Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 400

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,427
Điểm
113
tác giả
Trắc nghiệm khoa học lịch sử - địa lý lớp 4 HỌC KÌ 1

YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Trắc nghiệm khoa học lịch sử - địa lý lớp 4 HỌC KÌ 1 . Đây là bộ Trắc nghiệm khoa học lịch sử - địa lý lớp 4 rất hay, được soạn bằng file word. Thầy cô download file Trắc nghiệm khoa học lịch sử - địa lý lớp 4 tại mục đính kèm.




PHẦN LỊCH SỬ

BÀI 1: NƯỚC VĂN LANG

1.Đánh dấu x vào ¨ trước những ý trả lời đúng.

1.1. Nước Văn Lang nằm ở lưu vực những sông nào?

¨a. Sông Đuống ¨c. Sông Hồng, sông Mã, sông Cả

¨b. Sông Mã ¨d. Sông Hương

1.2. Kinh đô nước Văn Lang đặt ở đâu?

¨a. Hoa Lư ¨c. Phong Châu (Phú Thọ)

¨b. Cổ Loa ¨d. Thăng Long

1.3. Thời Văn Lang, người đứng đầu Nhà nước gọi là gì?

¨a. Ngọc Hoàng ¨c. Hoàng đế

¨b. An Dương Vương ¨d. Hùng Vương

1.4. Căn cứ vào hiện vật nào còn lại để khẳng định người Việt cổ có nghề làm ruộng?

¨a. Vòng trang sức ¨c. Cảnh giã gạo

¨b. Lưỡi cày đồng ¨d. Đồ gốm

2. Chọn và viết từng nhóm công việc sau đây vào chỗ trống trong bảng cho thích hợp.

a. Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau.

b. Nấu xôi, bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm, nấu rượu.

c. Nặn nồi niêu, làm thạp, đan rổ rá.

d. Nuôi tằm, ươm tơ

đ. Làm giáo mác, mũi tên, lưỡi rìu, vòng tay, trống đồng

Tên nghề chínhTên nhóm công việc cụ thể
1. Nghề trồng trọt
2. Nghề dệt vải
3. Nghề đúc đồng
4. Chế biến món ăn
5. Làm đồ dùng trong nhà
3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.

3.1. Nước Văn Lang tồn tại qua bao nhiêu đời vua Hùng ?

a. 12 đời b. 17 đời

c. 18 đời d. 28 đời

3.2. Trong các lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi hiện nay, trò chơi nào có từ thời vua Hùng ?

a. Chọi gà b. Đua thuyền

c. Đấu vật d. Đấu cờ người

4. Chọn và điền các từ ngữ cho sẵn vào chỗ trống của đoạn văn sau cho thích hợp để nói về đời sống văn hoá của người Việt cổ:

a. theo nhịp trống đồng d.vòng tay

b. hoa tai đ. nhuộm răng đen

c. nhà sàn e. đua thuyền

g. thờ

Người Việt cổ ở (1) …………… để tránh thú dữ và họp nhau thành các làng bản. Họ (2)……………thần Đất và thần Mặt Trời. Người Việt cổ có tục (3) ……………, ăn trầu, xăm mình, búi tóc. Phụ nữ thích đeo (4)…………… và nhiều (5) …………… bằng đá, đồng. Những ngày hội làng, mọi người thường hóa trang,vui chơi nhảy múa (6) ……………. Các trai làng (7) ……………trên sông hoặc đấu vật trên những bãi đất rộng.

5. Em hãy dùng bút màu tô lên Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay những khu có người Lạc Việt đã từng sinh sống.





























6. Em hãy cho biết những thông tin dưới đây viết về nước Văn Lang thời các vua Hùng đúng hay sai? (Đánh dấu
x vào ô trống tương ứng).



STT
Nội dung​
Đúng
(Đ)​
Sai
(S)​
1​
Vào khoảng 1000 nămTCN, nước Văn Lang ra đời.
2​
Nước Văn Lang do An Dương Vương lập ra.
3​
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, giúp việc cho vua có Lạc hầu và Lạc tướng.
4​
Từ thời Văn Lang, cư dân nước ta đã biết sử dụng lưỡi cày, lưỡi xéo bằng đồng để làm ruộng.
5​
Mặc dù người Lạc Việt làm ruộng rất giỏi, nhưng họ không biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy...
6​
Ngoài trồng lúa, người Lạc Việt còn biết trồng đay, trồng gai, trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải...
7​
Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang không có gì nổi bật, vì họ không biết làm đồ trang sức; không biết làm gốm, vòng tay, hoa tai, vòng cổ...
8​
Người Lạc Việt ở nhà sàn để tránh thú dữ. Họ thờ thần Đất và thần Mặt Trời.
9​
Người Lạc Việt có tục lệ ăn trầu, nhuộm răng đen, búi tóc trên đầu... Vào ngày hội làng, mọi người thường hóa trang, vui chơi nhảy múa theo nhịp trống đồng.
10​
Nước Văn Lang tồn tại qua tám đời vua Hùng.


7. Em hãy đọc và đặt tên cho đoạn trích dưới đây:


………………………………………………………………………………………

Theo truyền thuyết dân gian, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có 100 trứng, sau nở ra 100 con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ: “Ta thuộc giống Rồng, nàng mang giống Tiên, chung hợp thật khó, nay 50 con theo nàng về núi, 50 con theo ta về biển”. Âu Cơ đổng ý, rồi hai người chia tay. Âu Cơ liền dẫn 50 người con lên núi, thuộc vùng Phong Châu (Phú Thọ ngày nay), đặt con trưởng làm vua. Đó là vua Hùng đầu tiên.



BÀI 2: NƯỚC ÂU LẠC

1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.

1.1. Ai là người dựng nên nước Âu Lạc?

a. Lạc Long Quân b. Thục Phán c. Hai Bà Trưng d. Âu Cơ

1.2. Kinh đô nước Âu Lạc đặt ở đâu?

a. Mê Linh b. Cổ Loa c. Thuận Thành d. Đông Hà

1.3. Công trình nào được xây dựng từ thời An Dương Vương mà vẫn còn di tích ở Hà Nội đến ngày nay?

a. Văn Miếu b. Chùa Một Cột c. Bảo tàng lịch sử d. Thành Cổ Loa

2. Chọn và điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống của đoạn văn cho thích hợp: xâm lược, tốt, đoàn kết, kiên cố, thất bại, giỏi.

“Từ năm 207 TCN, Triệu Đà, vua nước Nam Việt ở phương Bắc nhiều lần kéo quân (1) …………… nước Âu Lạc. Nhưng lần nào quân giặc cũng (2) …………… do nhân dân ta (3)…………… một lòng và có tướng chỉ huy (4)……………, vũ khí (5)……………, thành luỹ (6)……………

3. Đánh dấu x vào các ¨ trước ý trả lời đúng nhất.

3.1. Triệu Đà đã dùng mưu gì để thắng An Dương Vương?

a. Hoãn binh giảng hòa b. Chia rẽ nội bộ

c. Điều tra cách bố trí lực lượng của ta d. Cả ba ý trên đều đúng

3.2. Vì sao An Dương Vương thua Triệu Đà?

a. Gả con gái cho Triệu Đà b. Thế lực của Triệu Đà mạnh

c. Mất nỏ thần d. Do mất cảnh giác với địch

3.3. Vào năm nào Triệu Đà chiếm được Âu Lạc ?

a. Năm 197 TCN b. Năm 180 TCN c. Năm 179 TCN d. Năm thứ 2 SCN

4. Ghi vào ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

¨a. Cuối thế kỉ III TCN, nước Âu Lạc tiếp nối nước Văn Lang. Người dân Âu Lạc đã chăm lo phát triển nông nghiệp, chế tạo nỏ tốt, xây dựng thành Cổ Loa.

¨b. Vào cuối thế kỉ 1 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước phương Nam.

¨c. Thục Phán đánh lui giặc ngoại xâm, dựng nước Âu Lạc.

¨d. Từ năm 107 TCN, Triệu Đà đã nhiều lần kéo quân xâm lược nước Âu Lạc.

¨đ. Năm 197 TCN, Triệu Đà lại đem quân sang đánh Âu Lạc.

¨e.Từ năm 179 TCN, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

5. Một bạn đã giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của nước Âu Lạc nhưng chưa đúng trình tự. Em hãy giúp bạn sắp xếp lại theo đúng trình tự bằng cách điền chữ cái vào các ¨ ở dưới:

a. Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm, sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương.

b. Vào năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc ngày nay) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam, trong đó có vùng đất của người Âu Việt và Lạc Việt.

c. An Dương Vương còn cho nhân dân xây thành Cổ Loa kiên cố để chống lại âm mưu xâm lược của giặc phương Bắc, nên lần nào quân giặc cũng bị đánh bại.

d. An Dương Vương dời kinh đô xuống vùng Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ngày nay).

Trình tự đúng là: ¨g¨g¨g¨

6. Những thành tựu lớn về quân sự, quốc phòng của người Âu Lạc là gì? Khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng

a. Chế tạo được súng thần công.

b. Xây dựng thành cổ Loa có hình xoáy trôn ốc.

c. Chế tạo dược nỏ có thể bắn được nhiều mũi tên cùng một lúc.

d. Rèn, đúc được nhiều vũ khí bằng đồng.

e. Chế tạo được nhiều tàu chiến có thể chở được hàng nghìn quân.

7. Em hãy giải mã những ô chữ lịch sử theo các gợi ý dưới đây:

a.NGVG
b.NTN
c.TRĐ
d.TNCO
e.TGT
a. Đây là tên người sáng lập ra nước Âu Lạc (12 chữ cái).

b. Theo truyền thuyết, đây là một loại vũ khí lợi hại của quân dân Âu Lạc khiến quân Triệu Đà vô cùng lo sợ (6 chữ cái).

c. Đây là tên người đứng đầu nước Nam Việt, nhiều lần dẫn quân sang xâm lược nước ta nhưng đều bị đánh bại (7 chữ cái).

d. Đây là tên của một công trình quốc phòng do người Âu Lạc xây dựng theo kiểu xoáy hình trôn ốc, góp phần quan trọng vào việc chống giặc ngoại xâm (10 chữ cái).

e. Theo truyền thuyết, đây là người được Triệu Đà cử sang nước Âu Lạc, xin cầu hôn Mị Châu để dò la tình hình của nước Âu Lạc (9 chữ cái).



BÀI 3: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC​

1. Hãy nối mỗi cụm từ ở cột A với một cụm từ ở cột B để thành câu hoàn chỉnh khi nói về sự cai trị, áp bức của phong kiến phương Bắc đối với dân ta.

A​
B​
1. Nước Âu Lạc bị chia thànha. xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng.
2. Chúng đưa người Hánb. phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo luật pháp của người Hán.
3. Bọn quan lại đô hộ bắt dân tac. quận, huyện do chính quyền người Hán cai trị.
4. Chúng bắt dân ta phải theod. sang ở lẫn với dân ta.
đ. phải lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm.
2. Ghi vào ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai.

¨a. Nhân dân ta cam chịu sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

¨b. Không cam chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị, nhân dân ta liên tục nổi dậy khởi nghĩa, đánh đuổi quân Nam Hán.

¨c. Nhân dân ta phải chấp nhận sự đồng hóa của quân đô hộ, sống theo phong tục người Hán.

¨d. Nhân dân ta vẫn duy trì, gìn giữ phong tục, truyền thống của dân tộc.

¨đ. Vừa gìn giữ bản sắc riêng, dân ta còn biết tiếp thu, sáng tạo cái hay của văn hóa nước ngoài để làm giàu cho cuộc sống tinh thần của dân tộc.

3. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất.

Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nổ ra trong hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ đã chứng tỏ điều gì?

a. Sự áp bức, cai trị tàn khốc của quân đô hộ đã khiến dân ta không chịu nổi.

b. Lòng tự trọng, tự tôn dân tộc.

c. Lòng yêu nước đã sớm kết tinh thành truyền thống của dân tộc ta.

d. Cả ba ý trên đều đúng.

4. Sau khi thôn tính được nước Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?

a. Chia nước Âu Lạc thành các quận, huyện và cho người Âu Lạc nắm giữ.

b. Chia nước Âu Lạc thành các quận, huyện do người Hán cai quản.

c. Giữ nguyên lãnh thổ nước ta, cho nhân dân ta tự cai quản.

5. Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã phản ứng như thế nào?

a. Nhân dân Âu Lạc khuất phục, chịu làm nô lệ cho giặc.

b. Nhân dân ta không chịu khuất phục, đấu tranh giữ gìn các phong tục truyền thống vốn có như ăn trầu, nhuộm răng đen....

c. Nhân dân Âu Lạc vừa biết đấu tranh giữ gìn các phong tục truyền thống của dân tộc, vừa biết tiếp thu văn hóa, kĩ thuật tiến bộ của người phương Bắc như nghề làm giấy, làm đồ thủy tinh, làm đồ trang sức....

d. Nhân dân ta không cam chịu sự áp bức, liên tục nổi dậy đấu tranh đánh đuổi quân đô hộ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248), Lý Bí (năm 542), Triệu Quang Phục (năm 550)....



BÀI 4: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG​

1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý đúng.

Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?

a. Vì có mối thù nhà với Thái thú Tô Định.

b. Vì uất ức trước cảnh mất nước.

c. Vì muốn lật đổ nhà Hán đô hộ để xưng Vương

d. Vì lòng căm thù giặc.

đ.Vì thương dân bị áp bức, bóc lột.

2. Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau để nói về kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

a. Trong vòng (1)…………..……, khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã (2)…………..……hoàn toàn.

b. Sau hơn (3)…………..……bị phong kiến phương Bắc đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành và giữ được (4)…………..……trong hơn (5)…………..……

3. Ghi vào ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai:

¨1. Sau hơn hai thế kỉ bị đô hộ, dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhân dân ta đã giành được độc lập.

¨2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn.

¨3. Nhờ có vũ khí hiện đại, Hai Bà Trưng đã nhanh chóng chiến thắng kẻ thù.

¨4. Chưa đầy một năm, khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thắng lợi là vì quân giặc hèn nhát, nhìn thấy voi xông ra trận liền vội vàng bỏ chạy.

¨5. Hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi, phất cờ ra trận là một trong những hình ảnh tiêu biểu cho vẻ đẹp anh hùng của phụ nữ Việt Nam chống giặc cứu nước.

4. Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?

a. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định rất tham lam, tàn bạo.

b. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị sinh ra trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên sớm có lòng căm thù quân xâm lược.

c. Trưng Trắc, Trưng Nhị muốn trở thành Thái thú của quận Giao Chỉ nên phất cờ khởi nghĩa lật đổ Thái thú Tô Định.

d. Thi Sách (chồng bà Trưng Trắc) bị Thái thú Tô Định giết, nên Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa

5. Một bạn đã tóm tắt về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40) nhưng chưa đúng trình tự. Em hãy giúp bạn sắp xếp lại theo đúng trình tự lịch sử.

a. Từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng tiếp tục tấn công Luy Lâu (thuộc ThuậnThành – Bắc Ninh ngày nay), là trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đánh bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, lo chạy thoát thân.

b. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa (thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội ngày nay).

c. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa tại Hát Môn (thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội ngày nay).

d. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu, đóng giả dân thường, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Trình tự đúng là: ¨g¨g¨g¨

6. Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết là hình thế đất Việt ta có thể dựng được cơ nghiệp bá vương”.

(Đại Việt sử kí toàn thư, Ngoại kỉ,NXB Văn hóa thông tin, 2012, tr.72)

- Qua đoạn trích trên, em có nhận xét gì về danh tiếng của Hai Bà Trưng?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BÀI 5: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO

(Năm 938)​

1. Đánh dấu x vào ¨ trước ý đúng.

1.1. Quân giặc sang đánh nước ta trong trận Bạch Đằng là :

¨a. Quân Tống ¨c. Quân Nam Hán

¨b. Quân Mông - Nguyên ¨d. Quân Thanh

1.2. Tên tướng chỉ huy quân Nam Hán là:

¨a. Hốt Tất Liệt ¨b.Hoằng Tháo ¨c. Triệu Đà ¨d. Thoát Hoan

1.3. Đánh dấu x vào ¨ chỉ mưu kế tài tình của Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng:

¨a. Vót nhọn cọc gỗ, bịt sắt rồi chôn cọc xuống lòng sông.

¨b. Cho thuyền ra khiêu chiến, giả vờ thua chạy, nhử cho giặc vào bãi cọc

¨c. Dùng lửa đốt thuyền của giặc.

¨d. Cho quân mai phục hai bên bờ sông, đợi thời cơ đánh úp.

1.4. Trong số các mưu kế em đã chọn trên đây, mưu kế nào là quan trọng nhất giúp Ngô Quyền chiến thắng trong trận Bạch Đằng? Đánh dấu x vào ý đúng.

¨a. ¨b. ¨c. ¨d.
2. Điền từ và cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong những câu sau:

Chờ lúc thủy triều xuống (1)……………, nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông (2)……………

Giặc (3) ……………bỏ chạy, thuyền va vào (4) ……………cái bị thủng, cái bị đắm, nên không (5) …………… không (6)……………được. Quân Nam Hán (7) ……………, Hoằng Tháo (8)…………….

3. Điền dấu x vào ¨ trước ý chưa đúng về ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

¨a.Lần đầu tiên ta giành được độc lập.

¨b.Chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

¨c. Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

¨d. Khẳng định trí thông minh, sức mạnh đoàn kết, truyền thống yêu nước của dân ta.

4. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống (…) để hoàn chỉnh đoạn miêu tả trận thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo.

a. Chỉ huy quân Nam Hán sang xâm lược nước ta là ……………………………

b. Kế sách đánh giặc của Ngô Quyền là cho quân vót nhọn cọc gỗ, đầu bịt sắt,rồi cắm xuống nơi hiểm yếu ở sông …………………….. tận dụng địa hình hiểm yếu và sự lên xuống của thủy triều.

c. Khi giặc tiến đánh nước ta theo đường biển, Ngô Quyền cho quân ………………………. rồi vờ thua bỏ chạy để nhử cho quân giặc vào sâu bãi cọc.

d. Chờ đúng lúc …………..………, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên,Ngô Quyền chỉ huy quân ta đang mai phục ở hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt. Giặc hoảng loạn quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn, không thể tiến hoặc lùi được.

e. Trận thủy chiến này, quân Nam Hán chết quá nửa. Tướng giặc là ……………cũng tử trận. Quân Nam Hán bại trận, phải rút quân về nước.

g. Năm (1) ………….., Ngô Quyền xưng Vương, chọn lại (2)……………. (thuộc Đông Anh - Hà Nội ngày nay) làm kinh đô của nước ta.

h. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra ……………………….……. cho dân tộc.

5. Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Theo sử cũ, Ngô Quyền có vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, đi thong thả như cọp; dũng trí hơn người; sức có thể nâng được vạc. Ông là con rể của Dương Đình Nghệ.

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền đem quân đi đánh để báo thù. Kiều Công Tiễn liền cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán (ở Trung Quốc). Viện cớ đó, vua Nam Hán sai con là Hoằng Tháo đem quân sang đánh chiếm nước ta. Ngô Quyền nói với các tướng sĩ rằng: “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn trẻ địch với quân mỏi mệt, tất phá được”. Ông truyền lệnh cho các tướng sĩ và nhân dân thực hiện kế sách dùng cọc gỗ lớn, vót nhọn, đầu bịt sắt rồi bí mật đóng cọc ở cửa biển. Đợi khi nước triều lên thì dụ chúng vào, nước triều xuống thì cho quân đón đánh quyết không cho chiếc thuyền nào thoát.

Quả nhiên, Ngô Quyền thắng to. Hoằng Tháo bị giết. Ngô Quyền xưng vương, lập nước.

(Tham khảo Đại Việt sử kí toàn thư, ngoại kỉ, NXB Văn hóa thông tin, 2012, tr.117 - 123; SGK Lịch sử và Địa li 4 tr.21 - 22)​

- Khi biết tin Hoằng Tháo dẫn quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã nói gì để khích lệ, động viên tinh thần các tướng sĩ?

……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….

- Theo em, câu nói của Ngô Quyền với các tướng sĩ có tác dụng gì đối với tinh thần chiến đấu của quân sĩ trước khi đánh quân Nam Hán?

……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….

- Ngô Quyền đã dùng kế sách gì để đánh quân Nam Hán?

……………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………….

BÀI 6: ÔN TẬP​

1. Em hãy ghi vào chỗ trống (...) tên hai giai đoạn lịch sử mà em đã được học từ Bài 1 đến Bài 5

Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN
………………………….
………………………….
………………………….​
Từ năm 179 TCN đến năm 938
………………………….
………………………….
………………………….​
2. Em hãy hoàn thành bảng niên biểu sau:

Thời gian​
Sự kiện lịch sử​
Gắn liền với nhân vật lịch sử
Khoảng năm 700 TCN…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 40…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 248…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 542…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 550…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 722…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 776…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 905…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 931…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
Năm 938…………………………….
…………………………….
……………………………….
……………………………….
3. Em hãy nối nội dung ở các ô bên trái với các ô bên phải sao cho đúng.

Tên nhà nước đầu tiên ở nước ta làa. Vua Hùng
Tên nhà nước nối tiếp Văn Lang làb. Văn Lang.
Người đứng đầu nhà nước Văn Lang làc. Những thành tựu đặc sắc về quân sự - quốc phòng của cư dân Âu Lạc.
Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc làd. Âu Lạc.
Kĩ thuật chế tác ra nỏ bắn được nhiều mũi tên và việc xây dựng thành Cổ Loa làe. An Dương Vương
4. Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Thành Cổ Loa còn được gọi là Loa Thành, hay Tư Long Thành, người Trung Quốc thường gọi là Côn Lôn Thành. Đây chính là kinh thành của nước ta thời An Dương Vương.

Di tích thành cổ Loa hiện nay vẫn còn ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Theo truyền thuyết, thành cổ Loa gồm 9 vòng, được đắp theo kiểu xoáy hình trôn ốc, nhưng di tích còn lại chỉ thấy có 3 vòng, dài tổng cộng hơn 16km.

Thành cổ Loa là công trình kiên trúc lớn nhất của nhà nước Âu Lạc, là chứng tích bất diệt của ý chí và năng lực sáng tạo của tổ tiên ta”.

(Đào Tố Uyên (Chủ biên), Tìm hiếu lịch sử Việt Nam qua hỏi đáp, Tập 1,

Nxb ĐHSP, 2008, tr.128)

- Thành Cổ Loa còn có tên gọi khác là gì? Người Trung Quốc gọi nó là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

- Thành Cổ Loa hiện nay còn lại dấu tích gì? Ở địa phương nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Em hãy giải mã những ô chữ lịch sử theo các gợi ý dưới đây:





a.BTU
b.NQ
c.HGTO
a. Đây là tên nữ anh hùng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc khởi nghĩa lật đồ ách thống trị của giặc phương Bắc vào năm 248 (7 chữ cái).

b. Đây là tên người có kế sách đánh giặc nổi tiếng, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử quân Nam Hán vào bài cọc rồi đánh tan chúng (8 chữ cái).

c. Đây là tên tướng giặc Nam Hán bị tử trận trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 (9 chữ cái).



BÀI 7: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN​

1. Hãy ghi dấu x vào ¨ trước ý trả lời đúng nhất.

1.1. Quê Đinh Bộ Lĩnh ở đâu?

a. Bỉm Sơn (Thanh Hóa) c. Hoa Lư (Ninh Bình)

b. Tiền Hải (Thái Bình) d. Bắc Sơn (Lạng Sơn)

1.2. Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào?

a. Cương nghị c. Có chí lớn

b. Mưu cao d. Cả ba ý trên đều đúng

1.3. Khi còn nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh thích chơi trò gì đặc biệt?

a. Bịt mắt bắt dê c. Bắt trẻ chăn trâu làm kiệu rước mình

b. Lấy bông lau làm cờ d.Chơi đánh đáo,bày trận đánh nhau

1.4. Đinh Bộ Lĩnh đã làm được việc gì giúp dân, cứu nước?

a. Xây dựng lực lượng hùng cứ ở Hoa Lư.

b. Đem quân di dẹp “loạn 12 sứ quân”.

c. Thống nhất được giang sơn.

d. Dân được hưởng thái bình như mong muốn.

1.5. Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất lại giang sơn năm nào?

a. Năm 939 b. Năm 958 c. Năm 968 d. Năm 978

1.6. Sau khi thống nhất giang sơn, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì?

a. Giải tán nghĩa quân cho về làm ruộng.

b. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt.

c. Xây kinh đô tráng lệ.

d. Lên ngôi Hoàng đế để khẳng định nước có chủ.

2. Em hãy sử dụng các cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống (...) để thấy rõ tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất:

(ngai vàng; lục đục; chính quyền; xâm lược; “loạn 12 sứ quân”)

Ngô Quyền trị vì đất nước được 6 năm thì mất (năm 944). Triều đình (1)…………, tranh giành nhau (2)…..……… Các thế lực cát cứ địa phương nổi dậy chia cắt đất nước thành 12 vùng, lập (3)………..…..… riêng, không phục tùng triều đình và đánh chiếm lẫn nhau, sử cũ gọi là (4)…………………….………

Hai mươi năm liên tiếp loạn lạc, đất nước bị chia cắt, làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá. Trong khi đó quân thù ngoài bờ cõi đang lăm le (5) …………..……

3. Đinh Bộ Lĩnh có những công lao gì trong buổi đầu độc lập của dân tộc?

a. Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng ở vùng Hoa Lư, rồi đem quân di dẹp loạn các sứ quân khác.

b. Đinh Bộ Lĩnh không được nhân dân ủng hộ, nên nhiều lần thất bại.

c. Được nhân dân các địa phương ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó. Năm 968, ông thống nhất được giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là Thái Bình.

d. Ông đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long.

4. Em hãy đọc lời bàn của nhà sử học Lê Văn Hưu và trả lời các câu hỏi sau:

Vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không chủ, các hùng trưởng cát cứ, đánh một cái mà 12 sứ quân thán phục hết rồi mở nước đóng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, dựng sáu quân, chế độ gần đủ, chắc là ý trời vì nước Việt ta lại sinh ra bậc thánh triết để tiếp nối chính thống chăng?

(Tham khảo: Đại Việt sử kí toàn thư, ngoại kỉ, NXB Văn hóa thông tin, 2012, tr.128)

- Vị anh hùng dân tộc được nhắc đến trong đoạn trích trên là ai? Quê hương của ông ở đâu?

………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………….……………..

- Nhà sử học Lê Văn Hưu đã ca ngợi vị anh hùng này như thế nào?

………………………………………………………………………………………...………………………………………………………………………….……………..

BÀI 8: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (Năm 981)​

1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.

Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?

a. Lợi dụng việc Đinh Toàn lên ngôi khi còn quá nhỏ.

b. Do thế nước lâm nguy mà vua còn quá nhỏ chưa gánh nổi việc nước.

c. Gây sức ép với triều đình để lên ngôi.

d. Được mọi người đặt niềm tin, đích thân Thái hậu họ Dương mời ông lên ngôi.

2. Đánh dấu x vào ¨ trước ý trả lời đúng.

2.1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất diễn ra năm nào?

¨a. Năm 978 ¨b. Năm 981 ¨c. Năm 980 ¨d. Năm 982

2.2. Quân Tống tiến vào nước ta theo đường nào?

¨a. Theo cửa sông Hồng ¨c. Theo đường bộ từ Cao Bằng

¨b. Theo đường bộ từ Lạng Sơn ¨d. Theo cửa sông Bạch Đằng

2.3. Tướng sĩ Lê Hoàn thắng trận lớn ở những đâu?

¨a. ở cửa sông Bạch Đằng ¨c. ở sông Hàm Tử

¨b. ở thành Hoa Lư ¨d. ở Chi Lăng

3. Ghi vào ¨ chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai khi nói về ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.

¨a. Chúng ta đã giữ vững nền độc lập dân tộc.

¨b. Làm tăng niềm tin của nhân dân vào tiền đồ của đất nước.

¨c. Buộc quân Tống phải từ bỏ ý đồ xâm lược nước ta.

4. Một bạn đã trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy nhưng chưa đúng trình tự. Em hãy giúp bạn sắp xếp lại theo đúng trình tự lịch sử

a. Quân thủy tiến đánh nước ta theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.

b. Với quân bộ, quân ta cũng chặn đánh quyết liệt ở Chi Lăng (Lạng Sơn). Quân Tống bị chết quá nửa, tướng giặc bị giết tại trận. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

c. Lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, đầu năm 981, quân Tống theo hai đường thủy và bộ ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta.

d. Vua Lê Đại Hành đã trực tiếp chỉ huy binh thuyền ra chống giặc ở Bạch Đằng. Ông cho quân ta cắm cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chuyến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của giặc bị đánh lui.

Trình tự đúng là: ¨g¨g¨g¨

5. Em hãy sử dụng các cụm từ cho sẵn điền vào chỗ trống (...) để hoàn chỉnh những câu sau: (nền độc lập; Lê Đại Hành; Dương Vân Nga; Bạch Đằng; niềm tự hào; Chi Lăng)

a. Người chủ động mời Lê Hoàn lên làm vua là Thái hậu …………………………

b. Khi lên ngôi vua, Lê Hoàn lấy niên hiệu là ……………………………………

c. Chiến thắng (1) ………………… và (2) ………………… đã chặn được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

d. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững (1) …………………… của nước nhà, đem lại cho nhân dân ta (2) ………………..……… lòng tin ở sức mạnh của dân tộc.



BÀI 9: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG

1. Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý trong hoàn cảnh nào?

a. Lý Công Uẩn lên ngôi vào năm 1005, ngay sau khi vua Lê Đại Hành mất.

b. Lê Long Đĩnh lên làm vua thay cho Lê Đại Hành, nhưng tính tình bạo ngược, không được lòng quan lại trong triều đình và nhân dân.

c. Lý Công Uẩn là người thông minh, văn võ toàn tài, lại có đức độ, được các quan trong triều đình tín nhiệm.

d. Sau khi Lê Long Đĩnh mất, năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập ra nhà Lý.

2. Em hãy điền những cụm từ cho sẵn vào chỗ trống (...) để có đáp án đúng:

(Thăng Long; đất rộng lại bằng phẳng; Hoa Lư; Đại La; trung tâm; Lý Thánh Tông).

a. Năm 1010, khi trở lại thăm quê nhà ở Cổ Pháp (Bắc Ninh), Lý Thái Tổ có ghé thăm thành cũ ………..………, nay là Hà Nội.

b. Lý Thái Tổ nhận thấy Đại La là vùng đất ở trung tâm đất nước, …………………… dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.

c. Là người có tầm nhìn sâu rộng, Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ vùng núi chật hẹp (1)…………….……về Đại La, sau đó đổi tên là (2) ………………………………

d. Người đổi tên nước ta từ Đại Cồ Việt thành Đại Việt là vua …………………

e. Từ thời Lý, kinh thành Thăng Long đã trở thành……………..…….. chính trị kinh tế của nước ta. Điều đó đã chứng tỏ việc dời đô của Lý Công Uẩn là sáng suốt.

3. Em hãy đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau:

Vua thấy Hoa Lư là vùng đất trũng thấp, chật hẹp, muốn dời đô nên đã hạ chiếu rằng: “Xưa kia, nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô, đều kính theo mệnh trời, thuận lòng dân, để mưu ích cho muôn đời. Gần đây, nhà Đinh, Lê theo ý riêng ở đâu yên đấy, không lo xa nên hưởng phúc không lâu; Trẫm đau lòng lắm! Nay, Trẫm xem địa đồ, Đại La thành là kinh đô cũ từ thời Cao Biền, ở trung tâm đất nước, hình thế như rồng chầu hổ phục, bốn phương sum họp, người vật phong phú, đây mới thực là kinh đô quý nhất. Trẫm muốn lấy chỗ địa lợi ấy làm kinh đô. Ý các khanh thế nào?”.

Bầy tôi đều thưa: “Bệ hạ nói đến việc ấy thực là lợi cho thiên hạ muôn đời”.

Trước hôm thuyền đi, vua nằm mơ thấy rồng bay lên, nên đổi tên là Thăng Long.

(Tham khảo: Đại Việt sử kí toàn thư, NXB Văn hóa thông tin, 2012, tr.l60)

- Vị vua đã ban đoạn chiếu trên là ai

……………………………………………………………………………………

- Đoạn chiếu trên thường được gọi tên là gì?

……………………………………………………………………………………

4. Hãy đánh dấu x vào ¨ trước ý trả lời đúng.

4.1. Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay) vào năm nào?

a.Năm l005 c.Năm l010

b. Năm 1009 d. Năm 1020

4.2. Nhà vua nào đặt tên kinh đô là Thăng Long?

a. Lý Thái Tổ c. Lý Hiển Tông

b. Lý Nhân Tông d. Lý Thánh Tông

4.3. Theo em, tên thành Thăng Long có ý nghĩa gì?

a. Đây là nơi rồng ở c. Đây là nơi rồng bay lên

b. Đây là nơi đất lành d. Đây là nơi linh thiêng.

4.4. Kinh thành Thăng Long thời Lý đã có những gì đặc biệt?

a. Nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa

b. Nhiều nhà cao tầng

c. Nhiều phố, phường nhộn nhịp, vui tươi

d. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng

đ. Bắt đầu có phố phường đông đúc

e. Có đường sắt, đường thủy đi các nước

4.5. Thủ đô Hà Nội của chúng ta đến năm nào thì tròn 1000 tuổi?

a. Năm 2008 c. Năm 2010

b. Năm 2009 d. Năm 2015.



BÀI 10: CHÙA THỜI LÝ​

1. Hãy ghi vào o chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.

1.1. Dưới thời Lý, đạo Phật có vị trí như thế nào ở nước ta ?

oa. Rất mờ nhạt oc. Không được nhân dân quan tâm

ob. Rất được coi trọng od. Mọi người tin theo rất đông

1.2. Vì sao đạo Phật được người Việt tiếp thu và tin theo?

oa. Đạo Phật dạy con người thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau.

ob. Đạo Phật giúp con người tránh được mọi buồn, khổ trong đời.

oc. Đạo Phật làm trong sạch tâm hồn, giúp con người tránh xa cái ác, điều xấu, làm việc thiện để giúp ích cho đời.

od. Đạo Phật đưa con người đến với cuộc sống sung sướng, an nhàn, không phải lo nghĩ vất vả.

2. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước những ý trả lời đúng.

Chùa là nơi :

a. Thờ đức thánh Trần b. Thờ Phật c. Thờ thần làng

d. Trung tâm văn hóa của làng xã đ. Làm nơi tu hành của các nhà sư

3. Nối mỗi tên chùa được xây dựng từ thời Lý với tên một tỉnh (thành phố) cho thích hợp:

1. Chùa Giạm a. Bắc Ninh

2. Chùa Một Cột b. Thái Bình

3. Chùa Keo c. Hà Nội

4. Chùa Thầy

4. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung cần ghi nhớ.

Đến thời (1) ……………, đạo (2) ……………rất phát triển. Chùa là nơi (3) …………… của các nhà sư, là nơi sinh hoạt (4) …………… của cộng đồng và là công trình (5) …………… đẹp.

5. Những sự việc nào chứng tỏ dưới thời Lý, đạo Phật ở nước ta rất thịnh đạt?

a. Dưới thời Lý, đạo Phật được truyền bá sâu rộng trong cả nước.

b. Các vua Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Huệ Tông đều theo đạo Phật.

c. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

d. Thời Lý, từ kinh thành đến làng xã, chùa mọc lên khắp mọi nơi. Triều đình đã bỏ tiền ra để xây dựng hàng trăm ngôi chùa.

e. Các vua thời Lý sau khi nhường ngôi cho con đều đi tu, lên chùa ở.

6. Dựa vào hình ảnh và những thông tin dưới đây, em hãy cho biết đây là ngôi chùa nào?

a. Ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở nước ta, được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc ban đầu.













- Đây là: ....................................................................................................................

b. Chùa được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho bông sen nở trên mặt nước. Việc xây dựng chùa gắn liền với giấc mơ của vua Lý Thái Tông.















- Đây là: ...................................................................................................................

7.Em hãy kể tên một số ngôi chùa nổi tiếng ở nước ta được xây dựng dưới thời Lý và giới thiệu ngắn gọn về một ngôi chùa trong số đó.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 -1077)​

1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng.

1.1. Điều gì khiến quân Tống lại muốn sang xâm lược nước ta lần thứ hai?

a. Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

b. Để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.

c. Nội bộ triều đình Lý lục đục.

1.2. Trước nguy cơ bị quân Tống xâm lược, Lý Thường Kiệt đã làm gì?

a. Chuẩn bị lực lượng chờ giặc tới.

b. Lo lắng, xin giảng hòa trước.

c. Bất ngờ đem quân sang đánh trước vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu.

1.3. Việc Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh Tống thể hiện điều gì?

a. Hấp tấp, vội vàng trong việc dùng binh.

b. Chủ động chặn thế mạnh của giặc.

c. Chủ quan, khinh địch.

2. Ghi số thứ tự vào o trước các ý dưới đây cho phù hợp với trình tự diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

oa. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc.

ob. Quân Tống tiến tới từ phía bắc sông Như Nguyệt.

oc. Cuối năm 1076, Quách Quỳ dẫn 10 vạn quân, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu ồ ạt kéo vào nước ta.

od. Bất thần, trong đêm tối, từ đền thờ bên bờ sông Như Nguyệt, bỗng vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” khích lệ tướng sĩ cùng với tiếng hò reo như sấm động.

ođ. Quách Quỳ không chờ được thủy binh phối hợp đã liều mạng cho quân đóng bè tấn công quân ta.

oe. Hai bên giao chiến kịch liệt.

og. Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh vào doanh trại giặc.

oh. Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa để quân giặc kéo tàn quân về nước.

oi. Quân giặc hoảng hốt trước sự phản công của quân ta, vội vã vứt gươm giáo tháo chạy.

ok. Nước Đại Việt giữ vững được nền độc lập.

3. Chọn và điền từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ trống của đoạn thơ cho thích hợp: định phận, vua Nam, bị đánh, xâm phạm.

Sông núi nước Nam, (1) ……………….. ở

Rành rành (2) ……………….. ở sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang (3) ………………..

Chúng bay sẽ (4) ……………….. tơi bời.

4. Dựa vào lược đồ dưới đây, em hãy mô tả lại trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (1076 - 1077) để biết được nghệ thuật chỉ huy đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt



































Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (1076 - 1077)

5. Em hãy cho biết những thông tin dưới đây viết về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075 - 1077) đúng hay sai? (Đánh dấu
x vào ô trống tương ứng).

STT
Nội dung​
Đúng
(Đ)​
Sai
(S)​
1​
Từ năm 1068, nhà Tống đã ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta.
2​
Lý Thường Kiệt được triều đình tin tưởng, giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
3​
Lý Thường Kiệt đã thực hiện kế sách độc đáo: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”.
4​
Năm 1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân Đại Việt đánh sang Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
5​
Trở về nước, Lý Thường Kiệt chỉ huy nhân dân ta xây dựng phòng tuyến trên bờ phía nam sông Như Nguyệt, để chuẩn bị đối phó với giặc Tống.
6​
Cuối năm 1076, Quách Quỳ dẫn 10 vạn quân Tống ồ ạt kéo sang xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân ta đánh chặn.
7​
Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm vứt gươm giáo, tìm đường tháo chạy.
8​
Khi quân Tống gặp thế nguy nan, Lý Thường Kiệt đã chù động giảng hòa để mở lối thoát cho giặc. Như kẻ đang chết đuối túm được cọc, Quách Quỳ vội vàng chấp nhận và hạ lệnh cho tàn quân rút về nước.
9​
Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa, tạo điều kiện cho quân Tống rút về nước, nhưng Quách Quỳ không đồng ý, tiếp tục kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược.
10​
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã bảo vệ được nền độc lập dưới sự xâm lăng của nhà Tống.


BÀI 12: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP​

1. Ghi vào o chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai khi nói về hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.

oa. Cuối thế kỉ XII, nhà Lý đã suy yếu, triều đình lục đục.

ob. Giặc phương Nam hay đến quấy nhiễu, cướp phá.

oc. Mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyêt định.

od. Vua Lý không có con trai, phải truyền ngôi cho con gái mới 7 tuổi là Lý Chiêu Hoàng.

ođ. Nhà Trần tìm cách cho Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng rồi ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, lập ra nhà Trần (năm 1226).

2. Hãy ghi tên vua vào chỗ trống trong bảng cho thích hợp.

Hoàn cảnh lên ngôi​
Tên vua​
a. Là người thông minh, đức độ, văn võ song toàn, được cả triều đình suy tôn lên ngôi.…………………….
b. Được Thái hậu họ Dương và cả triều đình ủng hộ để lãnh đạo đất nước đánh giặc.…………………….
c. Nhờ mưu kế của một đại thần và được người khác nhường ngôi.…………………….
3. Hãy sắp xếp các đơn vị hành chính:phủ, triều đình, châu, lộ, xã, huyện theo thứ tự từ cao xuống thấp, rồi ghi vào chỗ trống trong bảng.







a. ………………………………………….
b. ………………………………………….
c. ………………………………………….
d. ………………………………………….
đ. ………………………………………….
e. ………………………………………….
4. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

a. Việc nhà Lý dựa vào họ Trần để giữ ngai vàng đã tạo điều kiện và thời cơ cho Trần Thủ Độ thực hiện chuyển giao quyền lực dòng họ.

b. Vua Lý Huệ Tông tuy có con trai, nhưng ông lại truyền ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ không hài lòng đã sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh.

c. Vua Lý Huệ Tông không có con trai, phải truyền ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi. Trần Thủ Độ đã khôn khéo thông qua cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh để lấy ngôi báu về cho họ Trần.

d. Năm 1226, nhà Trần thành lập dựa trên nền tảng của nhà Lý.

5. Những việc sau đây của các vua Trần nói lên điều gì?

Nhà Trần chú ý xây dựng quân đội. Những trai tráng khoẻ mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6.Những thông tin về chính sách củng cố và xây dựng đất nước của nhà Trần được nêu dưới đây đúng hay sai? (Đánh dấu x vào ô trống tương ứng).

1651079564768.png


XEM THÊM:
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---SU-DIA 4 -HK1.doc
    2 MB · Lượt xem: 8
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    40 đề địa lý báo cáo chuyên đề lịch sử lớp 4 bộ đề thi lịch sử lớp 4 chuyên đề lịch sử lớp 4 chuyên đề môn lịch sử lớp 4 chuyên đề địa lí 4 đề cương khoa - sử - địa lớp 4 cuối kì 2 đề cương khoa sử địa lớp 4 đề cương khoa sử địa lớp 4 cuối kì 1 đề cương lịch sử - địa lý lớp 4 hk2 đề cương lịch sử 4 đề cương lịch sử lớp 4 đề cương lịch sử lớp 4 cuối kì 2 đề cương lịch sử lớp 4 học kì 1 đề cương lịch sử lớp 4 học kì 2 đề cương lịch sử lớp 4 học kỳ 1 đề cương lịch sử lớp 4 học kỳ 2 đề cương lịch sử lớp 4 kì 1 đề cương lịch sử lớp 4 kì 2 đề cương lịch sử lớp 4 kì 2 năm 2020 đề cương lịch sử lớp 4 kì 2 năm 2021 đề cương lịch sử và địa lý lớp 4 đề cương lịch sử địa lý 4 đề cương lịch sử địa lý lớp 4 đề cương môn khoa sử địa lớp 4 đề cương môn lịch sử 4 đề cương môn lịch sử lớp 4 có đáp án đề cương môn lịch sử lớp 4 học kỳ 1 đề cương môn lịch sử lớp 4 học kỳ 2 đề cương môn lịch sử lớp 4 kì 2 đề cương môn lịch sử địa lý lớp 4 đề cương môn địa lí lớp 4 học kỳ 1 đề cương môn địa lý 4 đề cương môn địa lý lớp 4 đề cương môn địa lý lớp 4 học kì 2 đề cương môn địa lý lớp 4 kì 2 đề cương ôn sử 12 đề cương ôn tập khoa sử địa lớp 4 hk2 đề cương ôn tập lịch sử 4 học kì 1 đề cương ôn tập lịch sử lớp 4 kì 2 đề cương ôn tập môn lịch sử lớp 4 hk2 đề cương ôn tập môn địa lí 4 đề cương ôn tập môn địa lý lớp 4 đề cương ôn tập môn địa lý lớp 4 hk2 đề cương ôn tập địa lí lớp 4 cuối năm đề cương ôn tập địa lí lớp 4 kì 2 đề cương ôn tập địa lý 4 đề cương ôn tập địa lý lớp 4 đề cương ôn tập địa lý lớp 4 kì 2 đề cương ôn thi địa lý 4 đề cương sử 4 đề cương sử 9 đề cương sử lớp 4 đề cương sử địa lớp 4 đề cương sử địa lớp 4 cuối kì 2 đề cương địa 11 đề cương địa 4 đề cương địa 9 đề cương địa lý 4 đề cương địa lý lớp 4 đề cương địa lý lớp 4 học kì 1 đề cương địa lý lớp 4 học kỳ 2 đề cương địa lý lớp 4 kì 1 đề cương địa lý lớp 4 kì 2 đề kiểm tra lịch sử 4 đề kiểm tra lịch sử 45 phút lớp 7 đề kiểm tra lịch sử lớp 4 đề lịch sử 4 đề lịch sử lớp 4 đề lịch sử lớp 4 cuối kì 1 đề lịch sử lớp 4 cuối kì 2 đề lịch sử lớp 4 cuối năm đề lịch sử lớp 4 học kỳ 1 đề lịch sử lớp 4 kì 1 đề lịch sử lớp 4 kì 2 đề thi giữa kì 1 lịch sử 4 đề thi lịch sử 4 đề thi lịch sử 4 học kì 1 đề thi lịch sử học kì 2 lớp 4 đề thi lịch sử lớp 4 đề thi lịch sử lớp 4 cuối kì đề thi lịch sử lớp 4 giữa kì 1 đề thi lịch sử lớp 4 giữa kì 2 đề thi lịch sử lớp 4 học kì đề thi lịch sử lớp 4 năm 2020 đề thi lịch sử lớp 4 năm 2021 đề thi lịch sử và địa lý lớp 4 đề thi lịch sử địa lý 4 đề thi lịch sử địa lý lớp 4 hk2 violet đề thi lớp 4 môn lịch sử địa lý đề thi môn lịch sử lớp 4 đề thi môn lịch sử lớp 4 kì 2 đề thi olympic lịch sử lớp 4 đề thi địa lí lớp 4 đề thi địa lý lớp 4 cuối học kì 1 đề thi địa lý lớp 4 cuối học kì 2 đề thi địa lý lớp 4 cuối kì 1 đề thi địa lý lớp 4 học kì 1 đề thi địa lý lớp 4 kì 1 đề trắc nghiệm lịch sử 10 bài 4 đề trắc nghiệm lịch sử 12 bài 4 đề trắc nghiệm lịch sử lớp 4 đề địa lý 4 đề địa lý lớp 4 đề địa lý lớp 4 học kì 2
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,416
    Bài viết
    37,885
    Thành viên
    141,152
    Thành viên mới nhất
    hoàng phương thi

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top