Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP TÀI LIỆU Những bài văn hay về vợ nhặt, phân tích vợ nhặt chi tiết UPDATE 2024 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file PDF, WORD gồm các links trang. Các bạn xem và tải những bài văn hay về vợ nhặt, phân tích vợ nhặt chi tiết về ở dưới.

TOÀN BỘ TÀI LIỆU TUYỂN TẬP TÀI LIỆU Những bài văn hay về vợ nhặt ĐÃ MÃ HÓA LINK TẢI. VUI LÒNG CLICK VÀO DOWNLOAD, ĐỢI THỜI GIAN CHUYỂN!

VANHAY122.png


Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt

Truyện lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Tràng - một thanh niên nghèo, lại là dân ngụ cư, trong một lần đẩy hàng đã tình cờ có được vợ. Cô vợ nhặt đã tình nguyện theo Tràng chỉ sau một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Tràng đưa “thị” về giữa cảnh đói khát đang tràn đến xóm ngụ cư. Bà cụ Tứ thấy con có vợ thì vừa mừng vừa tủi cho thân phận nghèo khó của mình và thương con, thương nàng dâu đói khổ. Họ sống với nhau trong cảnh đói nghèo nhưng hạnh phúc và tin rằng: Việt Minh về làng, họ sẽ đi phá kho thóc Nhật, lấy lại thóc gạo để cứu sống mình.

Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt

so-do-tu-duy-vo-nhat-1

so-do-tu-duy-vo-nhat-22


Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng

*Tràng là người dân lao động nghèo, “nhặt” được vợ trong thời buổi đói khát:

- Bản thân anh là dân ngụ cư, dân ăn nhờ, ở đậu.

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


YOPO.VN---vợ nhặt.pdf

1712726596394.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---VỢ NHẶT- TÌNH HUỐNG TRUYỆN.pdf

1712726625372.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---TTS - TẬP SAN SỐ 8 - VỢ NHẶT - 2K5 _3.pdf

1712726658954.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


YOPO.VN---Truyen-ngan-Vo-nhat.pdf



Vợ nhặt

Trước kia mỗi chiều, cứ vào lúc chạng vạng mặt người thì Tràng đi làm về. Hắn
bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những
người ngụ cư vào trong bến. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mất nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai
bên quai hàm bạch ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào
cũng nhấp nhính những ý nghĩ gì vừa lí thú vừa dữ tợn. Hắn có tật vừa đi vừa
nói. Hắn lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ. Trẻ con trong xóm, cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn từ dốc chợ đi
xuống là ùa cả ra vây lấy hắn, reo cười váng lên: - A a a... Anh Tràng! Anh Tràng đã về chúng mày ơi!
- Anh Tràng ơi bế em mấy... - Anh Tràng ơi đã uống rượu chưa?
1712726692341.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---phân tích vợ nhặt.pdf


Phân tích ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật

của truyện Vợ nhặt (Kim Lân)

BÀI LÀM 1
Nông thôn và nông dân vốn là đề tài quen thuộc của thể loại truyện ngắn
tưf xưa và nay. Dù ta phân loại dòng văn học tiểu thuyết theo phương diện
nào cũng không thể bỏ qua dòng tiểu thuyết về nông thôn. Với đề tài đó,
nhiều nhà văn đã trở nên nổi tiếng và học cũng đã cho ra đời nhiều tác phẩm
có giá trị. Chẳng hạn trước Cách mạng tháng Tám có tác phẩm Tắt đèn của
Ngô Tất Tố, tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, rồi tác phẩm Con trâu của
Trần Tiêu...Những tác phẩm này đã được viết với nội dung đơn giản nhưng
mang tư tưởng khá sâu sắc. Trong số những nhà văn viết về nông thôn đó,
có một người tuy viết sau và viết ít, nhưng khi tác phẩm vừa ra đời thì đã
cho mọi người ưa thích và hoan nghênh. Đó chính là truyện ngắn Vợ nhặt
của nhà văn Kim Lân. Với truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã viết rất chân
thật và hết sức sắc sảo và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Thông thường một tác phẩm chỉ có thể đứng vững khi nhà văn có nội
dung mới, cách nói mới. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân cũng vậy.

Trước hết, mới qua cái tựa đề Vợ Nhặt thôi mà nó cũng đã mang lớp ý
nghĩa, nó gây cho độc giả một sự chú ý hết sức đặc biệt trước khi thưởng
thức tác phẩm. Bởi xưa nay trên thế gian người ta nói là nhặt được cái này,
cái nọ chớ có ai nói là nhặt được vợ bao giờ. Vả lại, lấy vợ vốn là một trong
ba vịêc khó nhất đời của người đàn ông: “tậu trâu, lấy vợ, làm nhà”. Bởi vì
việc dựng vợ, dựng chồng phần nhiều được tổ chức thế này thế nọ, hết sức
long trọng. Ấy vậy mà anh Tràng tự nhiên nhặt đựơc cô vợ thì quả thật là
việc bất ngờ, lý thú. Và với cái nội dung đó thì chỉ có cái nhan đề

1712726731129.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

yopo.vn---Phân tích nhân vật Thị


1712726766487.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


yopo.vn---ÔN VỢ NHẶT 2023.pdf

x

VỢ NHẶT (Kim Lân)
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn.
- Thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở nông thôn và hình
tượng người nông dân
→ Ông là người “một lòng đi về với người, với đất, với thuần hậu
đời sống nguyên thủy ở nông thôn”. (Nguyên Hồng )

1. Tác giả

2. Tác phẩm

- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con
chó xấu xí” (1962), có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư “.
- Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công
(lấy bối cảnh nạn đói 1945) nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau
khi hoà bình lập lại (1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ
và viết truyện ngắn này.
Truyện kể về anh Tràng, một thanh niên nghèo khổ, xấu xí, làm
nghề kéo xe kiếm sống qua ngày, ở với mẹ già nơi xóm ngụ cư.
Giữa nạn đói khủng khiếp 1945, Tràng đưa người vợ mới “nhặt”
được về nhà. Đó là người phụ nữ bị cái đói hành hạ đã chấp nhận theo
anh vì được đãi cho ăn một bữa bánh đúc.
Cả xóm ngạc nhiên, mẹ anh bà cụ Tứ- cũng ngạc nhiên nhưng với
tình mẫu tử và lòng nhân hậu, bà đã đón nhận nàng dâu mới trong tâm
trạng vừa buồn tủi, vừa mừng, vừa lo, vừa xót thương.
Sáng hôm sau, bà cụ Tứ cùng cô dâu mới dậy sớm dọn dẹp nhà
cửa, vườn tược. Trong bữa ăn thảm hại của ngày đói, bà cụ Tứ nói toàn
chuyện vui để động viên con và nàng dâu.
Kết thúc câu truyện là cô vợ của Tràng kể về việc Việt Minh phá
kho thóc chia cho người nghèo, trong tâm trí Tràng hiện lên hình ảnh
lá cờ sao vàng bay phấp phới.

a. Hoàn cảnh
sáng tác

b. Tóm tắt
tác phẩm

d. Nghệ thuật
c. Nội dung

Truyện ngắn “Vợ nhặt” không chỉ miêu tả tình cảnh thảm
thương của người nông dân nước ta trong nạn đói 1945 mà còn thể
hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kỳ diệu của họ: ngay trên bờ vực
của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát

1712726799365.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---ÔN ĐOẠN VĂN VỢ NHẶT 2023.pdf

1712726828694.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---NHÂN VẬT TRÀNG PDF.pdf



1712726858462.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---ĐOẠN VĂN VỢ NHẶT 2023.pdf


Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới
trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong
giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn
ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh
nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn
cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng
vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi
mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được
quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo
rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã
thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở
dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung
bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ
mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng
nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản,
bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động.
Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà
của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ
sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che
nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập

trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn
thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.
Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một
việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.
Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ
nhàng bảo nàng dâu:
- Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.
- Vâng.
Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom
thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu
đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy
lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới làm
dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ
nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u
ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét
tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp
cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể
khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.

(Vợ nhặt- Kim Lân ,Ngữ văn 12, Tập Hai)
Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn văn trên. Từđó
nhận xét vềcách nhìn mới mẻ vềngười nông dân của Kim
Lân so với các tác phẩm văn học Việt Nam

1712726895895.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---ĐOẠN VĂN NHÂN VẬT TRÀNG.pdf


VỢ NHẶT

Đề 1: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn văn “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng
con sào, Tràng mới trở dậy... Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho
quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”.
Từ đó nhận xét về̀cách nhìn mới mẻ về người nông dân của Kim Lân so với các tác
phẩm văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
I. MB
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt luận đề và trích đoạn văn “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở
dậy. .... Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc
đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.”
II. TB
1. Tóm tắt tác phẩm và hoàn cảnh dẫn đến đoạn văn:
- Tóm tắt tác phẩm theo nhân vật Tràng
- Đoạn văn trên nằm ở phần giữa của tác phẩm- miêu tả tâm trạng Tràng sau khi có vợ.
2 Phân tích:
a. Đoạn văn là bài ca về khát vọng hạnh phúc của người lao động trong nạn đói 1945 tiêu
biểu ở nhân vật Tràng- khao khát một mái ấm gia đình và vun đắp vào hạnh phúc ấy.
 Việc Tràng có vợ khiến lâng lâng hạnh phúc đến nỗi “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con
sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra.
Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.”
- PT thời gian Tràng “trở dậy, cảm giác “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi
ra, “ngỡ ngàng như không phải.”
- Mở rộng ý: Vì sao “Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không
phải.”( Tràng nhặt cô vợ nhặt ntn?)
 Một niềm hạnh phúc trào dâng trong lòng Tràng khi Tràng “chợt nhận ra, xung quanh mình
có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu
dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một
góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín
nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch”.
- PT phép liệt kê và phép điệp cấu trúc “...vẫn... đã...”
- PT hình ảnh và ngôn ngữ đậm chất dân dã
 Tràng hạnh phúc khi nhận ra sự thay đổi tích cực của cô vợ nhặt và bà cụ Tứ
- “Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái
sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường
nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó
với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình”.
o PT hình ảnh bà cụ Tứ và âm thanh tiếng chổi của cô vợ nhặt
o PT sự biến đổi tình cảm của Tràng đối với căn nhà.
- “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn
vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải vì mới
làm dâu mà thị tu chí làm ăn không?
o PT và so sánh sự tương phản trong hình ảnh của bà cụ Tứ ở buổi sáng hôm nay và buổi
chiều hôm trước (Mở rộng ý)
o PT và so sánh sự tương phản trong hình ảnh cô vợ nhặt ở buổi sáng hôm nay và “vẻ
chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh” (Mở rộng ý).
 Tràng cảm động nhận ra một hạnh phúc gia đình bình dị, ấm áp Cảnh tượng thật đơn giản,
bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương
yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
 Tràng tự hào, vì có 1 gia đình Hắn đã có một gia đình (PT sắc thái biểu cảm của câu văn
ngắn “Hắn đã có một gia đình”).

2

 Tràng mong muốn cùng mẹ và vợ vun đắp cho tổ ấm gia đình “Hắn xăm xăm chạy ra giữa
sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.
→ Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc sảo, tinh tế, nhà văn đã khẳng định khát vọng chân chính
của con người. Đó là khát vọng có một hạnh phúc gia đình, một mái ấm để nương tựa, để yêu
thương. Qua đó ta thấy được tình cảm nhân đạo của tác giả dành cho người nghèo trong nạn
đói.
b. Đoạn văn còn là bài ca về khát vọng hướng đến tương lai của nhân vật Tràng khi
anh đang ở bên bờ vực thẳm của cái đói, cái chết
- Khát vọng hướng đến tương lai của nhân vật Tràng được khắc họa ngay trong không
gian nghệ thuật của đoạn văn: “ Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới
trở dậy”, “Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng
mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn”
(PT và so sánh với không gian nghệ thuật trong “Chí Phèo” và tâm trạng của Chí
Phèo tỉnh dậy sau đêm gặp Thị Nở).
- Trong niềm vui sướng, cảm động về một hạnh phúc bất ngờ, Tràng

1712726930148.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


YOPO.VN---ĐOẠN VĂN BÀ CỤ TỪ- ĐỀ 22.pdf


“Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà.... Bà cụ nghẹn lời
không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”
(Trích “Vợ nhặt”- Kim Lân, Ngữ văn 12, tập Hai, NXB Giáo dục)
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn trên để rõ ý kiến: Truyện ngắn “Vợ
nhặt”của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của của người nông dân nước
ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn là bài ca về vẻ đẹp tình người. Từ đó
nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Kim Lân.

Dàn ý chi tiết

I. MỞ BÀI
Dẫn dắt và nêu
luận đề

II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu tác
giả Kim Lân và
tác phẩm

2. Giải thích:

3. Giới thiệu
nhân vật bà cụ
Tứ (Tóm tắt nhân
vật theo tác
phẩm).
- Nêu hoàn cảnh
dẫn đến đoạn văn
và nội dung đoạn
văn

Nhà văn Nguyễn Khải từng viết: “Là học trò của cụ Nguyễn Tuân, tôi vẫn
không tin Nguyễn Tuân viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân viết “Làng” và
“Vợ nhặt”. Đó không phải là người viết mà là thần viết. Thần mượn tay người để
viết nên những trang bất hủ”. Vậy điều gì đã làm nên những trang văn bất hủ như
thần viết ở những tác phẩm của Kim Lân? Phải chăng ngoài tài năng xây dựng
tình huống truyện độc đáo, Kim Lân còn tài năng trong việc xây dựng nhân vật.
Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” đã thể hiện ngòi bút tinh tế của
nhà văn. Qua nhân vật bà cụ Tứ, tác phẩm không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm
của của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn là
bài ca về vẻ đẹp tình người, thể hiện trong đoạn văn:
“Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà.... Bà cụ nghẹn
lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông tập
trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân nên nhà văn
Nguyên Hồng xem ông là người “một lòng đi về với người với đất, với thuần hậu
đời sống nguyên thủy ở nông thôn”. “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim
Lân, in trong tập “Con chó xấu xí” (1962), có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ
cư “. Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (lấy bối
cảnh nạn đói 1945) nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hoà bình lập lại
(1954), Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này. Có thể
nói Truyện ngắn “Vợ nhặt”của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm
của của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà còn là
bài ca về vẻ đẹp tình người.
Đó là tình cảnh thê thảm của người nông dân khi “cái đói tràn đến xóm này
tự lúc nào”, khi bóng tối của đói khát, chết chóc phủ xuống mọi xóm làng, không
gian tràn ngập mùi tử khí “không khí lúc nào cũng vẩn lên mùi ẩm thối của nó và
mùi gây của xác người...”, với những âm thanh kinh hãi, rợn người “tiếng quạ
gào lên từng hồi thê thiết”. Khi ấy, cái đói đã giày vò, hành hạ tất cả mọi người.
Người chết “như ngả rạ....” còn người sống thì “dật dờ, xanh xám như những
bóng ma” nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Thế nhưng, bên bờ vực thẳm của cái
đói ấy, những người dân ở xóm ngụ cư vẫn sáng lên vẻ đẹp tình người- cưu
mang, đùm bọc nhau trong hoạn nạn, vẫn vui với hạnh phúc và dìu nhau đến
tương lai. Tiêu biểu là nhân vật bà cụ Tứ.
Bà cụ Tứ là bà mẹ quê nghèo, già yếu, sống với người con trai tên Tràng trong
một “căn nhà rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn đầy cỏ dại”, ở xóm ngụ cư. Giữa
nạn đói 1945, Tràng đưa về nhà người vợ mới “nhặt” được- nhờ một câu nói đùa
và bốn bát bánh đúc. Cả xóm ngạc nhiên, bà cụ Tứ cũng ngạc nhiên nhưng với
tình mẫu tử và lòng nhân hậu, bà đã đón nhận nàng dâu mới trong tâm trạng vừa
buồn tủi, vừa vui mừng, vừa thương lo. Sáng hôm sau, bà cụ Tứ cùng cô dâu mới
dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, vườn tược. Trong bữa ăn thảm hại của ngày đói, bà cụ
Tứ nói toàn chuyện vui để động viên hai con. Kết thúc truyện là hình ảnh lá cờ đỏ
bay phấp phới trong tâm trí Tràng.
Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng đưa cô vợ nhặt
về giới thiệu với mẹ trong buổi chiều muộn. Qua đó, tả tình cảnh thê thảm và vẻ
đẹp tình người của bà cụ Tứ hiện lên thật rõ. “Bà lão khẽ

1712726971991.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


YOPO.VN---DÀN Ý ĐOẠN VĂN NẠN ĐÓI.pdf

1712726998866.png



https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN---BỮA CƠM NGÀY ĐÓI.pdf



ĐỀ BÀI:

Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối,
và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm
ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:
- Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng
gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...
Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm
ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng,
mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn.
Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:
- Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.
Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi
xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười:
- Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ.
Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào
miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:
- Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn
đấy.
Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng
chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ
tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người.
(Vợ nhặt- Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Phân tích nhân vâ ̣t bầ cụ Tứ trong đoận văn trên đểlầm rõý kiến củâ nhà văn Kim Lân:
“Trong sự túng đói quay quắt, trong bất kỳ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao
khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”.
I. MỞ BÀI Có thểnói, tác phẩm “ Vợ nhặt” Kim Lân là bài ca về vẻ đẹp tình
người và là bài ca về những khát vọng chân chính của những người nghèo
giữa lúc nạn đói hoành hành như Kim Lân từng chia sẻ: “Trong sự túng đói
quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao
khát vươn lên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”. Ý kiến trên đã
được thể hiện qua nhân vâ ̣t bầ cụ Tứ trong đoạn văn: “ Bữa cơm ngày đói
thật thảm hại......Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”.

II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu tác
giả, tác phẩm

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của
ông xoây quânh hình tượng người nông dân và khung cảnh nông thôn nên
nhà văn Nguyên Hồng xêm ông là người “một lòng đi về với người với đất,
với thuần hậu đời sống nguyên thủy ở nông thôn”. “ Vợ nhặt” là một trong
những truyện ngắn xuất sắc của ông, được viết lại sau 1954 từ một bản
thảo đã thất lạc, in trong tập “Con chó xấu xí”. Tác phẩm là bài ca về vẻ đẹp
tình người và là bài ca về những khát vọng chân chính của những người
nghèo giữa lúc nạn đói hoành hành như Kim Lân từng chia sẻ: “Trong sự
túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư
vẫn khao khát vươn lên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hy vọng”. Ý
kiến trên đã được thể hiện rõ trong đoạn văn: “ Bữa cơm ngày đói thật
thảm hại......Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người”.

2

2. Giải thích “Trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, người
dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, mà hy
vọng” có nghĩâ là dù đối diện với nạn đói khủng khiếp năm 1945 thì những
người nghèo vẫn luôn mang trong mình khát vọng sống, khát vọng hạnh
phúc, niềm lạc quan, tin tưởng ở tương lâi. Ý kiến trên đã thể ca ngợi sức
sống mãnh liệt, ca ngợi những khát vọng chân chính củâ con người dù cho
có kề cận cái đói, cái chết tiêu biểu là nhân vâ ̣t bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ
nhặt”
3. Tóm tắt tác
phẩm và hoàn
cảnh dẫn đến
đoạn văn

“Vợ nhặt” kể về anh Tràng, một thanh niên nghèo khổ, xấu xí, làm
nghề kéo xe kiếm sống qua ngày, ở với mẹ già nơi xóm ngụ cư. Giữa nạn
đói khủng khiếp 1945, Tràng đưâ người vợ mới “nhặt” được về nhà. Đó là
người phụ nữ bị cái đói hành hạ đã chấp nhận thêo

1712727060716.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN--BÀI VIẾT KHÁT VỌNG CỦA TRÀNG.pdf


VỢ NHẶT

Đề 21: Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn văn trên để làm rõ ý kiến: Truyện ngắn “Vợ
nhặt” là bài ca về những khát vọng chân chính của con người”. Từ đó nhận xét về̀cách
nhìn mới mẻ về người nông dân của Kim Lân so với các tác phẩm văn học Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám.
“Không một câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Hiện
thực chính là tấm thảm cho nền nghệ thuật đâm chồi và chắp cánh. Chính vì vậy mà Kim Lân đã vẽ
nên hiện thực - một cảnh tượng của nạn đói 1945 đầy bi thảm qua tác phẩm “Vợ nhặt” đã gây ám ảnh
trong tâm trí từng người đọc. Nạn đói 1945 trong tác phẩm toàn mùi chết chóc, mùi thối rữa của xác
người, mùi khét lẹt của rơm rạ xua đi mùi tử khí hay tiếng quạ kêu thê thiết... Nhưng len lỏi trong khảm
màu tối tăm ấy lại bừng sáng lên “những khát vọng chân chính của con người- là ngọn lửa thắp sáng cả
không gian mịt mù âm u được phác họa rõ nhất là nhân vật Tràng trong đoạn trích:
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào ....Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa
cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”
Kim Lân là một cây bút viết truyện ngắn mà người ta hay ví như một loại đồ cổ quý hiếm cất
giữ trong đó là những hạt bụi vàng văn hóa thẳm sâu của nền văn minh sông Hồng. Ông thường viết về
nông thôn và người nông dân, là nhà văn của những số phận thiệt thòi, những kiếp người cùng khổ của
làng quê giữa thế kỉ XX. Các nhân vật của ông đều mang hình bóng của Kim Lân, đều rất chân thật,
xúc động, chất phác và giàu yêu thương, tình nghĩa, gắn bó với quê hương và cách mạng. “Vợ nhặt” là
truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” năm 1962. Tác phẩm miêu tả tình
cảnh thảm thương của người nông dân trong nạn đói 1945 đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp và sức
sống kỳ diệu của họ: hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và luôn yêu thương, đùm bọc lẫn
nhau. Vì thế, có thể nói, “Vợ nhặt” là bài ca về vẻ đẹp tình người và là bài ca về những khát vọng chân
chính của con người.
Trong “ Đời thừa”, Nam Cao đã từng cho rằng ''Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên
trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một
cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công
bình...Nó làm cho người gần người hơn'', Kim Lân đã làm được điều đó khi “ca tụng” những khát vọng
chân chính của con người trong “Vợ nhặt”. Khát vọng chân chính của con người có thể là mưu cầu
hạnh phúc, khát vọng sống, khát vọng tình yêu hay là khát vọng bay cao, bay xa hướng đến tương
lai. Ở Kim Lân, qua đoạn trích trên ta sẽ bắt gặp khát vọng về hạnh phúc, về một tổ ấm gia đình và khát
vọng hướng đến tương lai của Tràng.
Tràng là một thanh niên nghèo khổ, xấu xí, làm nghề kéo xe kiếm sống qua ngày, ở với mẹ già
nơi xóm ngụ cư. Giữa nạn đói khủng khiếp 1945, Tràng đưa người vợ mới “nhặt” được về nhà. Đó là
người phụ nữ bị cái đói hành hạ đã chấp nhận theo anh vì được đãi cho ăn một bữa bánh đúc. Cả xóm
ngạc nhiên, mẹ anh bà cụ Tứ-cũng ngạc nhiên nhưng với tình mẫu tử và lòng nhân hậu, bà đã đón nhận
nàng dâu mới trong tâm trạng vừa buồn tủi, vừa vui mừng, vừa thương lo. Sáng hôm sau, bà cụ Tứ
cùng cô dâu mới dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, vườn tược. Trong bữa ăn thảm hại của ngày đói, bà cụ Tứ
nói toàn chuyện vui để động viên con và nàng dâu. Kết thúc câu truyện là cô

1712727095472.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


YOPO.VN--Bà lão khẽ thở dài -ĐỀ 18.pdf

1712727124647.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

YOPO.VN--- [8] VỢ NHẶT - Tập san Khóa học Văn Chuyên sâu 5 tháng đặc biệt 2k6 của Nhà Thưởng Thức Sách ❤_.pdf

1712727160739.png



https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


Chúc thầy cô, các em thành công!
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    125 bài văn hay lớp 5 125 bài văn hay lớp 9 pdf 150 bài văn hay lớp 12 bài văn hay của học sinh lớp 12 bài văn hay của lớp 2 bài văn hay của lớp 5 bài văn hay lớp 12 bài văn hay nhất lớp 6 bài văn hay về họp lớp bài văn hay về trường học bài văn lớp 12 chiếc thuyền ngoài xa bài văn lớp 12 học kì 2 bài văn mẫu lớp 12 chiếc thuyền ngoài xa bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12 bài văn tả mẹ hay nhất lớp 12 các bài văn hay của lớp 12 các bài văn hay lớp 12 cách viết văn hay lớp 12 lời giải hay lớp 12 môn văn mở bài hay cho văn 12 những bài văn hay lớp 12 những bài văn hay lớp 12 học kì 2 những bài văn hay nhất lớp 12 những bài văn hay thi học sinh giỏi lớp 12 những bài văn mẫu hay nhất lớp 12 những bài văn nghị luận hay lớp 12 những đề văn hay lớp 12 soạn văn lớp 12 hay nhất tải sách tuyển chọn những bài văn hay lớp 12 tổng hợp các bài văn hay lớp 12 tuyển tập những bài văn hay lớp 12 văn hay 12 văn hay lớp 1 văn hay lớp 10 văn hay lớp 11 văn hay lớp 12 văn lớp 12 bài những đứa con trong gia đình văn lớp 12 bài sóng văn lớp 12 bài tây tiến văn lớp 12 bài tuyên ngôn độc lập văn lớp 12 bài việt bắc văn lớp 12 bài vợ chồng a phủ văn lớp 12 bài đất nước văn lớp 12 có bao nhiêu tác phẩm văn lớp 12 có khó không văn lớp 12 có những bài nào văn lớp 12 giáo án văn lớp 12 giữa học kì 2 văn lớp 12 gồm những bài nào văn lớp 12 hk1 văn lớp 12 học kì 1 văn lớp 12 học kì 2 văn lớp 12 kì 2 văn lớp 12 nghị luận về một bài thơ đoạn thơ văn lớp 12 người lái đò sông đà văn lớp 12 những đứa con trong gia đình văn lớp 12 phong cách ngôn ngữ hành chính văn lớp 12 rừng xà nu văn lớp 12 soạn bài tây tiến văn lớp 12 sóng văn lớp 12 tập 1 văn lớp 12 tập 2 văn lớp 12 tây tiến văn lớp 12 thực hành về hàm ý văn lớp 12 trang 129 văn lớp 12 trang 150 văn lớp 12 trang 158 văn lớp 12 trang 194 văn lớp 12 trang 20 văn lớp 12 trang 211 văn lớp 12 trang 215 văn lớp 12 trang 66 văn lớp 12 trang 84 văn lớp 12 tuyên ngôn độc lập văn lớp 12 unit 1 văn lớp 12 unit 11 văn lớp 12 việt bắc văn lớp 12 vợ chồng a phủ văn lớp 12 vợ nhặt văn mẫu hay lớp 12 văn nghị luận hay lớp 12 văn nghị luận xã hội hay lớp 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,933
    Thành viên mới nhất
    thuyvan

    Thành viên Online

    Top