- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 18 Đề kiểm tra giữa học kì 2 ngữ văn 6 CÓ ĐÁP ÁN THEO CẤU TRÚC MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 18 file trang. Các bạn xem và tải Đề kiểm tra giữa học kì 2 ngữ văn 6 về ở dưới.
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[...]Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà. Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải. Nhìn đâu cũng thấy vàng bạc mà không mảy may thấy bóng dáng thân thương của bà ngoại. Nỗi nhớ thương bà cồn cào gan ruột làm hai anh em ăn ngủ không yên, vẻ mặt lúc nào cũng rầu rĩ, héo hắt. Làm sao có thể sung sướng được nếu sống thiếu bà.
Bà tiên lại đi ngang qua. Thấy hai anh em đã trở nên vô cùng giàu có mà vẫn không được thanh thản, bà dừng lại, hỏi. Em gái òa lên khóc, cầu mong bà tiên hóa phép cho bà ngoại mình sống lại. Bà tiên nói:
– Nếu bà ngoại sống lại thì ba bà cháu lại cực khổ như xưa, liệu có chịu được không?
Cả hai anh em cùng nói như reo lên:
– Chúng cháu chịu được! Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại!
Bà tiên phất chiếc quạt lông màu nhiệm [3]. Phút chốc, tất cả lâu đài, thành quách, cây đào với những trái vàng, trái bạc biến thành một áng mây hồng lơ lửng trôi về phía cuối trời. Bà ngoại lại hiện ra, móm mém cười, hiền hậu dang tay ôm hai cháu. Cậu bé, cô bé sà vào lòng bà ngoại thổn thức. Sẽ chẳng bao giờ họ xa nhau nữa. Ba bà cháu lại tần tảo [4] rau cháo nuôi nhau, vất vả thật, nhưng lúc nào cũng tràn đầy tình thương mến.
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện “ Bà cháu” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết D. Thần thoại
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba. D. A và B đều đúng.
Câu 3. Vì sao hai anh em sống trong giàu có mà vẫn không thanh thản?
A. Vì hai anh em cần có bà sống chung.
B. Vì hai anh em thiếu tình yêu thương của bà.
C. Vì hai anh em thấy cô đơn .
D. Vì cô em rất nhớ bà.
Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?
A. Tình yêu quê hương. B. Tình cảm gia đình.
C. Tình yêu thiên nhiên. D.Tình làng nghĩa xóm.
Câu 5. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng phẩm chất của hai anh em trong câu chuyện?
A. Lòng hiếu thảo. B. Lòng thương người.
C. Lòng dũng cảm. D. Lòng biết ơn.
Câu 6. Chi tiết “Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại” thể hiện tâm trạng gì của hai anh em?
A. Thất vọng, hụt hẫng. B. Vui vẻ, hạnh phúc.
C. Niềm khát khao bà được sống lại. D. Cả A, B,C đều đúng .
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Bà cháu”?
A.Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
B.Ca ngợi tình cảm gia đình bền chặt.
C.Thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.
D.Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết.
Câu 8. Xác định trạng ngữ trong câu: “Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải”.
A. Sống giữa cung điện cao vọi. B. Cung điện cao vọi.
C. Nhiều lúc. D. Giữa cung điện.
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 10. Chi tiết “Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà.” có ý nghĩa gì?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình.
Duyệt của chuyên môn nhà trường
(Kí và ghi rõ họ tên)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
UBND HUYỆN YÊN MINH TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐƯỜNG THƯỢNG
| MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 | |||||||||||||
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | | ||||||
1 | Đọc | Truyện dân gian (Truyện cổ tích…) | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | | 60 | |||
2 | Viết | Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 | |||
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | |||||
Tỉ lệ % | 20 % | 40% | 30% | 10% | ||||||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | ||||||||||||
UBND HUYỆN YÊN MINH TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐƯỜNG THƯỢNG
| BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề |
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Mức độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | Đọc-hiểu | - Truyện dân gian ( truyền thuyết, truyện cổ tích…) | Nhận biết: - Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật. - Nhận biết được ngôi kể và người kể chuyện. Thông hiểu: - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu. - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. - Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản. - Tích hợp tiếng Việt Vận dụng: - Rút ra được bài học từ văn bản. -Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. | 3TN | 5TL | 2TL | ||
2 | Viết | Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. | 1* | 1* | 1* | 1TL* | |
Tổng | 3TN | 5TN | 2TL | 1TL | ||||
Tỉ lệ % | 20 % | 40% | 30% | 10% | ||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | ||||||
UBND HUYỆN YÊN MINH TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐƯỜNG THƯỢNG
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
[...]Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà. Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải. Nhìn đâu cũng thấy vàng bạc mà không mảy may thấy bóng dáng thân thương của bà ngoại. Nỗi nhớ thương bà cồn cào gan ruột làm hai anh em ăn ngủ không yên, vẻ mặt lúc nào cũng rầu rĩ, héo hắt. Làm sao có thể sung sướng được nếu sống thiếu bà.
Bà tiên lại đi ngang qua. Thấy hai anh em đã trở nên vô cùng giàu có mà vẫn không được thanh thản, bà dừng lại, hỏi. Em gái òa lên khóc, cầu mong bà tiên hóa phép cho bà ngoại mình sống lại. Bà tiên nói:
– Nếu bà ngoại sống lại thì ba bà cháu lại cực khổ như xưa, liệu có chịu được không?
Cả hai anh em cùng nói như reo lên:
– Chúng cháu chịu được! Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại!
Bà tiên phất chiếc quạt lông màu nhiệm [3]. Phút chốc, tất cả lâu đài, thành quách, cây đào với những trái vàng, trái bạc biến thành một áng mây hồng lơ lửng trôi về phía cuối trời. Bà ngoại lại hiện ra, móm mém cười, hiền hậu dang tay ôm hai cháu. Cậu bé, cô bé sà vào lòng bà ngoại thổn thức. Sẽ chẳng bao giờ họ xa nhau nữa. Ba bà cháu lại tần tảo [4] rau cháo nuôi nhau, vất vả thật, nhưng lúc nào cũng tràn đầy tình thương mến.
(Trích Bà cháu- NXB Giáo dục 1983)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện “ Bà cháu” thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết D. Thần thoại
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba. D. A và B đều đúng.
Câu 3. Vì sao hai anh em sống trong giàu có mà vẫn không thanh thản?
A. Vì hai anh em cần có bà sống chung.
B. Vì hai anh em thiếu tình yêu thương của bà.
C. Vì hai anh em thấy cô đơn .
D. Vì cô em rất nhớ bà.
Câu 4. Chủ đề của văn bản là gì?
A. Tình yêu quê hương. B. Tình cảm gia đình.
C. Tình yêu thiên nhiên. D.Tình làng nghĩa xóm.
Câu 5. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng phẩm chất của hai anh em trong câu chuyện?
A. Lòng hiếu thảo. B. Lòng thương người.
C. Lòng dũng cảm. D. Lòng biết ơn.
Câu 6. Chi tiết “Khổ sở đến đâu chúng cháu cũng chịu được, miễn là bà chúng cháu sống lại” thể hiện tâm trạng gì của hai anh em?
A. Thất vọng, hụt hẫng. B. Vui vẻ, hạnh phúc.
C. Niềm khát khao bà được sống lại. D. Cả A, B,C đều đúng .
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện “Bà cháu”?
A.Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
B.Ca ngợi tình cảm gia đình bền chặt.
C.Thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia.
D.Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết.
Câu 8. Xác định trạng ngữ trong câu: “Sống giữa cung điện cao vọi, nhiều lúc anh em cảm thấy trống trải”.
A. Sống giữa cung điện cao vọi. B. Cung điện cao vọi.
C. Nhiều lúc. D. Giữa cung điện.
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 10. Chi tiết “Vàng bạc, châu báu lạnh lẽo không bù lại được tình thương đầm ấm của người bà.” có ý nghĩa gì?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình.
UBND HUYỆN YÊN MINH TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐƯỜNG THƯỢNG
| HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN 6 ( Đáp án gồm 02 trang) | |||||||||
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |||||||
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |||||||
1 | A | 0,5 | ||||||||
2 | C | 0,5 | ||||||||
3 | B | 0,5 | ||||||||
4 | B | 0,5 | ||||||||
5 | A | 0,5 | ||||||||
6 | C | 0,5 | ||||||||
7 | D | 0,5 | ||||||||
8 | A | 0,5 | ||||||||
9 | - HS nêu được cụ thể bài học, ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. | 1,0 | ||||||||
10 | - Tình bà cháu vô cùng thiêng liêng, cao quý không gì sánh bằng | 1,0 | ||||||||
II | | VIẾT | 4,0 | |||||||
| a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự | 0,25 | ||||||||
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của mình. | 0,25 | ||||||||
| c. Triển khai các nội dung và vận dụng tốt phương pháp viết bài văn kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em. HS có thể kể bằng ngôn ngữ của mình, nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau. - Sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. - Tôn trọng cốt truyện dân gian: + Giới thiệu lí do kể lại truyện cổ tích đó. + Kể diễn biến truyện cổ tích theo trình tự thời gian . Sự việc 1: . Sự việc 2: . Sự việc 3: . Sự việc 4: + Suy nghĩ của bản thân về truyện cổ tích vừa kể | 2,5 | ||||||||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | ||||||||
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 | ||||||||
Người phản biện | Người xây dựng ma trận và biên soạn đề kiểm tra | |||||||||
Duyệt của chuyên môn nhà trường
(Kí và ghi rõ họ tên)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!