- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,993
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU 6 Chuyên de bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 11 CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 54 trang. Các bạn xem và tải chuyên de bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 11 về ở dưới.
Câu hỏi 1: Ngày 14 - 7 - 1789 - Ngày phá ngục Ba-xti, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp, sau này được chọn là ngày Quốc Khánh của nước Pháp. Vì sao sự kiện này lại được tôn vinh như vậy? Hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử nhân loại mà em đã được học. Các cuộc cách mạng tư sản đó có điểm gì chung nổi bật?
Câu hỏi 2: Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản.
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa.
=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần xóa bỏ những rào cản đó.
Câu hỏi 3: Trình bày tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.
- Những biến đổi về kinh tế làm mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Giai cấp tư sản và đồng minh giàu có nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng => Họ tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.
Câu hỏi 4: T rình bày tiền đề về chính trị của các cuộc cách mạng tư sản.
- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội:
Câu hỏi 5: Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
- Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
Câu hỏi 6: Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu tiền đề của cuộc cách mạng đó.
*Tiền đề của cách mạng tư sản Anh:
- Sự phát triển thủ công nghiệp tư bản chủ nghĩa với sự xuất hiện các công trường thủ công; Công nghiệp len dạ, khơi mỏ, đóng tàu, đồ gốm, kim khí đều có sự phát triển vượt => Hình thành các công ty buôn bán với nước ngoài.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.
Câu hỏi 8: Phân tích giai cấp lãnh đạo động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản giúp lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Câu hỏi : Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó.
- Ví dụ: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Câu hỏi 10 : Lập bảng tóm tắt những nét chính về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
Câu hỏi 11: Vì sao trong các cuộc cách mạng tư sản, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVII được coi là “đại cách mạng”?
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là một cuộc đại cách mạng vì đây là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
CHỦ ĐỀ 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
Câu hỏi 1: Ngày 14 - 7 - 1789 - Ngày phá ngục Ba-xti, mở đầu Cách mạng tư sản Pháp, sau này được chọn là ngày Quốc Khánh của nước Pháp. Vì sao sự kiện này lại được tôn vinh như vậy? Hãy kể tên một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử nhân loại mà em đã được học. Các cuộc cách mạng tư sản đó có điểm gì chung nổi bật?
- Một số cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử: Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Hà Lan,...
- Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản là lật đổ giai cấp phong kiến, mở đường cho giai cấp tư sản lên nắm quyền, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu hỏi 2: Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản.
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế gặp phải nhiều rào cản của nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc đối với thuộc địa.
=> Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cần xóa bỏ những rào cản đó.
Câu hỏi 3: Trình bày tiền đề về xã hội của các cuộc cách mạng tư sản.
- Những biến đổi về kinh tế làm mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. Giai cấp tư sản và đồng minh giàu có nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng => Họ tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.
Câu hỏi 4: T rình bày tiền đề về chính trị của các cuộc cách mạng tư sản.
- Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến, thực dân gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và các tầng lớp khác trong xã hội:
- Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội.
- Tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, chính sách cai trị của thực dân Anh đã tác động tiêu cực đến các tầng lớp trong xã hội. Người đân phải tuân theo các đạo luật khát khe do Chính phủ Anh đề ra.
- Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn;... quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia.
Câu hỏi 5: Trình bày tiền đề về tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.
- Để tập hợp quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng để chống lại hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ.
- Với các cuộc cách mạng nổ ra sớm (Nê-đéc-lan, Anh), giai cấp tư sản, quý tộc mới đã mượn “ngọn cờ” tôn giáo cải cách để tập hợp quần chúng.
- Ở Pháp, nền tảng của hệ tư tưởng dân chủ tư sản chính là Triết học Ánh sáng với các đại diện tiêu biểu là S. Mông-te-xki-ơ, Ph. Vôn-te, G. G. Rút-xô.
Câu hỏi 6: Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu tiền đề của cuộc cách mạng đó.
*Tiền đề của cách mạng tư sản Anh:
- Tiền đề kinh tế: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh trước cách mạng biểu hiện qua:
- Sự phát triển thủ công nghiệp tư bản chủ nghĩa với sự xuất hiện các công trường thủ công; Công nghiệp len dạ, khơi mỏ, đóng tàu, đồ gốm, kim khí đều có sự phát triển vượt => Hình thành các công ty buôn bán với nước ngoài.
- Tiền đề chính trị: Sự phân hóa giai cấp quý tộc, phong kiến đã đưa đến sự ra đời tầng lớp quý tộc mới. Do muốn thoát khởi sự ràng buộc của chế độ phong kiến, tầng lớp tư sản và quý tộc mới đã liên minh với nhân dân, thành lập 1 mặt trận đông đảo.
- Tiền đề tư tưởng: Cuộc đấu tranh giữa 2 tôn giáo, trong đó, giai cấp tư sản sử dụng ngọn cờ Thanh giáo là ngọn cờ tư tưởng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến và chống lại Anh giáo.
- Các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm mục tiêu xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- 2 nhiệm vụ cơ bản của cách mạng tư sản là dân tộc và dân chủ.
+ Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản.
Câu hỏi 8: Phân tích giai cấp lãnh đạo động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- Giai cấp lãnh đạo: Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hoá,...).
- Động lực cách mạng: giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để, tiêu biểu như Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản giúp lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Câu hỏi : Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó.
- Ví dụ: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
- Kết quả: Hòa ước Vec-xai được kí kết, Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.
- Ý nghĩa:
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Câu hỏi 10 : Lập bảng tóm tắt những nét chính về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
Các cuộc cách mạng tư sản | |
Mục tiêu | - Xóa bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ | - Dân tộc và dân chủ:
|
Giai cấp lãnh đạo | Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ (chủ nô, quý tộc phong kiến tư sản hoá,...). |
Động lực cách mạng | - Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. Khi quần chúng nhân dân tham gia đông đảo, liên tục thì thắng lợi của cách mạng càng triệt để, tiêu biểu như Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. |
Kết quả và ý nghĩa | - Lật đổ nền quân chủ chuyên chế hoặc giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là một cuộc đại cách mạng vì đây là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.
- Cách mạng tư sản Pháp có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng luôn phát triển đi lên, gạt bỏ mọi trở ngại ngăn cản sự phát triển của cách mạng.
- Dưới áp lực của quần chúng nhân dân cách mạng đã đập tan chế độ phong kiến, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa vua Lu i XVI lên đoạn đầu đài thiết lập nền cộng hòa với bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng.
- Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trùng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân.
- Cách mạng tư sản pháp đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Phát triển, đồng thời còn tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước chống lại liên minh phong kiến ở châu Âu can thiệp vào nước Pháp.