- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU 120 đề đọc hiểu ngoài sgk Ngữ văn 9 - Ôn tập thi vào lớp 10 được soạn dưới dạng file word gồm 309 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Đê 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(TheoPhương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2007, tr. 36 - 37)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp” không? Vì sao?
Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn trả lời câu hỏi “Làm thế nào để không lãng phí thời gian”
Đề 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2. Nêu 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Câu 3. Hình ảnh cây tre trong đoạn trích trên đã gợi lên những phẩm chất nào của con người Việt Nam?
Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có 1 bài thơ có sự xuất hiện của hình ảnh cây tre Việt Nam. Em hãy cho biết đó là bài thơ nào? Của tác giả nào? Chép lại câu thơ có hình ảnh đó?
Câu 5. Từ hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên, em hãy viết 1 đoạn văn bàn về ý nghĩa của sự chăm chỉ trong cuộc sống
Đê 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(TheoPhương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2007, tr. 36 - 37)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy.
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến: “Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp” không? Vì sao?
Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết 1 đoạn văn trả lời câu hỏi “Làm thế nào để không lãng phí thời gian”
Câu | Gợi ý |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận |
2 | * Theo tác giả, thời gian có những giá trị: - Thời gian là vàng - Thời gian là sự sống - Thời gian là thắng lợi - Thời gian là tiền - Thời gian là tri thức |
3 | * Biện phép tu từ: Điệp cấu trúc “Thời gian là...”, điệp từ “thời gian”, liệt kê, tương phản “Nhưng….mà”, “nếu…thì”(Học sinh chọn 1 biện pháp trong số các biện pháp ấy) * Nêu tác dụng: Nhấn mạnh giá trị quý báu của thời gian đối với con người. từ đó nhắc nhở con người không nên lãng phí thời gian của chính mình cũng như của người khác |
4 | -Đồng tình với ý kiến trên -Vì: + Thời gian thuộc về giá trị vô hình: Đem đến cho con người chúng ta sức khỏe, tiền bạc lẫn trí tuệ. + Thời gian trôi qua không thể quay lại được vì thế khi đánh mất, bỏ lỡ chúng ta sẽ phải hối tiếc. |
5 | *Mở đoạn: Giới thiệu câu nói từ đó giới thiệu vấn đề nghị luận (Làm thế nào để không lãng phí thời gian? * Thân đoạn: Trình bày cụ thể những việc cần làm để không lãng phí thời gian. - Sử dụng thời gian một cách hợp lý. Mỗi người chúng ta dù là bất cứ ai, người bình thường hay một vĩ nhân cũng đều có 24 tiếng cho 1 ngày.Bởi thế, chúng ta cần phân bố thời gian cho từng công việc cụ thể, lập thời gian biểu và thực hiện nó theo đúng kế hoạch đã đặt ra. - Để không lãng phí thời gian chúng ta hãy làm nhiều việc có ích. Hãy giúp đỡ mọi, người yêu thương gia đình, bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội; hãy không ngừng học tập trau dồi vốn hiểu biết của mình. - Đừng đắm chìm vào thế giới ảo và các thiết bị thông minh, đừng ngủ nướng bởi như thế bạn đang khiến thời gian của mình trôi qua trong vô ích. - Ghi lại lượng thời gian mà bạn đã lãng phí. Mỗi lần nhận ra là mình đã để thời gian trôi qua một cách lãng phí bạn hãy ghi nó lại sau đó cộng vào và tính toán xem trung bình một ngày, một tuần, một tháng, một năm bạn sẽ để lãng phí bao nhiêu thời gian. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc cho mà xem vì có khi lượng thời gian đó đủ để bạn thực hiện một kế hoạch lớn lao nào đó của cuộc đời rồi. - Dẫn chứng: Trong những kì thi quan trọng, những thí sinh biết phân bố thời gian, biết sử dụng thời gian hợp lí cho từng bài chắc chắn thí sinh đó sẽ đạt kết quả cao hơn những bạn không biết phân bố thời gian cho từng câu hỏi. * Kết đoạn: Liên hệ bản thân: Khi còn là học sinh, chúng ta phải biết sử dụng thời gian cho thật hợp lí, ngoài thời gian cho việc học kiến thức, chúng ta hãy dành thời gian để giúp đỡ gia đình, để tập luyện thể dục thể thao, để học thêm kĩ năng sống bởi tất cả những điều đó làm cho thời gian của bạn trôi qua có ý nghĩa hơn. |
Đề 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
(Trích Tre Việt Nam trong tập Cát trắng, Nguyễn Duy, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973).
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2. Nêu 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Câu 3. Hình ảnh cây tre trong đoạn trích trên đã gợi lên những phẩm chất nào của con người Việt Nam?
Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có 1 bài thơ có sự xuất hiện của hình ảnh cây tre Việt Nam. Em hãy cho biết đó là bài thơ nào? Của tác giả nào? Chép lại câu thơ có hình ảnh đó?
Câu 5. Từ hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên, em hãy viết 1 đoạn văn bàn về ý nghĩa của sự chăm chỉ trong cuộc sống
Câu | Gợi ý |
1 | Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Lục bát Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm |
2 | Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ - Nhân hóa: Hình ảnh cây tre được nhân hóa có những hoạt động như con người : vươn mình, cây kham khổ, hát ru lá cành - Ẩn dụ: tác giả đã mượn cây tre để ngụ ý nói vể con người Việt Nam bất khuất, kiên cường , lạc quan dù có trải qua bao gian khổ |