- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,989
- Điểm
- 113
tác giả
Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên LỚP 6,7 chủ đề “vật sống” NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng
Tên biện pháp:
Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Lĩnh vực áp dụng: Trong giảng dạy môn KHTN 6,7 chủ đề “vật sống” tại trường THCS .......................
II. Nội dung biện pháp
Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giáo dục tại đơn vị
Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS. Môn học góp phần gắn kết khoa học với cuộc sống. KHTN là môn khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên hiện tượng quan sát được. Do đó dạy học môn KHTN phải gắn liền với hiện tượng thực tế, các thí nghiệm trực quan là hình thức dạy học đặc trưng của môn học. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giáo dục nước ta đang đổi mới từ dạy học “định hướng nội dung” chuyển sang dạy “học định hướng năng lực”, thay vì quan tâm HS “học được gì” chuyển sang chú trọng HS “làm được gì”.
Thực trạng công tác dạy và học tại nhà trường trước khi áp dụng biện pháp:
Thuận lợi:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên KHTN có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
Các phòng học của nhà trường đều được lắp đặt máy tính, ti vi thông minh có kết nối Internet.
Đa số các em HS đều chăm ngoan, có ý thức trong học tập.
Là một địa phương thuần nông, phần nào có những thuận lợi cho HS trong việc học tập, tìm hiểu, quan sát thực nghiệm (đặc thù bộ môn có những nội dung kiến thức có sự liên hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất).
Khó khăn:
KHTN là môn học mới và khó với HS, đặc biệt với HS lớp 6 là đối tượng mới bước vào môi trường học tập cấp THCS.
Việc giảng dạy các nội dung thực tế còn gặp nhiều khó khăn, thiết bị dạy học hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu CT GDPT mới.
GV đôi khi còn trung thành với nội dung và trình tự bài dạy như SGK chưa mạnh dạn thay đổi.
Thực tế hiện nay do áp lực thi cử, chú trọng vào dạy học “ứng thi” mà ít chú trọng rèn kĩ năng thực hành, liên hệ giải quyết các vấn đề thực tiễn cho HS dẫn đến HS học tập không hứng thú, không hiểu bản chất, kết quả học tập không cao, chưa ổn định.
HS chưa xác định được vai trò của bộ môn đối với sự phát triển toàn diện của các em.
* Sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy
Đứng trước yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nghị quyết số 29 NQ-TW, phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân.
Là GV trực tiếp giảng dạy bộ môn KHTN, bản thân tôi cũng có trăn trở, suy nghĩ, phải khắc phục mọi khó khăn, thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá nhằm tạo động lực, hứng thú cho HS, góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
Để đổi mới được phương pháp giảng dạy thì việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học như mẫu vật, hình ảnh, thí nghiệm trực quan…là điều vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng các thiết bị đó như thế nào cho hiệu quả và làm thế nào để các em có thể tự lực nghiên cứu, quan sát, tiến hành các thí nghiệm, từ đó các em tự tìm ra kiến thức của bài học và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn biện pháp: Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên.
* Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm trong dạy học chính là việc làm sống lại trước mắt học sinh các hiện tượng cần nghiên cứu một cách sinh động.
Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, dạy học phát triển năng lực, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của HS theo hướng học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học.
Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một môn khoa học thực nghiệm, nên các kĩ năng thực hành đóng vai trò rất quan trọng, tạo hứng thú nhận thức, tính tích cực tự giác, phát triển tư duy và trí thông minh sáng tạo của học sinh.
Học sinh có hứng thú say mê nghiên cứu khoa học, thích khám phá tìm tòi, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới sâu sắc hơn, bền vững hơn.
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng
Tên biện pháp:
Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Lĩnh vực áp dụng: Trong giảng dạy môn KHTN 6,7 chủ đề “vật sống” tại trường THCS .......................
II. Nội dung biện pháp
Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giáo dục tại đơn vị
Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS. Môn học góp phần gắn kết khoa học với cuộc sống. KHTN là môn khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên hiện tượng quan sát được. Do đó dạy học môn KHTN phải gắn liền với hiện tượng thực tế, các thí nghiệm trực quan là hình thức dạy học đặc trưng của môn học. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giáo dục nước ta đang đổi mới từ dạy học “định hướng nội dung” chuyển sang dạy “học định hướng năng lực”, thay vì quan tâm HS “học được gì” chuyển sang chú trọng HS “làm được gì”.
Thực trạng công tác dạy và học tại nhà trường trước khi áp dụng biện pháp:
Thuận lợi:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên KHTN có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
Các phòng học của nhà trường đều được lắp đặt máy tính, ti vi thông minh có kết nối Internet.
2
Đa số các em HS đều chăm ngoan, có ý thức trong học tập.
Là một địa phương thuần nông, phần nào có những thuận lợi cho HS trong việc học tập, tìm hiểu, quan sát thực nghiệm (đặc thù bộ môn có những nội dung kiến thức có sự liên hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất).
Khó khăn:
KHTN là môn học mới và khó với HS, đặc biệt với HS lớp 6 là đối tượng mới bước vào môi trường học tập cấp THCS.
Việc giảng dạy các nội dung thực tế còn gặp nhiều khó khăn, thiết bị dạy học hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu CT GDPT mới.
GV đôi khi còn trung thành với nội dung và trình tự bài dạy như SGK chưa mạnh dạn thay đổi.
Thực tế hiện nay do áp lực thi cử, chú trọng vào dạy học “ứng thi” mà ít chú trọng rèn kĩ năng thực hành, liên hệ giải quyết các vấn đề thực tiễn cho HS dẫn đến HS học tập không hứng thú, không hiểu bản chất, kết quả học tập không cao, chưa ổn định.
HS chưa xác định được vai trò của bộ môn đối với sự phát triển toàn diện của các em.
* Sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy
Đứng trước yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nghị quyết số 29 NQ-TW, phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân.
Là GV trực tiếp giảng dạy bộ môn KHTN, bản thân tôi cũng có trăn trở, suy nghĩ, phải khắc phục mọi khó khăn, thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá nhằm tạo động lực, hứng thú cho HS, góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy.
Để đổi mới được phương pháp giảng dạy thì việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học như mẫu vật, hình ảnh, thí nghiệm trực quan…là điều vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng các thiết bị đó như thế nào cho hiệu quả và làm thế nào để các em có thể tự lực nghiên cứu, quan sát, tiến hành các thí nghiệm, từ đó các em tự tìm ra kiến thức của bài học và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn biện pháp: Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên.
* Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm trong dạy học chính là việc làm sống lại trước mắt học sinh các hiện tượng cần nghiên cứu một cách sinh động.
Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, dạy học phát triển năng lực, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của HS theo hướng học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học.
Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một môn khoa học thực nghiệm, nên các kĩ năng thực hành đóng vai trò rất quan trọng, tạo hứng thú nhận thức, tính tích cực tự giác, phát triển tư duy và trí thông minh sáng tạo của học sinh.
Học sinh có hứng thú say mê nghiên cứu khoa học, thích khám phá tìm tòi, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới sâu sắc hơn, bền vững hơn.