- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 4 ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 GIỮA KÌ 2, HỌC KÌ 2 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.
Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mải rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
…Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
( Truyện cổ tích Việt Nam)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện Cậu bé Tích Chu được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba.
Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Cậu bé Tích Chu
B. Người bà
C. Bà Tiên
D. Không phải các nhân vật trên
Câu 3. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng việc làm của cậu bé Tích Chu khi đi lấy nước ở suối Tiên ?
A. Cày sâu cuốc bẫm
B. Lên thác xuống ghềnh.
C. Ngậm đắng nuốt cay.
D. Ăn đói mặc rách.
Câu 4. Xác định từ loại của các cụm từ sau: “làm việc quần quật”, “ăn uống kham khổ”?
A. Cụm động từ;
B. Cụm danh từ.
C. Cụm tính từ.
Câu 5. Câu văn Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển sử dụng phép tu từ gì?
A.Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 6. Hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển : Ca ngợi tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ bến của người bà đối với cháu.
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. Cụm từ “ ngày xưa” trong đoạn trích gợi nhắc cho em về câu chuyện nào?
A. Sơn TinhThuỷ Tinh
B. Thạch Sanh
C. An Dương Vương
D. Thánh Gióng
Câu 8. Dòng nào sau đây nói đúng về chủ đề của truyện Cậu bé Tích Chu?
A. Tinh thần nhân đạo
B. Tình mẫu tử
C. Lòng hiếu thảo
D. Tình cảm gia đình
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện. Vì sao em chọn bài học ấy?
Câu 10. Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh nước suối Tiên trong truyện.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một truyện dân gian mà em yêu thích bằng lời văn của em.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | - Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | | 60 |
- Văn bản nghị luận | |||||||||||
2 | Viết | - Viết bài văn kể lại một truyện dân gian (truyền thuyết hoặc cổ tích.) | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng số câu | 3 | 1* | 5 | 1* | 0 | 03* | 0 | 1* | 11 | ||
Tổng điểm | 1.5 | 0.5 | 2.5 | 1.5 | 0 | 3.0 | 0 | 1.0 | 10 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | 100 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT | Kĩ năng | Nội dung/ Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. | Nhận biết: - Nhận biết được những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể. - Xác định được từ láy, từ ghép, biện pháp tu từ, cum động từ, cụm tính từ... Thông hiểu: - Tóm tắt được cốt truyện. - Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu - Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. - Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản. - Hiểu được công dụng của dấu chấm phẩy, tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ; giải thích được nghĩa của từ... Vận dụng: - Rút ra được bài học từ văn bản. - Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. | 3 TN | 5TN | 2TL | |
Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. - Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận. - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: - Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn. - Chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Hiểu được chức năng của trạng ngữ và tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong câu Vận dụng: - Rút ra được những bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ nội dung văn bản. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình/ đồng tình một phần với những vấn đề được đặt ra trong văn bản. | ||||||
2 | Viết | Kể lại một truyện dân gian (truyền thuyết hoặc cổ tích) | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
Tổng số câu | 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ % | 20 | 40 | 30 | 10 |
* Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
Cậu bé Tích Chu
Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.
Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mải rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
…Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
( Truyện cổ tích Việt Nam)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện Cậu bé Tích Chu được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba.
Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Cậu bé Tích Chu
B. Người bà
C. Bà Tiên
D. Không phải các nhân vật trên
Câu 3. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng việc làm của cậu bé Tích Chu khi đi lấy nước ở suối Tiên ?
A. Cày sâu cuốc bẫm
B. Lên thác xuống ghềnh.
C. Ngậm đắng nuốt cay.
D. Ăn đói mặc rách.
Câu 4. Xác định từ loại của các cụm từ sau: “làm việc quần quật”, “ăn uống kham khổ”?
A. Cụm động từ;
B. Cụm danh từ.
C. Cụm tính từ.
Câu 5. Câu văn Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển sử dụng phép tu từ gì?
A.Ẩn dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 6. Hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển : Ca ngợi tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ bến của người bà đối với cháu.
A. Đúng
B. Sai
Câu 7. Cụm từ “ ngày xưa” trong đoạn trích gợi nhắc cho em về câu chuyện nào?
A. Sơn TinhThuỷ Tinh
B. Thạch Sanh
C. An Dương Vương
D. Thánh Gióng
Câu 8. Dòng nào sau đây nói đúng về chủ đề của truyện Cậu bé Tích Chu?
A. Tinh thần nhân đạo
B. Tình mẫu tử
C. Lòng hiếu thảo
D. Tình cảm gia đình
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc truyện. Vì sao em chọn bài học ấy?
Câu 10. Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh nước suối Tiên trong truyện.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một truyện dân gian mà em yêu thích bằng lời văn của em.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 6
Môn: Ngữ văn lớp 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | D | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | - HS nêu được cụ thể bài học: +Tình yêu thương +Lòng hiếu thảo - Giải thích được lí do em lựa chọn bài học ấy. | 1,0 | |
10 | - Hs nêu suy nghĩ của bản thân về hình ảnh nước suối Tiên trong truyện - Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của hình ảnh này. | 1,0 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. - Kể một truyện dân gian - Ngôi kể thứ 3 | 0,25 | |
| c. Đảm bảo cấu trúc của bài văn kể chuyện - Có đầy đủ các phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. - Cụ thể: Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mình định kể Thân bài: Kể diễn biến của câu chuyện - Sự việc 1: - Sự việc 2: - Sự việc 3: Kết bài: Kết thúc câu chuyện và bài học được rút từ câu chuyện | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!