Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 166

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Như chúng ta đã biết ngôn ngữ Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ truyền thống giàu đẹp, đa dạng và phức tạp bậc nhất. Trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những trường hợp chúng ta khó hiểu hết được những lớp nghĩa của những từ còn xa lạ hoặc chưa bao giờ dùng tới trong đời sống, trong văn bản. Trong chương trình ngữ văn 8 tập 1, học sinh được tìm hiểu về cấp độ khái quát nghĩa của từ. Nắm rõ kiến thức sẽ giúp chúng ta tự tin hơn khi sử dụng. Sau đây là một số bài soạn văn mà YOPOVN tổng hợp giúp bạn chuẩn bị tốtkiến thức trước khi lên lớp.


Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" số 1​


I. Kiến thức cơ bản
1. Nghĩa của từ là gì?

– Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, …) mà từ biểu thị.
Ví dụ:
+ nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa
+ lả lướt: mềm mại, uyển chuyển với vẻ yếu ớt
– Mỗi từ đều mang nghĩa, chúng ta có hiểu được nghĩa của từ thì khi nói, khi viết mới diễn đạt đúng tư tưởng, tình cảm của mình.

2. Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ

Ta có thể thấy, nghĩa của từ “hoa hồng” khái quát hơn nghĩa của từ “hoa hồng nhung”, vì nó bao trùm lên các từ: hoa hồng nhung, hoa hồng vàng, hoa hồng bạch, … Nghĩa của từ “hoa” lại khái quát hơn nghĩa của từ “hoa hồng”. Đó chính là cấp độ khái quát của nghĩa từ nghĩa.
Vậy, sự khái quát có mức độ từ nhỏ đến lớn như vậy giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

3. Từ nghĩa rộng và từ nghĩa hẹp

– Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao gồm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Ví dụ: Từ “Thể thao” có nghĩa rộng hơn các từ: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… song “bóng đá” lại có nghĩa rộng hơn “bóng đá trong nhà”.
+ Từ “nghề nghiệp” có nghĩa rộng hơn các từ: bác sĩ, kỹ sư, công nhân, lái xe, thư ký, công an, giáo viên… song từ “bác sĩ” lại có nghĩa rộng hơn nghĩa của: bác sĩ nội, bác sĩ ngoại…
– Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
Ví dụ: + Hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc… được bao hàm trong nghĩa của từ “nghệ thuật”.
+ Xăng, dầu hoả, ga, than, củi… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhiên liệu”.
+ Sáo, nhị, đàn bầu, đàn tranh, đàn ghi ta… được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ “nhạc cụ”.
– Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.
Ví dụ:
+ “Lúa” có nghĩa rộng hơn các từ ngữ: lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám thơm…
+ Lúa lại có nghĩa hẹp hơn với từ “ngũ cốc”.
II Luyện tập
Bài 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn tập 1)

Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
a. Cấp độ 1: Y phục
Cấp độ 2: Gồm 2 nhóm quần và áo.
Cấp độ 3: Cũng gồm hai nhóm: quần đùi, quần dài và áo dài, sơ mi.
b. Cấp độ 1: Vũ khí.
Cấp độ 2: súng và bom.
Cấp độ 3: súng trường, đại bác và bom ba càng, bom bi.
Bài 2 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
a, Khí đốt: xăng, dầu hỏa, (khí) ga,ma dút, củi, than
b, Nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc
c, Ẩm thực: canh, nem, rau, xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán
d, Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó
e, Đánh nhau: đấm, đá, thụi, bịch, tát
Bài 3 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
a, Xe cộ: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe bus…
b, Kim loại: sắt, đồng, nhôm, kẽm…
c, Hoa quả: xoài, lê, mận, táo, ổi…
d, (người) Họ hàng: cô,chú, bác, dì, cậu…
e, Mang: gánh, vác, khiêng, xách…
Bài 4 ( trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
a, Từ thuốc lào- đây không phải tên loại thuốc chữa bệnh
b, Từ thủ quỹ- không thuộc phạm vi nghĩa của từ giáo viên
c, Từ bút điện- không thuộc phạm vi nghĩa từ bút (viết)
d, Từ hoa tai-không thuộc phạm vi nghĩa từ hoa (thực vật)
Bài 5 ( trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Đoạn trích sau và tìm ra ba động từ cùng thuộc phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp.
Từ "khóc" bao hàm nghĩa của từ "nức nở" và "sụt sùi".

bai-soan-cap-do-khai-quat-nghia-cua-tu-hay-nhat-484771.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" số 2​


I. TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP
Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo?
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào?
Lời giải chi tiết:
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá.
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ voi, hươu.
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ tu hú, sáo.
Nghĩa cúa từ cá rộng hơn nghĩa cúa các từ cá rô, cá thu. Bởi vì phạm vi nghĩa của từ cá bao hàm nghĩa của các từ cá rô, cá thu...
c) Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu... tu hú, sáo... cá rô, cá thu... và hẹp hơn từ động vật.
Sơ đồ trên cũng còn được thể hiện bằng một hình thái khác:
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những tử ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Kết luận:

Nghĩa của một từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vị nghĩa của một từ ngữ khác.
Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1.

Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
a. Cấp độ 1: Y phục
Cấp độ 2: Gồm 2 nhóm quần và áo.
Cấp độ 3: Cũng gồm hai nhóm: quần đùi, quần dài và áo dài, sơ mi.
b. Cấp độ 1: Vũ khí.
Cấp độ 2: súng và bom.
Cấp độ 3: súng trường, đại bác và bom ba càng, bom bi.
Câu 2.
Từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
Lời giải chi tiết:
a) Xăng, dầu hỏa, (khí) ga, ma dút, củi, than: chất đốt
b) Hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc : nghệ thuật
c) Canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán : thức ăn
d) Liếc, ngắm, nhòm, ngó: nhìn
đ) Đấm, đá, thụi, bịch, tát: đánh

Câu 3.

Các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
Lời giải chi tiết:
a) Xe cộ: Xe đạp, xe máy, mô tô, ôtô...
b) Kim loại: Thép, sắt, đồng, kẽm, nhôm...
c) Hoa quả: Xoài, mít, ổi, hồng, huệ, lan...
d) Người họ /làng: Cô, bác, dì, dượng, cậu, mợ...
đ) Mang: Xách, khiêng, gánh.
Câu 4.
Gạch bỏ những từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
Lời giải chi tiết:
a) Thuốc chữa bệnh: áp-pi-rin, ăm-pi-xi-lin, thuốc giun, thuốc lá (gạch bỏ: thuốc lá)
b) Giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ (gạch bỏ: thủ quỹ)
c) Bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông (gạch bỏ: bút điện)
d) Hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược (gạch bỏ: hoa tai)
Câu 5.
Ba động từ cùng một phạm vi nghĩa, trong đó có một từ nghĩa rộng và hai từ nghĩa hẹp hơn.
Lời giải chi tiết:
- Khóc, nức nở, sụt sùi.

bai-soan-cap-do-khai-quat-nghia-cua-tu-so-2-484772.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" số 3​


Nghĩa của từ là gì?
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác :
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

I. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp

Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi.
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
c) Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Trả lời
a, Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ "thú", "cá" bởi vì nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ "thú" và "cá"
b, Nghĩa của từ "thú" rộng hơn nghĩa của từ "voi", "hươu", nghĩa của từ "chim" rộng hơn nghĩa của từ "tu hú", "sáo". Nghĩa của từ "cá" rộng hơn nghĩa của từ "cá rô", "cá thu". Vì cá bao gồm nhiều loại trong đó có cá rô, cá thu.
c, Nghĩa của từ thú, cá, chim rộng hơn nghĩa của những từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu… nhưng hẹp hơn nghĩa của từ "động vật".
Bài 1

Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo mẫu sơ đồ trong bài học):
a) y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.
Trả lời
a. Cấp độ 1: Y phục
Cấp độ 2: Gồm 2 nhóm quần và áo.
Cấp độ 3: Cũng gồm hai nhóm: quần đùi, quần dài và áo dài, sơ mi.
b. Cấp độ 1: Vũ khí.
Cấp độ 2: súng và bom.
Cấp độ 3: súng trường, đại bác và bom ba càng, bom bi.
Bài 2
Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
a) xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b) hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c) canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d) liếc, ngắm, nhòm, ngó.
e) đấm, đá, thụi, bịch, tát.
Trả lời
a, Khí đốt: xăng, dầu hỏa, (khí) ga,ma dút, củi, than
b, Nghệ thuật: hội họa, âm nhạc, văn học, điêu khắc
c, Ẩm thực: canh, nem, rau, xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán
d, Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó
e, Đánh nhau: đấm, đá, thụi, bịch, tát
Bài 3
Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
a) xe cộ
b) kim loại
c) hoa quả
d) (người) họ hàng
e) mang
Trả lời
a, Xe cộ: xe máy, xe đạp, xe ô tô, xe bus…
b, Kim loại: sắt, đồng, nhôm, kẽm…
c, Hoa quả: xoài, lê, mận, táo, ổi…
d, (người) Họ hàng: cô,chú, bác, dì, cậu…
e, Mang: gánh, vác, khiêng, xách…
Bài 4
Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
a) thuốc chữa bệnh: át-xpi-rin, ăm-pi-xi-lin, pê-ni-xi-lin, thuốc giun, thuốc lào.
b) giáo viên: thầy giáo, cô giáo, thủ quỹ.
c) bút: bút bi, bút máy, bút chì, bút điện, bút lông.
d) hoa: hoa hồng, hoa lay-ơn, hoa tai, hoa thược dược.
Trả lời
a, Từ thuốc lào- đây không phải tên loại thuốc chữa bệnh
b, Từ thủ quỹ- không thuộc phạm vi nghĩa của từ giáo viên
c, Từ bút điện- không thuộc phạm vi nghĩa từ bút (viết)
d, Từ hoa tai-không thuộc phạm vi nghĩa từ hoa (thực vật)
Bài 5
Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ cùng thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi và lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].
(Nguyên Hồng Những ngày thơ ấu)
Trả lời
Đoạn trích sau và tìm ra ba động từ cùng thuộc phạm vi nghĩa, trong đó một từ có nghĩa rộng và một từ có nghĩa hẹp.
Từ "khóc" bao hàm nghĩa của từ "nức nở" và "sụt sùi".

bai-soan-cap-do-khai-quat-nghia-cua-tu-so-3-484778.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" số 4​


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Thế nào là từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp?
- Tính chất rộng/hẹp của nghĩa từ chỉ là tương đối. Một từ có nghĩa rộng khi so với một số từ khác, nhưng lại có nghĩa hẹp khi so với một từ khác.
1. Thế nào là từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp?
a) Trước hết cần nói rõ điểu này: tính chất rộng / hẹp, khái quát / cụ thể ở đây là nói về nghĩa của từ, về đơn vị từ (không nói về ngữ, cụm từ ). Do đó, ta tạm quy ước về mặt diễn đạt ở mục này là chỉ nói: Ví dụ: từ có nghĩa rộng, không nói: từ ngữ có nghĩa rộng (SGK dùng từ ngữ). Sau khi nắm chắc được nội dung bài học, các em sẽ dễ dàng hiểu được cách diễn đạt trong SGK.
b) Thế nào là từ có nghĩa rộng?
Từ có nghĩa rộng là từ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ khác. Ví dụ:
- Nghĩa của từ cây bao hàm nghĩa của các từ: lúa, ngô, sắn ; xoan, bàng, phượng vĩ, xà cừ ; tre, nứa,...
- Nghĩa của từ hoạt động bao hàm nghĩa của các từ: đi, chạy, nhảy, bò, toài, bay, bơi,...
- Nghĩa của từ rộng bao hàm nghĩa của các từ: mênh mông, bao la, bát ngát, thênh thang, rộng rãi, rộng lớn,...
Từ các ví dụ trên, ta có thể kết luận: các từ cây, hoạt động, rộng là những từ có nghĩa rộng.
c) Thế nào là từ có nghĩa hẹp?
Từ có nghĩa hẹp là từ mà nghĩa của nó phản ánh một phạm vi hiện thực rất hẹp, rất cụ thể, riêng biệt. Bên cạnh đó, nghĩa của nó được bao hàm trong nghĩa của một từ khác. Ví dụ:
- Từ lênh khênh dùng chỉ những sự vật cao quá mức, gây cảm giác khó đứng vững (như: người cao lênh khênh, cái thang cao lênh khênh,...).
- Từ băm chỉ hoạt động chặt liên tiếp và nhanh tay cho nát nhỏ ra (băm thịt, băm rau lợn,...).
Qua việc miêu tả nghĩa của hai từ trên, ta có thể kết luận: hai từ lênh khênh, băm là những từ có nghĩa hẹp (nghĩa của từ lênh khênh được bao hàm trong nghĩa của từ cao ; nghĩa của từ băm được bao hàm trong nghĩa của từ hoạt động).
2. Tính chất rộng - hẹp của nghĩa từ chỉ là tương đối. Cụ thể, một từ có nghĩa rộng khi so với một số từ khác, nhưng lại có nghĩa hẹp khi so với một từ khác. Ví dụ:
- Từ cá có nghĩa rộng khi so với các từ: cá rô, cá trê, cá mè ; cá thu, cá nhụ, cá dé ... ; nhưng từ cá được hiểu là có nghĩa hẹp khi so với từ động vật.
- Từ máy bay có nghĩa rộng khi so với: máy bay trực thăng, máy bay phản lực, máy bay cường kích, máy bay tiêm kích, máy bay không người lái ... ; nhưng từ máy bay được hiểu là có nghĩa hẹp khi so với từ máy.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Dựa vào sơ đồ trong SGK trang 10; các em lập sơ đồ cho từng nhóm từ ngữ đã cho trong bài tập. Cụ thể như sau:
a) y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, sơ mi.
b) vũ khí, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi.
Trả lời
a. Cấp độ 1: Y phục
Cấp độ 2: Gồm 2 nhóm quần và áo.
Cấp độ 3: Cũng gồm hai nhóm: quần đùi, quần dài và áo dài, sơ mi.
b. Cấp độ 1: Vũ khí.
Cấp độ 2: súng và bom.
Cấp độ 3: súng trường, đại bác và bom ba càng, bom bi.
2.- Muốn tìm được từ ngữ có nghĩa rộng, khái quát được nghĩa của các từ ngữ trong từng nhóm cho sẵn, em đọc kĩ các từ ngữ trong mỗi nhóm, rồi xem điểm chung nhất, đồng nhất về nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm là gì. Từ đó, em tìm từ ngữ có nghĩa rộng cần tìm. Ví dụ, điểm chung nhất về nghĩa của các từ ngữ thuộc nhóm (a) là cùng chỉ chất đốt. Do đó, từ ngữ cần tìm ở đây là chất đốt.
- Cũng tương tự, từ ngữ cần tìm ở nhóm (b): nghệ thuật; ở nhóm (c): thức ăn ; ở nhóm (d): nhìn ; ớ nhóm (e): đánh.
3. Dựa vào từ có nghĩa rộng, nghĩa khái quát cho sẵn trong bài tập, em tìm các từ có nghĩa hẹp, nghĩa cụ thể hơn. Nghĩa của các từ cần tìm được bao hàm trong nghĩa của từ cho sẵn. Cụ thể như sau:
a) xe cộ: xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô,...
b) kim loại: sắt, đồng, nhôm, kẽm,...
c) hoa quả: chuối, mít, xoài, sầu riêng,...
d) (người) họ hàng: chú, bác, cô, dì,...
e) mang: xách, khiêng, gánh, vác,...
- Muốn tìm được từ ngữ “lạc hệ thống”, không có điểm chung về nghĩa so với các từ ngữ trong nhóm, em đọc kĩ từng nhóm. Em sẽ dễ dàng tìm được từ ngữ “lạc hệ thống” ấy. Cụ thể, trong nhóm (a), từ thuốc lào không phải là thuốc chữa bệnh. Vậy thuốc lào là từ không thuộc phạm vi nghĩa của các từ trong nhóm này.
- Cũng tương tự, ở các nhóm từ ngữ còn lại, ta thấy:
+ Nhóm (b) : thủ quỹ không thuộc nhóm từ chỉ giáo viên.
+ Nhóm (c) : bút điện không phải là loại bút viết.
+ Nhóm (d): hoa tai không phải là loại hoa thường cố màu sắc, hương thơm.
Như vậy, các từ thủ quỹ, bút điện, hoa tai là nhũng từ không thuộc phạm vi nghĩa của từng nhóm.
5*. - Muốn tim được 3 động từ theo yêu cầu của bài tập, trước hết, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý những động từ cùng biểu thị một loại hoạt động, cùng có nét chung về nghĩa. Sau đó, em tìm trong các động từ ấy, từ nào có nghĩa rộng, hai từ nào có nghĩa hẹp hơn.
- Cụ thể, động từ có nghĩa rộng: khóc (tôi òa lên khóc...).
- Hai động từ có nghĩa hẹp hơn (cũng chỉ hoạt động khóc): Em tự tìm.
6. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống /.../ trong các câu sau. Cho biết từ ngừ nào có nghĩa rộng, từ ngừ nào có nghĩa hẹp.
a) bà con, chú ruột
Nam học tập đạt thành tích xuất sắc, /.../ trong họ, nhất là /.../ Nam - người đã giúp đỡ Nam rất nhiều trong học tập, rất tự hào, phấn khởi.
b) trí thức, văn nghệ sĩ
/.../ nước ta nói chung, /.../ nói riêng rất yêu nước, đã có đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trả lời:
Chú ý : Văn nghệ sĩ cũng là trí thức.
7. Viết một câu hoặc một đoạn văn trong đó vừa có từ ngữ có nghĩa rộng vừa có từ ngữ có nghĩa hẹp.
(Các từ chỉ động vật)
(Các từ chỉ thực vật)
Trả lời:
Ví dụ: Câu: Lũ về, mọi thứ đồ đạc trong nhà như nồi, niêu, xoong, chảo, giường, tủ đều bị cuốn trôi.
Đoạn văn: Ở Bình Định, dừa là chủ yếu, dừa là tất cả. Dừa Ở đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè; quà tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lả đỏ, vỏ hồng,...
( Theo Hoàng Văn Huyền, Những mẩu chuyện địa lí)
8*. Điền chữ vào ô trống để các chữ hàng ngang tạo thành từ có nghĩa hẹp, các chữ hàng dọc trong khung tạo thành từ có nghĩa rộng.
Trả lời:
Đây là trồ chơi ngôn ngữ. Cả lớp thi giải nhanh, giải đúng bài tập này.

bai-soan-cap-do-khai-quat-nghia-cua-tu-so-4-484782.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)


Bài soạn "Cấp độ khái quát nghĩa của từ" số 5​


I. Khái niệm
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,...) mà từ biểu thị.Ví dụ:+ nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa+ lả lướt: mềm mại, uyển chuyển với vẻ yếu ớt- Mỗi từ đều mang nghĩa, chúng ta có hiểu được nghĩa của từ thì khi nói, khi viết mới diễn đạt đúng tư tưởng, tình cảm của mình.
II.Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
Quan sát sơ đồ sau:Ta có thể thấy, nghĩa của từ "hoa hồng" khái quát hơn nghĩa của từ "hoa hồng nhung", vì nó bao trùm lên các từ: hoa hồng nhung, hoa hồng vàng, hoa hồng bạch,... Nghĩa của từ "hoa" lại khái quát hơn nghĩa của từ "hoa hồng". Đó chính là cấp độ khái quát của nghĩa từ nghĩa.Vậy, sự khái quát có mức độ từ nhỏ đến lớn như vậy giữa các từ ngữ gọi là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
III. Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp
Quan sát sơ đồ về Động vật trong SGK, có thể nhận thấy:a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá. Vì phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm phạm vi nghĩa của các từ kia.
b. Cũng tương tự như vây, nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu, nghĩa của từ rộng hơn nghĩa của các từ tu hú, sáo; nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu. Bởi phạm vi nghĩa của các từ thú, chim, cá đều bao hàm nghĩa của các từ đã nêu trong mỗi nhóm.
c. Nghĩa cùa các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu (tu hú, sáo; cá rô, cá thu), đồng thời có nghĩa hẹp hơn từ động vật
Câu 1. Mỗi nhóm lập một sơ đồ theo ba cấp độ, cụ thể như sau:
a. Cấp độ 1: Y phục
Cấp độ 2: Gồm 2 nhóm quần và áo.
Cấp độ 3: Cũng gồm hai nhóm: quần đùi, quần dài và áo dài, sơ mi.
b. Cấp độ 1: Vũ khí.
Cấp độ 2: súng và bom.
Cấp độ 3: súng trường, đại bác và bom ba càng, bom bi.

Câu 2.
Các từ cần tìm là:
a. Chất đốt: xăng, dầu hoả, (khí) ga, ma dút, củi, than.
b. Nghệ thuật: hội hoạ, âm nhạc, văn học, điêu khắc.
c. Thức ăn: canh, nem, rau xào, thịt luộc, tôm rang, cá rán.
d. Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó.
đ) Đánh: đấm, đá, thụi, bịch, tát.

Câu 3.
Các từ có nghĩa nằm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ đã cho là:
a. Xe cộ: xe máy, ô tô, xe đạp, xe ba gác, xe xích lô, xe lu,...
b. Kim loại: nhôm, đồng, sắt, chì,...
c. Hoa quả: mãng cầu, lê, nhãn, vải, bưởi,...
d. Họ hàng (người): cô, dì, chú, bác, cậu, mợ,...
đ. Mang: gánh, vác, khiêng, xách, đội,...

Câu 4.
Các từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ đã cho là:
a. thuốc lào
b. thủ quỹ
c. bút điện.
d. hoa tai
Câu 5. Cho đoạn văn:
Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tới, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo cả tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo [...].
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trong đoạn văn trên, các từ: khóc, nức nở, sụt sùi là 3 động từ thuộc cùng 1 phạm vi nghĩa.
Trong đó: từ khóc có nghĩa rộng hơn; nức nở, sụt sùi có nghĩa hẹp hơn, biểu cảm hơn.

bai-soan-cap-do-khai-quat-nghia-cua-tu-so-5-484784.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
 
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,094
Bài viết
37,563
Thành viên
139,627
Thành viên mới nhất
Thumiha

Thành viên Online

Top