Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 422

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,427
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Tổng ôn văn học 12 FULL tác phẩm RẤT HAY, TÓM TẮT được soạn dưới dạng file word gồm 59 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tổng ôn văn học 12 FULL tác phẩm



Bài 1: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân

Phần chung

Tác giả Nguyễn Tuân:
Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại lại thuộc về Nguyễn Tuân. "Ông là một trong mấy nhà nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX" (Nguyễn Ðình Thi). Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng, xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. Sáng tác của ông tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên các giá trị mới.

Ðọc văn ông, người đọc không chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh... Thực tế ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú, có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ðời viết văn hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng, hời hợt; mà ngược lại, luôn nghiêm khắc với chính mình. Ðây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".



Tùy bút Người lái đò sông Đà:

- Hoàn cảnh sáng tác:
Là kết quả của chuyến đi thực tế đầy hào hứng và gian khổ khi lên mảnh đất Tây Bắc rộng lớn và xa xôi, không chỉ để thỏa mãn cơn đói của thú xê dịch mà chủ yếu là tìm chất vàng của thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa của con người lao động và chiến đấu của miền đất TB. Với cảm hứng được gợi nên từ những nét đẹp và đặc biệt của chính dòng sông này:

“Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”

Hay:

“ Chúng thuỷ giai Đông tẩu

Đà giang độc bắc lưu”


Viết Sông Đà nhà thơ muốn đề thơ, phổ nhạc vào sông nước quê hương. Cảm hứng sông Đà đã thành nghệ thuật, “thành một gợi cảm mênh mang” về sông quê, về con người Việt Nam. Và ông cũng là một “Đà giang độc bắc lưu” trên bình diện nghệ thuật.

- Đặc sắc nghệ thuật: Tuỳ bút pha bút kí, kết cấu kinh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hoá và nghệ thuật vào trong tác phẩm. Nhân vật mang phong thái đời thường giản dị. Bút pháp: hài hoà hiện thực với lãng mạn. Ngôn ngữ: hiện đại có pha ngôn ngữ xưa. Với tay bút nở hoa đã cho vị thế xứng đáng là một trong số những tùy bút hàng đầu của văn học VN hiện đại.



Phân tích hình tượng nhân vật con sông Đà

MB.


Đất nước VN ta với trăm sông nghìn núi. Biết bao nhiêu con sông đã bước vào thơ ca, khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong số những dòng sông ấy, ta phải kể đến con sông Đà. Nó là đối tượng cảm hứng của các bậc tao nhân mặc khách nhưng có lẽ đến với NT, sông Đà mới thực sự trở nên chân thực sống động. Là nhà văn cả đời theo chủ nghĩa duy mĩ, trước CM ông đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng. Sau CMT8, NT lại tìm thấy cái đẹp ở ngay trong cuộc sống nhân dân lao động. Ông gọi đó là “chất vàng mười đã qua thử lửa” còn theo Nguyễn Minh Châu đó là “viên ngọc ẩn giấu trong chiều sâu tâm hồn của con người VN”. Toàn bộ vẻ đẹp ấy ánh lên trong thiên tùy bút “Sông Đà” sáng tác năm 1958 – 1960 với linh hồn là bài kí “Người lái đò sông Đà”. Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, ngòi bút của NT đã nở hoa trên dòng sông văn chương của mình.

TB.

1. Tình yêu riêng biệt của Nguyễn Tuân giành cho Tây Bắc và sông Đà.


Khác với những người nghệ sĩ cùng thời, đến với mảnh đất Tây Bắc – mảnh đất trước cách mạng, Nguyễn Tuân đã từng đặt chân, ông ào đến như nai về suối cũ và đã có những áng văn rất đẹp như những bài thơ trữ tình viết về thiên nhiên nơi đây. Đến với trang văn của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp thiên nhiên Tây Bắc diễm lệ bởi nơi ấy có thung lũng lúa chín vàng, có đá chìm đá nổi, có gió cuốn mây bay, có nắng vàng rực rỡ… Nhưng Nguyễn chỉ say mê dùng bút lực của mình để mô tả Đà giang bởi với ông, Đà giang là nơi hội tụ tập trung nhất vẻ đẹp của núi sông Tây Bắc. Đến với Tây Bắc là phải đến với sông Đà. Chỉ đến khi gặp được sông Đà mới thấy hết được thần thái của núi sông hùng vĩ, diễm lệ. Vì vậy, Nguyễn Tuân say sưa viết về con sông Đà và đã đặt tên cho 15 bài kí của mình là Tùy bút “Sông Đà”. Để đặc tả nhân vật trữ tình này, Nguyễn đã sử dụng chủ yếu nghệ thuật nhân hóa để viết về Đà giang. Ông viết về Đà giang như đang ngồi khai lí lịch cho đứa con tinh thần của mình. Ông thổi hồn mình vào sông Đà. Con sông ấy qua ngòi bút của Nguyễn Tuân như oằn mình, cựa quậy trên từng trang viết. Có thể khẳng định sông Đà đẹp hơn cả, trở về đúng với bản tính của mình chỉ đến khi gặp được ngòi bút của Nguyễn. Ông không viết “khơi nguồn” mà ông viết “khai sinh”. Ông không viết con sông Đà chảy từ Trung Quốc vào VN mà ông viết sông Đà “xin nhập quốc tịch Việt Nam”. Ông không viết sông Đà trải rộng ra trên lãnh thổ nước ta mà viết “sông Đà trưởng thành dần lên”… Với cách viết này, Đà giang thực sự trở thành một nhân vật, trở thành một hình thể, một cơ thể sống và Nguyễn xứng đáng là một nhà ngôn ngữ bậc thầy, xứng đáng được văn giới cùng thời mệnh danh là người chẻ sợi tóc làm tư.



2, Cái ngông của sông Đà gặp cái ngông của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân còn chọn Đà giang bởi ông là một nhà xê dịch, một chủ nghĩa xê dịch. Đề tài xê dịch được du nhập từ văn học phương Tây. Nguyễn chịu ảnh hưởng lớn bởi nhà văn Pháp A.Gide – một người đi đầu trong chủ nghĩa xê dịch ở Pháp. Người viết về đề tài xê dịch thường viết về đường xá, xe cộ, sông nước, thác dữ. Mảnh đất Tây Bắc là nơi có Đà giang dữ dội. Con sông ấy đã từng bước vào trong thơ Nguyễn Quang Bích:

“Chúng thủy giai đông tẩu

Đà giang độc Bắc lưu”


Khi tất cả dòng sông đều chảy về hướng Đông, riêng con sông Đà lại chảy về hướng Bắc. Một con sông đầy cá tính gặp một nhà văn phong cách cũng rất lạ mà giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã đóng đanh trong một chữ ngông và trên diễn đàn văn chương Việt Nam xuất hiện những áng văn tuyệt bút viết về sông nước.

Người viết về đề tài xê dịch cũng rất thích đi đó đây để thay đổi thực đơn trong nhãn quan tâm hồn mình. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông không thích những gì gọi là nhàm chán. Ta thấy đây là sự đồng điệu trong tâm hồn những người nghệ sĩ lớn bởi Ma-xim Gor-ky nói “cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật”. Nam Cao trong “Đời thừa” cũng từng viết: “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.” Chính sự đặc sắc của Đà giang đã hấp dẫn ngòi bút của Nguyễn Tuân, trở thành nguồn cảm hứng bất tận để thăng hoa những sở trường, phong cách rất ngông của mình.



3, Vẻ đẹp của sông Đà.

Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn ưa cảm giác mạnh. Với Nguyễn, đã là đẹp phải đẹp tuyệt mĩ, đã là dữ dội phải dữ dội đến khác thường, đến tột đỉnh. Ông không thích những gì tầm thường. Con sông Đà đáp ứng được hai xúc cảm của Nguyễn Tuân vì con sông Đà mang trong mình hai tính cách trái ngược nhưng thống nhất với nhau. Ở phần thượng lưu, con sông vô cùng hung bạo, dữ dội. Nhưng ở hạ nguồn, nó lại toát lên một vẻ đẹp rất trữ tình, thơ mộng.



3.1 Con sông Đà hung bạo.

Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong thiên tùy bút này. Sông Đà hung bạo, lắm thác nhiều ghềnh:

“Đường lên Mường Lễ bao xa

Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”


(Ca dao)

Sự hung bạo ấy còn được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, một dòng chảy riêng, không khuôn mình vào lẽ thường. Như đã nói ở trên, sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, xin nhập quốc tịch Việt Nam. Nó phải trải qua rất nhiều triền núi đá. Vì vậy, ở phần thượng lưu của sông Đà có rất nhiều thác dữ, nhiều luồng chết, nhiều vực xoáy… Từ đó, Nguyễn đã tìm thấy những tính cách hung bạo khác thường của dòng sông. Nhưng khi xuôi về phần hạ lưu, lòng sông như được mở rộng ra, con thác không còn nữa, dòng nước trôi êm đềm, hiền hòa qua đôi bờ cỏ cây tươi tốt và sông Đà lại hiện lên vô cùng lãng mạn, thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra, Nguyễn nhìn thấy sự hung bạo của con sông Đà không chỉ tập trung ở thác dữ, ở luồng chết, ở vực xoáy. Ông còn nhìn thấy sự hung bạo ấy ở những quãng sông huyền bí, hoang vu đặt giữa điệp trùng của núi rừng Tây Bắc.



1687796982641.png


THẦY CÔ, các em TẢI NHÉ!

 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---tài liệu tổng ôn tập văn 12.docx
    140.5 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng chuyên sâu các chuyên đề văn 12 các chuyên đề ngữ văn 12 chuyên văn 12 chuyên đề 12 lý luận văn học chuyên đề anh văn 12 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 pdf chuyên đề dạy học ngữ văn 12 chuyên đề học sinh giỏi văn 12 chuyên đề lí luận văn học lớp 12 chuyên đề nghị luận văn học 12 chuyên đề ngữ văn 12 chuyên đề văn 11 chuyên đề văn 12 chuyên đề văn học 12 chuyên đề văn lớp 12 chuyên đề văn xuôi lớp 12 chuyên đề đọc hiểu ngữ văn 12 chuyên đề đọc hiểu văn 12 giáo án chuyên đề ngữ văn 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,416
    Bài viết
    37,885
    Thành viên
    141,127
    Thành viên mới nhất
    hchang

    Thành viên Online

    Top