Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SKKN BGH tổ chức kiểm tra việc giáo dục hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Điều 2 chương I của Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để học sinh có đủ phẩm chất đạo đức tốt trở thành những công dân có ích cho xã hội thì việc rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một khâu quan trọng.
Như vậy để Ban giám hiệu (BGH) làm tốt nhiệm vụ của một người quản lý, là đại diện cho những người làm thiên chức “trồng người” tạo ra bao thế hệ đủ đức, đủ tài góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Công tác tổ chức kiểm tra việc rèn luyện hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ cấp bách, bởi đó là nhân tố quyết định kỷ cương, nề nếp của nhà trường. Và là bậc thang kế tiếp để đạt đến chất lượng trong giảng dạy. Nhưng trong thực tế có đôi lúc chúng ta quên đi vai trò của việc giáo dục đạo đức học sinh mà chỉ đặt nặng vấn đề dạy chữ. Giờ đây quan niệm đó cần phải được chấn chỉnh để vị trí và ý nghĩa của câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” muôn thuở là lời răn dạy, luôn là đạo lý của người Việt Nam.
Giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên bộ môn (Môn Giáo dục Công dân).
Đoàn Thanh niên CS HCM.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1/ Lý luận
Đặc trưng của nền giáo dục Việt Nam là mang tính toàn diện, từng nội dung, nhiệm vụ mà giáo dục phải giải quyết được sắp xếp không phải ngẫu nhiên mà nó mang một ý nghĩa hết sức sâu sắc, trong đó việc giáo dục đạo đức học sinh được đặt lên vị trí đầu tiên.Điều 2 chương I của Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để học sinh có đủ phẩm chất đạo đức tốt trở thành những công dân có ích cho xã hội thì việc rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh trong nhà trường phổ thông là một khâu quan trọng.
Như vậy để Ban giám hiệu (BGH) làm tốt nhiệm vụ của một người quản lý, là đại diện cho những người làm thiên chức “trồng người” tạo ra bao thế hệ đủ đức, đủ tài góp phần xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Công tác tổ chức kiểm tra việc rèn luyện hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ cấp bách, bởi đó là nhân tố quyết định kỷ cương, nề nếp của nhà trường. Và là bậc thang kế tiếp để đạt đến chất lượng trong giảng dạy. Nhưng trong thực tế có đôi lúc chúng ta quên đi vai trò của việc giáo dục đạo đức học sinh mà chỉ đặt nặng vấn đề dạy chữ. Giờ đây quan niệm đó cần phải được chấn chỉnh để vị trí và ý nghĩa của câu nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” muôn thuở là lời răn dạy, luôn là đạo lý của người Việt Nam.
2/ Thực tiễn
Bản thân tôi qua trải nghiệm của nhiều năm làm công tác quản lý, nhận thấy một điều rằng với sự chuyển biến nhanh của xã hội hiện nay đã tác động đến vấn đề đạo đức của học sinh trong trường học có chiều hướng đi xuống. Vai trò là một Phó hiệu trưởng tôi đã ý thức được khá sâu sắc về vai trò quan trọng của công tác tổ chức kiểm tra việc rèn luyện hạnh kiểm của học sinh trong trường học.II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Trong khuôn khổ của bài viết này tôi chỉ đi sâu vào phân tích: BGH tổ chức kiểm tra việc giáo dục hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm năm học 2011 -2012 thông qua các lực lượng:Giáo viên chủ nhiệm lớp.
Giáo viên bộ môn (Môn Giáo dục Công dân).
Đoàn Thanh niên CS HCM.