Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 291

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,994
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi văn 6 được soạn dưới dạng file word gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
THÁNG 10 – TUẦN 1

CHỦ ĐỀ ĐỌC - HIỂU: CHỦ ĐỀ: TÌNH BẠN

VIẾT: kể lại một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc

( Một lần kết bạn, chuyến đi có ý nghĩa, một lần em giúp đỡ người khác…)

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực:

-
Hợp tác và giao tiếp, tự chủ và tự lực

- Đọc – hiểu ngữ liệu ngoài SGK và kỹ năng trình bày các câu hỏi

+ Sử dụng Tiếng Việt viết đoạn văn, bài văn thể hiện những suy nghĩ bản thân về vấn đề gợi ra từ ngữ liệu và đoạn trích

+ Tạo lập văn bản

2. Phẩm chất:

Chăm chỉ: Có ý thức học hỏi , học tập bộ môn

II. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

I. Đọc hiểu


Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

- Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

- Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

- Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

- Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

Nhím ra dáng nghĩ:

- Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(“Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên? Ý nghĩa của đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Từ đoạn văn trên, em rút ra cho mình những thông điệp nào?

II. Làm văn

Câu 1:
Viết đoạn văn (khoảng 7- 10 câu) nêu vai trò của tình bạn trong cuộc sống.

Câu 2: Đề bài: Hãy kể lại một trải nghiệm mà em ấn tượng nhất.

GV hướng dẫn HS chọn trải nghiệm mà em ấn tượng nhất (chuyến đi tham quan cùng các bạn trong lớp, chuyến đi du lịch cùng gia đình...)

* Gợi ý:Bài làm

Phần đọc hiểu:

Câu 1 :
PTBĐ chính : tự sự, Ngôi kể thứ ba.

Câu 2 :

-
Nội dung chính :

+ Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động

+ lấy giúp bạn chiếc áo khoác bị rơi xuống nước, giũ nước, quấn áo lên người cho Thỏ;

+ nhổ một chiếc lông trên người mình làm cây kim để may áo cho bạn.

- Ý nghĩa:

+ Nhím là người bạn nhân hậu, tốt bụng, luôn quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè.

+ Tình bạn vô tư, trong sáng của Nhím và Thỏ.

Câu 3 :

- Hãy quan tâm, giúp đỡ mọi người, nhất là khi họ gặp khó khăn.

- Để xây dựng tình bạn cần sự chân thành, trong sáng, không toan tính.

- Tình yêu thương giúp ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.

Câu 4 :
Bài học

- Nhận thức ; qua đoạn trích em nhận thức được sâu sắc cao ngạo, tự cao, tự đại, coi thường người khác là một tính xấu cần được loại bỏ.

- Hành động:

+ Trong cuộc sống không được kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác.

+ Cần sống khiêm tốn, biết quan tâm giúp đỡ người khác, hòa đồng với mọi người.

+ Nếu mắc lỗi phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.

Phần II: Làm văn

Câu 1


Gv hướng dẫn hs viết đoạn văn

- Đảm bảo thể thức, dung lượng yêu cầu của một đoạn văn .

- Xác định đúng nội dung chủ yếu đoạn văn: Vai trò của tình bạn trong cuộc sống



* Gợi ý dàn bài:

- Mở đoạn: Dẫn dắt được vấn đề: vai trò của tình bạn trong đời sống.

- Thân đoạn:

Tình bạn có ý nghĩa rất lớn với mỗi con người.

+ Tình bạn mang đến niềm vui, hạnh phúc.

+ Tình bạn khiến cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn.

+ Tình bạn giúp ta có thêm niềm tin, nghị lực vượt qua những khó khăn, thử thách, giúp con người vươn đến thành công.

+ Có bạn ta nơi để sẻ chia những yêu thương, vui buồn của cuộc . ..

(HS biết dùng một vài dẫn chứng trong văn học hay trong thực tế để làm rõ vai trò của tình bạn)

+ Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ.

Câu 2: Viết bài

- Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân bài và kết bài.

(Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự (có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm)

- Về nội dung:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện.

- Ấn tượng của em về câu chuyện đó.( nhớ mãi. Không quên, day dứt mãi không thôi, mỗi lần nhớ đến vẫn thấy ân hận, …)

2. Thân bài

a.- Giới thiệu kỷ niệm về chuyến trải nghiệm


- Xảy ra trong thời gian, không gian nào?

- Nhân vật liên quan đến câu chuyện (hình dáng, tuổi tác, tính cách, cách cư xử của người đó...)

b - Diễn biến của câu chuyện.

- Đỉnh điểm của câu chuyện.

c.- Thái độ tình cảm của nhân vật trong câu chuyện.

3. Kết bài:
Kết thúc câu chuyện và cảm xúc của người viết.

* Bài viết trên lớp

Đề:
Kể về một lần em được về thăm người thân ở quê nhà.

a. Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.


- Đọc và xác định yêu cầu đề bài, lựa chọn trải nghiệm mà em có ấn tượng sâu sắc về một người thân (cha, mẹ, ông, bà,...).

- Nhớ lại các chi tiết về trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của em qua trải nghiệm,

- Tìm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan để minh họa cho trải nghiệm (nếu thấy cần thiết).

b. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

* Tìm ý

- Sự việc chính:


+ Đó là sự việc: em từ thành phố trở về quê thăm ông nội sau bao ngày xa cách.

+ không gian, địa điểm diễn ra: nơi đầu làng ông ra đón, cảnh tượng quê nhà hiện lên cánh đồng, lũy tre, con đường làng, cây đa, tháp chuông nhà thờ...

+ thời gian cụ thể: kì nghỉ hè, buổi chiều...

- Nhân vật

+ Hình ảnh ông em ngóng đợi nơi đầu làng. Ông hiện ra trước mắt em với vóc dáng, trang phục, mái tóc, ...thân quen xúc động ra sao

+ Em và ông đã có lời nói, hành động, cử chỉ gì? (chào hỏi, âu yếm ngắm nhìn, ngỡ ngàng nhận ra những đổi thay của ông, ...

- Cốt truyện:

+ Diễn biến của câu chuyện: Điều gì đã xảy ra? Theo thứ tự như thế nào?

(sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc kết thúc)

- Ý nghĩa: Trải nghiệm về thăm quê, thăm ông cho em nhận ra tình yêu thương, những hi sinh của ông quê hương là nơi trở về..

- Cảm xúc của người kể: Cảm xúc của em khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại: xúc động, hạnh phúc, sung sướng...

* Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm về thăm quê trong kì nghỉ hè của mình. Nhân vật: ông nội, sự việc chính là về thăm quê trong kì nghỉ hè.

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo trình nhất định (tự thời gian, không gian, các sự việc đã sắp xếp theo trình tự hợp lí chưa, làm nổi bật nhân vật, sự việc chính)

+ Kỉ niệm diễn ra theo trình tự thời gian: lúc bắt đầu có ý tưởng về quê thăm ông, đến lúc trên đường về, lúc gặp ông, những ngày ở trên quê, khi kì nghỉ kết thúc...

+Không gian: ở thành phố ồn ào, trên đường về quê, lúc ở trên quê nơi đầu làng, bến sông...

+ Trải nghiệm thú vị nào:

+ + được đi xe khách một mình

+ + Được ông ra đầu làng đón, cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê, về hình ảnh người ông mộc mạc giàu tình cảm.

+ + Được tham gia nhiều hoạt động trong kì nghỉ: như chăm vườn cây, nấu ăn, câu cá cùng ông, chạy lúa hộ bác...

+ + Nhân vật ông được hiện lên trong lời kể: từ vóc dáng, đôi bàn tay, mái tóc; đến những cử chỉ ánh nhìn, lời khen với cháu. Hình ảnh ông hiện lên giản dị, cháu cảm nhận được vẻ đẹp của tình cảm ông cháu.

+ Bài học sâu sắc cháu nhận ra: tình ông cháu, bài học về tình người, giá trị của hòa bình....

+ Cảm xúc nhân vật cháu: bộc lộ qua tâm trạng háo hức khi về quê, xúc động trước tình yêu và sự quan tâm của ông...

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ về hình ảnh người ông, về trải nghiệm thăm quê.

Bài văn tham khảo đọc cho HS nghe:

Kì nghỉ hè vừa rồi của bạn thế nào? Còn tôi, tôi đã có một kì nghỉ vô cùng thú vị. Thú vị vì tôi được trải nghiệm những ngày nghỉ hè ý nghĩa, bên ông nội tôi, người tôi luôn yêu kính.

Kì nghỉ hè bắt đầu rồi mà bố mẹ tôi vẫn đi làm, chị tôi vẫn đi học. Tôi mạnh dạn xin với bố mẹ, cho tôi được về thăm quê, ở với ông, cho ông đỡ buồn mà tôi cũng bớt nhớ ông tôi. Bố tôi mỉm cười trước lời đề nghị ấy, còn mẹ tôi cũng rất hài lòng vì cậu con trai đã có ý kiến riêng.

Sáng hôm ấy, bố tôi gửi tôi lên chiếc xe khách quen thuộc mà mỗi lần về quê chúng tôi thường đi. Tạm biệt thành phố ồn ào, tôi trở về quê với niềm vui sướng vì sắp được gặp ông tôi, được sống những ngày yên bình ở làng quê yêu dấu. Khi vừa xuống xe khách, tôi xách ba lô rảo bước trên con đường làng quen thuộc, hai bên đường là cánh đồng lúa chín vàng trải rộng mênh mang. Trước mắt tôi, ngôi làng xinh xắn nấp sau bụi tre xanh mát. A! Đây rồi, làng tôi, ngôi làng mà bố tôi lớn lên, và tôi cũng có biết bao kỉ niệm gắn bó với ông bà tôi và các anh chị em họ nữa. Tôi vô cùng háo hức!

Từ xa, tôi đã nhận ra bóng hình thân thuộc của ông tôi. Vẫn vóc dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn, ông tôi đang đứng đó đợi tôi. Cây đa đầu làng vẫn thế, tỏa bóng mát dịu hiền, vươn những cánh tay chắc nịch tỏa bóng râm đón đợi. Từ xa, ông đã nhận ra tôi:

- Bin à, Bin ơi, có đúng Bin không?

- Cháu đây, cháu chào ông! Cháu rất nhớ ông!

Lúc này, tôi ôm chầm lấy ông, cảm nhận từng hơi ấm từ đôi tay gầy gầy xương xương của ông. Ngước nhìn ông tôi, tôi nhận ra ông gầy hơn, tóc ông bạc trắng như cước, đôi mắt ông mờ đục hơn xưa, nhưng ánh mắt vẫn hiền từ đưa nhìn tôi vô cùng âu yếm. Ông đưa nhìn tôi . Ông khen tôi giỏi vì dám đi xe một mình về quê. Ông còn liên tục kể về những lo lắng hồi hộp khi biết tôi về ở quê với ông.

Những ngày ở trên quê vô cùng thú vị. Ông cháu tôi có bao nhiêu việc để làm. Từ ngày bà mất, ông không đi đâu xa, ông chỉ ở quê chăm sóc cho khu vườn, ngôi nhà của ông bà. Vì thế, mỗi lần trở về, tôi đều nhận thấy dù vắng bà nhưng ngôi nhà vẫn sạch đẹp, đầy hoa trái, cảm giác như vẫn có đôi bàn tay của bà tôi.

Hàng ngày, tôi cùng ông trò chuyện. Tôi nghe ông kể chuyện chiến tranh, ông đi đánh giặc như thế nào, bị thương ra sao. Tôi nghe như nuốt lấy từng câu chuyện, và lòng dâng lên niềm tự hào, yêu kính ông vô cùng, vì ông đã chiến đấu cho tôi được sống trong hòa bình. Rồi tôi được cùng ông đi câu cá ngoài sông. Tôi biết thế nào là kiên nhẫn, là hạnh phúc của lao động trên sông. Lại còn những buổi trời mưa bất chợt, tôi cùng ông sang nhà bác Nhung chạy lúa cho bác. Tôi biết cầm chổi quét lúa để cứu cả sân lúa trước cơn mưa rào mùa hạ. Từ đó, tôi hiểu thế nào là tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có nhau. Những bữa cơm đạm bạc của hai ông cháu cứ vui như tết, những giấc ngủ ngon lành dưới cánh tay ông khi người ta cắt điện giữa trưa hè. Chao ôi! Còn nhiều, còn nhiều thú vị nữa...!

Kì nghỉ hè khép lại, tôi trở lại thành phố. Cuộc sống nhộn nhịp, đông đúc nơi phố xá không làm tôi vơi đi nỗi nhớ ông, nhớ quê, thèm cái cảm giác yên tĩnh khi ở bên ông. Tạm biệt ông, tôi mang theo biết bao kí ức đẹp đẽ, hình ảnh ông hiền từ, nhân hậu, chắt chiu cứ hiện lên trong tâm trí. Tôi càng hiểu, càng yêu mến, tự hào về ông tôi, về hai tiếng quê hương.

Trải nghiệm của tôi đơn giản vậy đó. Tuy không phải là những chuyến du lịch đắt tiền đến những miền đất xa lạ. Nhưng về quê, sống bên ông nội tôi, chắc chắn đó là trải nghiệm của hạnh phúc và bình yên nhất của tôi.

III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học và nhớ lại kiến thức vừa ôn: viết đoạn văn mở bài, kết bài

- Viết 1 bài văn một trong hai đề sau; trải nghiệm chuyến đi tham quan cùng các bạn trong lớp hoặc trải nghiệm một chuyến đi du lịch cùng gia đình.

- Chuẩn bị chủ đề đọc – hiểu: Tình mẫu tử































































Ngày soạn​
Ngày giảng​
Lớp​
Điều chỉnh ngày giảng​
4/10/2021​
11,13,15/10/2021​
6D​
HÁNG 10 – TUẦN 2

CHỦ ĐỀ ĐỌC - HIỂU: CHỦ ĐỀ: TÌNH MẪU TỬ

VIẾT: Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản

“Bài học đường đời đầu tiên”


Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
Rèn kĩ năng làm phần đọc – hiểu theo chủ đề: Tình mẫu tử và kĩ năng viết bài văn cảm nghĩ về một nhân vật văn học

2. Năng lực:

- Năng lực chung:
Hợp tác và giao tiếp, tự chủ và tự lực

- Năng lực đặc thù:

+ Đọc – hiểu ngữ liệu ngoài SGK và kỹ năng trình bày các câu hỏi

+ Sử dụng Tiếng Việt viết đoạn văn, bài văn thể hiện những suy nghĩ bản thân về vấn đề gợi ra từ ngữ liệu và đoạn trích

+ Tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức học hỏi , học tập bộ môn

TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

Đọc hiểu

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:Đọc hiểu: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi;

…“ Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao.

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.



Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa.”

(“Lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)


Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên.

Câu 2 : Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 : Câu thơ " Thời gian chạy qua tóc mẹ '' biện pháp tu từ trong câu thơ là gì? Nêu tác dụng?

Câu 4 : Đọc đoạn thơ, em rút ra những thông điệp nào cho bản thân?

Làm văn.

Câu 1:
Từ nội dung của đoạn thơ trên em hãy viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) suy nghĩ của em về tình mẫu tử

Câu 2: Cảm nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

* Gợi ý làm bài

Phần đọc hiểu

Câu 1:
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự

Câu 2: Chỉ nỗi vất vả của người mẹ

Câu 3: - BPTT: nhân hóa ( thời gian chạy)

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự trôi qua nhanh của thời gian làm cho mẹ già đi. Từ đó tác giả bày tỏ tình yêu kính, biết ơn những hi sinh, vất vả của cuộc đời mẹ.

+ Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm.

Câu 4: Những thông điệp qua đoạn thơ HS có thể rút ra:

- Hãy yêu thương, kính trọng, biết ơn người mẹ vì mẹ đã hi sinh cả đời cho con.

- Đừng bao giờ làm cho cha mẹ phiền lòng vì họ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con..

- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, bất diệt

Làm văn.

Câu 1:


- Mở đoạn: Dẫn dắt được vấn đề: Giới thiệu về nội dung tình mẫu tử.

- Thân đoạn:

+ Giải thích vấn đề: Tình mẫu tử là gì?

+ Biểu hiện của tình mẫu tử

+ Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử

(HS biết dùng một vài dẫn chứng trong văn học hay trong thực tế để làm rõ vai trò của tình mẫu tử)

- Kết đoạn:

+ Mở rộng vấn đề: liên hệ với thực tế

+ Rút ra bài học cho bản thân: nhận thức của bản thân mình và hành động

Câu 2:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh dàn bài chung của đề. Yêu cầu học sinh lập dàn bài, viết bài.

Dàn ý chung:

Mở bài :

+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.

+ Khái quát cảm nhận của bản thân về nhân vật.

Thân bài :

1/ Ý khái quát :

Vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm
2/ Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề. Có thể chia nhỏ thành các ý:

+ Cuộc đời, số phận, hoàn cảnh gia đình

+ Ngoại hình

+ Tài năng

+ Tính cách, quan điểm sống,..

+ Phẩm chất

+ Diễn biến tâm trạng.

+ Hành động, lời nói

+ Mối quan hệ với cộng đồng, xã hội…

3/ Đánh giá về nhân vật:

+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh chi tiết đi gắn liền, làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật…

Kết bài: Có thể đánh giá chung về nhân vật đó, khẳng định giá trị của tác phẩm.

Dàn bài chi tiết

1. Mở bài:


- Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài, được xuất bản từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Tác phẩm nổi tiếng này được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

- Mượn nhân vật Dế Mèn với những cuộc phiêu lưu kì thú, nhà văn dẫn dắt thiếu nhi vào một thế giới tự nhiên phong phú, đầy hấp dẫn và thông qua đó giáo dục những bài học quý báu về tình bạn, về đạo lí...

- Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm ở phần đầu truyện, kể về Dế Mèn lúc mới lớn, tính tình kiêu căng, ngạo mạn, hành động bồng bột, xốc nổi... dẫn đến hậu quả tai hại khiến cho chú ân hận mãi.

2. Thân bài:

* Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn lúc mới trưởng thành:

- Được mạ cho ra ở riêng, Dế Mèn rất thích vì được sống tự do.

- Cuộc sống nhàn nhã, vui vẻ cứ thế trôi qua.

- Chẳng bao lâu, chú đã trở thành một chàng Dế Mèn đẹp mã, có sức khoẻ hơn người. (Dẫn chứng)

- Dế Mèn lấy làm kiêu hãnh, tự hào về hình dáng và tư thế của mình. (Dẫn chứng)

* Tật xấu của Dế Mèn:

- Cậy khoẻ nên thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh như mấy chị Cào Cào hoặc anh Gọng Vó...

- Tính nết hung hăng, phách lối của Dế Mèn khiến cho hàng xóm sợ hãi và xa lánh.
- Dế Mèn có thói khinh thường người khác: gọi Dế Choắt là chú mày với vẻ mỉa mai, chế giễu, coi Dế Choắt chẳng ra gì.

- Khi Dế Choắt nhờ vả thì Dế Mèn không những từ chối mà còn mắng mỏ Dế Choắt không tiếc lời.

- Dế Mèn bày trò dại dột trêu chọc chị Cốc rồi trốn vào hang sâu để cho Dế Choắt bị đòn oan, dẫn đến cái chết thảm thương.

* Thái độ ân hận và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:

- Trước lời trăn trối của Dế Choắt, Dế Mèn tỉnh ngộ nhận ra rằng: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình...

- Dế Mèn hứa trước mộ Dế Choắt là từ nay trở đi sẽ cố gắng sửa mình để thành người tử tế.

* Ý nghĩa giáo dục của đoạn văn:

- Tác giả mượn lời Dế Choắt khuyên Dế Mèn để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời nhắc nhở không nên kiêu căng, tự mãn và phải có lòng nhân ái đối với mọi người.

3. Kết bài:

- Đoạn trích trên tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật tài tình của nhà văn Tô Hoài.

- Bút pháp nhân hoá đặc sắc đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung, tượng trưng cho những đặc điểm tâm lí của độ tuổi mới lớn.

- Tài kể chuyện của nhà văn tự nhiên và sinh động, khiến câu chuyện có sức hấp dẫn lạ thường.


Bài làm tham khảo

Nhà văn Tô Hoài là một gương mặt nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, ông đóng góp cho nền văn học nước nhà rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị. Nổi bật lên hẳn trong quá trình sáng tác của ông đó chính là tập truyện “Dế Mèn phưu lưu kí”. Trong tác phẩm này nhà văn Tô Hoài đã mượn lời của một con Dế mèn để thể hiện được những quan niệm của mình về con người, về nhân sinh. Văn bản “Bài học đầu tiên” là một trích đoạn trong tập truyện này, đây là đoạn trích nói về cuộc sống của chú Dế Mèn sau khi ra sống tự lập, nhưng vì bản tính ngông cuồng, huênh hoang, coi trời bằng vung đã mang lại có Dế Mèn nhiều bài học đáng nhớ trong cuộc phưu lưu của mình.

Trước hết Dế Mèn là một chú Dế trưởng khỏe mạnh, cường tráng “tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe” và để có được một thân hình và sức khỏe như vậy là nhờ chú “ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể”. Ở Dế Mèn có một đức tính đáng được khen ngợi, đó chính là cuộc sống tự lập. Ngay khi được mẹ cho ra ở riêng thì Dế Mèn vốn vẫn rất tự tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể tự mình sống tốt. Chú đã đào cái hang vốn rất nông của mình thành một ngôi nhà rộng rãi, có đầy đủ phòng trước, phòng sau, phòng trên, phòng dưới. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi, nhưng cũng đồng thời là nơi trú ẩn mỗi khi gặp nguy hiểm. Nhưng cuộc đời vốn rất phức tạp, không hề bằng phẳng như những gì Dế mèn suy nghĩ, khi mới bước chân vào đường đời thì Dế Mèn đã có một bài học nhớ đời.

sự tự tin thái quá lại huênh hoang về sức mạnh của bản thân mà Dế Mèn tự cho mình cái quyền bắt nạt những người yếu ớt hơn mình, mà cụ thể trong văn bản này đó chính là Dế Choắt. Dế Choắt là một chú Dế nhỏ bé, yếu đuối không được mạnh khỏe cường tráng như Dế Mèn nên thường xuyên bị Dế Mèn bắt nạt. Khi Dế Choắt đưa ra đề nghị xây hai ngôi nhà thông với nhau, thì Dế Mèn không những không đồng ý mà còn buông lời mỉa mai, miệt thị Dế Choắt. Ta có thể thấy ở đây Dế Mèn đã quá kiêu căng, ỷ vào sức khỏe, vóc dáng cao lớn của mình mà coi thường người khác, gây cho người khác những tổn thương về tinh thần. Nhưng chuyện đâu có dừng lại ở đấy, Dế Mèn còn luôn nghịch ngợm, chọc phá người khác và lần này, sự chọc phá của Dế Mèn không đúng người, người gánh hậu quả thay cho Dế Mèn không phải ai khác mà chính là chú Dế Choắt đáng thương.

Không chỉ bắt nạt Dế Choắt là chú Dế yếu ớt hơn mình mà Dế Mèn còn đi trêu chị Cốc, người có sức mạnh hơn mình rất nhiều đây vừa là sự vô phép không biết trên dưới, mà còn là sự ngông cuồng vì đề cao mình mà coi thường sức mạnh của chị Cốc, chú trêu chị Cốc nhưng lại không dám đương đầu với cơn tức giận, phẫn nộ của chị Cốc mà nhát gan chui vào hang ẩn náu, và Dế Choắt đã là người nhận hình phạt thay cho Dế Mèn. Chỉ vì những trò đùa lố lăng và sự vô trách nhiệm của mình mà Dế Choắt đã phải đánh đổi bằng chính mạng sống của mình. Và cũng qua sự việc này Dế Mèn mới có thể nhìn lại và kiểm điểm bản thân, hành động của Dế Mèn tuy đáng trách nhưng xét một cách công bằng thì ta có thể thấy chú không hề cố ý, đơn thuần chỉ nghĩ đây là một trò đùa vô hại, để khi hậu quả xảy đến thì hốt hoảng, ngỡ ngàng xem cả những sự ân hận muộn màng.

Cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, hối hận về những hành động của mình. Những người độc giả tuy phẫn nộ, không đồng tình với cách hành xử của Dế Mèn nhưng qua sự ân hận của chú thì chúng ta lại muốn thử cho Dế Mèn một cơ hội xem chú đã sửa chữa và thay đổi cuộc đời mình như thế nào. Ta có thể thấy trong những chặng đường tiếp theo của Dế Mèn thì chú đã phải trải qua rất nhiều những sóng gió cũng như thăng trầm của cuộc đời mình, đó là khi vô tình rơi vào tay của một cậu bé nghịch ngợm, ham vui để trở thành một chú Dế chọi. Vốn kiêu ngạo nay lại trở thành thú vui tiêu khiển của kẻ khác hẳn Dế Mèn cũng có những bài học nhất định cho mình.

Bài học đường đời đầu tiên là một trong những đoạn trích hay nhất trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí bởi đây là bài học cho tất cả chúng ta với rất nhiều ý nghĩa. Đó chính là việc hãy biết sống một cách khiêm nhường, biết quan tâm tới mọi người xung quanh và không được tự mãn bởi bất cứ điều gì, phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.



III. Hướng dẫn về nhà

- Hoàn thành bài tập

- Chuẩn bị chủ đề đọc – hiểu: Trẻ em















Ngày soạn​
Ngày giảng​
Lớp​
Điều chỉnh ngày giảng​
11/10/2021​
18,20,22/10/2021​
6D​


THÁNG 10 – TUẦN 3

CHỦ ĐỀ ĐỌC - HIỂU: CHỦ ĐỀ: TRẺ EM

VIẾT:
“Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình”

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
Rèn kĩ năng làm phần đọc – hiểu theo chủ đề: Trẻ em và kĩ năng viết bài văn cảm nghĩ về một nhân vật văn học

2. Năng lực:

- Năng lực chung:
Hợp tác và giao tiếp, tự chủ và tự lực

- Năng lực đặc thù:

+ Đọc – hiểu ngữ liệu ngoài SGK và kỹ năng trình bày các câu hỏi

+ Sử dụng Tiếng Việt viết đoạn văn, bài văn thể hiện những suy nghĩ bản thân về vấn đề gợi ra từ ngữ liệu và đoạn trích

+ Tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức học hỏi , học tập bộ môn

TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

Phần I: Đọc hiểu


“ Tôi gặp em khi đến thăm trường giáo dưỡng. Đó là một em bé nhanh nhẹn, vui vẻ, có đôi mắt to thông minh. Khi được hỏi vì sao lại ở đây, em đã kể cho tôi nghe về tuổi thơ của mình. Khi mới sinh, cha mẹ đặt tên em là Phan Văn Thái. Lúc trở thành trẻ bụi đời, đồng bọn gọi em là Ba Chẽ, bởi sau một lần đánh nhau, một bàn tay của em chỉ còn ba ngón. Với cái tên ấy đã nói lên cuộc sống phiêu bạt, bất hạnh của Thái. Đến nay, em mới tròn 13 tuổi, nhưng tuổi thơ của em đã đầy những bất hạnh, tủi hờn và cả tội lỗi. Năm em lên 4 tuổi, bố mẹ li hôn, cả hai đều bỏ em đi tìm hạnh phúc riêng. Em được bà ngoại nuôi dưỡng. Khi bà già không đủ sức làm nuôi cháu nữa, em phải rửa bát thuê kiếm sống. Chứng kiến cảnh làm lụng vất vả của chú bé đang tuổi cắp sách đến trường, một bà tốt bụng đã đem em về nuôi. Do không được dạy bảo chu đáo, một năm sau em đã lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, bỏ lên Hà Nội và trở thành kẻ bụi đời chuyên cướp giật ở cầu Long Biên. Phải mất một thời gian các trinh sát mới bắt quả tang cậu bé đã gây bao phiền toái cho khách qua cầu. Tại cơ quan Công an, Thái thú nhận: “ Mỗi ngày cháu tham gia cướp giật ở cầu Long Biên từ một đến hai vụ. Số tiền cướp được dùng để ăn uống, tối đến cháu ngủ ở gầm cầu. Tôi hỏi em: “ Ở đây thế nào ?”. Em hồn nhiên trả lời: “ Thích lắm chú ạ. Cháu được ăn uống đầy đủ, được đi học, lại chẳng phải lo tìm chỗ ngủ mỗi khi trời mưa.”

( Phỏng theo Kim Quý – Báo Công an Nhân dân, ngày 22/12/2000 )

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện trên ?

Câu 2. Nêu nội dung của câu chuyện ?

Câu 3. Nguyên nhân nào khiến tuổi thơ của Thái đầy những bất hạnh, tủi hờn và cả tội lỗi?

Câu 4. Từ câu chuyện trên, gửi đến chúng ta những thông điệp gì ?

Phần II: Làm văn

Câu 1:
Từ nội dung của đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu về) quyền trẻ em.

Câu 2: Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình việc chăm sóc, lắng nghe, thấu hiểu của cha mẹ với con cái.

* Gợi ý trả lời

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1.
PTBĐ: Tự sự

Câu 2. Nội dung: Tuổi thơ bất hạnh, tủi hờn của Thái và ý nghĩa về quyền và bổn phận của trẻ em trong cuộc sống.

Câu 3. Nguyên nhân:

+Ba mẹ li hôn ai lo tìm cuộc sống của người ấy. Em phải ở với bà ngoại, già yếu, không đủ sức nuôi cháu

+ Thái không được đi học, không được dạy dỗ chu đáo, phải kiếm sống nuôi thân từ rất sớm....

Câu 4.

- Thông điệp:

+ Ý nghĩa cuộc sống gia đình đối với mỗi đứa trẻ.

+ Cần tạo điều kiện để các quyền của trẻ em được tôn trọng và thực hiện đầy đủ.

+ Có hành động thiết thực ( yêu thương, quan tâm, bênh vực, bảo vệ, giúp đỡ, sẻ chia ) với những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ, yếu thế hơn mình,...

+ Tôn trọng, đối xử thân thiện, công bằng và tạo điều kiện dể mọi trẻ em được hưởng quyền lợi đó.

+Yêu thương, chăm sóc, quan tâm tới trẻ trong mọi điều kiện có thể và bằng hành động thiết thực ( tuyên truyền, quyên góp, miễn giảm, cưu mang, nuôi dưỡng,…)

+ Trân trọng, bảo vệ, giữ gìn mái ấm gia đình bằng việc làm thiết thực của mỗi cá nhân,...

+ Phản đối, lên án các hành vi xâm phạm quyền trẻ em

+ Tích cực tuyên truyền, thực hiện tốt quyển trẻ em.

* Phần II. Làm văn

Câu 1:


- Mở đoạn: Dẫn dắt được vấn đề: Giới thiệu về nội dung quyền trẻ em.

- Thân đoạn:

+ Giải thích vấn đề: quyền trẻ em là gì?

+ Biểu hiện của quyền trẻ em

+ Vai trò, ý nghĩa củaquyền trẻ em

(HS biết dùng một vài dẫn chứng trong các văn bản quy định về quyền trẻ em)tr

- Kết đoạn:

+ Mở rộng vấn đề: liên hệ với thực tế

+ Rút ra bài học cho bản thân: nhận thức của bản thân mình và hành động

Câu 2:

Đảm bảo cấu trúc của một bài văn ): Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài : nêu vấn đề. Thân bài trình bày ý kiến về vấn vấn đề trong đời sống gia đình theo một trình tự hợp lí; Kết bài khẳng định lại vấn đề.

Xác định đúng yêu cầu bài viết: trình bày ý kiến về vấn vấn đề trong đời sống gia đình

Triển khai bài viết: Có thể triển khai theo hướng sau:

+ Các biểu hiện cụ thể của vấn đề: Gia đình có vai trò quan trong với mỗi người: nơi con người sinh ra, nuôi dưỡng ta trưởng thành, nơi chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, nơi tạo động lực cho ta tiến bộ...Nhưng thực tế còn những vấn đề nảy sinh như

(lấy dẫn chứng cụ thể để thấy được vấn đề mình viết là vấn đề có ý nghĩa)

+ Nêu tác dụng của việc giải quyết vấn đề được bàn sẽ có ý nghĩa với các thành viên trong gia đình

+ Trình bày mong muốn, những kiến giải của người viết để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương, gia đình hạnh phúc, vui vẻ…

Bài làm tham khảo

Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.

Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.

Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

III. Hướng dẫn về nhà

- Hoàn thành bài tập

- Chuẩn bị chủ đề đọc – hiểu: Gia đình



















































































































































Ngày soạn​
Ngày giảng​
Lớp​
Điều chỉnh ngày giảng​
18/10/2021​
25,27,29/10/2021​
6D​


THÁNG 10 – TUẦN 4

CHỦ ĐỀ ĐỌC - HIỂU: CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

VIẾT: Trình bày cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương


Thời gian thực hiện: 5 tiết


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:
Rèn kĩ năng làm phần đọc – hiểu theo chủ đề: Gia đình và kĩ năng viết bài văn cảm nghĩ về một nhân vật văn học

2. Năng lực:

- Năng lực chung:
Hợp tác và giao tiếp, tự chủ và tự lực

- Năng lực đặc thù:

+ Đọc – hiểu ngữ liệu ngoài SGK và kỹ năng trình bày các câu hỏi

+ Sử dụng Tiếng Việt viết đoạn văn, bài văn thể hiện những suy nghĩ bản thân về vấn đề gợi ra từ ngữ liệu và đoạn trích

+ Tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức học hỏi , học tập bộ môn

II. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

Phần I: Đọc hiểu


Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của các văn bản trên.

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài ca dao trên? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3. Nội dung của bài ca dao trên là gì?

Câu 4. Từ những lời nhắn nhủ trong các bài ca dao, em hãy kể ra những việc làm của bản thân thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình. ( Kể tối thiểu 02 việc làm của em)

* Phần II: Làm văn

Câu 1:
Từ nội dung của bài ca dao trên em hãy viết đoạn văn từ (7đến 10 câu) về tình cảm gia đình

Câu 2: Trình bày cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương trong văn bản “Bức tranh vủa em gái tôi”



* Gợi ý làm bài

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

  • Câu 2:
  • - BPTT: So sánh
  • - Tác dụng của biện pháp so sánh:
  • - Hình ảnh so sánh cụ thể, phù hợp: lấy cái to lớn mênh mông, vô tận để so sánh với công lao cha mẹ.
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu ca dao.

+ Nhấn mạnh sự hi sinh , công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

+ Nhấn mạnh hơn lời khuyên của tác giả dân gian đối với thế hệ con cháu muôn đời.

Câu 3.

- Vẻ đẹp tâm hồn người Việt

  • Trân trọng, đề cao tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình anh em, hướng về cội nguồn,
  • Sống ân nghĩa, thủy chung.
Câu 4. HS nêu được các việc làm của bản thân thể hiện tình cảm với người thân trong gia đình, vun đắp tình cảm gia đình.

Có thể như:

  • - Ngoan ngoãn, vâng lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ.
  • - Phụ giúp ông bà, cha mẹ các việc nhỏ phù hợp với sức mình.
  • - Thường xuyên hỏi thăm tình hình sức khoẻ ông bà, cha mẹ khi ở xa;
  • - Chăm sóc, phụng dưỡng khi ông bà, cha mẹ đau ốm,
- Tranh thủ thời gian về đoàn tụ với gia đình vào các dịp

* Phần II: Làm văn

Câu 1:


- Mở đoạn: Dẫn dắt được vấn đề: Giới thiệu về nội dung tình cảm gia đình.

- Thân đoạn:

+ Giải thích vấn đề: Tình cảm gia đình là gì?

+ Biểu hiện của tình cảm gia đình

+ Vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình

(HS biết dùng một vài dẫn chứng trong văn học hay trong thực tế để làm rõ vai trò của tình cảm gia đình)

- Kết đoạn:

+ Mở rộng vấn đề: liên hệ với thực tế

+ Rút ra bài học cho bản thân: nhận thức của bản thân mình và hành động

Câu 2:

* Phần Mở bài
- Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên tiền phong.
- Câu chuyện nói về tình cảm, suy nghĩ của người anh với cô em gái Kiều Phương của mình.
- Tuy chỉ xuất hiện qua lời kể và qua tâm trạng của người anh, nhưng nhân vật Kiều Phương đã để lại ấn tượng rất đẹp trong em.
* Phần Thân bài
a). Em yêu thích nhân vật Kiều Phương vì Kiều Phương là cô bé hồn nhiên và ngây thơ.
- Sự hồn nhiên và ngây thơ trước hết thể hiện ở chỗ Kiều Phương vui vẻ nhận biệt hiệu là “Mèo". Kiều Phương còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè.
- Sự hồn nhiên ngây thơ còn thể hiện ở chỗ Kiều Phương hay lục lọi các đồ vật trong nhà một cách thích thú.
- Kiều Phương “vênh mặt” trả lời hồn nhiên “Mèo mà lại! Em không phá là được.,” khi người anh trai tỏ vẻ khó chịu “Này, em không để chúng nó yên được à!"
- Kiều Phương vừa làm những việc bố mẹ phân công vừa hát vui vẻ.
- Tất cả những chi tiết trên đều nói lên Kiều Phương là nhân vật luôn hồn nhiên ngây thơ và đáng yêu. Chính vẻ hồn nhiên ngây thơ này mà nhân vật Kiều Phương đã để lại trong em những tình cảm rất đẹp.
b). Kiều Phương là cô bé có tài năng hội họa
- Kiều Phương là người có lòng say mê hội họa. Tự mình, Phương cho ra thuốc vẽ với nhiều màu khác nhau: đỏ, vàng, xanh, đen,... Chĩ cần qua chi tiết mà người anh trai Kiều Phương kế lại việc chế ra thuốc vẽ màu đen, ta cũng đủ thấy Kiều Phương say mê hội họa như thế nào: “Một hôm, tôi gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào, các đít xoong chảo bị nó cạo trổng cả”.
- Kiều Phương là cô bé có tài hội họa. Qua lời khen của họa sĩ Tiến Lê và qua sự ngạc nhiên của ba mẹ Kiều Phương thôi, ta cũng thấy rõ điều đó.
+ Họa sĩ Tiến Lê nói với ba của Kiều Phương: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?”
- Ba của Kiều Phương thì hết sức ngạc nhiên: “Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó. cái con Mèo hay lục lọi ấy!”, “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.”
- Mẹ của Kiều Phương thì không kìm được xúc động trước lời khen của họa sĩ Tiến Lê dành cho con gái mình.
- Tài hội họa đó được thể hiện qua sáu bức tranh mà họa sĩ Tiến Lê đã quan sát và nhận xét.
- Tài hội họa của Kiều Phương được khẳng định qua bức tranh Phương đoạt giải nhất trong trại thi vẽ quốc tế.
Sự tài năng hội họa của Kiều Phương có được nhờ vốn bẩm sinh cộng với lòng yêu thích say mê nghệ thuật của Phương.
c). Kiều Phương là cô bé có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu
- Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm thật trong sáng. Chính anh trai Kiều Phương đã phải nói về em gái của mình: “Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ dang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Chi một lời nói, một cử chi cũng đủ nói lên Kiều Phương có tình cảm trong sáng và đáng yêu.
- Phải là người có tình cảm trong sáng và nhân hậu, Kiều Phương mới vẽ được tranh về anh trai mình đẹp và có ý nghĩa như vậy:
“Trong tranh, một chủ bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú kì nhông chỉ sự suy tư mà còn mơ mộng nữa”,
- Lời người anh trai muôn nói với mẹ mình ở cuối tác phẩm chính là lời khẳng định về tâm hồn của Kiều Phương: “Không phải con dâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu cứa em con đấy".
*. Phần Kết bài
- Nhân vật Kiều Phương trong truyện không chỉ là người có tài hội họa mà còn có tấm lòng nhân hậu. Chính tấm lòng trong sáng và nhân hậu của người em đã làm cho người anh trai nhìn rõ hơn về mình, để vượt lên những hạn chế của bản thân. Nhân vật người anh trai có thể hoàn thiện mình hơn nhờ tấm chân tình của người em gái hồn nhiên và đáng yêu.
- Kiều Phương là tấm gương sáng cho em: phải say mê trong học tập cũng như trong việc thực hiện những ước mơ hoài bão của mình thì mới có được thành công.
- Trong cuộc sống, ta không tự ti, mặc cảm và ích kỉ, nhỏ nhen. Ta cần vượt lên chính mình trong mọi hoàn cảnh để cuộc sống tốt đẹp luôn đến với chúng ta.

III. Hướng dẫn về nhà

- Hoàn thành bài tập

1681059591636.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM--GIAO AN BDHSG VAN 6.doc
    142.5 KB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề văn 6 bộ đề văn lớp 6 các dạng đề văn 6 các đề thi ngữ văn 6 giữa học kì 1 chuyên đề ngữ văn 6 violet chuyên đề văn 6 học kì 2 chuyên đề văn 6 kì 1 download đề văn lớp 6 giáo án chủ đề ngữ văn 6 violet giáo án chủ đề văn 6 kì 1 ngữ văn 6 bài chủ đề và dàn soạn đề cương ngữ văn 6 học kì 1 tài liệu dạy anh văn lớp 6 tài liệu dạy thêm văn 6 tài liệu bồi dưỡng văn 6 tài liệu môn văn 6 tài liệu ngữ văn 6 chân trời sáng tạo tài liệu ngữ văn lớp 6 tài liệu on tập ngữ văn 6 tài liệu tham khảo ngữ văn 6 tài liệu tham khảo văn 6 tài liệu văn 6 văn 6 cánh diều đề 6 bài văn số 7 lớp 9 đề anh văn lớp 6 đề bài văn lớp 6 đề bài văn số 6 lớp 8 đề bồi dưỡng văn 6 đề cương anh văn lớp 6 học kì 1 đề cương môn ngữ văn lớp 6 kì 1 đề cương môn văn 6 học kì 2 đề cương môn văn lớp 6 học kì 1 đề cương ôn tập ngữ văn 6 kì 1 đề cương ôn tập văn 6 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 violet đề cương ôn tập văn 6 kì 1 đề cương văn 6 học kì 1 đề cương văn 6 kì 1 đề cương văn 6 kì 2 đề cương văn lớp 6 kì 1 đề giữa kì văn 6 đề khảo sát chất lượng giữa kì 1 văn 6 đề khảo sát giữa kì 1 văn 6 đề kiểm tra 1 tiết văn 6 học kì 1 đề kiểm tra 1 tiết văn 6 kì 2 đề kiểm tra 15 phút văn 6 kì 1 đề kiểm tra anh văn 6 học kì 1 đề kiểm tra anh văn lớp 6 giữa kì 1 đề kiểm tra cuối kì 1 văn 6 đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 6 violet đề kiểm tra giữa kì 1 văn 6 cánh diều đề kiểm tra giữa kì 1 văn 6 violet đề kiểm tra ngữ văn 6 học kì 1 violet đề kiểm tra văn 6 đề kiểm tra văn 6 15 phút đề kiểm tra văn 6 giữa kì 1 đề kiểm tra văn 6 kết nối tri thức đề kiểm tra văn 6 kì 1 đề kiểm tra văn lớp 6 đề kiểm tra văn lớp 6 giữa kì 1 đề ngữ văn 6 đề ngữ văn 6 giữa kì 1 đề ngữ văn lớp 6 đề ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 đề on tập ngữ văn 6 học kì 2 đề ôn văn lớp 6 đề thi anh văn 6 học kì 1 đề thi anh văn 6 học kì 2 đề thi anh văn giữa kì 1 lớp 6 đề thi anh văn lớp 6 giữa học kì 1 đề thi anh văn lớp 6 giữa kì 1 đề thi anh văn lớp 6 học kì 1 2018 đề thi anh văn lớp 6 học kì 1 2020 đề thi giữa kì 1 anh văn 6 đề thi giữa kì 1 môn anh văn lớp 6 đề thi giữa kì 1 môn văn 6 đề thi giữa kì 1 ngữ văn 6 cánh diều đề thi giữa kì 1 văn 6 cánh diều đề thi giữa kì 1 văn 6 năm 2019 đề thi giữa kì 1 văn 6 violet đề thi giữa kì ngữ văn lớp 6 cánh diều đề thi giữa kì văn 6 cánh diều đề thi giữa kì văn 6 kết nối tri thức đề thi giữa kì văn 6 kì 1 đề thi hk2 văn 6 năm 2020 đề thi học kì 1 môn ngữ văn 6 violet đề thi học kì 1 văn 6 violet đề thi học kì 2 văn 6 mới nhất đề thi học sinh giỏi văn 6 kì 1 đề thi học sinh giỏi văn 6 mới nhất đề thi hsg văn 6 bắc giang đề thi hsg văn 6 cấp thành phố đề thi hsg văn 6 mới nhất đề thi hsg văn 6 năm 2019 đề thi hsg văn 6 năm 2021 đề thi hsg văn 6 violet đề thi kì 1 anh văn 6 đề thi kì 2 văn 6 violet đề thi kiểm tra văn giữa kì 1 lớp 6 đề thi lớp 6 kì 1 môn văn đề thi môn văn 6 giữa kì 2 đề thi môn văn 6 học kì 2 đề thi ngữ văn 6 học kì 1 năm 2017 đề thi ngữ văn 6 học kì 1 violet đề thi olympic văn 6 đề thi olympic văn 6 năm 2019 đề thi văn 6 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 6 giữa học kì 1 đề thi văn 6 giữa kì 1 đề thi văn 6 giữa kì 1 có đáp án đề thi văn 6 kì 1 đề thi văn 6 kì 1 có đáp án đề thi văn 6 kì 2 đề thi văn 6 kì 2 năm 2020 đề thi văn 6 kì 2 violet đề thi văn 6 năm 2020 đề thi văn 6 năm 2021 đề thi văn giữa kì 1 lớp 6 năm 2021 đề thi văn lớp 6 giữa kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 6 giữa kì 1 năm 2021 đề thi văn lớp 6 kết nối tri thức đề thi văn lớp 6 kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 6 môn đề văn 6 đề văn 6 cánh diều đề văn 6 chân trời sáng tạo đề văn 6 có ma trận đề văn 6 có đáp án đề văn 6 cuối kì 1 đề văn 6 cuối kì 2 đề văn 6 giữa kì 1 đề văn 6 giữa kì 1 kết nối tri thức đề văn 6 giữa kì 2 đề văn 6 học kì 1 đề văn 6 học kì 2 đề văn 6 học sinh giỏi đề văn 6 kể chuyện tưởng tượng đề văn 6 kết nối tri thức đề văn 6 kì 1 đề văn 6 kì 1 kết nối tri thức đề văn 6 kì 2 đề văn 6 trực tuyến đề văn giữa kì 1 lớp 6 đề văn kì 1 lớp 6 đề văn kiểm tra học kì 1 lớp 6 đề văn lớp 6 đề văn lớp 6 có đáp án đề văn lớp 6 cuối kì 1 đề văn lớp 6 giữa học kì 1 đề văn lớp 6 giữa kì 1 đề văn lớp 6 hay đề văn lớp 6 hk2 đề văn lớp 6 học kì 1 đề văn lớp 6 học kì 2 đề văn lớp 6 học kì 2 có đáp án đề văn lớp 6 học kì 2 năm 2020 đề văn lớp 6 học kì 2 năm 2021 đề văn lớp 6 kì 1 đề văn lớp 6 kì 2 đề văn lớp 6 lên lớp 7 đề văn lớp 6 năm 2021 đề văn lớp 6 tả người thân đề văn lớp 6 thi giữa kì 2 đề văn lớp 6 thi học kì 1 đề văn số 6 lớp 11 đề văn số 6 lớp 12 đề văn số 6 lớp 7 đề văn số 6 lớp 8 đề văn số 6 lớp 9 đề văn thi giữa học kì 1 lớp 6 đề văn thi giữa kì 1 lớp 6 đề văn thi vào lớp 6 năm 2020 đề văn vào lớp 6 đề viết văn số 6 lớp 10 đề viết văn số 6 lớp 9 đề đọc hiểu ngữ văn 6 kì 1 đề đọc hiểu văn 6 kì 1 đề đọc hiểu văn 6 ngoài chương trình
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,080
    Bài viết
    40,520
    Thành viên
    154,128
    Thành viên mới nhất
    Hoàn271287
    Top