Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
SKKN CÁCH DẠY TRẺ TỰ KỶ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Tự kỷ đang ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong giáo dục đặc biệt, bởi trong những năm gần đây, số ca chẩn đoán tự kỷ ngày càng tăng. Cứ 110 trẻ em ở Mỹ thì có 1 trẻ em mắc rối loạn tự kỷ, ở Việt Nam cứ 50 gia đình thì có 1 gia đình có trẻ tự kỷ và số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh hàng năm, con số đó được so với số trẻ em trong độ tuổi mầm non, con số trẻ tự kỷ chắc chắn rất lớn. Đây là thách thức với xã hội nói chung và ngành giáo dục đặc biệt nói riêng.

Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của chứng tự kỷ và tác động của nó đối với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/4 là “Ngày thế giới nhận biết về chúng tự kỷ”. Những trẻ tự kỷ, thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu các hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng. Trẻ cũng có hành vi lặp đi lặp lại và nhạy cảm giác quan. Những trẻ này có khuynh hướng khó khăn trong học tập và nhiều trẻ bị khiếm khuyết về trí tuệ. Do vậy, việc tìm ra “Cách dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp” là một điều quan trọng thiết yếu. Đó cũng là tâm nguyện của chúng tôi (những người làm công tác giáo dục), bằng mọi cách giúp trẻ tự kỷ nói được bằng chính ngôn ngữ bình thường và giao tiếp tốt với xã hội.

Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài:

Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai là một trường chuyên biệt nuôi dạy trẻ khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ là con em của nhân dân lao động trong tỉnh.

- Các trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Trung tâm thường có biểu hiện tự kỷ, các trẻ này có chỉ số IQ < 50, chỉ khoảng 20 – 30% có IQ >= 70. Do đa số trẻ tự kỷ khó làm các test trí tuệ (nhất là các test dùng lời nói).

- Các trẻ tự kỷ có IQ thấp, thường kèm theo các khiếm khuyết nặng về kỹ năng quan hệ xã hội và có nhiều đáp ứng xã hội lệch lạc.

Việc dạy trẻ tự kỷ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp với xã hội tại trường có những thuận lợi và khó khăn như sau:

1. Thuận lợi:

- Trẻ mắc bệnh tự kỷ vẫn có thể phát huy những khả năng của bản thân nếu ảnh hưởng tự kỷ nhẹ, được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và hỗ trợ đúng cách. Có một tỷ lệ nhỏ trẻ tự kỷ trở thành những thiên tài.

- Trẻ mắc bệnh tự kỷ khó tiếp thu ngôn ngữ, nhưng lại nhạy bén về hình ảnh, khi thấy trẻ không hiểu lời nói thì giải thích bằng hình ảnh.

- Nói chuyện với trẻ này bằng những ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu nhất.

- Mọi người đều thương yêu các trẻ này.

- Bệnh tự kỷ có thể chữa khỏi.

2. Khó khăn:

- Trẻ tự kỷ có vẻ lơ đãng, không lắng nghe. Vốn từ và giao tiếp xã hội của trẻ dạng này rất hạn chế.

- Trẻ tự kỷ khó tiếp thu ngôn ngữ.

- Người tự kỷ là mối đe dọa cho xã hội.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1703309033957.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---SKKN CÁCH DẠY TRẺ TỰ KỶ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP.doc
    126.5 KB · Lượt tải : 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm excel sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật violet sáng kiến kinh nghiệm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mầm non sáng kiến kinh nghiệm học sinh khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm hội phụ nữ sáng kiến kinh nghiệm mẫu sáng kiến kinh nghiệm mới sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật sáng kiến kinh nghiệm powerpoint sáng kiến kinh nghiệm ubnd cấp xã sáng kiến kinh nghiệm về dạy trẻ khuyết tật sáng kiến kinh nghiệm về trẻ khuyết tật trí tuệ
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top