- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,946
- Điểm
- 113
tác giả
Người Việt Nam, từ thế hệ 8X trở về trước, không ai là không biết đến tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa". Đây là một trong những tiểu thuyết lịch sử kinh điển thời bấy giờ của đất nước Trung Hoa. Nó không chỉ là tiểu thuyết phản ảnh rõ nét thời kỳ đầy biến động của lịch sử đất nước rộng nhất thế giới này- thời Tam Quốc, mà còn giống như một bộ phim truyền hình nhiều tập với nhiều tuyến nhất nhân vật đặc biệt, độc đáo. Trong đó có nhân vật Trương Phi. Vì thế, việc phân tích nhân vật Trương Phi sẽ giúp độc giả biết thêm về tài nghệ của tác giả và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phân tích nhân vật Trương Phi trong đoạn trích "Hồi trống Cổ Thành" mà YOPOVN đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong những bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất thời trung đại. Tác phẩm có hàng trăm nhân vật, những mỗi nhân vật luôn được tái hiện với tính cách ngoại hình riêng. Và trong số những nhân vật đó, ta không thể không nhớ đến Trương Phi, bộc trực, thẳng thắn, trượng nghĩa. Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích Hồi trống cổ thành.
Tác phẩm ra đời vào đầu thời Minh, kể về một nước chia ba (cát cứ phân tranh) trong gần trăm năm của Trung Quốc thời cổ thời kì thế kỉ II – thế kỉ III. Và nổi lên ba thế lực chính: thế lực của Tào Tháo, thế lực của Vương Quyền, thế lực của Lưu Bị. Tác phẩm phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa mà đường nét nổi bật là cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh. Thể hiện mong muốn của nhân dân: hòa bình, ổn định, thống nhất.
Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình.
Trương Phi vốn mang trong mình tính cách bộc trực, thẳng thắn, không bao giờ có nữa lời nói dối, không mập mờ, úp mở. Quan điểm, lập trường này của Trương Phi được thể hiện rất rõ ràng, rạch ròi qua câu nói với hai chị dâu cũng chính là để nói với Quang Công: “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”. Theo quan niệm phong kiến, người trung thần là người chỉ thờ một chủ, sống chết chỉ có một chủ đó mà thôi, còn ai thờ hai chủ, ấy là kẻ phản bội. Từ lập luận đó, Trương Phi suy xét, phán đoán về sự xuất hiện của Quang Công. Quan Công đột nhiên trở về sau khi đã bội nghĩa vườn đào, bỏ lại anh mà đầu hàng Tào Tháo, vốn là kẻ thù lớn của Lưu Bị. Không chỉ vậy Quan Công khi ở dưới trướng Tào Tháo còn được phong hầu tứ tước, Quan Công đã quy phục Tào Tháo. Bởi vậy sự trở về của Quan Công là để đánh lừa Trương Phi, hòng chiếm Cổ Thành. Thêm vào đó hành động Trương Phi dẫn theo quân mã càng làm cho Trương Phi tin tưởng vào nhận định của mình hơn. Trước những chứng cớ, suy luận quá rõ ràng, Trương Phi đã ba lần buộc tội Quan Công. Buộc tội Quan Công vong ân, bội nghĩa: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt mũi nào đến gặp tao nữa”. Không dừng lại ở đó Trương Phi buộc tội Quan Công là kẻ bất trung: “Mày đã bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước nay lại đến lừa tao, tao quyết hầu sống chết với mày”. Và cuối cùng buộc tội Quan Công là kẻ bất nhân: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó”. Những lời buộc tội này đều xuất phát từ tính cách của Trương Phi, đây là sự bộc trực, thẳng thắn, chỉ tin những gì mình thấy, đây là tính cách cần có của một trung thần.
Từ những suy luận, những gì mình chứng kiến Trương Phi đã có phản ứng hết sức quyết liệt với Quan Công. Khi Tôn Càn báo tin Quan Công mời Trương Phi ra đón, Trương Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, lập tức đi tắt ra cửa bắc”, Trương Phi sẵn sàng giao chiến. Khi vừa nhìn thấy Quan Công “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu, chạy lại đâm Quan Công”. Quan Công cất lời hỏi lí do “Trương Phi hất hàm quát, xưng hô mày tao”, buộc tội Quan Công phản bội. Dù được hai chị dâu cùng Tồn Càn thanh minh cho Quan Công nhưng Trương Phi gạt đi tất cả vẫn luôn giữ vững những lập luận và suy xét của mình. Nhất là khi toán quân mang cờ Tào kéo đến, Trương Phi càng giận dữ hơn và quát: “bây giờ còn chối nữa thôi”. Quân mã mang cờ Tào kéo đến là minh chứng xác thực nhất cho sự phản bội của Quan Công và ngay lập tức Trương Phi lấy bát xà mâu, xông đến đâm Trương Phi.
Trước yêu cầu của Quan Công chứng thực lòng trung thành của mình bằng cách chém đầu tướng Tào, Trương Phi nhận lời, nhưng đưa ra điều kiện thử thách Trương Phi, là phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống. Đây quả là thử thách rất lớn đối với Quan Công, nó vừa dùng để minh chứng cho sự trong sạch, vừa cho thấy tài năng của Quan Công. Vậy tại sao chỉ là ba hồi trống mà không phải năm hồi trống. Nếu năm hồi trống sẽ là quá dài, không phù hợp với tính cách nóng nảy, vội vã của Trương Phi, đồng thời năm hồi trống sẽ hạ thấp tài nghệ của Quan Công. Bởi vậy, ba hồi là hợp lí nhất. Đồng thời, khi đưa ra điều kiện là ba hồi trống Trương Phi cũng ngầm thể hiện, gửi gắm niềm hi vọng với Quan Công, bằng Quan Công vẫn như xưa, không phản bội anh và chính mình.
Và Quan Công đã không để Trương Phi phải thất vọng. Trong ba hồi trống đã hạ gục tướng của Tào Tháo, lòng trung của Quan Công đã được chứng thực. Đó cũng là giờ phút bắt đầu quá trình hòa giải. Nếu lúc đầu Trương Phi giận dữ, nóng nảy bao nhiêu thì đến đây lại thận trọng bấy nhiêu, khác hẳn tính cách thông thường của Trương Phi. Trương Phi làm như vậy là bởi rất sợ tình nghĩa anh em bị nên cần phải có thời gian để chứng thực lòng trung của Quan Công. Thực ra, trước khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi cũng chứng kiến Quan Công nói chuyện với Sái Dương “giết cháu tao” đã cho thấy Sái Dương không cùng phía với Tào Tháo nhưng vẫn chưa tin hẳn. Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của quân Tào để hỏi chuyện đầu đuôi, khi ấy Phi mới tin anh là thực. Tiếp đó là cuộc trò chuyện của hai chị dâu kể về quá trình vất vả, khó khăn biết bao nguy hiểm mà Quan Công đã phải trải qua, và Trương Phi đã hiểu ra mọi chuyện. Giọt nước mắt của Trương Phi đã cho thấy rõ tấm lòng, tình cảm của Trương Phi với Quan Công.
Nhân vật được xây dựng chủ yếu qua lời đối thoại và hành động. Qua đó bộc lộ rõ suy nghĩ, tính cách nhân vật – Trương Phi một người bộc trực, nóng nảy nhưng cũng hết sức tình nghĩa. Cốt truyện như một màn kịch giàu kịch tính, gây sức hấp dẫn với người đọc. Chi tiết truyện đặc sắc, đặc biệt là chi tiết hồi trống có ý nghĩa thách thức và minh oan.
Bằng cốt truyện hấp dẫn, với những chi tiết đặc sắc đoạn trích đã cho thấy tính cách bộc trực, thẳng thắn của Trương Phi - vẻ đẹp tiêu biểu của nhân vật. Đồng thời qua đoạn trích còn ca ngợi tình nghĩa cao đẹp, sâu nặng – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Văn học Minh - Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của văn học cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kì nền văn học Trung Quốc khá đa dạng, phong phú và đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi đầy vẻ vang của tiểu thuyết. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một loại truyện dài, được kể thành chương hồi và theo trật tự trước sau của sự việc. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu đã rất quen thuộc với chúng ta ngày nay như Tây du kí, Thuỷ hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng… Trong đó, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kì dài và đầy biến động của lịch sử Trung Quốc, đó là thời Tam quốc. La Quán Trung viết tác phẩm này dựa trên ba nguồn tư liệu chính là sử liệu (cuốn sử biên niên Tam quốc chí của Trần Thọ đời Tấn và cuốn Tam quốc chí của Bùi Tùng Chi người Nam Bắc triều) ; dã sử, truyền thuyết trong dân gian ; tập kịch, thoại bản đời Nguyên (cuốn Tam quốc chí bình thoại). Vì thế tác phẩm vừa là một thiên sử kí, vừa là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật.
Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : "Chém Sái Dương anh em hòa giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên". Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.
Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".
Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mị phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công". Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo logic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội.
Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng. Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và "rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường" khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.
Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo.
Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hóa tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông. Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh.
Chỉ với một đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Tam Quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh chân thực thời kì lịch sử đầy biến động của lịch sử Trung Quốc với tam quốc phân tranh quyết liệt. Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất thể hiện cuộc đối đầu đầy căng thẳng của Trương Phi và Quan Công, những người huynh đệ từng kết nghĩa vườn đào, để khi hồi trống cổ thành vang lên mọi hiềm khích được hóa giải, người đọc lại một lần nữa cảm động về tình huynh đệ gắn bó, tấm lòng trước sau như một dù trải qua những thử thách khốc liệt nhất. Đoạn trích thành công xây dựng những nét tính cách đặc trưng của từng nhân vật, đặc biệt người võ tướng Trương Phi được khắc họa với tính cách nóng nảy, bộc trực cùng tấm lòng trung thành không gì có thể thay đổi.
Trương Phi là người võ tướng tài giỏi dưới trướng của Lưu Bị, khắc họa chân dung nhân vật này, tác giả La Quán Trung đã viết: “…tiếng vang như sấm, nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi”. Nổi tiếng với tính cách bộc trực, thà chết chứ không chịu khuất phục, luồn cúi dưới trướng của kẻ thù, có thể nói Trương Phi là nhân vật đại diện cho chữ “trung”. Tuy nhiên, người võ tướng này tính tình lại nóng nảy, bộc trực, ghét sự phản bội, đây cũng là lí do của việc nghi ngờ Quan Vân Trường thất tín và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đối đầu căng thẳng ở cổ thành.
Nói về tính cách nóng nảy, bộc trực của Trương Phi, dân gian cũng đã có câu “Nóng như Trương Phi, đa nghi như tào tháo”, thế mới thấy hình ảnh của một Trương Phi dung mạnh nhưng nóng nảy đã in đậm trong tiềm thức của mọi người. Là người trung thành, đề cao chữ Trung nên TRương Phi không thể chấp nhận được hành động phản bội, Trương Phi điển hình cho người anh hùng thời loạn đề cao trung nghĩa với lí tưởng “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục”. Sự bộc trực, trung thành tuyệt đối của Trương Phi với Lưu Bị thể hiện ngay trong hành động đối đầu với Quan Công. Trong nhận thức của Trương Phi thì Quan Công đã phản bội lại tình nghĩa huynh đệ để đi theo Tào Tháo. Do đó khi thấy Quan Công đến Cổ Thành thì Trương Phi đã quyết tâm chiến đấu đến cùng “Phen này tao quyết liều sống chết với mày”. Vì sự trung nghĩa, TRương Phi đã tạm gác tình cảm cá nhân mà đối đầu với Quan Công như với kẻ thù vì lợi mà phản bội anh em.
Tính cách trung thực, nóng nảy nên khi nghe báo tin Quan Công và hai chị dâu đã đến cổ thành, TRương Phi đã ngay lập tức mặc áo giáp, lên ngựa dẫn quân đi qua cửa Bắc để bắt Quan Công. Hành động quyết liệt, dữ dội cùng với thái độ giận dữ “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Tuy nhiên, ở Trương Phi cũng tồn tại hạn chế của người võ tướng, vì nóng nảy mà Trương Phi mất đi khả năng đánh giá tình hình, cố chấp không chịu tin tưởng vào những lời giải thích của Quan Công.
Cuối cùng, khi Sái Dương kéo quân đến chân thành thì TRương Phi đã đưa ra một quyết định, đó là trong ba hồi trống, Quan Công phải chém được đầu của Sái Dương để chứng minh sự trong sạch. Trong ba hồi trống ấy, Quan Công đã chém được đầu của Sái Dương, tuy nhiên lúc này thì Trương Phi vẫn chưa dám tin tưởng hoàn toàn, chỉ đến khi hai chị dâu cùng một tên lính trung thành thuật lại mọi việc thì Trương Phi mới nhận ra mình hiểu lầm Quan Công.
Sự ân hận đã làm cho Trương Phi quỳ xuống mà khóc, cầu xin Quan Công tha thứ. Như vậy ta có thể thấy Trương Phi là người nóng nảy, thô lỗ không biết nhận thức tình hình nhưng lại là con người sống ngay thẳng, tình cảm, Trương Phi có thể sẵn sàng cầm giáo xông vào Quan Công khi hiểu lầm người anh em nhưng cũng có thể quỳ sụp xuống xin lỗi vì biết mình đã hiểu nhầm anh.
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên”
Qua đoạn trích “Hồi trống cổ thành” ta có thể thấy được một Trương Phi nóng nảy, bộc trực hết lòng trung thành với Lưu Bị mà còn là người sống tình nghĩa, ghét sự bội nghĩa.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
La Quán Trung (1330-1400), quê ở vùng Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông là người có tính tình cô độc, sống lẻ loi, thích ngao du đây đó nên có am hiểu sâu sắc về tình hình chính trị đương thời. Tam Quốc diễn nghĩa ra đời vào khoảng đầu thời Minh (1368-1644), nội dung kể về chuyện một nước chia ba trong gần một trăm năm của Trung Quốc thời cổ (thế kỷ II, III), vào cuối đời Đông Hán (năm 184), quân thần ngu muội, nhân dân đồ thán, hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra khiến chính quyền trở nên bất lực. Từ đó nổi lên các thế lực nổi lên với danh nghĩa dẹp khởi nghĩa, ủng hộ triều đình trong đó có ba thế lực mạnh nhất là Tào Tháo (Ngụy), Lưu Bị (Thục) và Tôn Quyền (Ngô) tạo thành thế chân vạc. Cuối cùng kết thúc vào năm 280 khi nhà Tần lên ngôi. Đoạn trích Hồi trống Cổ thành thuộc hồi 28 của bộ tiểu thuyết này, kể về hiểu lầm giữa hai người Quan Công và Trương Phi, sau đó là sự đoàn tụ và hóa giải hiểu nhầm làm sâu sắc thêm tình huynh đệ kết nghĩa trong thời loạn. Mà ở đây nhân vật Trương Phi hiện lên nổi bật với vai trò người anh hùng chính trực, ngay thẳng, tuy nhiên khá nóng nảy trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Trương Phi là nhân vật nổi bật với tính cách bộc trực ngay thẳng, không biết dối trá úp mở, điều đó thể hiện qua lập trường trung thần rõ ràng, rạch ròi trong câu nói với hai người chị dâu "trung thần thà chết cũng không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ". Từ đó dẫn đến sự suy xét, lập luận về sự xuất hiện của Quan Công theo quan điểm của Trương Phi, Quan Vân Trường xuất hiện ở đây sau khi đã hàng Tào Tháo, tức là đã bội nghĩa nhận phong hàng tứ tước của kẻ thù, hôm nay đến đây là để đánh lừa Trương Phi, mang theo quân mã để cướp cổ thành.
Như vậy Trương Phi đã có đến ba lần buộc tội Quan Công, thứ nhất là "mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa", tức là tội bất nghĩa, thứ hai "mày bỏ anh hàng Tào Tháo được phong hầu tứ tước nay lại đến đây đánh lừa tao, phen này tao quyết liều sống chết với mày", tức là tội bất trung, và cuối cùng là "mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó tới đây là để bắt ta đó", tức là tội bất nhân. Cũng từ những lập luận trên mà dẫn đến sự phản ứng quyết liệt với Quan Công của nhân vật này, bao gồm 6 phản ứng. Khi Tôn Càn báo tin mời Trương Phi ra đón Quan Công thì nhân vật này "chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa dẫn theo một nghìn quân đi tắt ra cửa Bắc", khi vừa nhìn thấy Quan Công thì "mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Khi Quan Công hỏi nguyên cớ, thì nhân vật này nổi giận quát, đổi xưng hô mày - tao và buộc tội Quan Công ba tội bất nghĩa, bất trung và bất nhân. Khi Quan Công, hai chị dâu và Tôn Càn thanh minh thì Trương Phi gạt bỏ tất cả, khăng khăng tin tưởng vào lập luận và suy xét của mình. Khi toán quân mã mang cờ Tào kéo đến nhìn thấy bụi bay mù trời từ đằng xa thì Trương Phi lập tức nổi giận "mua bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công lần nữa".
Khi Quan Công yêu cầu được chứng thực lòng trung của mình, thì Trương Phi chấp nhận nhưng đưa ra yêu cầu phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống thì mới tin. Điều kiện thời gian là ba hồi trống bởi, nếu là năm hồi thì quá dài, không phù hợp với tính cách nóng nảy, bộc trực của Trương Phi, nhân vật này không thể đủ kiên nhẫn chờ đợi hết năm hồi trống, thêm vào đó mốc thời gian này nếu đưa ra còn làm hạ thấp đi tài nghệ của Quan Công. Còn nếu như chỉ là một hồi trống thì đây lại là một thử thách quá nghiệt ngã, thực chất trong lòng Trương Phi vẫn rất hy vọng rằng anh mình không phải là kẻ bất trung bất nghĩa, ba hồi trống ấy chính là quảng thời gian vừa đủ để Quan Công chứng thực được tấm lòng của mình. Như vậy việc đưa ra ba hồi trống không chỉ là thử thách mà còn gửi gắm cả niềm tin niềm hy vọng của Trương Phi với người anh kết nghĩa của mình.
Sau ba hồi trống Quan Công đã chém được đầu của Sái Dương, một tướng của Tào Tháo cuộc hội ngộ, hòa giải của Quan Công và Trương Phi diễn ra vô cùng xúc động. Nếu như trong cả tiểu thuyết cũng như trong phần đầu đoạn trích, Trương Phi hiện lên với tính cách nóng nảy, bộc trực thiếu kiên nhẫn, thì riêng trong phần hòa giải nhân vật này lại rất cẩn trọng, khác hẳn với tính cách thường ngày của nhân vật. Sau khi Quan Vân Trường chém được đầu Sái Dương, nhưng Trương Phi vẫn chưa tin hẳn, chỉ đến khi Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của Tào Tháo hỏi chuyện đầu đuôi chuyện ở Hứa Đô, thì bấy giờ nhân vật Trương Phi mới tin anh mình trung thành tuyệt đối. Lại đến sau khi nghe tiếp hai chị dâu kể lại việc Quan Công đã trải qua thì lúc này Trương Phi mới thực sự hiểu được những khó khăn vất vả, đau khổ mà Quan Vân Trường đã phải chịu đựng. Thế nên nhân vật này đã rỏ nước mắt khóc thương và thụp lạy anh mình, giọt nước mắt ấy vừa sự đau lòng cho những vất vả, khó nhọc mà Quan Công đã phải chịu, bên cạnh đó đó còn là giọt nước mắt hối hận về những hành động hồ đồ ban đầu của bản thân. Còn cái quỳ lạy thứ nhất là thể hiện sự cảm phục nghị lực, sự ẩn nhẫn và nhân cách của Vân Trường, thứ hai là để tạ lỗi với anh của mình.
Như vậy qua đoạn trích Hồi trống cổ thành, nhân vật Trương Phi đã xuất hiện với những nét tính cách nổi bật, nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, bộc trực, thẳng thắn, tuy nhiên đến lúc cần suy xét thì nhân vật này lại bộc lộ bản tính cẩn thận khác xa tính cách vốn có của mình. Điều đó thể hiện sự trân trọng, niềm hy vọng mãnh liệt vào tấm lòng của người anh kết nghĩa là Quan Công mà tổng thể những ý nghĩa này lại nằm gói trọn trong ba hồi trống ở cổ thành.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bên cạnh kho tàng văn học dân gian rất đồ sộ với tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng, nhân dân Trung Quốc còn rất tự hào với hai đỉnh cao chói lọi là thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh. Văn học Minh – Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùngcủa văn học cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kì nền văn học Trung Quốc khá đa dạng, phong phú và đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi đầy vẻ vang của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một loại truyện dài, được kể thành chương hồi và theo trật tự trước sau của sự việc. Khái niệm tiểu thuyết trong văn học Minh – Thanh khác với tiểu thuyết hiện đạisử dụng ngày nay. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh – Thanh đã rất quen thuộc với chúng ta ngày nay như Tây du kí, Nho lâm ngoại sử, Thuỷ hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng… Trong đó, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kì dài và đầy biến động của lịch sử Trung Quốc, đó là thời Tam quốc. La Quán Trung viết tác phẩm này dựa trên ba nguồn tư liệu chính là sử liệu (cuốn sử biên niên Tam quốc chí của Trần Thọ đời Tấn và cuốn Tam quốc chí của Bùi Tùng Chi người Nam Bắc triều) ; dã sử, truyền thuyết trong dân gian ; tạp kịch, thoại bản đời Nguyên (cuốn Tam quốc chí bình thoại). Vì thế tác phẩm vừa là một thiên sử kí, vừa là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật.
Qua việc kể lại những câu chuyện về cuộc chiến tranh cát cứ giữa ba tập đoàn phong kiến Nguỵ, Thục, Ngô, bằng nhãn quan chính trị của mình, La Quán Trung đã bày tỏ khát vọng về một xã hội công bằng, ổn định với vua hiền tướng giỏi, nhân dân ấm no. Mặc dù, lấy đề tài từ những câu chuyệnlịch sử đã lùi sâu vào quá khứ nhưng tác giả đã khắc hoạ một thế giới nhân vật sinh động trong những mối quan hệ rất chặt chẽ, với đủ những nét tính cách khác nhau. Không một nhân vật nào trùng lặp nhân vật nào trong thế giới hàng nghìn nhân vật ấy.
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào bộc lộ một trong những nét tính cách tiêu biểu của hai nhân vật xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm là Quan Vân Trường và Trương Phi. Đoạn trích rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phẩm nhưng cũng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh – Thanh. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Đây là một đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết cổ điển, mỗi chương hồi thường là một câu chuyện có giới thiệu, mở mối, mở nút và thắt nút như kết cấu một vở kịch. Sau khi giới thiệu nhân vật và sự việc thì mở ra mâu thuẫn, rồi mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm rồi được giải quyết bằng một hành động nào đó.
Trong đoạn Hồi trống Cổ Thành, mở đầu tác giả giới thiệu việc Quan Công đang trên đường tìm về Nhữ Nam gặp Lưu Bị, ngang qua Cổ Thành biết được Trương Phi ở đó bèn đưa hai chị dâu vào. Đồngthời tác giả cũng giới thiệu cảnh ngộ của Trương Phi. Mâu thuẫn bắt đầu khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến, vác xàmâu, lao ngựa ra đánh Quan Công, và được đẩy lên cao hơn khi quân mã Sái Dương xuất hiện. Là câu chuyện đậm màu chiến trận nên mọi mâu thuẫn giữa các nhân vật đều được giải quyết bằng hành động. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi xuất phát từ sự hiểu lầm của Trương Phi nhưng cũng được giải quyết bằng hành động. Hành động chém đầu tướng giặc. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, còn mọi lời giải thích đều không có ý nghĩa gì.
Về mặt nội dung, đoạn trích là một câu chuyện hoàn chỉnh, đặc điểm này giúp cho việc nắm bắt nội dung dễ dàng hơn. Mỗi hồi của tiểu thuyết chương hồi thường giải quyết hoàn chỉnh một mâu thuẫn hoặc hoàn thành diễn biến một sự kiện, đồng thời lại mở ra một câu chuyện mới tạo nên phần nối kết với hồi sau. Vì thế kết thúc mỗi hồi bao giờ cũng có câu : "muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ". Mỗi hồi đều được kết thúc khi mâu thuẫn đang ở cao trào là một kiểu tạo sức hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết cổ điển.
Vốn là những truyện kể dân gian được sưu tầm và ghi chép lại nên phương thức trần thuật của Tam quốc diễn nghĩa mang đặc điểm truyện kể rất rõ. Truyện được kể theo trật tự thời gian trước sau của sự việc. Nếu sự việc xảy ra đồng thờihoặc muốn chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác thì dùng từ chuyển "lại nói". Truyện kể ít quan tâm đến diễn biến tâm lí và suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động và cử chỉ. Tác giả ít xen vào lời giới thiệu hoặc bình luận. Nếu bình luận một trận đánh hoặc một sự việc, hành động nào đó của nhân vật thì tác giả trích một bài thơ, một bài vịnh nào đó của người đời sau. Và tên mỗi chương bao giờ cũng là câu văn đối ngẫu tóm tắt sự việc chính xảy ra trong hồi đó. Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : "Chém Sái Dương anh em hoà giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên".
Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được
Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người. Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyếtphục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".
Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công".
Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội. Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng. Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và "rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường" khi nỗi nghi ngờ được giải toả.
Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.
Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo. Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hoá tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông.
Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh. Chỉ với một đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích nhân vật Trương Phi trong "Hồi trống Cổ Thành" số 1
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong những bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất thời trung đại. Tác phẩm có hàng trăm nhân vật, những mỗi nhân vật luôn được tái hiện với tính cách ngoại hình riêng. Và trong số những nhân vật đó, ta không thể không nhớ đến Trương Phi, bộc trực, thẳng thắn, trượng nghĩa. Vẻ đẹp của nhân vật được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích Hồi trống cổ thành.
Tác phẩm ra đời vào đầu thời Minh, kể về một nước chia ba (cát cứ phân tranh) trong gần trăm năm của Trung Quốc thời cổ thời kì thế kỉ II – thế kỉ III. Và nổi lên ba thế lực chính: thế lực của Tào Tháo, thế lực của Vương Quyền, thế lực của Lưu Bị. Tác phẩm phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa mà đường nét nổi bật là cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên, nhân dân đói khổ, điêu linh. Thể hiện mong muốn của nhân dân: hòa bình, ổn định, thống nhất.
Đoạn trích kể về việc Quan Công cùng chị dâu đi tìm anh là Lưu Bị. Trên đường đi gặp lại Trương Phi, Trương Phi cho rằng Quan Công là người phản bội bỏ anh, hàng Tào Tháo, điều đó làm Trương Phi vô cùng giận dữ. Quan Công phải trải qua thử thách để minh chứng sự trong sạch của mình.
Trương Phi vốn mang trong mình tính cách bộc trực, thẳng thắn, không bao giờ có nữa lời nói dối, không mập mờ, úp mở. Quan điểm, lập trường này của Trương Phi được thể hiện rất rõ ràng, rạch ròi qua câu nói với hai chị dâu cũng chính là để nói với Quang Công: “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ”. Theo quan niệm phong kiến, người trung thần là người chỉ thờ một chủ, sống chết chỉ có một chủ đó mà thôi, còn ai thờ hai chủ, ấy là kẻ phản bội. Từ lập luận đó, Trương Phi suy xét, phán đoán về sự xuất hiện của Quang Công. Quan Công đột nhiên trở về sau khi đã bội nghĩa vườn đào, bỏ lại anh mà đầu hàng Tào Tháo, vốn là kẻ thù lớn của Lưu Bị. Không chỉ vậy Quan Công khi ở dưới trướng Tào Tháo còn được phong hầu tứ tước, Quan Công đã quy phục Tào Tháo. Bởi vậy sự trở về của Quan Công là để đánh lừa Trương Phi, hòng chiếm Cổ Thành. Thêm vào đó hành động Trương Phi dẫn theo quân mã càng làm cho Trương Phi tin tưởng vào nhận định của mình hơn. Trước những chứng cớ, suy luận quá rõ ràng, Trương Phi đã ba lần buộc tội Quan Công. Buộc tội Quan Công vong ân, bội nghĩa: “Mày đã bội nghĩa, còn mặt mũi nào đến gặp tao nữa”. Không dừng lại ở đó Trương Phi buộc tội Quan Công là kẻ bất trung: “Mày đã bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu tứ tước nay lại đến lừa tao, tao quyết hầu sống chết với mày”. Và cuối cùng buộc tội Quan Công là kẻ bất nhân: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây là để bắt ta đó”. Những lời buộc tội này đều xuất phát từ tính cách của Trương Phi, đây là sự bộc trực, thẳng thắn, chỉ tin những gì mình thấy, đây là tính cách cần có của một trung thần.
Từ những suy luận, những gì mình chứng kiến Trương Phi đã có phản ứng hết sức quyết liệt với Quan Công. Khi Tôn Càn báo tin Quan Công mời Trương Phi ra đón, Trương Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, lập tức đi tắt ra cửa bắc”, Trương Phi sẵn sàng giao chiến. Khi vừa nhìn thấy Quan Công “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu, chạy lại đâm Quan Công”. Quan Công cất lời hỏi lí do “Trương Phi hất hàm quát, xưng hô mày tao”, buộc tội Quan Công phản bội. Dù được hai chị dâu cùng Tồn Càn thanh minh cho Quan Công nhưng Trương Phi gạt đi tất cả vẫn luôn giữ vững những lập luận và suy xét của mình. Nhất là khi toán quân mang cờ Tào kéo đến, Trương Phi càng giận dữ hơn và quát: “bây giờ còn chối nữa thôi”. Quân mã mang cờ Tào kéo đến là minh chứng xác thực nhất cho sự phản bội của Quan Công và ngay lập tức Trương Phi lấy bát xà mâu, xông đến đâm Trương Phi.
Trước yêu cầu của Quan Công chứng thực lòng trung thành của mình bằng cách chém đầu tướng Tào, Trương Phi nhận lời, nhưng đưa ra điều kiện thử thách Trương Phi, là phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống. Đây quả là thử thách rất lớn đối với Quan Công, nó vừa dùng để minh chứng cho sự trong sạch, vừa cho thấy tài năng của Quan Công. Vậy tại sao chỉ là ba hồi trống mà không phải năm hồi trống. Nếu năm hồi trống sẽ là quá dài, không phù hợp với tính cách nóng nảy, vội vã của Trương Phi, đồng thời năm hồi trống sẽ hạ thấp tài nghệ của Quan Công. Bởi vậy, ba hồi là hợp lí nhất. Đồng thời, khi đưa ra điều kiện là ba hồi trống Trương Phi cũng ngầm thể hiện, gửi gắm niềm hi vọng với Quan Công, bằng Quan Công vẫn như xưa, không phản bội anh và chính mình.
Và Quan Công đã không để Trương Phi phải thất vọng. Trong ba hồi trống đã hạ gục tướng của Tào Tháo, lòng trung của Quan Công đã được chứng thực. Đó cũng là giờ phút bắt đầu quá trình hòa giải. Nếu lúc đầu Trương Phi giận dữ, nóng nảy bao nhiêu thì đến đây lại thận trọng bấy nhiêu, khác hẳn tính cách thông thường của Trương Phi. Trương Phi làm như vậy là bởi rất sợ tình nghĩa anh em bị nên cần phải có thời gian để chứng thực lòng trung của Quan Công. Thực ra, trước khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi cũng chứng kiến Quan Công nói chuyện với Sái Dương “giết cháu tao” đã cho thấy Sái Dương không cùng phía với Tào Tháo nhưng vẫn chưa tin hẳn. Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của quân Tào để hỏi chuyện đầu đuôi, khi ấy Phi mới tin anh là thực. Tiếp đó là cuộc trò chuyện của hai chị dâu kể về quá trình vất vả, khó khăn biết bao nguy hiểm mà Quan Công đã phải trải qua, và Trương Phi đã hiểu ra mọi chuyện. Giọt nước mắt của Trương Phi đã cho thấy rõ tấm lòng, tình cảm của Trương Phi với Quan Công.
Nhân vật được xây dựng chủ yếu qua lời đối thoại và hành động. Qua đó bộc lộ rõ suy nghĩ, tính cách nhân vật – Trương Phi một người bộc trực, nóng nảy nhưng cũng hết sức tình nghĩa. Cốt truyện như một màn kịch giàu kịch tính, gây sức hấp dẫn với người đọc. Chi tiết truyện đặc sắc, đặc biệt là chi tiết hồi trống có ý nghĩa thách thức và minh oan.
Bằng cốt truyện hấp dẫn, với những chi tiết đặc sắc đoạn trích đã cho thấy tính cách bộc trực, thẳng thắn của Trương Phi - vẻ đẹp tiêu biểu của nhân vật. Đồng thời qua đoạn trích còn ca ngợi tình nghĩa cao đẹp, sâu nặng – một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích nhân vật Trương Phi trong "Hồi trống Cổ Thành" số 2
Văn học Minh - Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùng của văn học cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kì nền văn học Trung Quốc khá đa dạng, phong phú và đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi đầy vẻ vang của tiểu thuyết. Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một loại truyện dài, được kể thành chương hồi và theo trật tự trước sau của sự việc. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu đã rất quen thuộc với chúng ta ngày nay như Tây du kí, Thuỷ hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng… Trong đó, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kì dài và đầy biến động của lịch sử Trung Quốc, đó là thời Tam quốc. La Quán Trung viết tác phẩm này dựa trên ba nguồn tư liệu chính là sử liệu (cuốn sử biên niên Tam quốc chí của Trần Thọ đời Tấn và cuốn Tam quốc chí của Bùi Tùng Chi người Nam Bắc triều) ; dã sử, truyền thuyết trong dân gian ; tập kịch, thoại bản đời Nguyên (cuốn Tam quốc chí bình thoại). Vì thế tác phẩm vừa là một thiên sử kí, vừa là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật.
Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : "Chém Sái Dương anh em hòa giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên". Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được. Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người.
Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyết phục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".
Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mị phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công". Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo logic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội.
Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng. Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và "rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường" khi nỗi nghi ngờ được giải toả. Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.
Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo.
Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hóa tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông. Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh.
Chỉ với một đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích nhân vật Trương Phi trong "Hồi trống Cổ Thành" số 3
Tam Quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh chân thực thời kì lịch sử đầy biến động của lịch sử Trung Quốc với tam quốc phân tranh quyết liệt. Đoạn trích “Hồi trống cổ thành” là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất thể hiện cuộc đối đầu đầy căng thẳng của Trương Phi và Quan Công, những người huynh đệ từng kết nghĩa vườn đào, để khi hồi trống cổ thành vang lên mọi hiềm khích được hóa giải, người đọc lại một lần nữa cảm động về tình huynh đệ gắn bó, tấm lòng trước sau như một dù trải qua những thử thách khốc liệt nhất. Đoạn trích thành công xây dựng những nét tính cách đặc trưng của từng nhân vật, đặc biệt người võ tướng Trương Phi được khắc họa với tính cách nóng nảy, bộc trực cùng tấm lòng trung thành không gì có thể thay đổi.
Trương Phi là người võ tướng tài giỏi dưới trướng của Lưu Bị, khắc họa chân dung nhân vật này, tác giả La Quán Trung đã viết: “…tiếng vang như sấm, nhanh như ngựa, râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi”. Nổi tiếng với tính cách bộc trực, thà chết chứ không chịu khuất phục, luồn cúi dưới trướng của kẻ thù, có thể nói Trương Phi là nhân vật đại diện cho chữ “trung”. Tuy nhiên, người võ tướng này tính tình lại nóng nảy, bộc trực, ghét sự phản bội, đây cũng là lí do của việc nghi ngờ Quan Vân Trường thất tín và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đối đầu căng thẳng ở cổ thành.
Nói về tính cách nóng nảy, bộc trực của Trương Phi, dân gian cũng đã có câu “Nóng như Trương Phi, đa nghi như tào tháo”, thế mới thấy hình ảnh của một Trương Phi dung mạnh nhưng nóng nảy đã in đậm trong tiềm thức của mọi người. Là người trung thành, đề cao chữ Trung nên TRương Phi không thể chấp nhận được hành động phản bội, Trương Phi điển hình cho người anh hùng thời loạn đề cao trung nghĩa với lí tưởng “Trung thần thà chết chứ không chịu nhục”. Sự bộc trực, trung thành tuyệt đối của Trương Phi với Lưu Bị thể hiện ngay trong hành động đối đầu với Quan Công. Trong nhận thức của Trương Phi thì Quan Công đã phản bội lại tình nghĩa huynh đệ để đi theo Tào Tháo. Do đó khi thấy Quan Công đến Cổ Thành thì Trương Phi đã quyết tâm chiến đấu đến cùng “Phen này tao quyết liều sống chết với mày”. Vì sự trung nghĩa, TRương Phi đã tạm gác tình cảm cá nhân mà đối đầu với Quan Công như với kẻ thù vì lợi mà phản bội anh em.
Tính cách trung thực, nóng nảy nên khi nghe báo tin Quan Công và hai chị dâu đã đến cổ thành, TRương Phi đã ngay lập tức mặc áo giáp, lên ngựa dẫn quân đi qua cửa Bắc để bắt Quan Công. Hành động quyết liệt, dữ dội cùng với thái độ giận dữ “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Tuy nhiên, ở Trương Phi cũng tồn tại hạn chế của người võ tướng, vì nóng nảy mà Trương Phi mất đi khả năng đánh giá tình hình, cố chấp không chịu tin tưởng vào những lời giải thích của Quan Công.
Cuối cùng, khi Sái Dương kéo quân đến chân thành thì TRương Phi đã đưa ra một quyết định, đó là trong ba hồi trống, Quan Công phải chém được đầu của Sái Dương để chứng minh sự trong sạch. Trong ba hồi trống ấy, Quan Công đã chém được đầu của Sái Dương, tuy nhiên lúc này thì Trương Phi vẫn chưa dám tin tưởng hoàn toàn, chỉ đến khi hai chị dâu cùng một tên lính trung thành thuật lại mọi việc thì Trương Phi mới nhận ra mình hiểu lầm Quan Công.
Sự ân hận đã làm cho Trương Phi quỳ xuống mà khóc, cầu xin Quan Công tha thứ. Như vậy ta có thể thấy Trương Phi là người nóng nảy, thô lỗ không biết nhận thức tình hình nhưng lại là con người sống ngay thẳng, tình cảm, Trương Phi có thể sẵn sàng cầm giáo xông vào Quan Công khi hiểu lầm người anh em nhưng cũng có thể quỳ sụp xuống xin lỗi vì biết mình đã hiểu nhầm anh.
“Chém Sái Dương anh em hòa giải
Hồi cổ thành tôi chúa đoàn viên”
Qua đoạn trích “Hồi trống cổ thành” ta có thể thấy được một Trương Phi nóng nảy, bộc trực hết lòng trung thành với Lưu Bị mà còn là người sống tình nghĩa, ghét sự bội nghĩa.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích nhân vật Trương Phi trong "Hồi trống Cổ Thành" số 4
La Quán Trung (1330-1400), quê ở vùng Thái Nguyên, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông là người có tính tình cô độc, sống lẻ loi, thích ngao du đây đó nên có am hiểu sâu sắc về tình hình chính trị đương thời. Tam Quốc diễn nghĩa ra đời vào khoảng đầu thời Minh (1368-1644), nội dung kể về chuyện một nước chia ba trong gần một trăm năm của Trung Quốc thời cổ (thế kỷ II, III), vào cuối đời Đông Hán (năm 184), quân thần ngu muội, nhân dân đồ thán, hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra khiến chính quyền trở nên bất lực. Từ đó nổi lên các thế lực nổi lên với danh nghĩa dẹp khởi nghĩa, ủng hộ triều đình trong đó có ba thế lực mạnh nhất là Tào Tháo (Ngụy), Lưu Bị (Thục) và Tôn Quyền (Ngô) tạo thành thế chân vạc. Cuối cùng kết thúc vào năm 280 khi nhà Tần lên ngôi. Đoạn trích Hồi trống Cổ thành thuộc hồi 28 của bộ tiểu thuyết này, kể về hiểu lầm giữa hai người Quan Công và Trương Phi, sau đó là sự đoàn tụ và hóa giải hiểu nhầm làm sâu sắc thêm tình huynh đệ kết nghĩa trong thời loạn. Mà ở đây nhân vật Trương Phi hiện lên nổi bật với vai trò người anh hùng chính trực, ngay thẳng, tuy nhiên khá nóng nảy trong việc giải quyết mâu thuẫn.
Trương Phi là nhân vật nổi bật với tính cách bộc trực ngay thẳng, không biết dối trá úp mở, điều đó thể hiện qua lập trường trung thần rõ ràng, rạch ròi trong câu nói với hai người chị dâu "trung thần thà chết cũng không chịu nhục, có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ". Từ đó dẫn đến sự suy xét, lập luận về sự xuất hiện của Quan Công theo quan điểm của Trương Phi, Quan Vân Trường xuất hiện ở đây sau khi đã hàng Tào Tháo, tức là đã bội nghĩa nhận phong hàng tứ tước của kẻ thù, hôm nay đến đây là để đánh lừa Trương Phi, mang theo quân mã để cướp cổ thành.
Như vậy Trương Phi đã có đến ba lần buộc tội Quan Công, thứ nhất là "mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa", tức là tội bất nghĩa, thứ hai "mày bỏ anh hàng Tào Tháo được phong hầu tứ tước nay lại đến đây đánh lừa tao, phen này tao quyết liều sống chết với mày", tức là tội bất trung, và cuối cùng là "mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó tới đây là để bắt ta đó", tức là tội bất nhân. Cũng từ những lập luận trên mà dẫn đến sự phản ứng quyết liệt với Quan Công của nhân vật này, bao gồm 6 phản ứng. Khi Tôn Càn báo tin mời Trương Phi ra đón Quan Công thì nhân vật này "chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa dẫn theo một nghìn quân đi tắt ra cửa Bắc", khi vừa nhìn thấy Quan Công thì "mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công". Khi Quan Công hỏi nguyên cớ, thì nhân vật này nổi giận quát, đổi xưng hô mày - tao và buộc tội Quan Công ba tội bất nghĩa, bất trung và bất nhân. Khi Quan Công, hai chị dâu và Tôn Càn thanh minh thì Trương Phi gạt bỏ tất cả, khăng khăng tin tưởng vào lập luận và suy xét của mình. Khi toán quân mã mang cờ Tào kéo đến nhìn thấy bụi bay mù trời từ đằng xa thì Trương Phi lập tức nổi giận "mua bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công lần nữa".
Khi Quan Công yêu cầu được chứng thực lòng trung của mình, thì Trương Phi chấp nhận nhưng đưa ra yêu cầu phải chém đầu tướng Tào trong ba hồi trống thì mới tin. Điều kiện thời gian là ba hồi trống bởi, nếu là năm hồi thì quá dài, không phù hợp với tính cách nóng nảy, bộc trực của Trương Phi, nhân vật này không thể đủ kiên nhẫn chờ đợi hết năm hồi trống, thêm vào đó mốc thời gian này nếu đưa ra còn làm hạ thấp đi tài nghệ của Quan Công. Còn nếu như chỉ là một hồi trống thì đây lại là một thử thách quá nghiệt ngã, thực chất trong lòng Trương Phi vẫn rất hy vọng rằng anh mình không phải là kẻ bất trung bất nghĩa, ba hồi trống ấy chính là quảng thời gian vừa đủ để Quan Công chứng thực được tấm lòng của mình. Như vậy việc đưa ra ba hồi trống không chỉ là thử thách mà còn gửi gắm cả niềm tin niềm hy vọng của Trương Phi với người anh kết nghĩa của mình.
Sau ba hồi trống Quan Công đã chém được đầu của Sái Dương, một tướng của Tào Tháo cuộc hội ngộ, hòa giải của Quan Công và Trương Phi diễn ra vô cùng xúc động. Nếu như trong cả tiểu thuyết cũng như trong phần đầu đoạn trích, Trương Phi hiện lên với tính cách nóng nảy, bộc trực thiếu kiên nhẫn, thì riêng trong phần hòa giải nhân vật này lại rất cẩn trọng, khác hẳn với tính cách thường ngày của nhân vật. Sau khi Quan Vân Trường chém được đầu Sái Dương, nhưng Trương Phi vẫn chưa tin hẳn, chỉ đến khi Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu của Tào Tháo hỏi chuyện đầu đuôi chuyện ở Hứa Đô, thì bấy giờ nhân vật Trương Phi mới tin anh mình trung thành tuyệt đối. Lại đến sau khi nghe tiếp hai chị dâu kể lại việc Quan Công đã trải qua thì lúc này Trương Phi mới thực sự hiểu được những khó khăn vất vả, đau khổ mà Quan Vân Trường đã phải chịu đựng. Thế nên nhân vật này đã rỏ nước mắt khóc thương và thụp lạy anh mình, giọt nước mắt ấy vừa sự đau lòng cho những vất vả, khó nhọc mà Quan Công đã phải chịu, bên cạnh đó đó còn là giọt nước mắt hối hận về những hành động hồ đồ ban đầu của bản thân. Còn cái quỳ lạy thứ nhất là thể hiện sự cảm phục nghị lực, sự ẩn nhẫn và nhân cách của Vân Trường, thứ hai là để tạ lỗi với anh của mình.
Như vậy qua đoạn trích Hồi trống cổ thành, nhân vật Trương Phi đã xuất hiện với những nét tính cách nổi bật, nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, bộc trực, thẳng thắn, tuy nhiên đến lúc cần suy xét thì nhân vật này lại bộc lộ bản tính cẩn thận khác xa tính cách vốn có của mình. Điều đó thể hiện sự trân trọng, niềm hy vọng mãnh liệt vào tấm lòng của người anh kết nghĩa là Quan Công mà tổng thể những ý nghĩa này lại nằm gói trọn trong ba hồi trống ở cổ thành.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Bài văn phân tích nhân vật Trương Phi trong "Hồi trống Cổ Thành" số 5
Bên cạnh kho tàng văn học dân gian rất đồ sộ với tác phẩm Kinh Thi nổi tiếng, nhân dân Trung Quốc còn rất tự hào với hai đỉnh cao chói lọi là thơ Đường và tiểu thuyết Minh – Thanh. Văn học Minh – Thanh là giai đoạn phát triển cuối cùngcủa văn học cổ điển Trung Quốc. Đây là thời kì nền văn học Trung Quốc khá đa dạng, phong phú và đạt nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Trong đó có sự lên ngôi đầy vẻ vang của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là một loại truyện dài, được kể thành chương hồi và theo trật tự trước sau của sự việc. Khái niệm tiểu thuyết trong văn học Minh – Thanh khác với tiểu thuyết hiện đạisử dụng ngày nay. Có thể kể đến những đỉnh cao tiêu biểu của tiểu thuyết Minh – Thanh đã rất quen thuộc với chúng ta ngày nay như Tây du kí, Nho lâm ngoại sử, Thuỷ hử truyện, Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng… Trong đó, Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm phản ánh một thời kì dài và đầy biến động của lịch sử Trung Quốc, đó là thời Tam quốc. La Quán Trung viết tác phẩm này dựa trên ba nguồn tư liệu chính là sử liệu (cuốn sử biên niên Tam quốc chí của Trần Thọ đời Tấn và cuốn Tam quốc chí của Bùi Tùng Chi người Nam Bắc triều) ; dã sử, truyền thuyết trong dân gian ; tạp kịch, thoại bản đời Nguyên (cuốn Tam quốc chí bình thoại). Vì thế tác phẩm vừa là một thiên sử kí, vừa là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật.
Qua việc kể lại những câu chuyện về cuộc chiến tranh cát cứ giữa ba tập đoàn phong kiến Nguỵ, Thục, Ngô, bằng nhãn quan chính trị của mình, La Quán Trung đã bày tỏ khát vọng về một xã hội công bằng, ổn định với vua hiền tướng giỏi, nhân dân ấm no. Mặc dù, lấy đề tài từ những câu chuyệnlịch sử đã lùi sâu vào quá khứ nhưng tác giả đã khắc hoạ một thế giới nhân vật sinh động trong những mối quan hệ rất chặt chẽ, với đủ những nét tính cách khác nhau. Không một nhân vật nào trùng lặp nhân vật nào trong thế giới hàng nghìn nhân vật ấy.
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành đã phần nào bộc lộ một trong những nét tính cách tiêu biểu của hai nhân vật xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm là Quan Vân Trường và Trương Phi. Đoạn trích rất ngắn so với sự đồ sộ của tác phẩm nhưng cũng đã thể hiện được một đặc trưng bút pháp nghệ thuật của La Quán Trung cũng như đặc điểm chung của tiểu thuyết cổ điển Minh – Thanh. Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành có kết cấu hoàn chỉnh và đầy kịch tính. Đây là một đặc điểm trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết cổ điển, mỗi chương hồi thường là một câu chuyện có giới thiệu, mở mối, mở nút và thắt nút như kết cấu một vở kịch. Sau khi giới thiệu nhân vật và sự việc thì mở ra mâu thuẫn, rồi mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm rồi được giải quyết bằng một hành động nào đó.
Trong đoạn Hồi trống Cổ Thành, mở đầu tác giả giới thiệu việc Quan Công đang trên đường tìm về Nhữ Nam gặp Lưu Bị, ngang qua Cổ Thành biết được Trương Phi ở đó bèn đưa hai chị dâu vào. Đồngthời tác giả cũng giới thiệu cảnh ngộ của Trương Phi. Mâu thuẫn bắt đầu khi Trương Phi nghe tin Quan Công đến, vác xàmâu, lao ngựa ra đánh Quan Công, và được đẩy lên cao hơn khi quân mã Sái Dương xuất hiện. Là câu chuyện đậm màu chiến trận nên mọi mâu thuẫn giữa các nhân vật đều được giải quyết bằng hành động. Mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi xuất phát từ sự hiểu lầm của Trương Phi nhưng cũng được giải quyết bằng hành động. Hành động chém đầu tướng giặc. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đầu Sái Dương rơi xuống đất, còn mọi lời giải thích đều không có ý nghĩa gì.
Về mặt nội dung, đoạn trích là một câu chuyện hoàn chỉnh, đặc điểm này giúp cho việc nắm bắt nội dung dễ dàng hơn. Mỗi hồi của tiểu thuyết chương hồi thường giải quyết hoàn chỉnh một mâu thuẫn hoặc hoàn thành diễn biến một sự kiện, đồng thời lại mở ra một câu chuyện mới tạo nên phần nối kết với hồi sau. Vì thế kết thúc mỗi hồi bao giờ cũng có câu : "muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ". Mỗi hồi đều được kết thúc khi mâu thuẫn đang ở cao trào là một kiểu tạo sức hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết cổ điển.
Vốn là những truyện kể dân gian được sưu tầm và ghi chép lại nên phương thức trần thuật của Tam quốc diễn nghĩa mang đặc điểm truyện kể rất rõ. Truyện được kể theo trật tự thời gian trước sau của sự việc. Nếu sự việc xảy ra đồng thờihoặc muốn chuyển từ nhân vật này sang nhân vật khác thì dùng từ chuyển "lại nói". Truyện kể ít quan tâm đến diễn biến tâm lí và suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động và cử chỉ. Tác giả ít xen vào lời giới thiệu hoặc bình luận. Nếu bình luận một trận đánh hoặc một sự việc, hành động nào đó của nhân vật thì tác giả trích một bài thơ, một bài vịnh nào đó của người đời sau. Và tên mỗi chương bao giờ cũng là câu văn đối ngẫu tóm tắt sự việc chính xảy ra trong hồi đó. Nội dung của câu chuyện Hồi trống Cổ Thành được tóm tắt trong câu : "Chém Sái Dương anh em hoà giải ; Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên".
Đoạn trích này đã thể hiện khá rõ những đặc sắc nghệ thuật trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa. Những nét tính cách không thường nổi bật trong tác phẩm của hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được thể hiện trong đoạn trích. Quan Công vốn rất tự phụ, ít khi nhún nhường ai, nhưng trong trường hợp đặc biệt này, trước cơn giận của Trương Phi, lại rất nhũn nhặn, mềm mỏng. Ở đây hiện lên một Quan Công oai hùng trong tư thế chém đầu tướng giặc nhưng cũng lại là một người anh chín chắn, đúng mực. Còn Trương Phi tính tình vốn xốc nổi, đơn giản nhưng mối nghi ngờ đã làm cho vị anh hùng này thận trọng hơn. Đó là những nét tính cách khác tạo nên sự đa chiều trong nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của tác giả. Dù thế nào thì mỗi nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa vẫn có một tính cách đặc trưng rất cá tính, không thể trộn lẫn vào đâu được
Đoạn trích này ca ngợi tài năng phi thường của Quan Công, lòng dạ thẳng ngay của Trương Phi và trên hết là lòng trung nghĩa sắt son của cả hai người. Trương Phi nổi tiếng là người ngay thẳng, nóng nảy và trung thực. Nên mọi lí lẽ với Trương Phi đều không có sức thuyếtphục. Người như Trương Phi không bao giờ chấp nhận và cũng khó có thể hiểu được những uẩn khúc trong việc Quan Công về ở với Tào Tháo. Vì thế khi nghe tin Quan Công đến Cổ Thành, Trương Phi đã phản ứng rất quyết liệt : "Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa…". Nhìn thấy Quan Công thì không thèm nói một lời, "Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".
Không có lời bình luận, không miêu tả tâm lí nhân vật nhưng tính nóng nảy và sự tức giận của Trương Phi được thể hiện rất rõ qua hành động, nét mặt, lời nói. Phản ứng của Trương Phi thể hiện tính trung thực, yêu ghét rõ ràng. Lời thanh minh của Quan Công, lời giải thích của Cam phu nhân, Mi phu nhân đều chỉ như dầu đổ vào lửa. Trương Phi không thích nghe lí lẽ, chỉ tin vào những điều mắt trông thấy. Cơn giận đang ngùn ngụt lại trông thấy quân mã kéo tới. Cơn giận của Trương Phi được đẩy lên đỉnh điểm "múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công".
Nhân vật của tiểu thuyết cổ điển tuy có tính cách rất rõ nét nhưng vẫn mang tính ước lệ của văn học trung đại. Vì vậy, hành động của nhân vật bao giờ cũng minh hoạ cho tính cách và tư tưởng giai cấp chứ không nhất thiết tuân theo lôgic tâm lí. Tình nghĩa anh em thuở hàn vi sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu ai đó bị nghi ngờ là phản bội. Chỉ có lí tưởng trung nghĩa là nguyên tắc ứng xử duy nhất. Và mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết trên cơ sở lợi ích cộng đồng. Anh em Quan, Trương đoàn tụ khi đầu Sái Dương rơi xuống đất. Trương Phi thẳng tay đánh trống giục giã Quan Vũ và "rỏ nước mắt thụp lạy Vân Trường" khi nỗi nghi ngờ được giải toả.
Việc Trương Phi buộc Quan Công phải chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống thể hiện một thái độ dứt khoát và cương quyết, đây cũng là chi tiết đậm màu sắc Tam quốc nhất. Trương Phi biết rõ tài năng của Quan Công, Quan Công từng chém rơi đầu Hoa Hùng, một viên tướng giỏi và trở về doanh trại mà chén rượu vẫn còn nóng. Việc Quan Công chém được Sái Dương không phải là việc khó nhưng lại rất có ý nghĩa bởi đó là cách duy nhất để Quan Công minh oan. Sự minh oan cũng không mấy khó khăn nhưng nó thể hiện thái độ dứt khoát và trắng đen rõ ràng của Trương Phi. Tác giả đã tạo nên một tình huống rất đặc sắc để vừa ngợi ca tình cảm anh em gắn bó nghĩa tình của Lưu, Quan, Trương vừa bộc lộ rõ tính cách thẳng ngay của Trương Phi và đức độ của Quan Công.
Trương Phi và Quan Công là những tướng tài của nhà Thục, tiêu biểu cho nhà Thục. Lưu Bị và nhà Thục là nơi tác giả gửi gắm ước mơ của quần chúng nhân dân về một ông vua hiền, một triều đình chính nghĩa và nhân đạo. Với lối kể chuyện dân gian, đơn giản hoá tình tiết trong sự đa dạng của sự kiện, Tam quốc diễn nghĩa đã đạt đến chuẩn mực của nghệ thuật kể chuyện. Tam quốc diễn nghĩa là tiểu thuyết cổ điển tiêu biểu ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Thành công của tác phẩm không chỉ bởi giá trị lớn của tác phẩm về quân sự, lịch sử và về đạo đức mà còn bởi thế giới nhân vật được xây dựng rất thành công. Những nhân vật tiêu biểu của Tam quốc diễn nghĩa đã trở nên rất quen thuộc đối với văn hoá và người đọc phương Đông.
Không đi sâu khai thác tính cách bằng diễn biến tâm lí nhân vật như tiểu thuyết hiện đại mà xây dựng tính cách nhân vật bằng những hành động, cử chỉ có ý nghĩa khái quát, La Quán Trung vẫn xây dựng được một thế giới nhân vật đa dạng có khả năng bao quát và tái hiện sinh động một thời kì lịch sử dài gần một trăm năm với rất nhiều biến động. Qua đây tác giả đã gửi gắm những suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về xã hội Minh Thanh. Chỉ với một đoạn trích Hồi trống Cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã nổi lên vẻ đẹp sáng ngời về lòng nhân nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em, tôi chúa. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc đã để lại rất nhiều những câu chuyện giáo dục nghĩa tình, giáo dục lối sống, lối ứng xử theo tiêu chuẩn Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín của người quân tử phương Đông.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)