Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,514
Điểm
113
tác giả
Tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật được sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Bài thơ đã khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không có kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe hiên ngang, dũng cảm, ung dung, lạc quan giữa bom đạn của kẻ thù với tinh thần đồng chí, đồng đội và một ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mời các bạn đọc tham khảo một số bài giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ mà YOPOVN tổng hợp dưới đây.


Bài tham khảo số 1​


- Bài thơ có cách đặt đầu đề hơi lạ. Bởi hai lẽ:
+ Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ” – cách ghi như thế có vẻ hơi thừa.
+ Lẽ thứ hai là hình ảnh tiểu đội xe không kính. Xe không kính tức là xe hỏng, không hoàn hảo, là những chiếc xe không đẹp, vậy thì có gì là thơ. Vì đã nói đến thơ, tức là nói đến một cái gì đó đẹp đẽ, lãng mạn, bay bổng.
=> Vậy, đây rõ ràng là một dụng ý nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Dường như, tác giả đã tìm thấy, phát hiện, khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất, thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh.

- Hình ảnh độc đáo, gây ấn tượng mạnh: những chiếc xe không kính
- Từ bài thơ có vẻ như hơi thừa, nhưng thực ra từ đó lại nằm trong chủ định của tác giả và tạo nên sự liên kết giữa hai sự vật có vẻ xa lạ nhau: "bài thơ" và “xe không kính”. Xe không kính thì chẳng có gì làm nên thơ cả, vậy mà nó đã trở thành hình ảnh trung tâm của một bài thơ. Tác giả đã tìm ra chất thơ ở những điều tưởng chừng rất khô khan, trần trụi. Đó chính là chất thơ từ hiện thực gian khổ, ác liệt ở nơi chiến trường.
- Chính chất liệu chân thực từ cuộc sống ấy đã làm nên sức sống lâu bền của bài thơ.
- Cách đặt nhan đề tự nhiên thể hiện sâu sắc phong cách thơ Phạm Tiến Duật: tinh nghịch, sôi nổi, tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và chiến đấu.
- Tác giả đã tìm thấy, phát hiện và khẳng định cái chất thơ, cái đẹp nằm ngay trong hiện thực đời sống bình thường nhất. Thậm chí trần trụi, khốc liệt nhất, ngay cả trong sự tàn phá dữ dội, ác liệt của chiến tranh. Đó cũng là bút pháp của nền văn học kháng chiến chiến chống Mĩ cứu nước, vừa tự nhiên, sôi động vừa đậm chất sử thi hào hùng.

bai-giai-thich-y-nghia-nhan-de-tac-pham-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-pham-tien-duat-ngu-v...jpg

Hình minh họa


Bài tham khảo số 2​


- Nhan đề bài thơ dài (Bài thơ về tiểu đội xe không kính) tưởng như thừa nhưng mới lạ độc đáo
- Nhan đề làm nổi bật hình ảnh trung tâm xuyên suốt cả bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính", một phát hiện thú vị thể hiện sự am hiểu, gắn bó với đời sống chiến tranh của tác giả
- "Bài thơ" cho thấy cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không chỉ viết về hiện tượng chiến tranh khốc liệt mà còn toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe Trường Sơn dũng cảm, trẻ trung, ngang tàn, tinh nghịch
- "Tiểu đội xe không kính" . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta.
Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

bai-tham-khao-so-2-596802.jpg

Hình minh họa


Bài tham khảo số 3​


Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:
● Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính.
● Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.
● Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
● Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.

bai-tham-khao-so-3-596803.jpg

Hình minh họa


Bài tham khảo số 4​


''Bài thơ về tiểu đội xe không kính'' của Phạm Tiến Duật đọc lên cho ta có cảm giác hơi dài đôi chỗ tưởng như thừa nhưng chính điều đó đã tạo lên nét độc đáo mới lạ.Trước hết nhan đề làm nổi bật hình ảnh trong toàn bài đó là những chiếc xe không kính hay chính là hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh. Qua đó ta thấy được sự am hiểu, gắn bó hiện thực cuộc sống chiến trường của tác giả. Hai chữ ” bài thơ” đã cho ta thấy rõ cách khai thác, cách nhìn hiện thực cuộc sống của tác giả: không chỉ viết về những chiếc xe không kính hay hay hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu nói về chất thơ từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ của những người lính lái xe: Hiên ngang, lạc quan, dũng cảm. Như vậy, nhan đề bài thơ ” bài thơ tiểu đội xe không kính” đã góp phần làm nổi bật chủ đề thể hiện cảm xúc ngợi ca tự hào của tác giả về những chiến sĩ lái xe.

bai-tham-khao-so-4-596804.jpg

Hình minh họa


Bài tham khảo số 5​


Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.

bai-tham-khao-so-5-596805.jpg

Hình minh họa
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,503
Bài viết
37,972
Thành viên
141,901
Thành viên mới nhất
HangHangHang
Top