- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,946
- Điểm
- 113
tác giả
Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ XV. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay. Đoạn trích “Thái sư Trần Thủ Độ” là một trích đoạn từ quyển năm, phần bản kỉ của cuốn Đại Việt sử kí toàn thư. Đoạn trích là những câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là những câu chuyện kể về cách ứng xử của Trần Thủ Độ trước những sự việc diễn ra như: việc có người tâu với vua rằng ông cậy quyền hơn vua, việc người quân hiệu ngăn xe của Linh Từ Quốc Mẫu – vợ ông,… qua đó bộc lộ phẩm chất liêm khiết, chính trực, đáng ngợi ca của Trần Thủ Độ. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm mà YOPOVN đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt cho nên xung quanh ông có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Đối với nhà Trần, Trần Thủ Độ là người có công đầu. ông đã đem hết lòng trung thành tận tuỵ, tài năng và mưu trí của mình để giúp các vua Trần phát triển cơ nghiệp, chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ngày nay, chúng ta cẩn có thái độ công bằng và sự phân tích kĩ càng để đánh giá, đề cao phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết của Thái sư Trần Thủ Độ.
Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chinh trực, chí công vò tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông. Mở đầu bài viết, tác giả tóm tắt vài dòng về cuộc dời và sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ. Cách viết của tác giả ngược với binh thường ở chỗ là nêu năm mất và chức tước của Trần Thủ Độ trước, nhằm gây sự chú ý của người đọc:Giáp Tí, năm thứ 7.
Mùa xuân, tháng giêng. Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71); truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương. Đây là chủ ý của tác giả nhằm nhấn mạnh thái độ trân trọng và biết ơn của các vua Trần đối với Trần Thủ Độ; qua đó gián tiếp giới thiệu vai trò quan trọng và công lao to lớn của ông. Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều LI được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua.
Ở phần sau, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tinh tiết (câu chuyện nhỏ) phản ánh bốn khía cạnh trong nhân cách cao quý của Trần Thủ Độ. Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa hình tượng nhân vật lả ở chỗ người viết sử đã xây dựng nện những tinh huống giàu kịch tính, biết lựa chọn các chi tiết đắt giá. Mỗi câu chuyện dù ngắn nhưng đểu có những xung đột được đẩy dần đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ, gãy thú vị cho người đọc. Từ đó, người đọc có thể hình dung rõ nét chân dung nhân vật và tự rút ra những bài học sâu sắc.
Chuyện người hặc tội (người vạch tội) ấm ức tâu lên vua Trần Thái Tông là Thái sư dám lấn át quyền hành của vua: Bệ hạ trẻ thơ mà Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc thì sẽ ra sao? là tình huống thứ nhất sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa Trần Thủ Độ với nhà vua. Tác giả đẩy mâu thuẫn ấy lên cao trào bằng chi tiết nhà vua chủ động đem người hặc tội đi theo tới gặp Thái SƯ để đối chất. Trần Thủ Độ không phân trần, biện bạch hoặc trừng trị mà ngược lại, ông nhận lỗi ngay và còn ban thưởng cho người hặc tội. Câu trả lời của Thái sư gây bất ngờ lớn cho nhà vua: Đúng như lời người ấy nói.
Trần Thủ Độ có sự khác biệt với mọi người trong cách hành xử. Thống thường, người ta ghét kẻ dám vạch ra tội lỗi hoặc phê phán, chỉ trích sai lầm của mình, còn Trần Thủ Độ không chối mà công nhận ngay hành vi của mình và còn lấy tiền lụa thưởng cho bề dưới. Điểu đó thể hiện thái độ thẳng thắn nhận lỗi, nghiêm khắc với bản thân và sự độ lượng của bậc chính nhân quân tử. Lời nói và hành động của ông trong sự việc này có tác dụng khích lệ cấp dưới hãy trung thực, dũng cảm, mạnh dạn tô' cáo sai lầm của người khác, kể cả cấp trên nhưng phải với mục đích trong sáng là vì quyển lợi của quốc gia, dân tộc.
Tinh huống thứ hai không liên quan đến quyển lợi của sơn hà xã tắc mổ chi là chuyện riêng trong gia đinh. Phu nhân của Thái sư Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Sau khi Lí Huệ Tông bị bức tử, bà bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và ép gả cho Trần Thủ Độ. Một lần, bả ngồi trên kiệu để vào cung, người lính quân hiệu bắt bà phải xuống kiệu trước thềm cấm. Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn giữa phu nhân của Trần Thủ Độ và người lính. Đỉnh điểm của mâu thuần là chi tiết phu nhân cho rằng minh bị coi thường nên khóc lóc, kể tội người lính và giận dữ nói với chồng rằng: Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.
Lúc đầu, Thủ Độ giận, sai đi bắt. Người quân hiệu kia chắc mình phả: chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Dó nói Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa ? Điểu đó cho thấy ông không thiên vị người thân và rất tôn trọng phép nước, tốn trọng người giữ đúng phép nước, dù đó là kẻ dưới quyền. Tình huống thứ ba là phu nhân xin ông cho một người họ hàng của bá được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân.
Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân. Tác giả gây chú ý bằng chi tiết Thủ Độ gật đẩu và biên lẩy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lí của Thái SƯ cũng như thú vị trước cách giả quyết cao trào xung đột của tác giả. Trẩn Thủ Độ yêu cầu hắn: muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phim biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.
Như vậy là Trần Thủ Độ luôn có ý thức giữ gìn sự công bằng, không chấp nhận thói chạy chọt, đút lót, dựa dẫm, nhờ vả để tiến thân.Tình huống thứ tư là nhà vua muốn phong tưng cho An Quốc, anh trai của Trẩn Thủ Độ. Tưởng Trần Thủ Độ sẽ mừng rỡ mà tạ ơn vua nhưng tác giả lại khiến người đọc ngạc nhiên đến bất ngờ khi Trần Thủ Độ thẳng thắn trình bày ý kiến: An Quốc là anh thần, nếu là người hiển thì thần xin nghi việc, còn như cho thần là hiển hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao? Vì có tầm nhìn xa trông rộng nên ông lường trước được những phiền toái sẽ xảy ra khi cả hai anh em đểu nắm giữ trọng trách. Điều đó sẽ đẩy nhà vua vào tình thế khó xử. Câu trả lời trôn cho tháy Thái sư Trần Thủ Độ có tinh thần chí công vô tư, vượt khỏi quan niệm phổ biến trong xã hội là: Một người làm quan, cả họ được nhờ.
Những tình huống đầy kịch tính nêu trên đã góp phẩn làm nổi bật bản lĩnh cứng cỏi và nhân cách cao quỷ của Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên hết, không mảy may tư lợi cho bản thân và gia đinh. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trẩn Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều và gánh nặng trách nhiệm háu như đồ lên vai ông, vì vua còn nhỏ tuổi. Có thể nói Trần Thủ Độ là một vị quan đầu triều gương mẫu, xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân.
Sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết vổ Thái sư Trần Thủ Độ dù cổ tỏ ra rất khách quan nhưng bằng những câu văn đẩy cảm xúc, tác giả đã thể hiện lòng khâm phục và ca ngợi Trần Thủ Độ. ông là tấm gương sáng để lại nhiều bài học bổ ích, thiết thực cho hậu thế. Tên tuổi và tài năng của ông được lưu danh muôn thuở.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Khi nhắc đến nhà Trần, chúng ta sẽ không thể nào không nhắc đến Thái sư Trần Thủ Độ. Để nhà Trần được thành lập và được phồn thịnh qua hai đời vua, Trần Thủ Độ có thể được coi là khai quốc công thần, là trụ cột không thể thiếu của nhà Trần. Con người của ông được rất nhiều thế hệ nhà sử học nghiên cứu, khai thác và viết thành nhiều bài sử khác nhau. Trong đó tiêu biểu là Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử kí toàn thư. Qua đoạn trích, Thái sư Trần Thủ Độ, Ngô Sĩ Liên đã thể hiện trọn vẹn toàn bộ con người của Thái sư ở trên các phương diện khác nhau, từ chốn quan trường cho tới các mối quan hệ trong gia đình.
Mở đầu bài sử, bằng giọng văn hết sức trang nghiêm, tôn kính, tác giả thông báo về cái chết của Thái sư Trần Thủ Độ.
"Giáp Tí, năm thứ bảy. Mùa xuân, tháng giêng. Thái sư Trần Thủ Độ chết, truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương." Có thể nói, cái chết của ông là một sự mất mát, đau đớn quá lớn của không chỉ người nhà mà của cả dân tộc ta thời bấy giờ nữa. Xuyên suốt bài viết, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tình huống làm cho chúng ta thấy rõ được con người thật của Thái sư. Qua những tình huống đó, dù cho nhiều người không quen, không biết đến ông hay chưa từng gặp mặt ông cũng có thể hiểu rõ Trần Thủ Độ là con người như thế nào.
Ở tình huống đầu tiên, nếu Trần Thủ Độ không biết cách xử lý, thì có thể mâu thuẫn của ông với vua Thái Tông sẽ không thể nào gỡ bỏ được, có thể dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường. Ông là một Thái sư "quyền hơn cả vua" nên người hặc đã sợ ông sẽ cướp mất thiên hạ hoặc cũng có thể lấy tay che trời để làm nhiều việc hại dân hại nước, vì lúc này vua còn quá trẻ để xử lý hết được công việc triều chính. Vua lập tức dẫn theo người hạch tội đến nhà Trần Thủ Độ để hỏi rõ ngọn ngành. Trái với những gì vua và người hặc đó nghĩ, rằng Thái sư sẽ chối tội, sẽ nổi giận, trị tội người hặc. Nhưng thật ngạc nhiên, Trần Thủ Độ đã làm ngược lại. Khi nghe nhà vua nói xong, đầu tiên là ông nhận lỗi ngay "đúng như lời người ấy nói".
Rồi ông tiếp tục làm cho họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng cách lấy tiền lấy lụa thưởng cho anh ta. Vậy là với tình huống đầu tiên, mâu thuẫn giữa Thái sư và vua đã được giải quyết một cách nhẹ nhàng, dứt khoát. Ông đúng là một con người khác thường, sự khác thường này không phải là dị biệt, mà chính là sự ngay thẳng, thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm, không những không ghen ghét, thù hằn kẻ đã vạch tội mình, mà ông còn có cách khích lệ động viên cho người vạch tội và cả những người khác sau này nữa. Cho dù người làm sai có quyền cao chức trọng, có quyền uy hơn cả vua thì cũng không nên vì thế mà xum xoe nịnh nọt. Nhưng ông chỉ làm vậy với những người có ý tốt, không lợi dụng việc này để làm tổn hại đến đất nước.
Tới tình huống thứ hai, lúc này Ngô Sĩ Liên chọn một khía cạnh khác, gần gũi với chúng ta hơn – đó là gia đình. Vợ ông – Linh Từ Quốc Mẫu vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông, khi nhà Lí mất bà bị giáng chức làm công chúa, rồi lấy Trần Thủ Độ. Trong một lần ngồi kiệu di qua chỗ thềm cấm, người quân hiệu (đây là một chức quan võ nhỏ) lại đứng ra ngăn cản, không cho bà đi qua. Về tới nhà, bà khóc lóc kể tội viên quan đó cho Trần Thủ Độ, nói rằng người ta khinh thường, không tôn trọng bà. Thái sư nghe vợ nói xong thì giận lắm, sai người đi bắt viên quan đó. Người quân hiệu kia chắc mẩm lần này thì mình chết chắc rồi.
Thế nhưng không ngờ, mọi việc lại diễn ra hoàn toàn trái ngược lại hết. Vẻ mặt lúc đi của người quân hiệu là sợ sệt, hoang mang thì lúc về lại rạng ngời, hớn hở. Vì người ngày được thưởng vàng lụa và lại được khen là "người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?". Đó là bởi sau khi căn vặn, tra hỏi, nghe viên quan võ đó nói rõ tất cả mọi chuyện. Ông không vì người đó là vợ mình mà thiên vị cho người nhà để xử phạt viên quan đó. Ông vẫn rất công chính liêm minh, tôn trọng kỷ cương phép nước, tôn trọng những người luôn làm đúng phép nước dù cho người đó là quan cao chức lớn hay người đó là những người lính nhỏ bé.
Tiếp theo đó là tình huống phu nhân của ông xin cho một người họ hàng làm chức câu đương, một chức dịch nhỏ trong xã và lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân, đó là chức câu đương. Thủ Độ không hề suy nghĩ gì mà gật đầu đồng ý luôn, còn lấy giấy bút ra để biên lấy họ tên quê quán của người đó. Đọc tới đây, hẳn ta rất bất ngờ, trong đầu không thể không suy nghĩ, không lẽ Thái sư Trần Thủ Độ chỉ làm ra vẻ bề ngoài như thế nhưng thật ra cũng như những vị quan quyền cao chức trọng thối nát trước đây. Thật đúng là "Một người làm quan cả họ được nhờ". Và cái kết đầy kịch tính nhưng cũng khiến không ít người phải trầm trồ, thán phục.
Ông nói "Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt". Ông không làm trái ý vợ, không muốn vợ phật lòng, nhưng ông cũng không làm trái với trọng trách, với trách nhiệm mà mình đang gánh vách trên vai. Trần Thủ Độ làm vậy một mặt là để răn đe,làm gương cho những người có ý ỷ lại rằng mình có người thân làm quan thì chắc chắn mình cũng sẽ được thơm lây, có khi còn được làm quan nữa. Mặt khác, ông còn cho mọi người thấy rằng, ông luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết, luôn giữ gìn sự công bằng, minh bạch. Không vì đó là người thân thích mà chấp nhận thói xu nịnh, quà biếu đút lót để được thăng quan tiến chức, để phục vụ cho lợi ích của mình.
Tình huống cuối cùng có thể được coi là tình huống cao trào và hay nhất khi vua Thái Tông đề nghị phong tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc. Ông đã không chút suy nghĩ mà nói: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?". Với tài thao lược hơn người, với sự suy tính kỹ càng, ông đã lường trước được việc để cả hai anh em cùng giữ trọng trách lớn trong triều hẳn sẽ hết sức phức tạp và sẽ có không ít lời dị nghị.
Qua cả bốn tình huống nêu trên, cái đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật của nhà viết sử hết sức tài tình, đắt giá. Những xung đột kịch tính được đưa lên đỉnh điểm, những cách giải quyết mang tính bước ngoặt đầy bất ngờ và thú vị làm nổi bật tính cách của Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là một người đầy bản lĩnh, có một nhân vật hết sức cao quý, ông luôn đặt việc nước lên trên hết, luôn là một vị quan thanh liêm, thẳng thắn, chính trực, chí công vô tư, vì dân, vì nước. Ông không để cho những người trong gia đình vì có người thân làm quan mà nhờ cậy rồi sách nhiễu dân chúng. Ý thức được trọng trách của mình nên ông luôn lấy mình là một tấm gương mẫu mực, khuôn phép để mọi người soi vào và hành xử sao cho đúng đắn.
Ngô Sĩ Liên quả là một nhà viết sử tinh tế, biết chọn những tình huống đắt giá nhất để cho những thế hệ sau này có thể tìm thấy những chi tiết, những con người thật của các nhân vật quan trọng của lịch sử. Đọc xong bài Thái sư Trần Thủ Độ, ta thấy hiện lên một con người hoàn toàn chân thật, có cả những mặt ở chính trị, cả những mặt ở đời sống thường ngày đều được thể hiện rất rõ nét.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trong triều đại nhà Trần đã có rất nhiều cái tên đã đi vào lịch sử,sẽ là một sự thiếu sót nếu ta không nhắc đến Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là bậc khai quốc công thần,là trụ cột không thể thiếu của nhà Trần.Đã có rất nhiều các thế hệ nhà sử thi với nhiều bài nghiên cứu, khai thác và viết nhiều bài sử thi khác nhau về ông. Trong đó có lẽ không thể không nhắc đến Ngô Sĩ Liên với Đại việt sử kí toàn thư. Qua đoạn trích, hình ảnh của thái sư Trần Thủ Độ hiện lên chân thực, trên nhiều phương diện khác nhau, từ chốn quan trường đến những mối quan hệ gia đình.
Xuyên suốt bài viết, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tình huống làm cho chúng ta thấy rõ được con người thật của Thái sư. Qua những tình huống đó, dù cho nhiều người không quen, không biết đến ông hay chưa từng gặp mặt ông cũng có thể hiểu rõ Trần Thủ Độ là con người như thế nào. Ở tình huống đầu tiên, nếu Trần Thủ Độ không biết cách xử lý, thì có thể mâu thuẫn của ông với vua Thái Tông sẽ không thể nào gỡ bỏ được, có thể dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường. Ông là một Thái sư “quyền hơn cả vua” nên người hặc đã sợ ông sẽ cướp mất thiên hạ hoặc cũng có thể lấy tay che trời để làm nhiều việc hại dân hại nước, vì lúc này vua còn quá trẻ để xử lý hết được công việc triều chính.
Vua lập tức dẫn theo người hạch tội đến nhà Trần Thủ Độ để hỏi rõ ngọn ngành. Trái với những gì vua và người hặc đó nghĩ, rằng Thái sư sẽ chối tội, sẽ nổi giận, trị tội người hặc. Nhưng thật ngạc nhiên, Trần Thủ Độ đã làm ngược lại. Khi nghe nhà vua nói xong, đầu tiên là ông nhận lỗi ngay “đúng như lời người ấy nói”. Rồi ông tiếp tục làm cho họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng cách lấy tiền lấy lụa thưởng cho anh ta. Vậy là với tình huống đầu tiên, mâu thuẫn giữa Thái sư và vua đã được giải quyết một cách nhẹ nhàng, dứt khoát.
Ông đúng là một con người khác thường, sự khác thường này không phải là dị biệt, mà chính là sự ngay thẳng, thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm, không những không ghen ghét, thù hằn kẻ đã vạch tội mình, mà ông còn có cách khích lệ động viên cho người vạch tội và cả những người khác sau này nữa. Cho dù người làm sai có quyền cao chức trọng, có quyền uy hơn cả vua thì cũng không nên vì thế mà xum xoe nịnh nọt. Nhưng ông chỉ làm vậy với những người có ý tốt, không lợi dụng việc này để làm tổn hại đến đất nước.
Tình huống thứ hai không liên quan đến quyền lợi của sơn hà xã tắc mà chỉ là chuyện riêng trong gia đình. Phu nhân của Thái sư Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Sau khi Lí Huệ Tông bị bức tử, bà bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và ép gả cho Trần Thủ Độ. Một lần, bà ngồi trên kiệu để vào cung, người lính quân hiệu bắt bà phải xuống kiệu trước thềm cấm. Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn giữa phu nhân của Trần Thủ Độ và người lính. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chi tiết phu nhân cho rằng mình bị coi thường nên khóc lóc, kể tội người lính và giận dữ nói với chồng rằng: Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.Lúc đầu, Thủ Độ giận, sai đi bắt Người quân hiệu kia chắc mình phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa? Điều đó cho thấy ông không thiên vị người thân và rất tôn trọng phép nước, tôn trọng người giữ đúng phép nước, dù đó là kẻ dưới quyền.
Tình huống thứ ba là phu nhân xin ông cho một người trong họ của bà được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân. Tác giả gây chú ý bằng chi tiết: Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lí của Thái sư cũng như thú vị trước cách giải quyết cao trào xung đột của tác giả. Trần Thù Độ yêu cầu hắn muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.
Tình huống cuối cùng có thể được coi là tình huống cao trào và hay nhất khi vua Thái Tông đề nghị phong tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc. Ông đã không chút suy nghĩ mà nói: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?”. Với tài thao lược hơn người, với sự suy tính kỹ càng, ông đã lường trước được việc để cả hai anh em cùng giữ trọng trách lớn trong triều hẳn sẽ hết sức phức tạp và sẽ có không ít lời dị nghị.
Sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết về Thái sư Trần Thủ Độ dù cố tỏ ra rất khách quan nhưng bằng những câu văn đầy cảm xúc, tác giả đã thể hiện lòng khâm phục và ca ngợi Trần Thủ Độ. Ông là tấm gương sáng để lại nhiều bài học bổ ích, thiết thực cho hậu thế. Tên tuổi và tài năng của ông được lưu danh muôn thuở.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ngô Sĩ Liên là một nhà viết sử tài năng và ông đã cho ra đời bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” được xem là một trong những tác phẩm có giá trị trên cả lĩnh vực văn học và lịch sử. “Thái sư Trần Thủ Độ” là một đoạn trích hay của tác phẩm tên tuổi này.
Thật dễ nhận thấy xuyên suốt bài viết, nhà sử học Ngô Sĩ Liên dường như đã chọn ra bốn tình huống làm cho người đọc chúng ta thấy rõ được con người thật của Thái sư. Và cũng thông qua những tình huống đó, và cho dù cho nhiều người không quen, không biết đến ông hay cũng chưa từng gặp mặt ông cũng có thể hiểu rõ Trần Thủ Độ là con người như thế nào.
Có thể thấy ở trong tình huống đầu tiên, nếu như nhân vật Trần Thủ Độ không biết cách xử lý, thì dường như có thể mâu thuẫn của ông với vua Thái Tông sẽ không thể nào gỡ bỏ được. Chính những điều này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường. Ông được xem là một Thái sư “quyền hơn cả vua” nên người hặc đã sợ ông sẽ cướp mất thiên hạ hoặc dường như cũng có thể lấy tay che trời để làm nhiều việc hại dân hại nước, vì lúc này vua còn quá trẻ, quá trẻ để có thể mà xử lý hết được công việc triều chính. Vua đã ngay lập tức dẫn theo người hạch tội đến nhà Trần Thủ Độ để hỏi rõ ngọn ngành. Trái ngược với những gì vua và người hặc đó nghĩ, rằng Thái sư sẽ chối tội, sẽ nổi giận, trị tội người hặc. Nhưng thật ngạc nhiên thay, ở Trần Thủ Độ đã làm ngược lại. Và khi mà nghe nhà vua nói xong, đầu tiên là ông nhận lỗi ngay “đúng như lời người ấy nói”. Rồi ông lúc này dường như cũng như đã lại tiếp tục làm cho họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng cách lấy tiền lấy lụa thưởng cho anh ta.
Cũng chính vì vậy là với tình huống đầu tiên, mâu thuẫn giữa Thái sư và nhà vua dường như cũng đã được giải quyết một cách nhẹ nhàng và trở lên thật dứt khoát. Ông được xem đúng là một con người khác thường, có lẽ chính vì sự khác thường này không phải là dị biệt, mà chính là sự ngay thẳng. Và chính sự thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm, không những không ghen ghét, thù hằn kẻ đã vạch tội mình, mà ông còn có cách khích lệ động viên cho người vạch tội và cả những người khác sau này nữa. Có lẽ rằng cho dù người làm sai có quyền cao chức trọng, có quyền uy hơn cả vua thì cũng không nên vì thế mà xum xoe nịnh nọt. Nhưng dường như ở ông chỉ làm vậy với những người có ý tốt, những người dường như lại không lợi dụng việc này để làm tổn hại đến đất nước.
Khi mà tới tình huống thứ hai, lúc này thì ở Ngô Sĩ Liên chọn một khía cạnh khác, gần gũi với chúng ta hơn – đó là gia đình. Vợ của ông – Linh Từ Quốc Mẫu vốn được xem là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Và khi nhà Lí mất bà bị giáng chức làm công chúa, rồi lấy Trần Thủ Độ. Có thể nói trong một lần ngồi kiệu di qua chỗ thềm cấm, và những người quân hiệu (đây là một chức quan võ nhỏ) dường như cũng đã lại đứng ra ngăn cản, không cho bà đi qua. Khi đi về tới nhà, bà khóc lóc kể tội viên quan đó cho chính Trần Thủ Độ, và đã nói rằng người ta khinh thường, không tôn trọng bà. Và khi mà thái sư nghe vợ nói xong thì giận lắm, thái sư đã sai người đi bắt viên quan đó. Có lẽ rằng chính người quân hiệu kia chắc mẩm lần này thì mình chết chắc rồi. Thế nhưng dường như ta lại không ngờ, mọi việc lại diễn ra hoàn toàn trái ngược lại hết.
Với một vẻ mặt lúc đi của người quân hiệu là sợ sệt, hoang mang thì lúc về lại rạng ngời, hớn hở. Và chính vì là những người ngày được thưởng vàng lụa và lại được khen rằng là “người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?”. Đó cũng chính là bởi sau khi căn vặn, tra hỏi, nghe viên quan võ đó nói rõ tất cả mọi chuyện. Ông không vì người đó là vợ mình mà thiên vị cho người nhà để xử phạt viên quan đó. Ông dường như vẫn rất công chính liêm minh, ông luôn luôn tôn trọng kỷ cương phép nước, và thêm nữa là ông luôn tôn trọng những người luôn làm đúng phép nước dù cho rằng người đó là quan cao chức lớn hay người đó là những người lính nhỏ bé đi chăng nữa.
Tiếp theo đókhông thể không nhắc đến là tình huống phu nhân của ông xin cho một người họ hàng làm chức câu đương, đó chính là một chức dịch nhỏ trong xã và lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân, đó là chức câu đương. Thái sư Thủ Độ không hề suy nghĩ gì mà gật đầu đồng ý luôn,mà dường như lại còn lấy giấy bút ra để biên lấy họ tên quê quán của người đó. Và khi người đọc tới đây, hẳn ta rất bất ngờ, trong đầu không thể không suy nghĩ, và ta không khỏi phân vân không lẽ Thái sư Trần Thủ Độ chỉ được làm ra vẻ bề ngoài như thế nhưng thật ra cũng như những vị quan quyền cao chức trọng thối nát trước đây. Và thông qua đây ta như thấy được thật đúng là “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Và có thể nói rằng chính cái kết đầy kịch tính nhưng dường như cũng đã khiến không ít người phải trầm trồ, thán phục. Ông nói rằng “Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”.
Ông lúc này như đã không làm trái ý vợ, không muốn vợ phật lòng, nhưng ông cũng không làm trái với trọng trách, với trách nhiệm mà mình đang gánh vách trên vai. Trần Thủ Độ làm vậy có lý do riêng của mình vì một mặt là để răn đe,làm gương cho những người có ý ỷ lại rằng khi mà mình đã có người thân làm quan thì chắc chắn mình cũng sẽ được thơm lây, và may mắn hơn lại có khi còn được làm quan nữa. Mặt khác, ông còn cho mọi người thấy rằng, ông cũng đã luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết, luôn giữ gìn sự công bằng, minh bạch. Và cũng không vì đó là người thân thích mà chấp nhận thói xu nịnh hay tất cả những món quà biếu đút lót để được thăng quan tiến chức, để phục vụ cho lợi ích của mình.
Có thể nhận thấy những tình huống cuối cùng để có thể được coi là tình huống cao trào và hay nhất là khi vua Thái Tông cũng như đã đề nghị phong tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc. Ông dường như cũng đã không chút suy nghĩ mà nói: “An Quốc là anh thần,và nếu như là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần được xem là hiền hơn An Quốc thì dường như việc này không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?”. Và quả thực với tài thao lược hơn người, cũng với sự suy tính kỹ càng, ông dường như cũng đã lường trước được hết những sự việc để cả hai anh em cùng giữ trọng trách lớn trong triều hẳn sẽ hết sức phức tạp và dường như là cũng sẽ có không ít lời dị nghị.
Thông qua cả bốn tình huống nêu trên, ta cũng như đã thấy được cái đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và cả nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà viết sử hết sức tài tình, đắt giá. Có thể thấy được những xung đột kịch tính được đưa lên đỉnh điểm, những cách giải quyết như đã mang được những tính bước ngoặt đầy bất ngờ và thú vị làm nổi bật tính cách của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Và có thể nói đó chính là một người đầy bản lĩnh, có một nhân vật hết sức cao quý, ông luôn đặt việc nước lên trên hết, luôn luôn là một vị quan thanh liêm, thẳng thắn, chính trực, chí công vô tư, vì dân, vì nước. Ta như thấy được ông không để cho những người trong gia đình mà chỉ vì cậy rằng có người thân làm quan mà nhờ cậy rồi sách nhiễu dân chúng. Và ở nhân vật như đã thức được trọng trách của mình nên ông luôn lấy mình là một tấm gương mẫu mực, và thật khuôn phép để mọi người soi vào và hành xử sao cho đúng đắn.
Qua bốn sự kiện và bốn cách ứng xử trong cuộc đời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa sinh động chân dung một nhân cách chí công vô tư, cao thượng, bao dung, không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước và khuyến khích cấp dưới làm như mình, đồng thời cũng không kém phần thông minh, hóm hỉnh.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài Thái sư Trần Thủ Độ là một bài bình phẩm nhân vật lịch sử rất đặc sắc của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử kí toàn thư. Nhân cách cao đẹp của Trần Thủ Độ để lại bao ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của con người Việt Nam hơn 700 năm qua. Mấy dòng đầu ghi rõ ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện: Giáp Tí (1264), năm thứ 7 niên hiệu Thiên Long đời vua Trần Thánh Tông, mùa xuân, tháng giêng. Trần Thủ Độ mất, thọ 71 tuổi. Ông được vua truy tặng '‘Thượng phụng Thái Sư Trung Vũ đại vương”. Thượng phụ: Cha vua; Thái sư là thầy của vua; Thượng phụ Thái sư là danh hiệu, tước hiệu cao quí tột bậc của thời phong kiến.
Đoạn văn thứ hai đánh giá phẩm chất, công lao, uy quyền của Trần Thủ Độ:
– Không có học vấn nhưng tài lược hơn người.
– Từng làm quan dưới thời Lí và được mọi người suy tôn.
– Nhờ mưu trí của Trần Thủ Độ mà họ Trần giành được ngôi báu từ tay nhà Lí: “Thái Tông lấy được thiên hạ”.
– Uy quyền của ông “hơn cả vua” cho nên nhà nước phải nhờ cậy.
Đoạn văn thể hiện một lối viết tinh chắc, vừa nêu bật sự kiện vừa biểu lộ khen, chê, đánh giá.
Phần thứ hai nêu bốn sự việc rất điển hình để khẳng định và ca ngợi nhân cách trung thực, cương trực và lòng chí còng cua Trần Thủ Độ. Sự kiện nào cũng đầy kịch tính. Vị quan đàn hặc về việc “Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua”…, ta cứ ngỡ người ấy sẽ bị Trần Thủ Độ báo thù và chém đầu. Nhưng ông ta đã nói rõ: “Đúng như lời người ấy nói”, rồi ông còn thưởng tiền lụa cho anh ta vì anh ta là người trung trực, dám nói lên một sự thực, dám dũng cảm đàn hặc trước mặt vua về sự “lộng quyền” của vị Thái sư. Câu nói và hành động của vị Thái sư thể hiện một nhân cách lớn: trung thực coi trọng sự thực, đánh giá cao công của người đàn hặc.
Sự việc thứ hai là người quân hiệu không cho Linh Từ Quốc mẫu (vợ Trần Thủ Độ) ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm. Khi vợ khóc và nói là bị bọn quân kiệu “khinh nhờn”. Trần Thủ Độ giận, sai đi bắt. Anh ta chắc là mình phải chết. Nhưng sau khi nghe anh ta đem sự thực trả lời điều “vặn hỏi”: của mình, Thái sư đã hết lời khen: “Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?”. Rồi ông lấy tiền vàng lụa thưởng cho người quân hiệu. Sự việc đó cho thấy Trần Thủ Độ là một người trung thực, cương trực, giữ gìn và tôn trọng các luật lệ chung của phép nước. Cách hành xử ấy rất đáng làm gương cho những người quyền quý trong xã hội, cho quan trong triều.
Sự việc thứ ba thật bất ngờ và thú vị. Một người xin được làm câu đương được vợ quan thái sư xin cho anh ta chắc mẩm sự chạy chọt của mình chắc ăn trăm phần trăm. Nhưng khi nghe Trần Thủ Độ nói là “chỉ chặt một ngón chân" thì anh ta “kêu van xin thôi”, hồi lâu mới được tha. Tưởng xin là câu đương để có một chút danh phận giữa chốn đình trung mà kiếm chút lộc, ai ngờ chuốc lấy tai họa! Câu chuyện diễn ra như một màn bi hài kịch. Cách chúng ta hơn bảy thế kỉ, Trần Thủ Độ là người kiên quyết nhất chống tiêu cực: chống chạy chức, chạy quyền. Sau vụ xin làm câu đương của người nọ, “từ đấy không ai dám đến nhà (Quốc Mẫu) thăm riêng nữa”. Có lẽ nhân chuyện này mà dân gian mới có lời vè:
“Câu đương ăn nhặn gì đâu,
Ngón chân bị chặt thì đau vô cùng!”
Hay:
“Câu đương ăn nhặn gì đâu,
Ngón chân bị chặt từ sau xin chừa!”.
Câu đương mà giải nghĩa là: chức quan nhỏ, lo liệu công việc trong thôn xã, là không đúng. Câu đương: người chức dịch trong làng, giữ việc bắt bí giải tông (Chú thích của “Đại Việt sử kí toàn thư” – in lần thứ hai). Sự việc thứ tư cho thấy Trần Thủ Độ rất chí công, đặt quyền lợi triều đình, quốc gia lên trên hết. Vua Thái Tông muốn cho An Quốc làm tướng (Tể tướng), nhưng Thái sư đã nói: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc,còn như cho thần là hiền như An quốc thì không nên cửa An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng (Tể tưởng) thì việc trong triều đình sẽ ra sao?”
Tình anh em là trọng, nhưng chuyện đại sự quốc gia còn trọng hơn. Ngu, hiền (có đức độ tài năng hơn người) là tiêu chuẩn được giao phó trọng trách của nhà nước. Câu nói của Trần Thù Độ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Phần thứ ba là lời bình tổng quát về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ. Ý nào cũng đúng đắn và sâu sắc. Thái sư là một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, với sự nghiệp đế vương của họ Trần “phàm công việc gì là không để ý”.
Công lao của ông vô cùng to lớn“giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết’’. Ông đã có tài mưu lược tìm ra mọi cách để giành ngôi báu từ tay nhà Lí qua tay nhà Trần. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên lần thứ nhất, ông là trụ cột của Triều đình và quốc gia Đại Việt. Câu nói nổi tiếng của ông mãi mãi là khí phách của người anh hùng, biểu tượng cho hào khí Đông A: “Đầu thần chưa xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo!” Lòng yêu nước, tính trung thực, cương trực, và đức chí công của ông vằng vặc như ánh sao băng, được hậu thế ngưỡng mộ.
Khi ông còn sông đã lập sinh từ. Vua Trần Thái Tông có làm bài văn về vương triều nhà Trần. Ngô Sĩ Liên đã dành những lời tốt đẹp nhất, nêu những sự kiện lịch sử hùng hồn nhất làm sống dậy công đức vô cùng to lớn của vị Thái sư. Bài bình luận này có giá trị và ý nghĩa như một tượng đài kì vĩ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Có thể nói Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sách chính sử cổ nhất, được viết bằng văn phong Việt Nam, còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, là di sản vô cùng quý giá của dân tộc nói chung và ngành sử học nói riêng. Mà theo như Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn nhận xét: "Đối với thời kỳ lừng danh như thời Đại Việt, nó là cả một bản anh hùng ca, cái gì có liên quan đến nó, dẫu là một câu, một dòng chữ tự tay nhân vật đã sống hoặc đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng viết ra, mà ta được đọc hay được nghe, đều là tiếng nói thân thiết từ ngàn xưa vọng lại, làm rung động tâm hồn của chúng ta biết bao." Chúng ta có thể lấy ví dụ đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ để minh chứng cho điều ấy.
Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn, nhưng bằng ngòi bút tài hoa của sử quan Ngô Sĩ Liên hình ảnh của Thái sư Trần Thủ độ đã được lột tả một cách chân thực, thông qua những mẩu chuyện nhỏ. Tất cả tài năng, đức độ của ngài đều được nhìn nhận một cách khách quan nhất. Trần Thủ Độ là người tuy không có học vấn uyên thâm, nhưng lại có tài lược hơn người, khi còn làm quan dưới triều Lý được rất nhiều người nể phục. Đỉnh cao của sự tài lược ấy đã được lịch sử ghi lại một cách ấn tượng khi ông đã giúp nhà Trần giành được ngôi vua mà không phải đổ một giọt máu nào. Ông cho cháu của mình là Trần Cảnh cưới công chúa Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của triều Lý), rồi ép nàng nhường ngôi cho chồng, từ ấy nhà Trần thành lập và vững bền tận gần 200 năm. Đây phải nói là cuộc thay đổi triều đại yên bình nhất từ trước tới nay, tất cả cũng nhờ tầm nhìn xa trông rộng và lòng nhân nghĩa, đức độ của Trần Thủ Độ.
Vua Thái Tông, lúc mới lên ngôi chỉ mới 10 tuổi, chưa nắm rõ chính sự chỉ đành nhờ cậy cha là Thái thượng hoàng Trần Thừa và Thái sư Trần Thủ Độ cáng đáng việc nước. Vì quyền thế quá lớn, nên trong triều thường có người e sợ Trần Thủ Độ có ý đồ bất chính, nên đã khóc lóc, tâu với nhà vua. Nhưng thật hay cho đấng anh hùng có khí khái hiên ngang của thời đại, khi vua hỏi thực hư chuyện chuyên quyền nhiếp chính, Trần Thủ Độ đã không ngần ngại thừa nhận, lại còn cho thưởng vàng bạc, châu báu cho kẻ dám nói thật, ấy là đáng khen vô cùng. Bởi vốn dĩ chuyện có thật thì chẳng việc gì phải che đậy, vua còn nhỏ tuổi, nếu không có người đứng ra nguyện gánh vác thì há phải bao công sức mưu đồ nay thành bóng nước? Trần Thủ Độ sống là người ngay thẳng chính trực, có đạo đức, lại là công thần khai quốc bậc nhất, cũng chẳng phải sợ những lời gièm pha, bởi trong thâm tâm ngài luôn mong muốn xây dựng một triều đại thái bình, thịnh trị, nay triều đình còn non yếu, không phải là lúc bận tâm đến việc ai hơn ai, mà việc cần nhất là quân thần đồng lòng, Trần Thủ Độ hy vọng nhà vua sẽ hiểu điều đó.
Lại có chuyện vợ ông là Linh Từ Quốc Mẫu, lúc ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại, bà này về giận dỗi trách hờn bản thân bị khinh nhờn, lúc đầu Trần Thủ Độ nghe xong cũng lấy làm bực dọc, nhưng sau khi tra hỏi rõ ràng, phát hiện người quân hiệu nọ chỉ làm đúng quy định thì thả và còn thưởng cho vàng lụa. Điều ấy chứng tỏ Thái sư là người chí công vô tư, tôn trọng luật pháp, quốc có quốc pháp gia có gia quy, một điều cũng không thể trái, cho dù ông đã là người dưới một người trên vạn người thì nguyên tắc ấy không bao giờ có thể thay đổi, không vì chút tình riêng mà làm ảnh hưởng đến bộ mặt đất nước, triều đình.
Thêm một chuyện nữa liên quan đến vợ ông, bà có ý xin cho người họ hàng làm chức câu đương, quả thực việc này chẳng có gì khó khăn. Nhưng với tấm lòng chí công vô tư, người vô công thì không thụ lộc, không phải hiền tài thì ông không dễ cất nhắc. Ông vừa không muốn làm vợ buông lòng, chuyện nhà lục đục, vừa muốn giữ trọn nguyên tắc, nên đã nghĩ ra một cách rất thông minh, ấy là đòi chặt bỏ 1 ngón chân để phân biệt giữa vị họ hàng xa của vợ và những người khác, người thấy thế tự biết sợ mà rút lui. Thế là chuyện được giải quyết một cách khéo léo, vừa răn đe kẻ khác, vừa khiến vợ không thể oán trách gì, bởi việc ông làm đâu có chỗ nào vô lý. Người nam nhi phải tề gia trị quốc bình thiên hạ là như thế.
Vì có nhiều công lao, đức độ nên Trần Thủ Độ rất được tin dùng, nhà vua ưu ái muốn cho anh trai của ông là An Đức cùng vào triều làm tướng, nhưng Trần Thủ Độ không lấy thế làm vui mừng bởi ông thưa rằng: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho là thần hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ như thế nào?". Trần Thủ Độ là người kiên định, chí công vô tư, lại có tài mưu lược, nên trong chuyện tuyển chọn hiền tài hẳn là rất khắt khe, việc nhà vua chỉ vì mối quan hệ thân tình mà cho anh trai mình làm tướng, điều ấy là không nên, bởi chỉ người hiền tài mới có thể đứng ra gánh vác trọng trách, huống chi lại còn làm đến chức tướng.
Nếu chuyện thăng quan tiến chức dễ vậy thì còn gì là kỷ cương phép nước, liệu sẽ có thêm bao nhiêu kẻ theo lệ này mà làm càn? Với lại luật Hồi tỵ (luật quy định, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê... thì không được làm quan cùng một chỗ) vẫn còn đấy, sao có thể để anh em cùng làm quan chung một chỗ, sẽ gây ra hiềm nghi, thân là bậc công thần lại càng không được làm trái, phải là tấm gương sáng cho bề tôi thấy mà nể sợ.
Đọc đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ, ta mới hiểu sâu sắc được thế nào là một vị khai quốc công thần, nhà chính trị kiệt xuất, bản lĩnh. Ở ông hiện lên những vẻ đẹp của trí tuệ cùng đạo đức, tấm lòng cương trực, thẳng thắn, liêm khiết, luôn lấy việc của xã tắc, của quốc gia làm trọng, đặt lên trên tất cả những việc cá nhân, gia đình. Ấy là bản lĩnh của bậc đại trượng phu mà không phải ai cũng có được.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
rần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử có công rất lớn trong việc lập nên triều đình nhà Trần. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã viết tác phẩm về ông là “Thái sư Trần Thủ Độ” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” đề cao đức tính chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nguyên phép nước.
Mở đầu, tác giả giới thiệu về thái sư và cái chết của ông. Tác giả viết ngược với bình thường để gây sự chú ý “ Giáp Tí, năm thứ bảy. Mùa xuân, thắng giêng”. “ Thái sư Trần Thủ Độ chết (71 tuổi), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương”. Tác giả chủ động viết như vậy để nhấn mạnh thái độ trân trọng và biết ơn của vua Trần với Trần Thủ Độ, qua đó gián tiếp giới thiệu công lao to lớn của thái sư. Tuy Thủ Độ không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn. Vua Trần lấy được thiên hạ cũng do thái sư, nên quyền còn cao hơn cả vua.
Trong cuộc đời của Thủ Độ có rất nhiều tình huống rất kịch tính. Qua đó đã bộc lộ hết được nhân cách của thái sư. Có người do ghen tị và muốn hãm hại nên đã lén lút vào gặp vua nói về việc thái sư lấn quyền vua, nguy hại đất nước. Mâu thuẫn của vua và thái sư nảy sinh, vua mang theo người hoặc đó đến nhà thái sư và kể hết chuyện cho thái sư nghe, thái sư không hề chối cãi mà nhận đúng, đem tiền vàng thưởng cho người đã vạch lỗi mình. Cho thấy ông là người độ lượng, công minh, có bản lĩnh. Hành động đó có ý nghĩa động viên, khuyến khích cấp dưới nên góp ý, tố cáo sai lầm của người quyền cao với mục đích đúng đắn có lợi cho đất nước.
Vợ của thái sư là Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, người canh gác ngăn lại không cho đi, về nhà khóc với thái sư kể lại việc bọn lính không tôn trọng bà. Thái sư giận lắm sai người đi bắt tên lính đó về, e phen này khó lòng thoát tội. Về đến nơi thái sư vặn hỏi kĩ lưỡng, người quân hiệu kia trả lời đúng sự thật, Thủ Độ hết giận, hiểu dõ sự tình, khen người lính nhỏ tuy chức thấp nhưng làm đúng bổn phận trách nhiệm, không có gì đáng trách, bèn đem vàng bạc ra thưởng cho anh ta, cho a ta về. Thái sư là người công tâm, thấu tình đạt lí, tôn trọng quy tắc, không vì chức cao mà vượt quyền.
Có lần thái sư duyệt hộ khẩu, Quốc Mẫu xin cho một người làm chức dịch nhỏ trong xã, lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Thái sư đồng ý, tưởng như mọi chuyện quá dễ dàng, nhưng thái sư gọi người đó đến và nói muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân. Người kia khóc lóc xin tha tội, từ đó không ai dám đến nhờ cậy nữa. Ông chủ động giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích. Thái sư là người không vì tình riêng mà vụ lợi. Vua muốn cho người anh của thái sư làm tướng, ông đã không đồng ý và cương quyết nếu vua cho rằng anh của ông là người tài giỏi hơn người ông sẽ nghỉ việc, nếu không thì không thể để hai anh em cùng làm tướng như vậy triều đình loạn mất.
Qua tất cả các sự việc trên ta thấy thái sư Trần Thủ Độ là người cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân và gia đình. Nắm giữ trọng trách của triều đình, việc gì ông cũng lo toan, giúp vua rất nhiều , tiếng tăm bay xa đến lúc chết, người người kính trọng. Trong lịch sử có Tô Hiến Thành sống cách nhau khoảng một trăm năm, tuy sống trong bối cảnh không giống nhau nhưng lại một lòng vì đất nước, không vì danh lợi mà nao núng.
Xem thêm: Nghị luận suy nghĩ về sự tự tin
Sử gia Ngô Sĩ Liên đã xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, tuy rất ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, cao trào và nút mở. Ngôn từ hàm súc, tác giả chỉ kể chứ không bình luận, cách kể hấp dẫn luôn gây bất ngờ đã làm nổi bật lên thái sư Trần Thủ Độ. Qua bài văn đã cho em thấy thái sư là người công tư phân minh, một người đáng để học tập, dành sự yêu quý và cảm phục sâu sắc đến thái sư. Đời đời sau cũng không thể quên lịch sử ta đã có thái sư anh minh như thế.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Sử là tác phẩm viết về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Mục đích của sử là ghi chép sự thật, không hư cấu như văn học nghệ thuật, nhằm cung cấp những sự kiện lịch sử của dân tộc và bày tỏ thái độ khen chê của sử gia đối với các nhân vật lịch sử để đời sau lấy đấy làm gương. Đặc điểm nổi bật của sử là tính xác thực của sự kiện, chiều sâu của tư tưởng đã kết hợp chặt chẽ với trình độ nghệ thuật cao của sự trình bày, diễn đạt. Sử xưa có hai thể: biên niên và kỉ sự. Biên niên là lối viết sử theo trình tự thời gian (Đại Việt sử lược – khuyết danh, Đại Việt sử kí — Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên). Kí sự là lối viết sử theo các sự kiện hoặc theo từng sự việc của nhân vật lịch sử (Đại Việt thông sử – Lê Quý Đôn, Sử kí – Tư Mã Thiên).
Bài Thái sư Trần Thủ Độ được trích từ sách Đại Việt sử kí toàn thư, quyển V, phần Bản kỉ, của nhóm tác giả Ngô Sĩ Liên chủ biên là một bài văn lịch sử xuất sắc. Bài viết vừa giúp người đọc hiểu rõ thêm phẩm chất chí công vô tư, biết khích lệ cấp dưới giữ vững kỉ cương phép nước của Trần Thủ Độ – vị danh quan nhà Trần, vừa cho thấy một lối viết sử trung thành, hấp dẫn của tác giả. Kể về cuộc đời của Trần Thủ Độ, tác giả chọn ra bốn sự kiện phản ánh bốn khía cạnh về nhân cách của vị quan nổi tiếng. Lối viết sử của tác giả hấp dẫn bởi gây được yếu tố bất ngờ, khiến người đọc hồi hộp đợi chờ. Cả bốn sự kiện, bao giờ kết quả cũng ngược với dự đoán của người đọc.
1. Đối với người hạch tội mình: Thông thường, người ta ghét kẻ vạch tội lỗi hoặc khuyết điểm của mình. Nhưng Trần Thủ Độ không như vậy. Trước hết, ông nhận "Đúng như lời người ấy nói" và bất ngờ hơn: lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Đó không chỉ là sự thắng thắn, nghiêm khắc với bản thân mà còn khích lệ người trung trực, dũng cảm dám vạch sai lầm hoặc tội lỗi của kẻ bề trên là chính mình.
2. Sự kiện người quân hiệu giữ thềm cấm cũng vậy. Người đọc hồi hộp chờ đợi khi Thủ Độ giận, sai đi bắt anh ta. Kết quả là Thủ Độ nói: "Người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?". Không những như vậy, ông còn lấy vàng lụa ban thưởng rồi cho về.
3. Sự kiện người xin chức câu đương càng thú vị. Thực ra câu đương chỉ là một chức xã quan trong thôn xóm, nếu như Quốc mẫu (vợ của Trần Thủ Độ) có xin cho người nhà thì cũng chẳng có gì quá đáng lắm. Hơn nữa, Trần Thủ Độ lại gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó. Hành động này khiến người đọc nghĩ ông đồng ý. Khi xét duyệt ông lại còn gọi người kia đến. Tiếng cười bật ra ở nghịch cảnh người ấy mừng chạy đến, tin chắc, mình nhất định sẽ được giữ chức câu đương. Nhưng kết quả thì ngược lại, qua một câu nói của Trần Thủ Độ mà không ai có thể đoán trước được: "Người vì có Công chúa xin cho được làm chức, không ví như người câu đương khác được". Đến đây, người đọc vẫn tin rằng, người nhà của Công chúa không chỉ được giữ chức câu đương mà chắc còn được ân sủng hơn. Nào ngờ Trần Thủ Độ hạ một câu: "phải chặt một ngón chân để phân biệt…". Và kết quả là tên kia phải van xin thôi, hồi lâu mới tha cho. Việc làm của Trần Thủ Độ khiến cho từ đó không ai dám đến nhà thăm riêng nữa.
4. Thủ Độ cũng chống lại việc đưa anh em, họ hàng vào nắm chức vụ quan trọng trong triều đình, kéo bè kết đảng. Cách so sánh của ông, giữa mình và người anh thật bất ngờ nhưng cũng thật khẳng khái, thể hiện sự chí công vô tư, tất cả vì lợi ích của quốc gia, khiến vua cũng phải tâm phục nghe theo.
Lối viết sử của tác giả rất hấp dẫn, gây được yếu tố bất ngờ khiến người đọc hồi hộp chờ đợi. Cả bốn sự kiện trên có kết quả luôn ngược với dự đoán của người đọc. Mở nút mỗi sự kiện chỉ bằng hai câu: một câu kể lại lời nói của Trần Thủ Độ, một câu kể về hành động của ông. Sự kiện người giữ thềm cấm cũng vậy. Người đọc hồi hộp chờ đợi khi Trần Thủ Độ giận, sai đi bắt anh ta. Kết quả là, Trần Thủ Độ nói: "Người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?". Không những như vậy, ông còn lấy vàng lụa ban thường rồi cho về.
Lối viết sử như thế là rất kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lí mà tính cách nhân vật vẫn thể hiện sâu sắc và thái độ khen chê của tác giả cũng bộc lộ rõ ràng. Hơn nữa, người viết hoàn toàn ngợi ca, khâm phục Trần Thủ Độ nhưng không có một câu ca tụng nào. Người ta gọi lối viết sử như vậy là theo bút pháp Xuân Thu.
Qua bốn sự kiện và bốn cách ứng xử trong cuộcđời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa sinh động chân dung một nhân cách chí công vô tư, cao thượng, bao dung, không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước Đại Việt sử kí toàn thư nói chung trích đọan Thái sư Trần Thủ Độ nói riêng quả đã đạt tới vẻ đẹp của lối văn sử. Nó giúp người đọc càng tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam và thêm quý trọng những di sản văn hóa do cha ông ta để lại.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Nhà thơ Nguyễn Trãi từng viết:
“ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương
Tuy mạnh yếu có khác nhau
Song hào kiêt đời nào cũng có.”
Quả đúng là Việt Nam ta tuy nhỏ nhưng hào kiệt hiền thì đời nào cũng có, điều đó đã được lịch sử chứng minh. Trong cuộc sống có những người sinh ra chẳng ai biết đến nhưng lại có những người sinh ra khi mất đi rồi lại khắc tên mình theo dòng lịch sử mà ngàn đời sau ai cũng biết. Dù không biết mặt dù không chứng kiến nhưng nhắc đến tên họ thì ai cũng biết. Thái sư Trần Thủ Độ là một người như thế. Phải chăng ông là một người tuyệt vời, phải chăng chính vì thế Ngô Sỹ Liên đã hạ bút để viết về con người tài giỏi này qua Đại việt sử kí toàn thư.
Đại việt sử kí toàn thư hoàn thành năm 1498 dựa trên cơ sở là bộ Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. Bộ sử kí này gồm có hai phần là ngoại kỉ và bản kỉ. Phần ngoại kỉ viết về lịch sử nước ta thời Hồng Bàng đến thế kỉ 10. Phần bản kỉ viết từ thời Đinh Tiên Hoàn đến thời Hậu Lê. Ban đầu thì có 15 quyển sau đó Phạm Công Trứ viết thêm năm quyển là 20 quyển. Bài thái sư Trần Thủ Độ được trích từ quyển năm thuộc phàn bản kỉ. Đoạn trích này khắc tạc lên một bức tượng đài về một con người không chỉ có phẩm chất của một vị tướng giỏi mà còn có đức. Tài năng của ông không ai không công nhận còn tích cách nhân phẩm đạo đức của ông thật sự phải đọc đoạn trích này mới thấy hết được.
Đoạn trích bắt đầu bằng những mốc thời gian lịch sử cụ thể chính xác: “Giáp Tý (1264), năm thư 7 niên hiệu Thiên Long đời vua Trần Thánh Tông, mùa xuân, tháng giêng. Trần Thủ Độ mất, thọ 71 tuổi. Ông được vua truy tặng “ Thượng phụ Thái sư Trung Vũ đại vương” tắc giả mở đầu bằng sự kiện Trần Thủ Độ qua đời và sự truy tặng của nhà vua đối với ông. Hai chữ “thượng phụ” là cha vua, hai chữ “thái sư” có nghĩa là thầy của vua, đó là tước bậc cao nhất của thời phong kiến lúc bấy giờ. Vậy mục đích của tác giả khi mở đầu bằng sự kiện đau buồn đáng tiếc này là gì?. Phải chăng tác giả muốn nhắc đến những công lao mà Trần Thủ Độ đã đạt được trong cuộc đời của mình? Trần Thủ Độ là người có công lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi vai trò lịch sử từ thời nhà Lý sang thời nhà Trần. Không những tế ông là người có tài đầy mưu trí trong triều đình trung thành tận tụy với vua, giúp vua dựng việc lớn chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Tuy ông là người không có học vấn nhưng lại tài lược hơn người.
Tiếp đến tác giả kể về bốn sự việc khi ông còn sống để thể hiện tính cách của vị thái sư này. Qua đó ta càng thêm hiểu thêm những phẩm chất đáng quý của ông. Thứ nhất, là việc có người hặc ông là “ Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua”. Dẫu biết rằng con người vẫn cứ dạy nhau rằng ai chê mới là bạn ai khen thì là thù, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Ai chúng ta cũng muốn được khen còn chê thì lại khong thích, ai cũng muốn mình đẹp cả cho nên không thể chấp nhận những lời không hay về mình. Ở đây tác giả dùng từ “hặc người” có nghĩa là kẻ tội vạch tội mình. Qua hành động của người đó ta tưởng Trần Thủ Độ se lôi ra chém đầu ngay lập túc, cũng như mỗi chúng ta khi bị vạch tội thì coi người ta là kẻ thù thế nhưng Trần Thủ Độ lại chấp nhận lời vạch tội của người đã hặc tội mình. Không những thế ông còn tặng tơ lụa cho người đó. Qua đó ta thấy Trần Thủ Độ là người biết phục thiện, công minh, đọ lượng và có bản lĩnh biết nhận cái sai của mình.
Thứ hai, là việc giữa Trần Thủ Độ và người lính giữ thềm cấm. Đó là việc phu nhân của Trần Thủ Độ không được cho đi qua vùng thềm cấm. Khi vợ khóc lóc bào chúng “khinh nhờn”. Trần Thủ Độ giân lắm bèn sai quân đi bắt tên lính đó vào, cứ tưởng rằng tay lính đó khôn giữ nổi đầu nhưng sự việc lại không xảy ra như thế. Sau khi trả lời câu “ vặn hỏi” cua ông thì tên lính kia không những không bị mất đầu mà còn được thưởng tiền, vàng, lụa. Trần Thủ Độ khen:” Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa”. Như vậy có thể thấy ở Trần Thủ Độ toát lên vẻ chí công vô tư, tôn trọng phép nước và không thiên vị tình thân.
Thứ ba là sự việc vợ của ông nhờ ông xin cho một người làm “câu đương’. Hắn cứ nghĩ vụ này được trăm phần trăm nhưng mà ông trời có mắt và con người kia cũng có mắt. Những kẻ không có tài mà đòi làm này nọ thì thật là dành chỗ của những người có học. Trần Thủ Độ sử lý rất tế nhị đó là ghi tên rồi nhưng với một yêu cầu là phải chặt một ngón chân. Tên kia sợ hãi xin thôi. Câu đương thật ra cũng chỉ là một chức quan nhỏ nhưng cũng không để những kẻ không biêt gì nhờ quen biết mà xin xỏ làm được. Việc làm ấy thể hiện sự đề cao công bằng phép nước, bài trừ tệ nạn đút lót, chạy chọt chức quan.
Thứ tư là việc vua định đem anh em Trần Thủ Độ cùng nắm chức quan trọng trong triều đình nhưng ông tán thành. Ông thẳng thán bày tỏ quan điểm của mình về việc đó. theo ông thì chỉ cần những người tài giỏi nhất làm là được chứ nhiều người thì tài chính sẽ rối ren. Theo lẽ thường anh em được nhạn chức thì phải cảm ơn mới phải nhưng ông nhất định từ chối bởi để tránh việc kéo bè kết đảng làm khó cho vua. Điều đó thể hiên Trần Thủ Độ là người không tư lợi, hết mình về việc chung của đất nước, không thiên vị anh em, chung thành và làm mọi điều tốt cho vua.
Để làm nổi bật chân dung nhân cách Trần Thủ Độ, tác giả đã có lối viết sử hấp dẫn, tạo những yếu tố bất ngờ, kịch tính nhưng lại rất kiệm lời. Qua mỗi sự kiện, người đọc đều thấy rõ điều đó. Kết quả các sự kiện luôn ngược với dự đoán của người đọc. Trước người hặc tội mình, ta tưởng Trần Thủ Độ sẽ nổi giận rồi trừng phạt nhưng ngược lại, thật bất ngờ khi ông trả lời: "Đúng như lời người ấy nói" và bất ngờ hơn nữa, thưởng tiền lụa cho người ấy. Tác giả đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, bất ngờ sau lớn hơn bất ngờ trước.
Bằng nghệ thuật viết sử vừa chân thực vưa hấp dẫn kịch tính của tác giả đã đem đến cho ta một bức tượng vĩ đại về một vị thái sư học vấn ít nhưng tào lược thì hiếm ai bằng. Qua đoạn trích ta thấy một con người có tài, có chức có quyền nhưng không vì thế mà coi thường ngời khác, cũng không vì thế mà che đỡ cho người thân. Ông luôn hết lòng vì vua vì dân vì nước, thật xứng đáng để người đời sau nhớ đến.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Trần Thủ Độ là một nhân vật trong lịch sử của nước ta để lại nhiều tiếng tăm lẫy lừng. Trong tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên hình ảnh của nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên là một con người trung thành với triều đình, tài năng mưu trí giúp các vua Trần giữ vững và phát triển cơ nghiệp, chống lại giặc ngoại xâm. Thông qua trích đoạn bài Thái Sư Trần Thủ Độ thể hiện cái nhìn của tác giả với một nhân cách lịch sử, chính trực chí công vô tư. Một vị anh hùng yêu nước của dân tộc Việt Nam xứng đáng để người đời sau ngưỡng mộ, yêu mến.
Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông. Trần Thủ Độ tuy không được học nhiều, nhưng không lại mưu trí hơn người có tài chiến lược, khi làm quan dưới triều đình nhà Lý được nhiều người tôn sùng, kính nể. Trong thành công của vua Lý Thái Tông khi lấy được thiên hạ đều nhờ có sự tham mưu của Trần Thủ Độ. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã khắc họa nhân vật Trần Thủ Độ bằng bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng độc đáo, tinh tế tình huống nhiều gay cấn, đậm chất kịch tính khiến cho người đọc cảm thấy nghẹt thở theo từng dòng chữ. Những xung đột được tác giả đẩy tới cao trào rồi hóa giải một cách ngoạn mục, nhiều bất ngờ.
Khi bị người vạch tội tâu vua Trần Thái Tông là Thái sư Trần Thủ Độ lấn át địa vị của nhà vua. Rồi lo sợ uy lực của Thái sư sẽ khiến cho thiên hạ hiểm lầm này nọ. Đây là tình huống vô cùng kịch tính dẫn tới sự hiểu lầm giữa vua Lý Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ. Nhà vua lập tức cho người tới gặp Thái sư để hỏi cho rõ ngọn ngành. Trước tình thế có thể mất mạng bất cứ lúc nào đáng lý ra Trần Thủ độ phải phân trần, nhưng ông lại thẳng thắn nhận lỗi và lấy tiền thưởng của mình chia cho cấp dưới, vì đã trung thực thẳng thắn dám phê bình quan cấp cao. Một việc làm hiếm thấy trong triều đình. Điều này cho chúng ta thấy Trần Thủ Độ là người chính nhân quân tử, không so đo với bọn tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, không thù hằn, chèn ép những người đã hãm hại mình. Một tấm lòng xưa nay hiếm có trong nhân gian.
Trần Thủ ĐộTình huống kịch tính thứ hai liên không đao to búa lớn không liên quan tới chính trị mà chỉ là một chuyện nhỏ trong gia đình. Khi người vợ của Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông trước kia. Sau khi vua Lý Huệ Tông bị bức tử, qua đời bà bị hạ xuống làm Thiên Cực công chúa, rồi bị ép cưới Trần Thủ Độ. Rồi một lần, bà ngồi kiệu vào cung bị tên lính có thù oán trước kia với phu nhân của Trần Thủ Độ nên bắt bà xuống đi bộ không cho ngồi kiệu vào cung. Phu nhân về nhà than khóc cho rằng mình bị coi thường rồi vạch tội tên lính hỗn hào đó với Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ tỏ vẻ giận dữ tên lính trước mặt vợ rồi sai người gọi tên lính tới gặp mình. Tên lính kia sợ tội cứ tưởng phen này mình phải chết vì dám coi thường phu nhân của Thái sư nhưng khi tới nơi Trần Thủ Độ chỉ nói ” Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước ta còn trách gì nữa?”
Tình huống tiếp theo là vợ của Trần Thủ Độ có ý xin cho người họ hàng của nhà bà làm câu đương, giữ một chức dịch nhỏ trong xã. Trần Thủ Độ nghe lời vợ bảo viết tên tuổi người đó ra để còn tiện sắp xếp công việc. Nhưng khi gặp người họ hàng nhà vợ. Trần Thủ Độ yêu cầu người đó chặt một ngón chân để còn phân biệt với những câu đương khác. Người này hoảng sợ vội vàng rút lui xin không làm nữa. Điều này chứng minh rằng Trần Thủ Độ là người thanh liêm chính trực không vì người thân mà làm sai phép nước. Tình huống thứ tư xảy ra là nhà vua muốn phong cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc làm tướng. Nhưng Trần Thủ Độ nói nếu như An Quốc giỏi thì thần sẽ xin nghỉ, còn nếu thần làm thì không nên để An Quốc làm tướng bởi anh em trong nhà mà cùng nắm triều chính thì mọi việc sẽ ra sao.
Trần Thủ Độ có tài nhìn xa biết trước những phiền toái khi anh em cùng giữ trọng trách quan trọng trong triều đình thì sẽ dẫn tới những hệ lụy khó giải quyết. Thông qua những tình huống của tác giả Ngô Sỹ Liên ta thấy được sự thanh liêm, thẳng thắn, vì dân vì nước của Thái sư Trần Thủ Độ một con người chí công vô tư.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 1
Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt cho nên xung quanh ông có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Đối với nhà Trần, Trần Thủ Độ là người có công đầu. ông đã đem hết lòng trung thành tận tuỵ, tài năng và mưu trí của mình để giúp các vua Trần phát triển cơ nghiệp, chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ngày nay, chúng ta cẩn có thái độ công bằng và sự phân tích kĩ càng để đánh giá, đề cao phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết của Thái sư Trần Thủ Độ.
Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chinh trực, chí công vò tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông. Mở đầu bài viết, tác giả tóm tắt vài dòng về cuộc dời và sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ. Cách viết của tác giả ngược với binh thường ở chỗ là nêu năm mất và chức tước của Trần Thủ Độ trước, nhằm gây sự chú ý của người đọc:Giáp Tí, năm thứ 7.
Mùa xuân, tháng giêng. Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71); truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương. Đây là chủ ý của tác giả nhằm nhấn mạnh thái độ trân trọng và biết ơn của các vua Trần đối với Trần Thủ Độ; qua đó gián tiếp giới thiệu vai trò quan trọng và công lao to lớn của ông. Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều LI được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua.
Ở phần sau, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tinh tiết (câu chuyện nhỏ) phản ánh bốn khía cạnh trong nhân cách cao quý của Trần Thủ Độ. Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa hình tượng nhân vật lả ở chỗ người viết sử đã xây dựng nện những tinh huống giàu kịch tính, biết lựa chọn các chi tiết đắt giá. Mỗi câu chuyện dù ngắn nhưng đểu có những xung đột được đẩy dần đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ, gãy thú vị cho người đọc. Từ đó, người đọc có thể hình dung rõ nét chân dung nhân vật và tự rút ra những bài học sâu sắc.
Chuyện người hặc tội (người vạch tội) ấm ức tâu lên vua Trần Thái Tông là Thái sư dám lấn át quyền hành của vua: Bệ hạ trẻ thơ mà Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc thì sẽ ra sao? là tình huống thứ nhất sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa Trần Thủ Độ với nhà vua. Tác giả đẩy mâu thuẫn ấy lên cao trào bằng chi tiết nhà vua chủ động đem người hặc tội đi theo tới gặp Thái SƯ để đối chất. Trần Thủ Độ không phân trần, biện bạch hoặc trừng trị mà ngược lại, ông nhận lỗi ngay và còn ban thưởng cho người hặc tội. Câu trả lời của Thái sư gây bất ngờ lớn cho nhà vua: Đúng như lời người ấy nói.
Trần Thủ Độ có sự khác biệt với mọi người trong cách hành xử. Thống thường, người ta ghét kẻ dám vạch ra tội lỗi hoặc phê phán, chỉ trích sai lầm của mình, còn Trần Thủ Độ không chối mà công nhận ngay hành vi của mình và còn lấy tiền lụa thưởng cho bề dưới. Điểu đó thể hiện thái độ thẳng thắn nhận lỗi, nghiêm khắc với bản thân và sự độ lượng của bậc chính nhân quân tử. Lời nói và hành động của ông trong sự việc này có tác dụng khích lệ cấp dưới hãy trung thực, dũng cảm, mạnh dạn tô' cáo sai lầm của người khác, kể cả cấp trên nhưng phải với mục đích trong sáng là vì quyển lợi của quốc gia, dân tộc.
Tinh huống thứ hai không liên quan đến quyển lợi của sơn hà xã tắc mổ chi là chuyện riêng trong gia đinh. Phu nhân của Thái sư Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Sau khi Lí Huệ Tông bị bức tử, bà bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và ép gả cho Trần Thủ Độ. Một lần, bả ngồi trên kiệu để vào cung, người lính quân hiệu bắt bà phải xuống kiệu trước thềm cấm. Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn giữa phu nhân của Trần Thủ Độ và người lính. Đỉnh điểm của mâu thuần là chi tiết phu nhân cho rằng minh bị coi thường nên khóc lóc, kể tội người lính và giận dữ nói với chồng rằng: Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.
Lúc đầu, Thủ Độ giận, sai đi bắt. Người quân hiệu kia chắc mình phả: chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Dó nói Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa ? Điểu đó cho thấy ông không thiên vị người thân và rất tôn trọng phép nước, tốn trọng người giữ đúng phép nước, dù đó là kẻ dưới quyền. Tình huống thứ ba là phu nhân xin ông cho một người họ hàng của bá được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân.
Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân. Tác giả gây chú ý bằng chi tiết Thủ Độ gật đẩu và biên lẩy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lí của Thái SƯ cũng như thú vị trước cách giả quyết cao trào xung đột của tác giả. Trẩn Thủ Độ yêu cầu hắn: muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phim biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.
Như vậy là Trần Thủ Độ luôn có ý thức giữ gìn sự công bằng, không chấp nhận thói chạy chọt, đút lót, dựa dẫm, nhờ vả để tiến thân.Tình huống thứ tư là nhà vua muốn phong tưng cho An Quốc, anh trai của Trẩn Thủ Độ. Tưởng Trần Thủ Độ sẽ mừng rỡ mà tạ ơn vua nhưng tác giả lại khiến người đọc ngạc nhiên đến bất ngờ khi Trần Thủ Độ thẳng thắn trình bày ý kiến: An Quốc là anh thần, nếu là người hiển thì thần xin nghi việc, còn như cho thần là hiển hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao? Vì có tầm nhìn xa trông rộng nên ông lường trước được những phiền toái sẽ xảy ra khi cả hai anh em đểu nắm giữ trọng trách. Điều đó sẽ đẩy nhà vua vào tình thế khó xử. Câu trả lời trôn cho tháy Thái sư Trần Thủ Độ có tinh thần chí công vô tư, vượt khỏi quan niệm phổ biến trong xã hội là: Một người làm quan, cả họ được nhờ.
Những tình huống đầy kịch tính nêu trên đã góp phẩn làm nổi bật bản lĩnh cứng cỏi và nhân cách cao quỷ của Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên hết, không mảy may tư lợi cho bản thân và gia đinh. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trẩn Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều và gánh nặng trách nhiệm háu như đồ lên vai ông, vì vua còn nhỏ tuổi. Có thể nói Trần Thủ Độ là một vị quan đầu triều gương mẫu, xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân.
Sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết vổ Thái sư Trần Thủ Độ dù cổ tỏ ra rất khách quan nhưng bằng những câu văn đẩy cảm xúc, tác giả đã thể hiện lòng khâm phục và ca ngợi Trần Thủ Độ. ông là tấm gương sáng để lại nhiều bài học bổ ích, thiết thực cho hậu thế. Tên tuổi và tài năng của ông được lưu danh muôn thuở.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 2
Khi nhắc đến nhà Trần, chúng ta sẽ không thể nào không nhắc đến Thái sư Trần Thủ Độ. Để nhà Trần được thành lập và được phồn thịnh qua hai đời vua, Trần Thủ Độ có thể được coi là khai quốc công thần, là trụ cột không thể thiếu của nhà Trần. Con người của ông được rất nhiều thế hệ nhà sử học nghiên cứu, khai thác và viết thành nhiều bài sử khác nhau. Trong đó tiêu biểu là Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử kí toàn thư. Qua đoạn trích, Thái sư Trần Thủ Độ, Ngô Sĩ Liên đã thể hiện trọn vẹn toàn bộ con người của Thái sư ở trên các phương diện khác nhau, từ chốn quan trường cho tới các mối quan hệ trong gia đình.
Mở đầu bài sử, bằng giọng văn hết sức trang nghiêm, tôn kính, tác giả thông báo về cái chết của Thái sư Trần Thủ Độ.
"Giáp Tí, năm thứ bảy. Mùa xuân, tháng giêng. Thái sư Trần Thủ Độ chết, truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương." Có thể nói, cái chết của ông là một sự mất mát, đau đớn quá lớn của không chỉ người nhà mà của cả dân tộc ta thời bấy giờ nữa. Xuyên suốt bài viết, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tình huống làm cho chúng ta thấy rõ được con người thật của Thái sư. Qua những tình huống đó, dù cho nhiều người không quen, không biết đến ông hay chưa từng gặp mặt ông cũng có thể hiểu rõ Trần Thủ Độ là con người như thế nào.
Ở tình huống đầu tiên, nếu Trần Thủ Độ không biết cách xử lý, thì có thể mâu thuẫn của ông với vua Thái Tông sẽ không thể nào gỡ bỏ được, có thể dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường. Ông là một Thái sư "quyền hơn cả vua" nên người hặc đã sợ ông sẽ cướp mất thiên hạ hoặc cũng có thể lấy tay che trời để làm nhiều việc hại dân hại nước, vì lúc này vua còn quá trẻ để xử lý hết được công việc triều chính. Vua lập tức dẫn theo người hạch tội đến nhà Trần Thủ Độ để hỏi rõ ngọn ngành. Trái với những gì vua và người hặc đó nghĩ, rằng Thái sư sẽ chối tội, sẽ nổi giận, trị tội người hặc. Nhưng thật ngạc nhiên, Trần Thủ Độ đã làm ngược lại. Khi nghe nhà vua nói xong, đầu tiên là ông nhận lỗi ngay "đúng như lời người ấy nói".
Rồi ông tiếp tục làm cho họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng cách lấy tiền lấy lụa thưởng cho anh ta. Vậy là với tình huống đầu tiên, mâu thuẫn giữa Thái sư và vua đã được giải quyết một cách nhẹ nhàng, dứt khoát. Ông đúng là một con người khác thường, sự khác thường này không phải là dị biệt, mà chính là sự ngay thẳng, thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm, không những không ghen ghét, thù hằn kẻ đã vạch tội mình, mà ông còn có cách khích lệ động viên cho người vạch tội và cả những người khác sau này nữa. Cho dù người làm sai có quyền cao chức trọng, có quyền uy hơn cả vua thì cũng không nên vì thế mà xum xoe nịnh nọt. Nhưng ông chỉ làm vậy với những người có ý tốt, không lợi dụng việc này để làm tổn hại đến đất nước.
Tới tình huống thứ hai, lúc này Ngô Sĩ Liên chọn một khía cạnh khác, gần gũi với chúng ta hơn – đó là gia đình. Vợ ông – Linh Từ Quốc Mẫu vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông, khi nhà Lí mất bà bị giáng chức làm công chúa, rồi lấy Trần Thủ Độ. Trong một lần ngồi kiệu di qua chỗ thềm cấm, người quân hiệu (đây là một chức quan võ nhỏ) lại đứng ra ngăn cản, không cho bà đi qua. Về tới nhà, bà khóc lóc kể tội viên quan đó cho Trần Thủ Độ, nói rằng người ta khinh thường, không tôn trọng bà. Thái sư nghe vợ nói xong thì giận lắm, sai người đi bắt viên quan đó. Người quân hiệu kia chắc mẩm lần này thì mình chết chắc rồi.
Thế nhưng không ngờ, mọi việc lại diễn ra hoàn toàn trái ngược lại hết. Vẻ mặt lúc đi của người quân hiệu là sợ sệt, hoang mang thì lúc về lại rạng ngời, hớn hở. Vì người ngày được thưởng vàng lụa và lại được khen là "người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?". Đó là bởi sau khi căn vặn, tra hỏi, nghe viên quan võ đó nói rõ tất cả mọi chuyện. Ông không vì người đó là vợ mình mà thiên vị cho người nhà để xử phạt viên quan đó. Ông vẫn rất công chính liêm minh, tôn trọng kỷ cương phép nước, tôn trọng những người luôn làm đúng phép nước dù cho người đó là quan cao chức lớn hay người đó là những người lính nhỏ bé.
Tiếp theo đó là tình huống phu nhân của ông xin cho một người họ hàng làm chức câu đương, một chức dịch nhỏ trong xã và lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân, đó là chức câu đương. Thủ Độ không hề suy nghĩ gì mà gật đầu đồng ý luôn, còn lấy giấy bút ra để biên lấy họ tên quê quán của người đó. Đọc tới đây, hẳn ta rất bất ngờ, trong đầu không thể không suy nghĩ, không lẽ Thái sư Trần Thủ Độ chỉ làm ra vẻ bề ngoài như thế nhưng thật ra cũng như những vị quan quyền cao chức trọng thối nát trước đây. Thật đúng là "Một người làm quan cả họ được nhờ". Và cái kết đầy kịch tính nhưng cũng khiến không ít người phải trầm trồ, thán phục.
Ông nói "Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt". Ông không làm trái ý vợ, không muốn vợ phật lòng, nhưng ông cũng không làm trái với trọng trách, với trách nhiệm mà mình đang gánh vách trên vai. Trần Thủ Độ làm vậy một mặt là để răn đe,làm gương cho những người có ý ỷ lại rằng mình có người thân làm quan thì chắc chắn mình cũng sẽ được thơm lây, có khi còn được làm quan nữa. Mặt khác, ông còn cho mọi người thấy rằng, ông luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết, luôn giữ gìn sự công bằng, minh bạch. Không vì đó là người thân thích mà chấp nhận thói xu nịnh, quà biếu đút lót để được thăng quan tiến chức, để phục vụ cho lợi ích của mình.
Tình huống cuối cùng có thể được coi là tình huống cao trào và hay nhất khi vua Thái Tông đề nghị phong tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc. Ông đã không chút suy nghĩ mà nói: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?". Với tài thao lược hơn người, với sự suy tính kỹ càng, ông đã lường trước được việc để cả hai anh em cùng giữ trọng trách lớn trong triều hẳn sẽ hết sức phức tạp và sẽ có không ít lời dị nghị.
Qua cả bốn tình huống nêu trên, cái đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa nhân vật của nhà viết sử hết sức tài tình, đắt giá. Những xung đột kịch tính được đưa lên đỉnh điểm, những cách giải quyết mang tính bước ngoặt đầy bất ngờ và thú vị làm nổi bật tính cách của Thái sư Trần Thủ Độ. Đó là một người đầy bản lĩnh, có một nhân vật hết sức cao quý, ông luôn đặt việc nước lên trên hết, luôn là một vị quan thanh liêm, thẳng thắn, chính trực, chí công vô tư, vì dân, vì nước. Ông không để cho những người trong gia đình vì có người thân làm quan mà nhờ cậy rồi sách nhiễu dân chúng. Ý thức được trọng trách của mình nên ông luôn lấy mình là một tấm gương mẫu mực, khuôn phép để mọi người soi vào và hành xử sao cho đúng đắn.
Ngô Sĩ Liên quả là một nhà viết sử tinh tế, biết chọn những tình huống đắt giá nhất để cho những thế hệ sau này có thể tìm thấy những chi tiết, những con người thật của các nhân vật quan trọng của lịch sử. Đọc xong bài Thái sư Trần Thủ Độ, ta thấy hiện lên một con người hoàn toàn chân thật, có cả những mặt ở chính trị, cả những mặt ở đời sống thường ngày đều được thể hiện rất rõ nét.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 3
Trong triều đại nhà Trần đã có rất nhiều cái tên đã đi vào lịch sử,sẽ là một sự thiếu sót nếu ta không nhắc đến Thái sư Trần Thủ Độ. Ông là bậc khai quốc công thần,là trụ cột không thể thiếu của nhà Trần.Đã có rất nhiều các thế hệ nhà sử thi với nhiều bài nghiên cứu, khai thác và viết nhiều bài sử thi khác nhau về ông. Trong đó có lẽ không thể không nhắc đến Ngô Sĩ Liên với Đại việt sử kí toàn thư. Qua đoạn trích, hình ảnh của thái sư Trần Thủ Độ hiện lên chân thực, trên nhiều phương diện khác nhau, từ chốn quan trường đến những mối quan hệ gia đình.
Xuyên suốt bài viết, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tình huống làm cho chúng ta thấy rõ được con người thật của Thái sư. Qua những tình huống đó, dù cho nhiều người không quen, không biết đến ông hay chưa từng gặp mặt ông cũng có thể hiểu rõ Trần Thủ Độ là con người như thế nào. Ở tình huống đầu tiên, nếu Trần Thủ Độ không biết cách xử lý, thì có thể mâu thuẫn của ông với vua Thái Tông sẽ không thể nào gỡ bỏ được, có thể dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường. Ông là một Thái sư “quyền hơn cả vua” nên người hặc đã sợ ông sẽ cướp mất thiên hạ hoặc cũng có thể lấy tay che trời để làm nhiều việc hại dân hại nước, vì lúc này vua còn quá trẻ để xử lý hết được công việc triều chính.
Vua lập tức dẫn theo người hạch tội đến nhà Trần Thủ Độ để hỏi rõ ngọn ngành. Trái với những gì vua và người hặc đó nghĩ, rằng Thái sư sẽ chối tội, sẽ nổi giận, trị tội người hặc. Nhưng thật ngạc nhiên, Trần Thủ Độ đã làm ngược lại. Khi nghe nhà vua nói xong, đầu tiên là ông nhận lỗi ngay “đúng như lời người ấy nói”. Rồi ông tiếp tục làm cho họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng cách lấy tiền lấy lụa thưởng cho anh ta. Vậy là với tình huống đầu tiên, mâu thuẫn giữa Thái sư và vua đã được giải quyết một cách nhẹ nhàng, dứt khoát.
Ông đúng là một con người khác thường, sự khác thường này không phải là dị biệt, mà chính là sự ngay thẳng, thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm, không những không ghen ghét, thù hằn kẻ đã vạch tội mình, mà ông còn có cách khích lệ động viên cho người vạch tội và cả những người khác sau này nữa. Cho dù người làm sai có quyền cao chức trọng, có quyền uy hơn cả vua thì cũng không nên vì thế mà xum xoe nịnh nọt. Nhưng ông chỉ làm vậy với những người có ý tốt, không lợi dụng việc này để làm tổn hại đến đất nước.
Tình huống thứ hai không liên quan đến quyền lợi của sơn hà xã tắc mà chỉ là chuyện riêng trong gia đình. Phu nhân của Thái sư Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Sau khi Lí Huệ Tông bị bức tử, bà bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và ép gả cho Trần Thủ Độ. Một lần, bà ngồi trên kiệu để vào cung, người lính quân hiệu bắt bà phải xuống kiệu trước thềm cấm. Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn giữa phu nhân của Trần Thủ Độ và người lính. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chi tiết phu nhân cho rằng mình bị coi thường nên khóc lóc, kể tội người lính và giận dữ nói với chồng rằng: Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.Lúc đầu, Thủ Độ giận, sai đi bắt Người quân hiệu kia chắc mình phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa? Điều đó cho thấy ông không thiên vị người thân và rất tôn trọng phép nước, tôn trọng người giữ đúng phép nước, dù đó là kẻ dưới quyền.
Tình huống thứ ba là phu nhân xin ông cho một người trong họ của bà được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân. Tác giả gây chú ý bằng chi tiết: Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lí của Thái sư cũng như thú vị trước cách giải quyết cao trào xung đột của tác giả. Trần Thù Độ yêu cầu hắn muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.
Tình huống cuối cùng có thể được coi là tình huống cao trào và hay nhất khi vua Thái Tông đề nghị phong tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc. Ông đã không chút suy nghĩ mà nói: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?”. Với tài thao lược hơn người, với sự suy tính kỹ càng, ông đã lường trước được việc để cả hai anh em cùng giữ trọng trách lớn trong triều hẳn sẽ hết sức phức tạp và sẽ có không ít lời dị nghị.
Sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết về Thái sư Trần Thủ Độ dù cố tỏ ra rất khách quan nhưng bằng những câu văn đầy cảm xúc, tác giả đã thể hiện lòng khâm phục và ca ngợi Trần Thủ Độ. Ông là tấm gương sáng để lại nhiều bài học bổ ích, thiết thực cho hậu thế. Tên tuổi và tài năng của ông được lưu danh muôn thuở.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 4
Ngô Sĩ Liên là một nhà viết sử tài năng và ông đã cho ra đời bộ “Đại Việt sử kí toàn thư” được xem là một trong những tác phẩm có giá trị trên cả lĩnh vực văn học và lịch sử. “Thái sư Trần Thủ Độ” là một đoạn trích hay của tác phẩm tên tuổi này.
Thật dễ nhận thấy xuyên suốt bài viết, nhà sử học Ngô Sĩ Liên dường như đã chọn ra bốn tình huống làm cho người đọc chúng ta thấy rõ được con người thật của Thái sư. Và cũng thông qua những tình huống đó, và cho dù cho nhiều người không quen, không biết đến ông hay cũng chưa từng gặp mặt ông cũng có thể hiểu rõ Trần Thủ Độ là con người như thế nào.
Có thể thấy ở trong tình huống đầu tiên, nếu như nhân vật Trần Thủ Độ không biết cách xử lý, thì dường như có thể mâu thuẫn của ông với vua Thái Tông sẽ không thể nào gỡ bỏ được. Chính những điều này có thể dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường. Ông được xem là một Thái sư “quyền hơn cả vua” nên người hặc đã sợ ông sẽ cướp mất thiên hạ hoặc dường như cũng có thể lấy tay che trời để làm nhiều việc hại dân hại nước, vì lúc này vua còn quá trẻ, quá trẻ để có thể mà xử lý hết được công việc triều chính. Vua đã ngay lập tức dẫn theo người hạch tội đến nhà Trần Thủ Độ để hỏi rõ ngọn ngành. Trái ngược với những gì vua và người hặc đó nghĩ, rằng Thái sư sẽ chối tội, sẽ nổi giận, trị tội người hặc. Nhưng thật ngạc nhiên thay, ở Trần Thủ Độ đã làm ngược lại. Và khi mà nghe nhà vua nói xong, đầu tiên là ông nhận lỗi ngay “đúng như lời người ấy nói”. Rồi ông lúc này dường như cũng như đã lại tiếp tục làm cho họ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác bằng cách lấy tiền lấy lụa thưởng cho anh ta.
Cũng chính vì vậy là với tình huống đầu tiên, mâu thuẫn giữa Thái sư và nhà vua dường như cũng đã được giải quyết một cách nhẹ nhàng và trở lên thật dứt khoát. Ông được xem đúng là một con người khác thường, có lẽ chính vì sự khác thường này không phải là dị biệt, mà chính là sự ngay thẳng. Và chính sự thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm, không những không ghen ghét, thù hằn kẻ đã vạch tội mình, mà ông còn có cách khích lệ động viên cho người vạch tội và cả những người khác sau này nữa. Có lẽ rằng cho dù người làm sai có quyền cao chức trọng, có quyền uy hơn cả vua thì cũng không nên vì thế mà xum xoe nịnh nọt. Nhưng dường như ở ông chỉ làm vậy với những người có ý tốt, những người dường như lại không lợi dụng việc này để làm tổn hại đến đất nước.
Khi mà tới tình huống thứ hai, lúc này thì ở Ngô Sĩ Liên chọn một khía cạnh khác, gần gũi với chúng ta hơn – đó là gia đình. Vợ của ông – Linh Từ Quốc Mẫu vốn được xem là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Và khi nhà Lí mất bà bị giáng chức làm công chúa, rồi lấy Trần Thủ Độ. Có thể nói trong một lần ngồi kiệu di qua chỗ thềm cấm, và những người quân hiệu (đây là một chức quan võ nhỏ) dường như cũng đã lại đứng ra ngăn cản, không cho bà đi qua. Khi đi về tới nhà, bà khóc lóc kể tội viên quan đó cho chính Trần Thủ Độ, và đã nói rằng người ta khinh thường, không tôn trọng bà. Và khi mà thái sư nghe vợ nói xong thì giận lắm, thái sư đã sai người đi bắt viên quan đó. Có lẽ rằng chính người quân hiệu kia chắc mẩm lần này thì mình chết chắc rồi. Thế nhưng dường như ta lại không ngờ, mọi việc lại diễn ra hoàn toàn trái ngược lại hết.
Với một vẻ mặt lúc đi của người quân hiệu là sợ sệt, hoang mang thì lúc về lại rạng ngời, hớn hở. Và chính vì là những người ngày được thưởng vàng lụa và lại được khen rằng là “người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?”. Đó cũng chính là bởi sau khi căn vặn, tra hỏi, nghe viên quan võ đó nói rõ tất cả mọi chuyện. Ông không vì người đó là vợ mình mà thiên vị cho người nhà để xử phạt viên quan đó. Ông dường như vẫn rất công chính liêm minh, ông luôn luôn tôn trọng kỷ cương phép nước, và thêm nữa là ông luôn tôn trọng những người luôn làm đúng phép nước dù cho rằng người đó là quan cao chức lớn hay người đó là những người lính nhỏ bé đi chăng nữa.
Tiếp theo đókhông thể không nhắc đến là tình huống phu nhân của ông xin cho một người họ hàng làm chức câu đương, đó chính là một chức dịch nhỏ trong xã và lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân, đó là chức câu đương. Thái sư Thủ Độ không hề suy nghĩ gì mà gật đầu đồng ý luôn,mà dường như lại còn lấy giấy bút ra để biên lấy họ tên quê quán của người đó. Và khi người đọc tới đây, hẳn ta rất bất ngờ, trong đầu không thể không suy nghĩ, và ta không khỏi phân vân không lẽ Thái sư Trần Thủ Độ chỉ được làm ra vẻ bề ngoài như thế nhưng thật ra cũng như những vị quan quyền cao chức trọng thối nát trước đây. Và thông qua đây ta như thấy được thật đúng là “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Và có thể nói rằng chính cái kết đầy kịch tính nhưng dường như cũng đã khiến không ít người phải trầm trồ, thán phục. Ông nói rằng “Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt”.
Ông lúc này như đã không làm trái ý vợ, không muốn vợ phật lòng, nhưng ông cũng không làm trái với trọng trách, với trách nhiệm mà mình đang gánh vách trên vai. Trần Thủ Độ làm vậy có lý do riêng của mình vì một mặt là để răn đe,làm gương cho những người có ý ỷ lại rằng khi mà mình đã có người thân làm quan thì chắc chắn mình cũng sẽ được thơm lây, và may mắn hơn lại có khi còn được làm quan nữa. Mặt khác, ông còn cho mọi người thấy rằng, ông cũng đã luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết, luôn giữ gìn sự công bằng, minh bạch. Và cũng không vì đó là người thân thích mà chấp nhận thói xu nịnh hay tất cả những món quà biếu đút lót để được thăng quan tiến chức, để phục vụ cho lợi ích của mình.
Có thể nhận thấy những tình huống cuối cùng để có thể được coi là tình huống cao trào và hay nhất là khi vua Thái Tông cũng như đã đề nghị phong tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc. Ông dường như cũng đã không chút suy nghĩ mà nói: “An Quốc là anh thần,và nếu như là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần được xem là hiền hơn An Quốc thì dường như việc này không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?”. Và quả thực với tài thao lược hơn người, cũng với sự suy tính kỹ càng, ông dường như cũng đã lường trước được hết những sự việc để cả hai anh em cùng giữ trọng trách lớn trong triều hẳn sẽ hết sức phức tạp và dường như là cũng sẽ có không ít lời dị nghị.
Thông qua cả bốn tình huống nêu trên, ta cũng như đã thấy được cái đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và cả nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà viết sử hết sức tài tình, đắt giá. Có thể thấy được những xung đột kịch tính được đưa lên đỉnh điểm, những cách giải quyết như đã mang được những tính bước ngoặt đầy bất ngờ và thú vị làm nổi bật tính cách của nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ. Và có thể nói đó chính là một người đầy bản lĩnh, có một nhân vật hết sức cao quý, ông luôn đặt việc nước lên trên hết, luôn luôn là một vị quan thanh liêm, thẳng thắn, chính trực, chí công vô tư, vì dân, vì nước. Ta như thấy được ông không để cho những người trong gia đình mà chỉ vì cậy rằng có người thân làm quan mà nhờ cậy rồi sách nhiễu dân chúng. Và ở nhân vật như đã thức được trọng trách của mình nên ông luôn lấy mình là một tấm gương mẫu mực, và thật khuôn phép để mọi người soi vào và hành xử sao cho đúng đắn.
Qua bốn sự kiện và bốn cách ứng xử trong cuộc đời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa sinh động chân dung một nhân cách chí công vô tư, cao thượng, bao dung, không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước và khuyến khích cấp dưới làm như mình, đồng thời cũng không kém phần thông minh, hóm hỉnh.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 5
Bài Thái sư Trần Thủ Độ là một bài bình phẩm nhân vật lịch sử rất đặc sắc của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử kí toàn thư. Nhân cách cao đẹp của Trần Thủ Độ để lại bao ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn của con người Việt Nam hơn 700 năm qua. Mấy dòng đầu ghi rõ ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện: Giáp Tí (1264), năm thứ 7 niên hiệu Thiên Long đời vua Trần Thánh Tông, mùa xuân, tháng giêng. Trần Thủ Độ mất, thọ 71 tuổi. Ông được vua truy tặng '‘Thượng phụng Thái Sư Trung Vũ đại vương”. Thượng phụ: Cha vua; Thái sư là thầy của vua; Thượng phụ Thái sư là danh hiệu, tước hiệu cao quí tột bậc của thời phong kiến.
Đoạn văn thứ hai đánh giá phẩm chất, công lao, uy quyền của Trần Thủ Độ:
– Không có học vấn nhưng tài lược hơn người.
– Từng làm quan dưới thời Lí và được mọi người suy tôn.
– Nhờ mưu trí của Trần Thủ Độ mà họ Trần giành được ngôi báu từ tay nhà Lí: “Thái Tông lấy được thiên hạ”.
– Uy quyền của ông “hơn cả vua” cho nên nhà nước phải nhờ cậy.
Đoạn văn thể hiện một lối viết tinh chắc, vừa nêu bật sự kiện vừa biểu lộ khen, chê, đánh giá.
Phần thứ hai nêu bốn sự việc rất điển hình để khẳng định và ca ngợi nhân cách trung thực, cương trực và lòng chí còng cua Trần Thủ Độ. Sự kiện nào cũng đầy kịch tính. Vị quan đàn hặc về việc “Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua”…, ta cứ ngỡ người ấy sẽ bị Trần Thủ Độ báo thù và chém đầu. Nhưng ông ta đã nói rõ: “Đúng như lời người ấy nói”, rồi ông còn thưởng tiền lụa cho anh ta vì anh ta là người trung trực, dám nói lên một sự thực, dám dũng cảm đàn hặc trước mặt vua về sự “lộng quyền” của vị Thái sư. Câu nói và hành động của vị Thái sư thể hiện một nhân cách lớn: trung thực coi trọng sự thực, đánh giá cao công của người đàn hặc.
Sự việc thứ hai là người quân hiệu không cho Linh Từ Quốc mẫu (vợ Trần Thủ Độ) ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm. Khi vợ khóc và nói là bị bọn quân kiệu “khinh nhờn”. Trần Thủ Độ giận, sai đi bắt. Anh ta chắc là mình phải chết. Nhưng sau khi nghe anh ta đem sự thực trả lời điều “vặn hỏi”: của mình, Thái sư đã hết lời khen: “Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?”. Rồi ông lấy tiền vàng lụa thưởng cho người quân hiệu. Sự việc đó cho thấy Trần Thủ Độ là một người trung thực, cương trực, giữ gìn và tôn trọng các luật lệ chung của phép nước. Cách hành xử ấy rất đáng làm gương cho những người quyền quý trong xã hội, cho quan trong triều.
Sự việc thứ ba thật bất ngờ và thú vị. Một người xin được làm câu đương được vợ quan thái sư xin cho anh ta chắc mẩm sự chạy chọt của mình chắc ăn trăm phần trăm. Nhưng khi nghe Trần Thủ Độ nói là “chỉ chặt một ngón chân" thì anh ta “kêu van xin thôi”, hồi lâu mới được tha. Tưởng xin là câu đương để có một chút danh phận giữa chốn đình trung mà kiếm chút lộc, ai ngờ chuốc lấy tai họa! Câu chuyện diễn ra như một màn bi hài kịch. Cách chúng ta hơn bảy thế kỉ, Trần Thủ Độ là người kiên quyết nhất chống tiêu cực: chống chạy chức, chạy quyền. Sau vụ xin làm câu đương của người nọ, “từ đấy không ai dám đến nhà (Quốc Mẫu) thăm riêng nữa”. Có lẽ nhân chuyện này mà dân gian mới có lời vè:
“Câu đương ăn nhặn gì đâu,
Ngón chân bị chặt thì đau vô cùng!”
Hay:
“Câu đương ăn nhặn gì đâu,
Ngón chân bị chặt từ sau xin chừa!”.
Câu đương mà giải nghĩa là: chức quan nhỏ, lo liệu công việc trong thôn xã, là không đúng. Câu đương: người chức dịch trong làng, giữ việc bắt bí giải tông (Chú thích của “Đại Việt sử kí toàn thư” – in lần thứ hai). Sự việc thứ tư cho thấy Trần Thủ Độ rất chí công, đặt quyền lợi triều đình, quốc gia lên trên hết. Vua Thái Tông muốn cho An Quốc làm tướng (Tể tướng), nhưng Thái sư đã nói: “An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc,còn như cho thần là hiền như An quốc thì không nên cửa An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng (Tể tưởng) thì việc trong triều đình sẽ ra sao?”
Tình anh em là trọng, nhưng chuyện đại sự quốc gia còn trọng hơn. Ngu, hiền (có đức độ tài năng hơn người) là tiêu chuẩn được giao phó trọng trách của nhà nước. Câu nói của Trần Thù Độ đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Phần thứ ba là lời bình tổng quát về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ. Ý nào cũng đúng đắn và sâu sắc. Thái sư là một con người tận trung với nước, tận hiếu với dân, với sự nghiệp đế vương của họ Trần “phàm công việc gì là không để ý”.
Công lao của ông vô cùng to lớn“giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết’’. Ông đã có tài mưu lược tìm ra mọi cách để giành ngôi báu từ tay nhà Lí qua tay nhà Trần. Trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên lần thứ nhất, ông là trụ cột của Triều đình và quốc gia Đại Việt. Câu nói nổi tiếng của ông mãi mãi là khí phách của người anh hùng, biểu tượng cho hào khí Đông A: “Đầu thần chưa xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo!” Lòng yêu nước, tính trung thực, cương trực, và đức chí công của ông vằng vặc như ánh sao băng, được hậu thế ngưỡng mộ.
Khi ông còn sông đã lập sinh từ. Vua Trần Thái Tông có làm bài văn về vương triều nhà Trần. Ngô Sĩ Liên đã dành những lời tốt đẹp nhất, nêu những sự kiện lịch sử hùng hồn nhất làm sống dậy công đức vô cùng to lớn của vị Thái sư. Bài bình luận này có giá trị và ý nghĩa như một tượng đài kì vĩ.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 6
Có thể nói Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sách chính sử cổ nhất, được viết bằng văn phong Việt Nam, còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, là di sản vô cùng quý giá của dân tộc nói chung và ngành sử học nói riêng. Mà theo như Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn nhận xét: "Đối với thời kỳ lừng danh như thời Đại Việt, nó là cả một bản anh hùng ca, cái gì có liên quan đến nó, dẫu là một câu, một dòng chữ tự tay nhân vật đã sống hoặc đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng viết ra, mà ta được đọc hay được nghe, đều là tiếng nói thân thiết từ ngàn xưa vọng lại, làm rung động tâm hồn của chúng ta biết bao." Chúng ta có thể lấy ví dụ đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ để minh chứng cho điều ấy.
Tuy chỉ là một đoạn trích ngắn, nhưng bằng ngòi bút tài hoa của sử quan Ngô Sĩ Liên hình ảnh của Thái sư Trần Thủ độ đã được lột tả một cách chân thực, thông qua những mẩu chuyện nhỏ. Tất cả tài năng, đức độ của ngài đều được nhìn nhận một cách khách quan nhất. Trần Thủ Độ là người tuy không có học vấn uyên thâm, nhưng lại có tài lược hơn người, khi còn làm quan dưới triều Lý được rất nhiều người nể phục. Đỉnh cao của sự tài lược ấy đã được lịch sử ghi lại một cách ấn tượng khi ông đã giúp nhà Trần giành được ngôi vua mà không phải đổ một giọt máu nào. Ông cho cháu của mình là Trần Cảnh cưới công chúa Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của triều Lý), rồi ép nàng nhường ngôi cho chồng, từ ấy nhà Trần thành lập và vững bền tận gần 200 năm. Đây phải nói là cuộc thay đổi triều đại yên bình nhất từ trước tới nay, tất cả cũng nhờ tầm nhìn xa trông rộng và lòng nhân nghĩa, đức độ của Trần Thủ Độ.
Vua Thái Tông, lúc mới lên ngôi chỉ mới 10 tuổi, chưa nắm rõ chính sự chỉ đành nhờ cậy cha là Thái thượng hoàng Trần Thừa và Thái sư Trần Thủ Độ cáng đáng việc nước. Vì quyền thế quá lớn, nên trong triều thường có người e sợ Trần Thủ Độ có ý đồ bất chính, nên đã khóc lóc, tâu với nhà vua. Nhưng thật hay cho đấng anh hùng có khí khái hiên ngang của thời đại, khi vua hỏi thực hư chuyện chuyên quyền nhiếp chính, Trần Thủ Độ đã không ngần ngại thừa nhận, lại còn cho thưởng vàng bạc, châu báu cho kẻ dám nói thật, ấy là đáng khen vô cùng. Bởi vốn dĩ chuyện có thật thì chẳng việc gì phải che đậy, vua còn nhỏ tuổi, nếu không có người đứng ra nguyện gánh vác thì há phải bao công sức mưu đồ nay thành bóng nước? Trần Thủ Độ sống là người ngay thẳng chính trực, có đạo đức, lại là công thần khai quốc bậc nhất, cũng chẳng phải sợ những lời gièm pha, bởi trong thâm tâm ngài luôn mong muốn xây dựng một triều đại thái bình, thịnh trị, nay triều đình còn non yếu, không phải là lúc bận tâm đến việc ai hơn ai, mà việc cần nhất là quân thần đồng lòng, Trần Thủ Độ hy vọng nhà vua sẽ hiểu điều đó.
Lại có chuyện vợ ông là Linh Từ Quốc Mẫu, lúc ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm bị người quân hiệu ngăn lại, bà này về giận dỗi trách hờn bản thân bị khinh nhờn, lúc đầu Trần Thủ Độ nghe xong cũng lấy làm bực dọc, nhưng sau khi tra hỏi rõ ràng, phát hiện người quân hiệu nọ chỉ làm đúng quy định thì thả và còn thưởng cho vàng lụa. Điều ấy chứng tỏ Thái sư là người chí công vô tư, tôn trọng luật pháp, quốc có quốc pháp gia có gia quy, một điều cũng không thể trái, cho dù ông đã là người dưới một người trên vạn người thì nguyên tắc ấy không bao giờ có thể thay đổi, không vì chút tình riêng mà làm ảnh hưởng đến bộ mặt đất nước, triều đình.
Thêm một chuyện nữa liên quan đến vợ ông, bà có ý xin cho người họ hàng làm chức câu đương, quả thực việc này chẳng có gì khó khăn. Nhưng với tấm lòng chí công vô tư, người vô công thì không thụ lộc, không phải hiền tài thì ông không dễ cất nhắc. Ông vừa không muốn làm vợ buông lòng, chuyện nhà lục đục, vừa muốn giữ trọn nguyên tắc, nên đã nghĩ ra một cách rất thông minh, ấy là đòi chặt bỏ 1 ngón chân để phân biệt giữa vị họ hàng xa của vợ và những người khác, người thấy thế tự biết sợ mà rút lui. Thế là chuyện được giải quyết một cách khéo léo, vừa răn đe kẻ khác, vừa khiến vợ không thể oán trách gì, bởi việc ông làm đâu có chỗ nào vô lý. Người nam nhi phải tề gia trị quốc bình thiên hạ là như thế.
Vì có nhiều công lao, đức độ nên Trần Thủ Độ rất được tin dùng, nhà vua ưu ái muốn cho anh trai của ông là An Đức cùng vào triều làm tướng, nhưng Trần Thủ Độ không lấy thế làm vui mừng bởi ông thưa rằng: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho là thần hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ như thế nào?". Trần Thủ Độ là người kiên định, chí công vô tư, lại có tài mưu lược, nên trong chuyện tuyển chọn hiền tài hẳn là rất khắt khe, việc nhà vua chỉ vì mối quan hệ thân tình mà cho anh trai mình làm tướng, điều ấy là không nên, bởi chỉ người hiền tài mới có thể đứng ra gánh vác trọng trách, huống chi lại còn làm đến chức tướng.
Nếu chuyện thăng quan tiến chức dễ vậy thì còn gì là kỷ cương phép nước, liệu sẽ có thêm bao nhiêu kẻ theo lệ này mà làm càn? Với lại luật Hồi tỵ (luật quy định, những người thân như anh em, cha con, thầy trò, bạn bè cùng học, những người cùng quê... thì không được làm quan cùng một chỗ) vẫn còn đấy, sao có thể để anh em cùng làm quan chung một chỗ, sẽ gây ra hiềm nghi, thân là bậc công thần lại càng không được làm trái, phải là tấm gương sáng cho bề tôi thấy mà nể sợ.
Đọc đoạn trích Thái sư Trần Thủ Độ, ta mới hiểu sâu sắc được thế nào là một vị khai quốc công thần, nhà chính trị kiệt xuất, bản lĩnh. Ở ông hiện lên những vẻ đẹp của trí tuệ cùng đạo đức, tấm lòng cương trực, thẳng thắn, liêm khiết, luôn lấy việc của xã tắc, của quốc gia làm trọng, đặt lên trên tất cả những việc cá nhân, gia đình. Ấy là bản lĩnh của bậc đại trượng phu mà không phải ai cũng có được.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 7
rần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử có công rất lớn trong việc lập nên triều đình nhà Trần. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã viết tác phẩm về ông là “Thái sư Trần Thủ Độ” trích trong “Đại Việt sử kí toàn thư” đề cao đức tính chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nguyên phép nước.
Mở đầu, tác giả giới thiệu về thái sư và cái chết của ông. Tác giả viết ngược với bình thường để gây sự chú ý “ Giáp Tí, năm thứ bảy. Mùa xuân, thắng giêng”. “ Thái sư Trần Thủ Độ chết (71 tuổi), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương”. Tác giả chủ động viết như vậy để nhấn mạnh thái độ trân trọng và biết ơn của vua Trần với Trần Thủ Độ, qua đó gián tiếp giới thiệu công lao to lớn của thái sư. Tuy Thủ Độ không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn. Vua Trần lấy được thiên hạ cũng do thái sư, nên quyền còn cao hơn cả vua.
Trong cuộc đời của Thủ Độ có rất nhiều tình huống rất kịch tính. Qua đó đã bộc lộ hết được nhân cách của thái sư. Có người do ghen tị và muốn hãm hại nên đã lén lút vào gặp vua nói về việc thái sư lấn quyền vua, nguy hại đất nước. Mâu thuẫn của vua và thái sư nảy sinh, vua mang theo người hoặc đó đến nhà thái sư và kể hết chuyện cho thái sư nghe, thái sư không hề chối cãi mà nhận đúng, đem tiền vàng thưởng cho người đã vạch lỗi mình. Cho thấy ông là người độ lượng, công minh, có bản lĩnh. Hành động đó có ý nghĩa động viên, khuyến khích cấp dưới nên góp ý, tố cáo sai lầm của người quyền cao với mục đích đúng đắn có lợi cho đất nước.
Vợ của thái sư là Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, người canh gác ngăn lại không cho đi, về nhà khóc với thái sư kể lại việc bọn lính không tôn trọng bà. Thái sư giận lắm sai người đi bắt tên lính đó về, e phen này khó lòng thoát tội. Về đến nơi thái sư vặn hỏi kĩ lưỡng, người quân hiệu kia trả lời đúng sự thật, Thủ Độ hết giận, hiểu dõ sự tình, khen người lính nhỏ tuy chức thấp nhưng làm đúng bổn phận trách nhiệm, không có gì đáng trách, bèn đem vàng bạc ra thưởng cho anh ta, cho a ta về. Thái sư là người công tâm, thấu tình đạt lí, tôn trọng quy tắc, không vì chức cao mà vượt quyền.
Có lần thái sư duyệt hộ khẩu, Quốc Mẫu xin cho một người làm chức dịch nhỏ trong xã, lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Thái sư đồng ý, tưởng như mọi chuyện quá dễ dàng, nhưng thái sư gọi người đó đến và nói muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân. Người kia khóc lóc xin tha tội, từ đó không ai dám đến nhờ cậy nữa. Ông chủ động giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích. Thái sư là người không vì tình riêng mà vụ lợi. Vua muốn cho người anh của thái sư làm tướng, ông đã không đồng ý và cương quyết nếu vua cho rằng anh của ông là người tài giỏi hơn người ông sẽ nghỉ việc, nếu không thì không thể để hai anh em cùng làm tướng như vậy triều đình loạn mất.
Qua tất cả các sự việc trên ta thấy thái sư Trần Thủ Độ là người cương trực, độ lượng, liêm khiết, vô tư, luôn đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên lợi ích cá nhân và gia đình. Nắm giữ trọng trách của triều đình, việc gì ông cũng lo toan, giúp vua rất nhiều , tiếng tăm bay xa đến lúc chết, người người kính trọng. Trong lịch sử có Tô Hiến Thành sống cách nhau khoảng một trăm năm, tuy sống trong bối cảnh không giống nhau nhưng lại một lòng vì đất nước, không vì danh lợi mà nao núng.
Xem thêm: Nghị luận suy nghĩ về sự tự tin
Sử gia Ngô Sĩ Liên đã xây dựng nhiều tình huống giàu kịch tính, tuy rất ngắn nhưng mỗi câu chuyện đều có xung đột, cao trào và nút mở. Ngôn từ hàm súc, tác giả chỉ kể chứ không bình luận, cách kể hấp dẫn luôn gây bất ngờ đã làm nổi bật lên thái sư Trần Thủ Độ. Qua bài văn đã cho em thấy thái sư là người công tư phân minh, một người đáng để học tập, dành sự yêu quý và cảm phục sâu sắc đến thái sư. Đời đời sau cũng không thể quên lịch sử ta đã có thái sư anh minh như thế.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 8
Sử là tác phẩm viết về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Mục đích của sử là ghi chép sự thật, không hư cấu như văn học nghệ thuật, nhằm cung cấp những sự kiện lịch sử của dân tộc và bày tỏ thái độ khen chê của sử gia đối với các nhân vật lịch sử để đời sau lấy đấy làm gương. Đặc điểm nổi bật của sử là tính xác thực của sự kiện, chiều sâu của tư tưởng đã kết hợp chặt chẽ với trình độ nghệ thuật cao của sự trình bày, diễn đạt. Sử xưa có hai thể: biên niên và kỉ sự. Biên niên là lối viết sử theo trình tự thời gian (Đại Việt sử lược – khuyết danh, Đại Việt sử kí — Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên). Kí sự là lối viết sử theo các sự kiện hoặc theo từng sự việc của nhân vật lịch sử (Đại Việt thông sử – Lê Quý Đôn, Sử kí – Tư Mã Thiên).
Bài Thái sư Trần Thủ Độ được trích từ sách Đại Việt sử kí toàn thư, quyển V, phần Bản kỉ, của nhóm tác giả Ngô Sĩ Liên chủ biên là một bài văn lịch sử xuất sắc. Bài viết vừa giúp người đọc hiểu rõ thêm phẩm chất chí công vô tư, biết khích lệ cấp dưới giữ vững kỉ cương phép nước của Trần Thủ Độ – vị danh quan nhà Trần, vừa cho thấy một lối viết sử trung thành, hấp dẫn của tác giả. Kể về cuộc đời của Trần Thủ Độ, tác giả chọn ra bốn sự kiện phản ánh bốn khía cạnh về nhân cách của vị quan nổi tiếng. Lối viết sử của tác giả hấp dẫn bởi gây được yếu tố bất ngờ, khiến người đọc hồi hộp đợi chờ. Cả bốn sự kiện, bao giờ kết quả cũng ngược với dự đoán của người đọc.
1. Đối với người hạch tội mình: Thông thường, người ta ghét kẻ vạch tội lỗi hoặc khuyết điểm của mình. Nhưng Trần Thủ Độ không như vậy. Trước hết, ông nhận "Đúng như lời người ấy nói" và bất ngờ hơn: lấy tiền lụa thưởng cho anh ta. Đó không chỉ là sự thắng thắn, nghiêm khắc với bản thân mà còn khích lệ người trung trực, dũng cảm dám vạch sai lầm hoặc tội lỗi của kẻ bề trên là chính mình.
2. Sự kiện người quân hiệu giữ thềm cấm cũng vậy. Người đọc hồi hộp chờ đợi khi Thủ Độ giận, sai đi bắt anh ta. Kết quả là Thủ Độ nói: "Người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?". Không những như vậy, ông còn lấy vàng lụa ban thưởng rồi cho về.
3. Sự kiện người xin chức câu đương càng thú vị. Thực ra câu đương chỉ là một chức xã quan trong thôn xóm, nếu như Quốc mẫu (vợ của Trần Thủ Độ) có xin cho người nhà thì cũng chẳng có gì quá đáng lắm. Hơn nữa, Trần Thủ Độ lại gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó. Hành động này khiến người đọc nghĩ ông đồng ý. Khi xét duyệt ông lại còn gọi người kia đến. Tiếng cười bật ra ở nghịch cảnh người ấy mừng chạy đến, tin chắc, mình nhất định sẽ được giữ chức câu đương. Nhưng kết quả thì ngược lại, qua một câu nói của Trần Thủ Độ mà không ai có thể đoán trước được: "Người vì có Công chúa xin cho được làm chức, không ví như người câu đương khác được". Đến đây, người đọc vẫn tin rằng, người nhà của Công chúa không chỉ được giữ chức câu đương mà chắc còn được ân sủng hơn. Nào ngờ Trần Thủ Độ hạ một câu: "phải chặt một ngón chân để phân biệt…". Và kết quả là tên kia phải van xin thôi, hồi lâu mới tha cho. Việc làm của Trần Thủ Độ khiến cho từ đó không ai dám đến nhà thăm riêng nữa.
4. Thủ Độ cũng chống lại việc đưa anh em, họ hàng vào nắm chức vụ quan trọng trong triều đình, kéo bè kết đảng. Cách so sánh của ông, giữa mình và người anh thật bất ngờ nhưng cũng thật khẳng khái, thể hiện sự chí công vô tư, tất cả vì lợi ích của quốc gia, khiến vua cũng phải tâm phục nghe theo.
Lối viết sử của tác giả rất hấp dẫn, gây được yếu tố bất ngờ khiến người đọc hồi hộp chờ đợi. Cả bốn sự kiện trên có kết quả luôn ngược với dự đoán của người đọc. Mở nút mỗi sự kiện chỉ bằng hai câu: một câu kể lại lời nói của Trần Thủ Độ, một câu kể về hành động của ông. Sự kiện người giữ thềm cấm cũng vậy. Người đọc hồi hộp chờ đợi khi Trần Thủ Độ giận, sai đi bắt anh ta. Kết quả là, Trần Thủ Độ nói: "Người ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?". Không những như vậy, ông còn lấy vàng lụa ban thường rồi cho về.
Lối viết sử như thế là rất kiệm lời, không miêu tả, phân tích tâm lí mà tính cách nhân vật vẫn thể hiện sâu sắc và thái độ khen chê của tác giả cũng bộc lộ rõ ràng. Hơn nữa, người viết hoàn toàn ngợi ca, khâm phục Trần Thủ Độ nhưng không có một câu ca tụng nào. Người ta gọi lối viết sử như vậy là theo bút pháp Xuân Thu.
Qua bốn sự kiện và bốn cách ứng xử trong cuộcđời Trần Thủ Độ, tác giả Đại Việt sử kí toàn thư đã khắc họa sinh động chân dung một nhân cách chí công vô tư, cao thượng, bao dung, không để tình riêng lấn át, luôn giữ kỉ cương phép nước Đại Việt sử kí toàn thư nói chung trích đọan Thái sư Trần Thủ Độ nói riêng quả đã đạt tới vẻ đẹp của lối văn sử. Nó giúp người đọc càng tự hào về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam và thêm quý trọng những di sản văn hóa do cha ông ta để lại.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 9
Nhà thơ Nguyễn Trãi từng viết:
“ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường,Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương
Tuy mạnh yếu có khác nhau
Song hào kiêt đời nào cũng có.”
Quả đúng là Việt Nam ta tuy nhỏ nhưng hào kiệt hiền thì đời nào cũng có, điều đó đã được lịch sử chứng minh. Trong cuộc sống có những người sinh ra chẳng ai biết đến nhưng lại có những người sinh ra khi mất đi rồi lại khắc tên mình theo dòng lịch sử mà ngàn đời sau ai cũng biết. Dù không biết mặt dù không chứng kiến nhưng nhắc đến tên họ thì ai cũng biết. Thái sư Trần Thủ Độ là một người như thế. Phải chăng ông là một người tuyệt vời, phải chăng chính vì thế Ngô Sỹ Liên đã hạ bút để viết về con người tài giỏi này qua Đại việt sử kí toàn thư.
Đại việt sử kí toàn thư hoàn thành năm 1498 dựa trên cơ sở là bộ Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. Bộ sử kí này gồm có hai phần là ngoại kỉ và bản kỉ. Phần ngoại kỉ viết về lịch sử nước ta thời Hồng Bàng đến thế kỉ 10. Phần bản kỉ viết từ thời Đinh Tiên Hoàn đến thời Hậu Lê. Ban đầu thì có 15 quyển sau đó Phạm Công Trứ viết thêm năm quyển là 20 quyển. Bài thái sư Trần Thủ Độ được trích từ quyển năm thuộc phàn bản kỉ. Đoạn trích này khắc tạc lên một bức tượng đài về một con người không chỉ có phẩm chất của một vị tướng giỏi mà còn có đức. Tài năng của ông không ai không công nhận còn tích cách nhân phẩm đạo đức của ông thật sự phải đọc đoạn trích này mới thấy hết được.
Đoạn trích bắt đầu bằng những mốc thời gian lịch sử cụ thể chính xác: “Giáp Tý (1264), năm thư 7 niên hiệu Thiên Long đời vua Trần Thánh Tông, mùa xuân, tháng giêng. Trần Thủ Độ mất, thọ 71 tuổi. Ông được vua truy tặng “ Thượng phụ Thái sư Trung Vũ đại vương” tắc giả mở đầu bằng sự kiện Trần Thủ Độ qua đời và sự truy tặng của nhà vua đối với ông. Hai chữ “thượng phụ” là cha vua, hai chữ “thái sư” có nghĩa là thầy của vua, đó là tước bậc cao nhất của thời phong kiến lúc bấy giờ. Vậy mục đích của tác giả khi mở đầu bằng sự kiện đau buồn đáng tiếc này là gì?. Phải chăng tác giả muốn nhắc đến những công lao mà Trần Thủ Độ đã đạt được trong cuộc đời của mình? Trần Thủ Độ là người có công lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi vai trò lịch sử từ thời nhà Lý sang thời nhà Trần. Không những tế ông là người có tài đầy mưu trí trong triều đình trung thành tận tụy với vua, giúp vua dựng việc lớn chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Tuy ông là người không có học vấn nhưng lại tài lược hơn người.
Tiếp đến tác giả kể về bốn sự việc khi ông còn sống để thể hiện tính cách của vị thái sư này. Qua đó ta càng thêm hiểu thêm những phẩm chất đáng quý của ông. Thứ nhất, là việc có người hặc ông là “ Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua”. Dẫu biết rằng con người vẫn cứ dạy nhau rằng ai chê mới là bạn ai khen thì là thù, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Ai chúng ta cũng muốn được khen còn chê thì lại khong thích, ai cũng muốn mình đẹp cả cho nên không thể chấp nhận những lời không hay về mình. Ở đây tác giả dùng từ “hặc người” có nghĩa là kẻ tội vạch tội mình. Qua hành động của người đó ta tưởng Trần Thủ Độ se lôi ra chém đầu ngay lập túc, cũng như mỗi chúng ta khi bị vạch tội thì coi người ta là kẻ thù thế nhưng Trần Thủ Độ lại chấp nhận lời vạch tội của người đã hặc tội mình. Không những thế ông còn tặng tơ lụa cho người đó. Qua đó ta thấy Trần Thủ Độ là người biết phục thiện, công minh, đọ lượng và có bản lĩnh biết nhận cái sai của mình.
Thứ hai, là việc giữa Trần Thủ Độ và người lính giữ thềm cấm. Đó là việc phu nhân của Trần Thủ Độ không được cho đi qua vùng thềm cấm. Khi vợ khóc lóc bào chúng “khinh nhờn”. Trần Thủ Độ giân lắm bèn sai quân đi bắt tên lính đó vào, cứ tưởng rằng tay lính đó khôn giữ nổi đầu nhưng sự việc lại không xảy ra như thế. Sau khi trả lời câu “ vặn hỏi” cua ông thì tên lính kia không những không bị mất đầu mà còn được thưởng tiền, vàng, lụa. Trần Thủ Độ khen:” Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa”. Như vậy có thể thấy ở Trần Thủ Độ toát lên vẻ chí công vô tư, tôn trọng phép nước và không thiên vị tình thân.
Thứ ba là sự việc vợ của ông nhờ ông xin cho một người làm “câu đương’. Hắn cứ nghĩ vụ này được trăm phần trăm nhưng mà ông trời có mắt và con người kia cũng có mắt. Những kẻ không có tài mà đòi làm này nọ thì thật là dành chỗ của những người có học. Trần Thủ Độ sử lý rất tế nhị đó là ghi tên rồi nhưng với một yêu cầu là phải chặt một ngón chân. Tên kia sợ hãi xin thôi. Câu đương thật ra cũng chỉ là một chức quan nhỏ nhưng cũng không để những kẻ không biêt gì nhờ quen biết mà xin xỏ làm được. Việc làm ấy thể hiện sự đề cao công bằng phép nước, bài trừ tệ nạn đút lót, chạy chọt chức quan.
Thứ tư là việc vua định đem anh em Trần Thủ Độ cùng nắm chức quan trọng trong triều đình nhưng ông tán thành. Ông thẳng thán bày tỏ quan điểm của mình về việc đó. theo ông thì chỉ cần những người tài giỏi nhất làm là được chứ nhiều người thì tài chính sẽ rối ren. Theo lẽ thường anh em được nhạn chức thì phải cảm ơn mới phải nhưng ông nhất định từ chối bởi để tránh việc kéo bè kết đảng làm khó cho vua. Điều đó thể hiên Trần Thủ Độ là người không tư lợi, hết mình về việc chung của đất nước, không thiên vị anh em, chung thành và làm mọi điều tốt cho vua.
Để làm nổi bật chân dung nhân cách Trần Thủ Độ, tác giả đã có lối viết sử hấp dẫn, tạo những yếu tố bất ngờ, kịch tính nhưng lại rất kiệm lời. Qua mỗi sự kiện, người đọc đều thấy rõ điều đó. Kết quả các sự kiện luôn ngược với dự đoán của người đọc. Trước người hặc tội mình, ta tưởng Trần Thủ Độ sẽ nổi giận rồi trừng phạt nhưng ngược lại, thật bất ngờ khi ông trả lời: "Đúng như lời người ấy nói" và bất ngờ hơn nữa, thưởng tiền lụa cho người ấy. Tác giả đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, bất ngờ sau lớn hơn bất ngờ trước.
Bằng nghệ thuật viết sử vừa chân thực vưa hấp dẫn kịch tính của tác giả đã đem đến cho ta một bức tượng vĩ đại về một vị thái sư học vấn ít nhưng tào lược thì hiếm ai bằng. Qua đoạn trích ta thấy một con người có tài, có chức có quyền nhưng không vì thế mà coi thường ngời khác, cũng không vì thế mà che đỡ cho người thân. Ông luôn hết lòng vì vua vì dân vì nước, thật xứng đáng để người đời sau nhớ đến.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích tác phẩm "Thái sư Trần Thủ Độ" số 10
Trần Thủ Độ là một nhân vật trong lịch sử của nước ta để lại nhiều tiếng tăm lẫy lừng. Trong tác phẩm “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên hình ảnh của nhân vật Trần Thủ Độ hiện lên là một con người trung thành với triều đình, tài năng mưu trí giúp các vua Trần giữ vững và phát triển cơ nghiệp, chống lại giặc ngoại xâm. Thông qua trích đoạn bài Thái Sư Trần Thủ Độ thể hiện cái nhìn của tác giả với một nhân cách lịch sử, chính trực chí công vô tư. Một vị anh hùng yêu nước của dân tộc Việt Nam xứng đáng để người đời sau ngưỡng mộ, yêu mến.
Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông. Trần Thủ Độ tuy không được học nhiều, nhưng không lại mưu trí hơn người có tài chiến lược, khi làm quan dưới triều đình nhà Lý được nhiều người tôn sùng, kính nể. Trong thành công của vua Lý Thái Tông khi lấy được thiên hạ đều nhờ có sự tham mưu của Trần Thủ Độ. Tác giả Ngô Sĩ Liên đã khắc họa nhân vật Trần Thủ Độ bằng bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật vô cùng độc đáo, tinh tế tình huống nhiều gay cấn, đậm chất kịch tính khiến cho người đọc cảm thấy nghẹt thở theo từng dòng chữ. Những xung đột được tác giả đẩy tới cao trào rồi hóa giải một cách ngoạn mục, nhiều bất ngờ.
Khi bị người vạch tội tâu vua Trần Thái Tông là Thái sư Trần Thủ Độ lấn át địa vị của nhà vua. Rồi lo sợ uy lực của Thái sư sẽ khiến cho thiên hạ hiểm lầm này nọ. Đây là tình huống vô cùng kịch tính dẫn tới sự hiểu lầm giữa vua Lý Thái Tông và Thái sư Trần Thủ Độ. Nhà vua lập tức cho người tới gặp Thái sư để hỏi cho rõ ngọn ngành. Trước tình thế có thể mất mạng bất cứ lúc nào đáng lý ra Trần Thủ độ phải phân trần, nhưng ông lại thẳng thắn nhận lỗi và lấy tiền thưởng của mình chia cho cấp dưới, vì đã trung thực thẳng thắn dám phê bình quan cấp cao. Một việc làm hiếm thấy trong triều đình. Điều này cho chúng ta thấy Trần Thủ Độ là người chính nhân quân tử, không so đo với bọn tiểu nhân lòng dạ hẹp hòi, không thù hằn, chèn ép những người đã hãm hại mình. Một tấm lòng xưa nay hiếm có trong nhân gian.
Trần Thủ ĐộTình huống kịch tính thứ hai liên không đao to búa lớn không liên quan tới chính trị mà chỉ là một chuyện nhỏ trong gia đình. Khi người vợ của Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông trước kia. Sau khi vua Lý Huệ Tông bị bức tử, qua đời bà bị hạ xuống làm Thiên Cực công chúa, rồi bị ép cưới Trần Thủ Độ. Rồi một lần, bà ngồi kiệu vào cung bị tên lính có thù oán trước kia với phu nhân của Trần Thủ Độ nên bắt bà xuống đi bộ không cho ngồi kiệu vào cung. Phu nhân về nhà than khóc cho rằng mình bị coi thường rồi vạch tội tên lính hỗn hào đó với Trần Thủ Độ Trần Thủ Độ tỏ vẻ giận dữ tên lính trước mặt vợ rồi sai người gọi tên lính tới gặp mình. Tên lính kia sợ tội cứ tưởng phen này mình phải chết vì dám coi thường phu nhân của Thái sư nhưng khi tới nơi Trần Thủ Độ chỉ nói ” Người ở chức thấp mà biết giữ phép nước ta còn trách gì nữa?”
Tình huống tiếp theo là vợ của Trần Thủ Độ có ý xin cho người họ hàng của nhà bà làm câu đương, giữ một chức dịch nhỏ trong xã. Trần Thủ Độ nghe lời vợ bảo viết tên tuổi người đó ra để còn tiện sắp xếp công việc. Nhưng khi gặp người họ hàng nhà vợ. Trần Thủ Độ yêu cầu người đó chặt một ngón chân để còn phân biệt với những câu đương khác. Người này hoảng sợ vội vàng rút lui xin không làm nữa. Điều này chứng minh rằng Trần Thủ Độ là người thanh liêm chính trực không vì người thân mà làm sai phép nước. Tình huống thứ tư xảy ra là nhà vua muốn phong cho anh trai của Trần Thủ Độ là An Quốc làm tướng. Nhưng Trần Thủ Độ nói nếu như An Quốc giỏi thì thần sẽ xin nghỉ, còn nếu thần làm thì không nên để An Quốc làm tướng bởi anh em trong nhà mà cùng nắm triều chính thì mọi việc sẽ ra sao.
Trần Thủ Độ có tài nhìn xa biết trước những phiền toái khi anh em cùng giữ trọng trách quan trọng trong triều đình thì sẽ dẫn tới những hệ lụy khó giải quyết. Thông qua những tình huống của tác giả Ngô Sỹ Liên ta thấy được sự thanh liêm, thẳng thắn, vì dân vì nước của Thái sư Trần Thủ Độ một con người chí công vô tư.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)