có thể lặn, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta thì sẽ còn mãi trong đời” (Lỗ Tấn) | 2,0 | |
II | Câu 1 : . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội Có thể viết đoạn văn như sau: Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy". Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi. d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. | 4,0 |
Câu 2: Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Giới thiệu khái quát các nhân vật trong câu chuyện. b. Thân bài: * Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân). - Các nhân vật phải được giới thiệu và miêu tả với đặc điểm hình dáng và tính cách cụ thể, được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện hợp lí: + Cây Bàng về mùa đông: trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.. + Đất Mẹ điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Mùa Xuân và dồn chất cho cây. + Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh... + Nàng tiên Mùa Xuân: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng .... - Thông qua câu chuyện (có thể có mâu thuẫn, lời thoại…), phải làm rõ được sự tương phản giữa một bên là một bên là sự khắc nghiệt, lạnh lẽo, tàn lụi (Mùa Đông) và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên, của sự sống: từ mùa đông chuyển sang mùa xuân, cảnh vật như được tiếp thêm sức sống mới (Cây Bàng, Đất Mẹ, và các cảnh vật khác...) * Học sinh có thể kết hợp kể chuyện với miêu tả và phát biểu cảm nghĩ. c. Kết bài: - Khẳng định lại sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên … - Phát biểu cảm xúc, suy nghĩ của em về mùa xuân, về thiên nhiên… | 10,0 |
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“ Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...”
(Hoàng Trung Thông- Những cánh buồm)
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2. (1,0 điểm): Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Câu 3. (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn.
Ánh nắng chảy đầy vai,”
Câu 4. (2,0 điểm): Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn văn trên?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điêm)
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời cho câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ.
Câu 2. (10,0 điêm)
Cho bài thơ sau
Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa
Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang
Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn
Từng nhành lá mướt non màu áo mới
Em có nghe xuân về vui phơi phới
Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi
Khắp không gian rộn rã như gọi mời
Phố náo nức dòng người như trẩy hội
(Nguyễn Hưng, Tiếng xuân về)
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. - Thể thơ: tự do - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm | 1,0 |
2. Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” được dùng theo nghĩa chuyển. | 1,0 | |
3. - Biện pháp tu từ trong câu thơ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ánh nắng chảy đầy vai. - Tác dụng: + Gợi tả sinh động hình ảnh ánh nắng hiện hữu như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật, con người. Giúp người đọc hình dung cảnh hai cha con dắt nhau đi trên bãi biển vào một buổi sáng đẹp trời với ánh nắng mềm mại, dịu dàng và tràn ngập khắp nơi làm sáng đẹp lên hình ảnh của họ. +Cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và niềm vui sướng của người con đi dạo bên cha. + Thấy được sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương đất nước với những cánh buồm tuổi thơ của tác giả. | 2,0 | |
4. HS cảm nhận được: - Một ước mơ rất trong sáng, đẹp đẽ đáng trân trọng và ngợi ca. - Ước mơ đó gắn liền với cánh buồm trắng, với khát vọng đi xa đến những nơi chưa biết, đến những chân trời mới. - Đó là ước mơ của một tâm hồn trẻ thơ, ham hiểu biết muốn khám phá, chinh phục những bí ẩn của thế giới. | 2,0 | |
II | Câu 1: . Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng quy định: 200 chữ. Sau đây là định hướng: a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề b.Thân đoạn: - Ước mơ là những điều tốt đẹp mà con người khao khát, hướng tới, mong muốn đạt được trong tương lai. Ước mơ tuổi thơ lúc nào cũng chất chứa đầy sự cao đẹp và trong sáng. Nó đơn thuần là xuất phát từ sở thích, niềm đam mê nhưng cho dù là kiểu ước mơ gì thì cũng thật đẹp đẽ và xứng đáng được trân trọng. - Với tuổi thơ, ước mơ có tác dụng làm phong phú đời sống tinh thần và nuôi dưỡng những ý nghĩ bay bổng cho các em, có ước mơ giúp các bạn học hành chăm chỉ, rèn luyện tu dưỡng đạo đức tích cực hơn, có kế hoạch, mục tiêu cần đạt được cho cuộc sống; là động lực, là nguồn sống, là điểm tựa để tuổi thơ vươn lên; là trạng thái của tâm hồn. - Cần phải có ước mơ ngay từ khi còn nhỏ và biết cách nuôi dưỡng ước mơ (học tập, rèn luyện,..).Cần trân trọng, nâng niu và chắp cánh cho những ước mơ đẹp ( như ước mơ của cậu bé trong đoạn văn trên) để biến ước mơ thành hiện thực. c. Kêt đoạn: Khẳng định vấn đề | 2,0 |
Câu 2. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a.Mở bài: Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương. b.Thân bài: ( Dựa vào ý bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả cảnh buổi sáng mùa xuân trên quê hương) -Cảnh vật mùa xuân + Bầu trời trong xanh: cao hơn, rộng hơn sau những ngày đông âm u, lạnh giá. + Những đám mây xanh vắt bay lượn trên bầu trời. + Không khí: ấm áp “Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang” + Mưa xuân: lất phất, dịu dàng + Gió xuân: nhẹ nhẹ, mơn man,.. -Tả bao quát mùa xuân + Nhìn đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui. + Con đường trải dài sắc xuân + Không gian như chìm đắm trong hương xuân. -Tả chi tiết mùa xuân + Con người ai cũng vui vẻ, phấn khởi, tràn đầy ước mơ, hy vọng,... + Ai cũng ra đường với tâm trạng mừng vui. + Cây cối đua nhau nở rộ “Từng nhành lá mướt non màu áo mới” + Chim chóc ríu rít kêu “Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn” + Khắp nơi đều rộn ràng sắc xuân + Những cô cậu nhỏ háo hức được mặc quần áo mới “Khắp không gian rộn rã như gọi mời Phố náo nức dòng người như trẩy hội” + Những người lao động sẽ có một kỳ nghỉ dài. c.Kết bài: Nhận xét và cảm nghĩ về bức tranh buổi sáng mùa xuân trên quê hương. | 5,0 |
ĐỀ SỐ 14:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
CON SẺ
Tôi đi dọc lối vào vườn. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì. Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ. Nó rơi từ trên tổ xuống.
Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. Lông sẻ già dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó.
Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. Giọng nó yếu ớt nhưng hung dữ và khản đặc. Trước mắt nó, con chó như một con quỷ khổng lồ. Nó sẽ hi sinh. Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất.
Con chó của tôi dừng lại và lùi… Dường như nó hiểu rằng trước mặt nó có một sức mạnh. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục.
Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó.
Theo I. Tuốc-ghê-nhép
Câu 1. (1,0 điểm): Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 2. (2,0 điểm): Xác định cụm danh từ trong các câu văn sau và gạch chân dưới phần trung tâm của cụm danh từ đó “Con chó chậm rãi lại gần. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó.”
Câu 3. (1,5 điểm): Vì sao nhân vật tôi lại cảm thấy “lòng đầy thán phục”?
Câu 4. (1,5 điểm): Hãy viết một câu ngắn gọn thể hiện ý nghĩa rút ra từ câu chuyện.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ về vấn đề: Làm thế nào để trở nên mạnh mẽ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
“ Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm chiếu xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên...”
Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyên đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. - Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự - Câu chuyện được kể theo ngôi nhất | 1,0 |
2. Học sinh xác định đúng cụm danh từ và gạch chân chính xác dưới phần trung tâm: + cây cao + một con sẻ già có bộ ức đen nhánh (Cụm danh từ thứ 2 có cấu tạo khá đặc biệt vì có cụm danh từ lồng trong cụm danh từ. Nếu học sinh chỉ xác định được “bộ ức đen nhánh” thì có thể cho 0,5 điểm.) | 2,0 | |
3. Nhân vật tôi cảm thấy “lòng đầy thán phục” vì: - Thấy được sự dũng cảm và sức mạnh của con sẻ nhỏ bé trước con chó lớn hơn nó nhiều lần. - Cảm phục trước tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng quên mình để cứu con của sẻ già. | 1,5 | |
4. Tình mẹ lớn lao và vĩ đại hơn bất cứ thứ gì trên đời. | 1,5 | |
II | Câu 1. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội Có thể viết đoạn văn như sau: Đã bao giờ bạn tự hỏi chính bản thân " Làm thế nào để trở nên mạnh mẽ?”. Trước khi trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần hiểu mạnh mẽ là gì? Đó chính là sự dũng cảm, kiên cường, dám thử thách bản thân trước sóng gió của cuộc đời. Người có tinh thần mạnh mẽ là người biết cách vượt qua khó khăn, rào cản trong cuộc sống. Thực tế trong cuộc sống có rất nhiều người sở hữu khí chất này. Tiêu biểu như những vận đông viên khuyết tật. Mặc dù không được lành lặn như những người bình thường nhưng trong họ luôn sáng rực ngọn lửa của sự hi vọng, của niềm tin, của hoài bão và khát khao. Cũng nhờ có mạnh mẽ mà họ đã chinh phục được ước mơ của bản thân. Mãnh mẽ là một trong những yếu tố cần có trong mỗi người. Để có mạnh mẽ, bạn phải không ngừng rèn luyện, thử thách bản thân như ông cha ta đã từng căn dặn "Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Bên cạnh đó, bạn còn phải học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để hiểu cặn kẽ về cách mà họ chiến thắng được sự tự ti, yếu đuối trong họ. Thật vậy, có mạnh mẽ, ta sẽ đập tan được những cám dỗ, dập tắt được ngọn lửa của sự nhút nhát, rụt rè đang cháy trong mình. Mỗi người hãy tự cho mình những khoảng thời gian để tôi luyện cho mình tinh thần mạnh mẽ. | 2,0 |
Câu 2. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a.Mở bài: - Giới thiệu về tổ chim nhỏ chót vót trên cây cao và mẹ con chim - Sau một đêm mưa như trút nước, sáng ra thấy chim non lông cánh còn khô nguyên. b.Thân bài: - Cảnh trời mưa: Đám mây đen kịt, mưa nặng nề rơi, sấm sét ầm ầm, trời tối như mực. - Sự mong manh của tổ chim, nỗi lo của mẹ chim, sự sợ hãi của chim non. - Những nguy hiểm xảy ra trong đêm mưa gió, nguy hiểm quá đi, chim non vẫn ngủ ngon lành và không bị ướt, chim mẹ mệt mỏi nhưng tràn ngập hạnh phúc. - HS liên hệ thêm về tình mẫu tử khác ở ngoài cuộc sống. c. Kết bài: - Những suy nghĩ về sự can đảm vững vàng của chim mẹ. - Khẳng định tình mẫu tử qua câu chuyện. | 5,0 |
ĐỀ SỐ 15:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
THÁNG BA
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời hừng hực sáng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời hừng hực sáng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
1972
(Trần Đăng Khoa)
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt trong bài thơ.
Câu 2. (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 3. (2,0 điểm): Tìm những biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 4. (2,0 điểm)Nêu nội dung của bài thơ.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung của phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu, trình bày cảm nhận của em về cảnh một buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở một làng quê Việt Nam.
Câu 2. (10,0 điểm)
Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Các phương thức biểu đạt trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả. | 1,0 |
2. Thể thơ: lục bát | 1,0 | |
3. - Biện pháp nghệ thuật: So sánh (lá tre đỏ- lửa thiêu) - Tác dụng: Hình dung sau những làn mưa xuân cuối cùng, lá tre từ màu vàng đã chuyển sang màu đỏ ối, thắp lên những đốm lửa nhỏ báo hiệu hè về. | 2,0 | |
4. Nội dung của bài thơ: Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của Trần Đăng Khoa trước một buổi chiều cuối xuân đầu hạ ở một làng quê Việt Nam. | 2,0 | |
II | Câu 1 : . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội Có thể viết đoạn văn như sau: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau đây: - Bài thơ của Trần Đăng Khoa viết năm 1972 - năm mà cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ và ác liệt. Bài thơ được trích trong tập thơ Góc sân và khoảng trời. - Bài thơ viết về khung cảnh tháng ba ở một vùng đồng quê đồng bằng Bắc Bộ, tháng có sự chuyển mùa giữa xuân sang hạ. - Bằng sự quan sát tinh tế, Trần Đăng Khoa đã tái tạo lại khung cảnh tháng ba qua những hình ảnh thơ thật đẹp: Sau làn mưa bụi tháng ba - Từ hai câu thơ đầu thiên về tả thực khung cảnh tháng ba với mưa bụi với lá tre đỏ như là lửa thiêu, đến hai câu thơ cuối là sự tưởng tượng, sự liên tưởng đến bất ngờ:Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu Nền trời rừng rực ráng treo - Bằng hình ảnh kì vĩ về thiên nhiên đất nước, nhà thơ liên tưởng tới hình ảnh đẹp về Thánh Gióng, về ngựa sắt... gợi cho ta thêm tự hào về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc. Thể thơ lục bát gần gũi với ca dao khiến cho bài thơ như một lời nhắn nhủ tâm tình...Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay | 4,0 |
Câu 2. Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a.Mở bài : Giới thiệu nhân vật "tôi" - mùa xuân, kể sự việc đến khắp mọi nơi làm cho thiên nhiên và con người thêm tươi đẹp và hạnh phúc b.Thân bài : * . Tả vẻ đẹp và kể tả việc mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời. - Mỗi khi Mùa Xuân (tôi) đến đất trời bừng tỉnh chào đón tôi khơi dậy tô điểm cho thiên nhiên đất trời cỏ cây hoa lá ... *. Mùa xuân mang lại niềm vui hạnh phúc cho cuộc sống con người. - Không khí chuẩn bị đón tết và mùa xuân. Niềm vui hạnh phúc của con người, gia đình sum họp sau một năm lao động vất vả. Ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu, con cháu kính trọng thờ tổ tiên trang hoàng bàn thờ ngày tết. - Mùa xuân khơi dậy sức sống tình yêu của con người đối với cảnh vật thiên nhiên làm tâm hồn tình cảm con người trong sáng ấm áp hơn. - Mùa xuân đem đến cho con người ấm no hạnh phúc đầy đủ về cuộc sống tinh thần và vật chất rau hoa củ quả ... - Mùa xuân khơi dậy ước mơ về tương lại tươi sáng, về ngày mai tốt đẹp. c. Kết bài : - Mùa xuân là quy luật vĩnh hằng tuần hoàn của trời đất. - Tình cảm của "tôi" (Mùa xuân) đối với thiên nhiên, con người. Mùa Xuân lưu truyến mỗi khi tạm biệt các bạn và sẽ trở lại với các bạn, ở mãi trong lòng các bạn. | 10,0 |
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới
NÓI VỚI EM
Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,
Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.
Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,
Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.
(Vũ Quần Phương)
Câu 1. (2, 0 điểm) : Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. (2,0 điểm) : Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nêu tác dụng.
Câu 3. (2,0 điểm) : Nêu nội dung chính của văn bản.
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm):
Viết đoạn văn (150 chữ) nêu cảm nhận của em về bổn phận của con cái với cha mẹ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy
(Nguyễn Bính)
Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Thể thơ: tự do | 2,0 |
2. Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ nếu nhắm mắt . Tác dụng: Ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe: tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống. Nhắm mắt để hồi tưởng về thế giới thần kì, bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm, mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.Nhắm mắt để suy nghĩ: "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha. -> Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung. (có thể HS phát hiện biện pháp khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm.) | 2,0 | |
3. Nội dung chính của văn bản: – Nếu nhắm mắt trong khu vườn lộng gió để cảm, để nghe, em bé trong bài thơ có thể nghe được những tiếng chim ẩn chìm sâu lắng nhất. – Nếu biết lặng im nghe bà kể, em bé sẽ bắt gặp rất nhiều nhân vật huyền thoại đẹp đẽ kì diệu vô cùng, cả về con người và tâm tính. – Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, em bé sẽ thấy công lao nuôi nấng vất vả của đấng sinh thành. | 2,0 | |
II | Câu 1. . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội . Xác định đúng vấn đề cần nghị luận . Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn như sau: - Cuộc sống có biết bao điều kì diệu, nhưng tình yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta bao giờ cũng là điều kì diệu nhất. Nhắm mắt lại, em nhớ, em thấy như hiện lên trước mắt những yêu thương chăm chút hàng ngày của cha mẹ em, những “ tay bồng bế sớm khuya”, những bữa ăn, tấm áo, quyển sách, đồ chơi...tất cả những gì em có được từ tay mẹ, tay cha. Nhưng tất cả không phải chỉ là trong mơ, không phải là câu chuyện cổ tích với bao phép lạ, mà là cuộc đời thực với biết bao vất vả, bao lo âu, bao mồ hôi, công sức, từ những việc làm của mẹ, của cha... - Nhắm mắt rồi , lại mở ra ngay...”, em muốn làm một việc gì đó, dù rất nhỏ cho cha mẹ. Em muốn làm một đứa con ngoan có lòng hiếu thảo, biết cung kính và tôn trọng, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm bằng cách học hành chăm chỉ, lễ phép, giúp đỡ cha mẹ việc nhà. | 4,0 |
Câu 2. . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài . Xác định đúng yêu cầu của đề. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài: Giới thiệu địa điểm, thời gian diễn ra cơn mưa trên sông. b. Thân bài: (Dựa vào ý bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả cảnh mưa trên sông). - Tả khái quát + Gió nổi lên “Gío bỗng thổi ào, mây thắp lối” + Mây đen như sà thấp xuống sát mặt sông + Một vài con thuyền đang vội vã về bến cảm giác như cánh buồm căng phồng muốn rách toang “Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh” + Nước sông như trôi nhanh hơn - Tả chi tiết + Trên đường: cát bụi vùng chạy theo gió, gió cũng làm cô gái kia lật ngửa vành nón, vừa đi vừa giữ quai. + Bờ ao: ếch nhái gọi nhau, cây cối giống con người có tâm trạng hốt hoảng. + Dưới sông: không còn những lợn sóng lăn tăn mà lúc này là lớp sóng dào dạt tràn trên mặt sông. + Trên không: phía cuối chân trời chớp xé loang loáng, một con chim lẻ đàn bay nhớn nhác. + Mưa xuất hiện: trong một phút chốc đã reo nặng hạt chi chít đầy mặt sông. + Mưa ngớt. c. Kết bài : Cảm xúc sau cơn mưa | 10,0 |
ĐỀ SỐ 17:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới
Ru hoa, mẹ hát theo mùa
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế, hoa hồng mà ru.
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Ba cữ rét mấy tuần xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.
Sen mùa hạ, cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con.
( Trích Ru hoa –Ngô Văn Phú – NXB Hội nhà văn 2007, trang 113)
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế, hoa hồng mà ru.
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Ba cữ rét mấy tuần xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.
Sen mùa hạ, cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con.
( Trích Ru hoa –Ngô Văn Phú – NXB Hội nhà văn 2007, trang 113)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
Câu 2(1,0 điểm): Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tảo tần, vất vả sớm hôm của người mẹ có trong đoạn thơ trên.
Câu 3(2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính và phân tích tác dụng biện pháp tu từ đó trong câu thơ:
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Câu 4(2,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ trên là gì ?
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Lời hát ru có ý nghĩa gì đối với em?
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
LÀNG QUÊ
Nông thôn thay đổi mới rồi
Đường làng sạch đẹp khắp nơi rộn ràng
Nhà nhà xây mới khang trang
Loa đài tiếng hát âm vang đêm ngày
Mọi người gắng sức ra tay
Thi đua lao động hăng say cần cù
Đến mùa hoa quả bội thu
Cả làng vui vẻ cười đùa thật vui
Mong sao tất cả khắp nơi
Nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn.
( Đồng Tâm )
Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn kể về ước mơ đổi mới của quê hương em.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Thể thơ:lục bát | 1,0 |
2. Những từ ngữ đó là: chân lấm, tay bùn, ... | 1,0 | |
Biện phá tu từ chính: ẩn dụ Tác dụng:gợi lên hình ảnh người mẹ cực khổ, vất vả ngày đêm với công việc ngoài đồng ruộng. | 2,0 | |
Nội dung: nói lên không có gì có thể sánh bằng công lao của người mẹ dành cho con và không ngại gian khổ,cực nhọc để con có môt cuộc sống hạnh phúc. | 2,0 | |
II | a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận c. Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn : Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn như sau: Lời ru có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân em nói chung và đời sống của con người nói riêng. Lời ru rất gần gũi, thân quen, đưa chúng ta vào những giấc ngủ êm đềm. Lời ru chưa đầy tình yêu thương của mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn nỗi đứa con lớn lên. Trên đường đời với nhiều khó khăn, thử thách, nhớ về lời ru của mẹ, chúng ta như có một nguồn động lực mới, khích lệ , động viên, trở thành bến đỗ cho ta trưởng thành…. d. Sáng tạo : Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu : Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. | 4,0 |
Câu 2: . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài . Xác định đúng yêu cầu của đề . Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dung tốt các kiến thức Tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả cao. Có thể viết theo định hướng sau: Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a. Mở bài. - Giới thiệu khái quát về quê em. b. Thân bài. - Quê em trong quá khứ như thế nào? - Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao? + Quang cảnh? + Nhịp sống? + Tinh thần hăng say lao động? - Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào? c. Kết bài. - Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai ngày càng giàu đẹp. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 18:
I/ PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm | Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương có ai không nhớ... (Trích "Quê hương"- Đỗ Trung Quân) |
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ (1,0 điểm)
Câu 2. Nêu nội dung đoạn thơ? (1,0 điểm)
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ và nêu tác dụng của nó (2,0 điểm)
Câu 4. Qua đoạn văn, em có cảm nhận gì về tình cảm của Đỗ Trung Quân với quê hương (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm): Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương của mỗi người.
Câu 2. (10,0 điểm):
Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. | 1,0 |
2. Nội dung của đoạn thơ: Quê hương hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả. | 1,0 | |
3. - Xác định biện pháp tu từ cơ bản của đoạn thơ: So sánh - Tác dụng: Nhấn mạnh về những thứ bình dị, thân thương của quê hương. | 2,0 | |
- Tình cảm của nhà thơ đối với quê hương: Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương. | 2,0 | |
II | Câu 1: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Có thể viết đoạn văn như sau: a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề b. Thân đoạn: - Tình yêu quê hương: + Là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi người. quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn mỗi người. + Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. - Bàn luận: Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc. - Phê phán: Có thái độ phê phán trước những hành vi không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương. - Bài học nhận thức và hành động: Có nhận thức đúng đắn về tình cảm đối với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương; xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người. c. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề | 4,0 |
Câu 2: Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài Xác định đúng yêu cầu của đề Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dung tốt các kiến thức Tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả cao. Có thể viết bài văn theo định hướng sau : a.Mở bài - Giới thiệu hoàn cảnh nghe được câu chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất: Ra thăm vườn rau, vô tình nghe được câu chuyện->Cảm xúc: tò mò, lạ lùng b. Thân bài Học sinh có thể kể nhiều hướng khác nhau. Có thể kể theo hướng sau: - Sâu Rau: Chê giun đất bẩn, suốt ngày làm việc vất vả, chẳng biết hưởng thụ. Tự hào vì mình béo tốt, mỡ màng, chẳng phải làm mà vẫn có thức ăn. - Giun Đất: giải thích công việc của mình là làm cho đất tơi xốp, giúp cho nhà nông, khuyên Sâu Rau chỉ nên ăn lá già để cây còn mọc được; nếu không chủ vườn sẽ tìm cách bắt và giết hết họ nhà Sâu. - Sâu Rau không nghe, ngoạm ăn lá non vì chê lá già đắng, cho rằng có nhiều cách để trốn khi có người bắt( ẩn mình dưới lá cây). - Giun Đất bực mình bỏ đi chỗ khác. Vừa lúc đó, có chú Chim Sâu sà xuống, Sâu Rau định trốn nhưng không kịp, Chim Sâu mổ, cặp Sâu Rau bay đi. c. Kết bài - Cảm nghĩ của em: Yêu quí Giun Đất vì là loài có ích, ghét Sâu Rau vì là kẻ ăn bám. - Bài học: Phải chăm chỉ làm việc, không được sống ăn bám thì cuộc sống mới có ý nghĩa. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 19:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Quê hương là một tiếng ve,
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,
Dòng sông con nước đầy vơi,
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng,
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.
Quê hương là dáng mẹ yêu,
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,
Dòng sông con nước đầy vơi,
Quê hương là một góc trời tuổi thơ.
Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Quê hương là cánh đồng vàng,
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.
Quê hương là dáng mẹ yêu,
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.
(Nguyễn Đình Huân, Quê hương)
Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào, xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. (2,0 điểm) Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
II.PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.
Câu 2. (10,0 điểm)
Dựa vào văn bản Cô Tô (Nguyễn Tuân), em hãy viết bài văn miêu tả cảnh bình minh và cuộc sống sinh hoạt của người dân ở vùng biển đảo này.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Thể thơ: lục bát - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. | 1,0 |
2.- Điệp từ 'quê hương là" - So sánh "quê hương là” Tác dụng: - Quê hương là những gì bình dị, thân thuộc, gắn bó máu thịt với cuộc đời mỗi con người. - Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi có người mẹ hiền tảo tần, nơi có kỉ niệm đẹp tuổi thơ. | 1,0 | |
3. Ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ và qua đó thể hiện tình yêu nguồn cội tha thiết của tác giả. | 2,0 | |
4. Thông điệp: - Quê hương có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi người. - Tự hào, biết ơn quê hương - Xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp -…….. | 2,0 | |
II | Câu 1 . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: a.Mở đoạn: Giới thiệu về vai trò của quê hương b.Thân đoạn: - Vai trò của quê hương đối với mỗi người mang ý nghĩa: quê hương - nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta, cho ta những nhận thức căn bản về cuộc đời. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú. - Con người khi sinh ra và lớn lên chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa của quê hương, từ đó hình thành nên tính cách, tư duy và suy nghĩ cá nhân, có thể thấy quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên con người. - Quê hương rộng hơn là đất nước, nơi nhiều nền văn hóa khác nhau cùng hòa hợp để con người cùng học tập, giữ gìn và phát huy. - Chúng ta được sống trong thời bình như hiện nay là một hạnh phúc lớn lao mà thế hệ đi trước đã phải hi sinh sương máu, chính vì thế chúng ta cần trân trọng cuộc sống hiện tại. -Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với bản thân mình và sự phát triển của mình. Lại có những người tuy có nhận thức đúng và đủ về tầm quan trọng của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mình nhưng lại chưa có ý thức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp hơn,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. - Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… c. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề: Quê hương có vai trò quan trọng trọng cuộc đời mỗi con người. | 4,0 |
Câu 2 . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết theo định hướng sau: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Cô Tô” - Giới thiệu bức tranh mặt trời mọc và cảnh sinh hoạt của người dân vùng biển đảo này. Có thể viết đoạn mở bài như sau: Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em, em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ . b. Thân bài: * Cảnh mặt trời mọc trên đảo: - Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận. - Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao. *. Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô: - Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. - Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày. => Cuộc sống sinh hoạt nhộn nhịp, khẩn trương, bình dị, ấm áp tình người. c. Kết bài: - Cảnh bình minh trên đảo Cô Tô rực rỡ - Cảnh sinh hoạt của người dân nhộn nhịp, tấp nập, yên vui. - Tình cảm của mình với đảo Cô Tô. Tham khảo: Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Và cuộc sống sinh hoạt của con người nơi đây cũng nhộn nhịp, đông vui, yên bình. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 20:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.”
(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.”
(Trích Truyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. (1,0 điểm) Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào?
“Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.”
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.”
Câu 3. (2,0 điểm) Em hiểu như thế nào về nghĩa của các từ: “nghe", “tiếng xưa” trong câu thơ: Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.
Câu 4. (2,0 điểm) Em hãy trình bày nội dung chính của đoạn thơ.
PHẦN II. LÀM VĂN (14.0 điểm)
Câu 1. (4.0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về ý nghĩa gợi ra từ hai câu thơ “Ở hiền thì lại gặp hiền/Người ngay thì được phật, tiên độ trì.’’ ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (10.0 điểm)
Để ủng hộ đồng bào miền Trung trong đợt lũ lụt lịch sử trong năm vừa qua, trường em đã tổ chức một buổi quyên góp, ủng hộ với chủ đề “Thương lắm, miền Trung ơi!”. Là người được chứng kiến và tham gia, em hãy kể lại buổi quyên góp, ủng hộ đó.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Thể thơ lục bát - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm | 1,0 |
2. Đảo trật tự cú pháp: Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Nhân hóa: rặng dừa nghiêng soi | 1,0 | |
3. Nghĩa của từ “nghe”: không chỉ nhận thấy bằng thính giác mà còn là cảm nhận, thấu hiểu bằng cả trái tim, trí tuệ. Nghĩa của từ “tiếng xưa”: là tiếng nói của quá khứ, thông điệp của cha ông được gửi gắm trong truyện cổ. | 2,0 | |
4. Đoạn thơ khẳng định giá trị lớn lao từ những câu chuyện cổ; ở đó ngời sáng những ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động về môt cuộc sống no đủ, công bằng, hạnh phúc, nhân văn. - Khẳng định tâm hồn tinh tế, tình yêu truyện cổ thiết tha của tác giả. | 2,0 | |
II | Câu 1 : . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội . Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Từ ý nghĩa của hai câu thơ, học sinh bày tỏ suy nghĩ của mình về quan niệm sống nhân văn mà nhân dân lao động gửi gắm trong 2 câu thơ. Có thể viết đoạn văn như sau: Là quan niệm sống, thể hiện niềm tin, mơ ước của nhân dân lao động về sự công bằng. - Quan niệm sống giàu tính nhân văn, hướng thiện: khuyên con người hãy sống nhân ái, tốt đẹp để nhận được hạnh phúc theo quy luật nhân - quả. | 4,0 |
Câu 2 . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết theo định hướng sau: a. Mở bài: - Giới thiệu sơ qua về nguyên nhân buổi quyên góp. b. Thân bài: - Tiến trình buổi quyên góp: + Cô Hiệu trưởng đọc diễn văn .Học sinh cần phải kể được một số chi tiết quan trọng của bài diễn văn,liên quan đến mụcđích,ý nghĩa của việc tổ chức buổi quyên góp. + Thầy tổng phụ trách đội chiếu cảnh lũ lụt miền Trung ( hs chọn các hình ảnh để kể, hình ảnh nào khiến em xúc động nhất? Nêu được cảm xúc của em trước hình ảnh đó) + Phần ủng hộ quyên góp của thầy cô giáo, của các bạn học sinh ( Diễn đạt hình ảnh các thầy cô và các bạn khi ủng hộ quyên góp – nét mặt, cử chỉ, tâm trạng thể hiện được tình cảm xúc động chia sẻ với những khó khăn , bất hạnh của các em nhỏ miền Trung khi bị thiên tai.) c. Kết bài: Kết quả thu được của buổi quyên góp ( hs làm nổi bật được những bạn hs quyên góp dù là những vật rất nhỏ về vật chất : com pa, bút, cục tẩy...nhưng qua đó để thấy được tình cảm của hs, sự tương thân tương ái đã làm cho kết quả của buổi quyên góp có ý nghĩa) Cảm xúc của em khi tham gia buổi ủng hộ . | 10,0 |
ĐỀ SỐ 21:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển mò cua bắt ốc, sò… để kiếm vài ngàn ít ỏi nuôi mơ ước đến trường. Từng giọt mồ hôi non nớt sớm rơi trên gành đá hòa vào lòng biển vì ước mong có được bộ sách, cái cặp… cho năm học mới. Đồng hành với những khao khát của con trẻ, những người mẹ nghèo của vùng đất này cũng nói với con: “Ăn khổ mấy má cũng chịu được, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!”
(“Ôm mơ ước đi về phía biển”, dẫn theo thanh niên.com.vn, 18-6-2013)
Câu 1. (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 2. (2,0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra 2 từ ghép có trong đoạn trích.
Câu 4. (2,0 điểm) Suy nghĩ của em về câu nói của những người mẹ nghèo ở làng chài: “Ăn khổ mấy má cũng chịu được, miễn con có sách vở, quần áo mới tới trường là má vui rồi!”
II.PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Một con chó tham ăn, một hôm nó đớp được miếng thịt của làng bày ra đình để khao làng. Con chó ba chân bốn cẳng tha miếng thịt đến bờ sông. Sợ người làng đuổi theo nên nó chạy về phía cầu để qua sông tẩu thoát. Khi đến giữa cầu, nó nhìn xuống dòng sông, thấy có một con chó khác đang ngoạm miếng thịt to hơn. Con chó tham ăn mới nghĩ: Ta phải cướp miếng thịt của con chó kia mới được. Nghĩ thế nào, làm thế ấy, nó bèn nhả miếng thịt đang ngoạm ra, rồi nhảy xuống sông để tranh miếng thịt với con chó kia. Vừa nhảy xuống sông thì bóng nước tan ra, nó vùng vẫy một thôi một hồi chẳng kiếm được gì, lúc bấy giờ mọi người đổ xô ra cầm đòn đánh chó. Nước cuốn mạnh, con chó bị chìm nghỉm dưới dòng sông.
(Theo “Con chó và miếng thịt” - Truyện ngụ ngôn Việt Nam – Nguyễn Văn Ngọc,
NXB Văn học, 2003)
Câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ như thế nào về cách sống của con người? Hãy viết thành một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Câu 2. (10,0 điểm)
Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ?
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự | 1,0 |
2. Nội dung chính của đoạn văn: Sự lao động nỗ lực của những đứa trẻ nghèo ở làng chài để nuôi ước mơ đến trường và tấm lòng của người mẹ cho con | 2,0 | |
3. HS chỉ đúng 2 trong số các từ sau: mơ ước , ước mong , sách vở, quần áo | 1,0 | |
4. HS cần hiểu được ý nghĩa của câu nói: - Tình yêu thương con, sự sẵn sàng chịu đựng gian khổ, tình mẫu tử cao đẹp… của những người mẹ. - Sự trân trọng cảm phục của những người con trước tình yêu và sự hi sinh của những người mẹ. | 2,0 | |
II | Câu 1 : . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau : a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Mượn hình tượng con chó tham lam, tác giả dân gian muốn phê phán những kẻ ngu ngốc thiếu thực tế. b. Thân đoạn: * Trình bày về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện “Con chó và miếng thịt”. - Chuyện kể về một con chó đớp được một miếng thịt trong bữa cỗ làng và vội vàng tẩu thoát. - Khi đi qua chiếc cầu, nhìn xuống dưới thấy một con chó khác đang ngoạm một miếng thịt to hơn. Nó liền nhả miếng thịt đang ngoạm ra lao xuống tranh miếng thịt với con chó kia. - Nó không những không cướp được mà còn bị nước cuốn mạnh chìm nghỉm dưới lòng sông. => Mượn hình tượng con chó tham lam, tác giả dân gian muốn phê phán những kẻ ngu ngốc thiếu thực tế, “thả mồi bắt bóng”, “tham bát bỏ mâm”, “thả con cá rô, vồ con săn sắt” ... *. Suy nghĩ của bản thân - Con người nhiều khi không ý thức được giá trị mà mình có, chỉ lo tìm kiếm những thứ viển vông, là cái bóng, là ảo ảnh (những giá trị không có thật) vì thế phải nhận những hậu quả đáng tiếc, thứ mà mình đang có cũng tuột khỏi tầm tay. - Cái bóng bao giờ cũng đẹp, cũng lung linh nên con người dễ nhầm tưởng, lòng tham khiến họ lao vào nó mà quên đi thực tế. Câu chuyện trở thành một minh chứng sinh động nhằm phê phán những kẻ tham lam, ngu ngốc, thiếu hiểu biết. - Nhưng mặt khác, “tham” cũng có giá trị riêng của nó. Tính “tham” sẽ là điều kiện tuyệt vời giúp chúng ta vượt qua những rào cản của bản thân, nhanh chóng chinh phục những mục tiêu xa hơn, lớn hơn, có lòng tham con người mới có động lực phát triển, biến ước mơ thành hiện thực. - Tuy nhiên lòng tham tự nó vốn dĩ khó đo lường và kiểm soát. Nếu tham quá đà con người sẽ không làm chủ được bản thân, biến mọi thứ thành tro bụi, thậm chí mất đi tính mạng của bản thân. *. Bài học nhận thức và hành động - Con người phải nắm bắt được thực tế, giữ gìn những gì mình đang có, đừng theo đuổi những cái viển vông - Chúng ta cần có tham vọng nhưng tham vọng phải có chừng mực, tránh biến thành kẻ tham lam ngu ngốc để rồi phải hối hận. c. Kết đoạn: Khẳng định ý nghĩa câu chuyện | 4,0 |
Câu 2 . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài . Xác định đúng yêu cầu của đề . Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dung tốt các kiến thức Tập làm văn đã học để làm bài hiệu quả cao. Có thể viết theo định hướng sau: a. Mở bài: Giới thiệu giấc mơ gặp Thánh Gióng(Trong trường hợp nào): VD: + Sau cuộc thi “ Hội khoẻ Phù Đổng” tôi trở về nhà, tôi thiếp đi và chợt nghe thấy tiếng loa của sứ giả kêu gọi người tài đi đánh giặc ... b. Thân bài: - Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ Thánh Gióng: Tôi đang bước gần một ngôi nhà tranh nhỏ bé, ở sau sân có một tráng sĩ đang luyện võ, anh quay lại nở nụ cười và vẫy tay , tráng sỹ giới thiệu mình là Thánh Gióng. - Kể lại những nét tiêu biểu, gây ấn tượng về ngoại hình, tác phong của Thánh Gióng như nhân vật tròn truyện kể dân gian : một thanh niên khôi ngô, tuấn tú, thân hình vạm vỡ, vẻ thông minh khác lạ, các động tác tập luyện mạnh mẽ, dứt khoát. - Kể lại diễn biến tâm trạng của “tôi”trong cuộc gặp gỡ: bất ngờ, vui sướng khác lạ. - Kể lại cuộc trò truyện thân mật giữa “ tôi” và Thánh Gióng + Thánh Gióng nói vè việc tập luyện võ nghệ để bảo vệ xóm làng, còn tôi kể cho Thánh Gióng về cuộc thi “ Hội khoẻ Phù Đổng” được tổ chức hằng năm ở trường học chúng tôi. + “ Tôi” thổ lộ mong muốn trở thành tráng sĩ, Thánh Gióng kể lại bí quyết của mình: ăn uống điều độ đúng giờ giấc, hằng ngày chăm chỉ tập luyện thể dục và võ nghệ, đôngd tình với việc tổ chức “ Hội khoẻ Phù Đổng” , khuyên “tôi” nên điều chỉnh giờ học, chăm đọc sách để mở mang tầm hiểu biết. + Thánh Gióng nêu lên quan niệm về một tráng sĩ: phải có đaịo đức, kỷ luật tốt, biết giúp đỡ mọi người yêu thương và bảo vệ đồng bào mình. c. Kết bài: - Kể lại hoàn cảnh tỉnh giấc, cảm nghĩ của “tôi” sau khi tỉnh dậy với giấc mơ lý thú: + Đang tập võ thì có tiếng mẹ gọi, chợt nhận ra đây chỉ là một giấc mơ + Những cảm xúc, suy nghĩ về lời khuyên của Thánh Gióng và ước mơ vươn vai trở thành dũng sĩ, tự nhủ cùng các bạn noi gương Thánh Gióng để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ đất nước ngày càng tươi đẹp. | 10,0 |
ĐỀ SỐ 22:
I.PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”? (1,0 điểm)
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”? (2,0 điểm)
Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra cho mình một bài học mà em tâm đắc nhất? (2,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (10,0 điểm)
Đóng vai người em kể lại truyện cổ tích Cây khế.
ĐÁP ÁN
Phần | NỘI DUNG | Điểm |
I | 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự | 1,0 |
2. Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu. | 1,0 | |
3. Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống. | 2,0 | |
4. HS trình bày suy nghĩ cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em thấy tâm đắc nhất? - Có thể lựa chọn những bài học như: + Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc. + Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh. + Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai. | 2,0 | |
II | Câu 1 : . Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội. Có thể viết đoạn văn như sau: a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai. b. Thân đoạn - Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào. - Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá...: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình. -> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. - Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời. + Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo để vượt qua. + Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. + Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, xác đáng như: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Những học sinh nghèo vượt khó, những anh thương binh tàn nhưng không phế, nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược...). - Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận.... cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng) -> Ta cần phê phán những người có lối sống đó. * Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống - Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là quy luật tất yếu của cuộc sống mà con người phải đối mặt. - Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đàu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời. * Liên hệ bản thân - Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống. Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời c. Kết đoạn: Kết thúc vấn đề | 4,0 |
Câu 2. . Đảm bảo cấu trúc một bài văn: Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Có thể viết theo định hướng sau: a. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể. Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn. b.Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện. -Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền. - Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế. Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn. - Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn anh tôi xuống biển cùng với số vàng. b. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện. Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi. | 10,0 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn-----Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 tập 1.zip2.2 MB · Lượt tải : 2
- yopo.vn-----Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 tập 2.zip2.1 MB · Lượt tải : 1
- yopo.vn-----Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 tập 3.zip849.2 KB · Lượt tải : 1
- yopo.vn-----Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 tập 4.zip492 KB · Lượt tải : 1