Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học, để đạt được mục đích giáo dục, người giáo viên cần phải có một hệ thống các phương pháp day học sao cho phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo kiến thức cơ bản, có tác động tích cực đến tư duy, tình cảm của học sinh. Song để sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả không phải là việc làm đơn giản, nó đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của người giáo viên. Trước thực tế trên, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng đặc điểm của môn học, lớp học.
Để đổi mới phương pháp giảng dạy, người giáo viên cần phải có một cuộc cách mạng về tư duy: Thay đổi tư duy đơn tuyến chuyển kiến thức của thầy sang trò theo một chiều thành tư duy đa tuyến là chuyển kiến thức của thầy sang trò bằng nhiều các hoạt động làm sao để có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh nắm bắt được bản chất cụ thể của vấn đề.
Đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đang là một vấn đề được các nhà sử học và thầy cô giáo viên giảng dạy đặc biệt quan tâm. Do đặc trưng của môn học thuộc về quá khứ, vì vậy việc tái hiện lịch sử đòi hỏi trình độ, năng kiếu của giáo viên phải thực sự tốt, phải có một hệ thống các phương pháp để sử dụng một cách linh hoạt trong các phần dạy, bài dạy, tiết dạy. Hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp dạy hcọ tích cực như đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận…và trong đề tài của minh tôi cũng xin đưa ra một phương pháp so sánh đối chiếu trong giảng dạy.
Phương pháp đối chiếu trong dạy học lịch sử là phương pháp sử dụng sự kiện lịch sử để so sánh sự khác nhau và nhau của vấn đề lịch sử, đối chiếu các sự kiện trong cùng một thời điểm, các sự kiện xảy ra, từ đó giúp học sinh rút ra được bản chất của sự kiện, phát huy tư duy, so sánh, phân tích, tìm ra các mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, làm cho học sinh hiểu bài và nhớ lâu hơn. Với những ưu điểm của phương pháp qua một số năm công tác tôi đã quyết định chọn đề tài: “Sử sụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường THPT làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía bạn bè và đồng nghiệp.
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong dạy học, để đạt được mục đích giáo dục, người giáo viên cần phải có một hệ thống các phương pháp day học sao cho phù hợp với từng đối tượng, đảm bảo kiến thức cơ bản, có tác động tích cực đến tư duy, tình cảm của học sinh. Song để sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả không phải là việc làm đơn giản, nó đòi hỏi sự nỗ lực sáng tạo không ngừng của người giáo viên. Trước thực tế trên, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với từng đặc điểm của môn học, lớp học.
Để đổi mới phương pháp giảng dạy, người giáo viên cần phải có một cuộc cách mạng về tư duy: Thay đổi tư duy đơn tuyến chuyển kiến thức của thầy sang trò theo một chiều thành tư duy đa tuyến là chuyển kiến thức của thầy sang trò bằng nhiều các hoạt động làm sao để có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh nắm bắt được bản chất cụ thể của vấn đề.
Đối với bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng đang là một vấn đề được các nhà sử học và thầy cô giáo viên giảng dạy đặc biệt quan tâm. Do đặc trưng của môn học thuộc về quá khứ, vì vậy việc tái hiện lịch sử đòi hỏi trình độ, năng kiếu của giáo viên phải thực sự tốt, phải có một hệ thống các phương pháp để sử dụng một cách linh hoạt trong các phần dạy, bài dạy, tiết dạy. Hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp dạy hcọ tích cực như đàm thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận…và trong đề tài của minh tôi cũng xin đưa ra một phương pháp so sánh đối chiếu trong giảng dạy.
Phương pháp đối chiếu trong dạy học lịch sử là phương pháp sử dụng sự kiện lịch sử để so sánh sự khác nhau và nhau của vấn đề lịch sử, đối chiếu các sự kiện trong cùng một thời điểm, các sự kiện xảy ra, từ đó giúp học sinh rút ra được bản chất của sự kiện, phát huy tư duy, so sánh, phân tích, tìm ra các mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, làm cho học sinh hiểu bài và nhớ lâu hơn. Với những ưu điểm của phương pháp qua một số năm công tác tôi đã quyết định chọn đề tài: “Sử sụng phương pháp so sánh, đối chiếu trong dạy học lịch sử ở trường THPT làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía bạn bè và đồng nghiệp.