- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
TOP 6 Đề thi ngữ văn lớp 6 năm 2023 cuối kì 1, cuối học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN được soạn dưới dạng file word gồm 6 file trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn lớp 6 năm 2023 cuối kì 1 về ở dưới.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau:
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Mỗi cặp câu thơ trong bài thơ trên gồm có mấy tiếng? ( Nhận biết)
A. 6-8.
B. 7-8.
C. 6-6.
D. 8-8.
Câu 2. Đoạn thơ sau được gieo vần như thế nào? (Nhận biết)
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà”
A. Vần lưng
B. Tự do
C. Vần chân
D. Vần cách
Câu 3. Trong bài thơ trên, nhà đứa trẻ có treo ảnh của ai? (Nhận biết)
A. Tố Hữu
B. Bác Hồ.
C. Chính Hữu
D. Nguyễn Du.
Câu 4. Trong bài thơ, từ “Lá cờ” là từ ghép đúng hay sai? (Nhận biết)
A. Đúng
B. Sai.
Câu 5. Câu thơ: “ Nhà em treo ảnh Bác hồ” ngắt nhịp như thế nào ? (Nhận biết)
A. Ăn ngon, ngủ say, đọc sách, cấy cày
B. Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời, lễ phép.
C. Nấu cơm, giặt đồ, quét nhà, rửa chén.
D. Ở nhà, trồng rau, quét bếp, đuổi gà, ra hầm ngồi.
Câu 7. Cảm xúc của nhân vật “em” thể hiện trong bài thơ là gì? (Thông hiểu)
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em."
gợi tình cảm của Bác dành cho nhân vật “em” như thế nào? (Thông hiểu)
A. Bác dù lo toan nhiều việc nhưng vẫn luôn yêu thương "em".
B. Bác dù bận việc nhưng không quên chăm sóc "em".
C. Bác dù bận hay không bận cũng suy nghĩ về "em".
D. Bác dù trong hoàn cảnh nào cũng chỉ bảo cho"em".
Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, em sẽ làm gì để trở thành cháu ngoan Bác Hồ?( Nêu cụ thể 2, 3 việc làm…) (Vận dụng)
Câu 10. Bài thơ đã gợi cho em những tình cảm gì với Bác? (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. (Vận dụng)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ lục bát. | 6 | 0 | 2 | 0 | 0 | 2 | 0 | | 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 30 | 5 | 10 | 15 | 0 | 20 10 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 35% | 25% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Chủ đề | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ lục bát | Nhận biết: - Nêu được ấn tượng chung về văn bản. - Nhận biết số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. - Nhận diện được các yếu tố tự sựu và miêu tả trong thơ. - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết, thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận ra từ đơn, từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Vận dụng - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. - Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp. | 6TN | 2TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1TL* | |||
Tổng | 6 TN 1TL* | 2TN 1TL* | 2 TL 1TL* | 1 TL* | |||
Tỉ lệ % | 40 | 20 | 30 | 10 | |||
Tỉ lệ chung | 60 | 40 |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Môn Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau:
ẢNH BÁC
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em...
1966
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà
Ngoài sân có mấy con gà
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi
Em nghe như Bác dạy lời
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em...
1966
(Nguồn: Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1966 )
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Mỗi cặp câu thơ trong bài thơ trên gồm có mấy tiếng? ( Nhận biết)
A. 6-8.
B. 7-8.
C. 6-6.
D. 8-8.
Câu 2. Đoạn thơ sau được gieo vần như thế nào? (Nhận biết)
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà”
A. Vần lưng
B. Tự do
C. Vần chân
D. Vần cách
Câu 3. Trong bài thơ trên, nhà đứa trẻ có treo ảnh của ai? (Nhận biết)
A. Tố Hữu
B. Bác Hồ.
C. Chính Hữu
D. Nguyễn Du.
Câu 4. Trong bài thơ, từ “Lá cờ” là từ ghép đúng hay sai? (Nhận biết)
A. Đúng
B. Sai.
Câu 5. Câu thơ: “ Nhà em treo ảnh Bác hồ” ngắt nhịp như thế nào ? (Nhận biết)
- 2/2/2.
- 4/2.
- 3/3.
- 2/4.
A. Ăn ngon, ngủ say, đọc sách, cấy cày
B. Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời, lễ phép.
C. Nấu cơm, giặt đồ, quét nhà, rửa chén.
D. Ở nhà, trồng rau, quét bếp, đuổi gà, ra hầm ngồi.
Câu 7. Cảm xúc của nhân vật “em” thể hiện trong bài thơ là gì? (Thông hiểu)
- Yêu quý, kính trọng Bác.
- Buồn bã khi treo ảnh Bác.
- Hạnh phúc khi ở bên Bác.
- Thản nhiên khi nhìn ảnh Bác.
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em."
gợi tình cảm của Bác dành cho nhân vật “em” như thế nào? (Thông hiểu)
A. Bác dù lo toan nhiều việc nhưng vẫn luôn yêu thương "em".
B. Bác dù bận việc nhưng không quên chăm sóc "em".
C. Bác dù bận hay không bận cũng suy nghĩ về "em".
D. Bác dù trong hoàn cảnh nào cũng chỉ bảo cho"em".
Câu 9. Sau khi đọc bài thơ, em sẽ làm gì để trở thành cháu ngoan Bác Hồ?( Nêu cụ thể 2, 3 việc làm…) (Vận dụng)
Câu 10. Bài thơ đã gợi cho em những tình cảm gì với Bác? (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. (Vận dụng)
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 6
Môn: Ngữ văn lớp 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | - HS nêu được việc làm cụ thể như: Cố gắng học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức và phẩm chất của 1 HS. Vâng lời, giúp đỡ bạn bè, thầy cô, người thân….. | 1,0 | |
10 | Gợi ý: Công lao to lớn của Bác đối với dân tộc VN. Lòng biết ơn sâu sắc, tự hào của bản thân HS đối với Bác | 1,0 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của mình | 0,25 | |
| c. Kể lại trải nghiệm đáng nhớ của mình HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Về nội dung - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. - Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. - Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. - Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. - Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. * Về nghệ thuật - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!