Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN GDCD
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

xuandan22

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
23/2/21
Bài viết
98
Điểm
6
tác giả
TUYỂN TẬP 7 Đề kiểm tra gdcd 8 giữa học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 7 FILE trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra gdcd 8 giữa học kì 2 về ở dưới.






BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ II

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1.Về mục tiêu:


- Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở nửa đầu học kỳ II lớp 8; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình

- Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.

- Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá được các hành vi và chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác,

- HS có thái độ học tập đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình.

2. Năng lực cần hướng tới :

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để bổ sung kịp thời các kiến thức cơ bản phục vụ việc kiểm tra đánh giá. Biết lập kế hoạch tự học tự tìm kiếm kiến thức trong sách vở, thông qua sách báo và các nguồn tư liệu khác nhau để hoàn thành kế hoạch học tập và đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc chủ động xây dựng những kế hoạch ôn tập hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

- Năng lực đặc thù:

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước, tích cực chủ động hội nhập vào nền văn hóa thế giới, rèn luyện kỹ năng lao động cần cù, sáng tạo cho bản thân.

Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân lập và nâng cao nhận thức của bản thân về việc tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc trên thế giới

3. Phẩm chất:

Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất như:

Trung thực: Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập hoàn thành có chất lượng bài kiểm tra giữa kỳ để đạt kết cao

Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, tích cực, chủ động để hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân.

Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, rèn luyện, tích cực áp dụng những kiến thức đã học vào đời sống. Tích cực ôn tập và củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra.

II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 2 gồm các bài và chủ đề sau

Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân

Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

III. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Kiểm tra tập trung tại lớp

- Kiểm tra theo hình thức kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm: 30%TN và 70 TL

- Kiểm tra theo ma trận và đặc tả

- Số lượng đề kiểm tra: 2 đề ( đề 1 và đề 2)

IV.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II

TT​
Nội dung
kiến thức​
Mức độ nhận thức​
Tổng​
Nhận biết​
Thông hiểu​
Vận dụng​
Vận dụng cao​
CH​
Điểm​
CH​
Điểm​
CH​
Điểm​
CH​
Điểm​
CH​
Điểm​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
1​
Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
6​
1,5​
0​
1​
0​
3​
0​
6​
1​
1,5​
3​
2​
Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
6​
1,5​
1​
0​
3​
0​
1​
0​
1​
6​
2​
1,5​
4​
Tổng​
12​
0​
3​
0​
0​
1​
0​
3​
0​
1​
0​
3​
0​
1​
0​
1​
12​
3​
3​
7​
Tỷ lệ %​
30​
30​
30​
10​
15​
10​








V.BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II


TT
Nội dung
Mức độ đánh giá
Các mức độ nhận thức​
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
TN​
TL​
1​
Bài 7. Xác định mục tiêu cá nhân
Nhận biết:
- Nêu được thế nào là mục tiêu cá nhân.
- Liệt kê được các loại mục tiêu cá nhân.
Vận dụng
- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân.
- Lập được kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu của bản thân.
6​
0​
0​
0​
0​
1​
0​
0​
2​
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
Nhận biết:
Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.
Thông hiểu:
Trình bày được cách lập kế hoạch chi tiêu.
Vận dụng cao:
Thực hiện được kế hoạch chi tiêu hợp lí của bản thân.
6​
0​
0​
1​
0​
0​
0​
1​
3​
12​
0​
0​
1​
0​
1​
0​
1​












VI. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:


ĐỀ SỐ 1



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:
Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong

A. một khoảng thời gian nhất định. B. mộ nhóm người nhất định.

C. một gia đình cụ thể. D. một hoàn cảnh cụ thể

Câu 2: Phân loại theo thời gian, mục tiêu cá nhân được phân chia thành mục tiêu dài hạn và

A. mục tiêu trung hạn. B. mục tiêu cụ thể.

C. mục tiêu ngắn hạn. D. mục tiêu vô hạn

Câu 3: Việc xây dựng mục tiêu cá nhân phù hợp sẽ đóng vai trò như thế nào cho hoạt động của con người?

A. Định hướng. B. Hỗ trợ. C. Độc lập. D. Quyết định.

Câu 4: Xét theo tiêu chí thời gian, mục tiêu cá nhân có thể chia thành

A. mục tiêu học tập và mục tiêu tài chính. B. mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

C. mục tiêu sức khỏe và cống hiến xã hội. D. mục tiêu trung hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 5: Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu sức khỏe, mục tiêu học tập, mục tiêu gia đình, mục tiêu sự nghiệp,… là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Thời gian thực hiện. B. Năng lực thực hiện.

C. Lĩnh vực thực hiện. D. Khả năng thực hiện.

Câu 6: Chia mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là cách phân loại dựa trên tiêu chí nào sau đây?

A. Lĩnh vực thực hiện. B. Khả năng thực hiện.

C. Năng lực thực hiện. D. Thời gian thực hiện.

Câu 7: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. kế hoạch chi tiêu. B. kế hoạch rèn luyện.

C. kế hoạch hội thảo. D. kế hoạch học tập.

Câu 8: Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Kế hoạch chi tiêu. B. Quản lí tiền hiệu quả.

C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.

B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.

C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

Câu 10: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 11: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.

B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.

D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Câu 12: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.

D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: ( 3 điểm) Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:


a. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu.

b. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ.

c. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền của bố mẹ.

d. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chi lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chi chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.

Câu 2: ( 3 điểm):

Bạn P học lớp 8A. Bạn P có thân hình khá gầy nên thường bị các bạn trong lớp trêu chọc. Bạn P cảm thấy buồn và quyết tâm thay đổi. Bạn P đặt ra mục tiêu sẽ cải thiện sức khoẻ và hình thể của bản thân sau sáu tháng. Để đạt được mục tiêu đó, mỗi ngày, bạn P dậy sớm tập thể dục và ăn uống điều độ, đủ chất. Sau sáu tháng, cơ thể của bạn P đã phát triển cân đối, mạnh khoẻ hơn. Bạn P cảm thấy tự tin hẳn và suy nghĩ rằng sẽ chủ động chia sẻ, hướng dẫn một số bạn khác trong lớp về những gì mình đã làm được.

Em hãy xác định mục tiêu cá nhân mà bạn P đặt ra. Nhận xét về mục tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu mà bạn Hùng đặt ra.

Câu 3: ( 1 điểm): Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.

Bố mẹ cho H tiền để mua đồ dùng học tập và ăn sáng nhưng H mua quà vặt và các đồ dùng không cần thiết. Vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của mình, H còn hỏi vay tiền bạn thân là S để mua thêm những thứ đồ xa xỉ.

Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của H. Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?





ĐỀ SỐ 2



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:
Việc cá nhân đưa ra những kết quả cụ thể mà mình mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. biện pháp cá nhân. B. mục tiêu cá nhân.

C. giải pháp cá nhân. D. hoàn cảnh cá nhân.

Câu 2: Phân loại theo thời gian, mục tiêu cá nhân được phân chia thành mục tiêu ngắn hạn và

A. mục tiêu trung hạn. B. mục tiêu cụ thể.

C. mục tiêu dài hạn. D. mục tiêu vô hạn

Câu 3: Việc xây dựng mục tiêu cá nhân có tác dụng như thế nào để cá nhân quyết tâm hành động?

A. Hỗ trợ. B. Động lực. C. Độc lập. D. Quyết định.

Câu 4: Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Định hướng cho hoạt động của con người.

B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.

C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.

D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.

Câu 5: Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Cụ thể. B. Phi thực tế.

C. Thiếu tính khả thi. D. Không đo lường được.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tiêu chí khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Thực tế. B. Cụ thể. C. Khả thi. D. Mơ hồ.

Câu 7: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

A. kế hoạch chi tiêu. B. kế hoạch tiết kiệm.

C. kế hoạch cá nhân. D. kế hoạch học tập.

Câu 8: Việc xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Kế hoạch chi tiêu. B. Quản lí tiền hiệu quả.

C. Kế hoạch tài chính. D. Mục tiêu tài chính.

Câu 9: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính. B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C. Thực hiện được tiết kiệm. D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.

B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.

C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

Câu 11: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.

B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.

D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

Câu 12: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.

B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.

D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 ( 3 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:


a. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu.

b. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ.

c. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền của bố mẹ.

d. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chi lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chi chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.

Câu 2: ( 3 điểm):

Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn Th có rất nhiều ý tưởng cho những ngày này. Ban Th dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, bạn Th đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng khi học được một thời gian ngắn, bạn Th cảm thấy chán và cũng không biết mình học để làm gì. Thế là, bạn Th chuyển qua xem trước nội dung bài học lớp 9. Được mấy hôm, bạn Th lại lơ là rồi bỏ dở. Cứ thế, kỉ nghỉ hè trôi qua mà bạn Th chưa làm được điều gì.

Em hãy xác định mục tiêu cá nhân mà bạn Th đặt ra. Nhận xét về mục tiêu và kết quả thực hiện mục tiêu mà bạn Hùng đặt ra.

Câu 3: ( 1 điểm): Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.

X có thói quen mua hàng chỉ với mục đích được bạn bè để ý hoặc để thể hiện bản thân là người biết cách tiêu tiền. Bạn thân khuyên X không nên chi tiêu như vậy, nhưng X gạt đi và cho rằng chi tiêu là phải theo cảm xúc, chỉ cần mình thích và vui là được.

Em hãy nhận xét cách sử dụng tiền của X. Nếu là bạn của X, em sẽ khuyên X như thế nào?























































HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
A
B
C
D
A
A
C
D
Câu
11
12
Đáp án
B
C


II. PHẦN TỰ LUẬN



Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
- Trường hợp a) Nhận xét: bạn Lan đã thiết lập được cho mình một thói quen chi tiêu hợp lí. Thói quen chi tiêu này giúp Lan có thể cân đối tài chính, tránh chi tiêu vào những việc không cần thiết.
- Trường hợp b) Nhận xét: Bạn Nam đã biết cách chi tiêu hợp lí; đồng thời, hành động của Nam còn cho thấy, bạn ấy có sự quan tâm tới bạn bè và có ý thức giữ gìn sức khỏe
- Trường hợp c) Nhận xét: Bạn H chưa biết cách lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng: chưa hết tháng H đã hết tiền tiêu.
- Trường hợp d) Nhận xét: Bạn Bình đã biết cách điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
3,0 điểm
Câu 2
(3,0 điểm)
- Mục tiêu cá nhân mà bạn P đặt ra là: Cải thiện sức khoẻ và hình thể của bản thân sau sáu tháng.
- Nhận xét: Bạn P đã biết đặt ra cho mình mục tiêu cá nhân phù hợp cụ thể.
- Kết quả: Bạn P đạt được điều mình mong muốn, vì: P đã xác định được những mục tiêu rõ ràng, cụ thể, phù hợp với khả năng và P luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu đã đặt ra.
3,0 điểm
Câu 3
(1,0 điểm)
Thói quen chi tiêu của H là chưa hợp lí, lãng phí tiền vào những mặt hàng không thiết yếu.
Lời khuyên: H nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn.
Nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn, ví dụ như:
+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
+ Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân.
1,0 điểm
















HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
A
B
A
D
A
A
D
C
Câu
11
12
Đáp án
C
B
II. PHẦN TỰ LUẬN


Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
- Trường hợp a) Nhận xét: bạn Lan đã thiết lập được cho mình một thói quen chi tiêu hợp lí. Thói quen chi tiêu này giúp Lan có thể cân đối tài chính, tránh chi tiêu vào những việc không cần thiết.
- Trường hợp b) Nhận xét: Bạn Nam đã biết cách chi tiêu hợp lí; đồng thời, hành động của Nam còn cho thấy, bạn ấy có sự quan tâm tới bạn bè và có ý thức giữ gìn sức khỏe
- Trường hợp c) Nhận xét: Bạn H chưa biết cách lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng: chưa hết tháng H đã hết tiền tiêu.
- Trường hợp d) Nhận xét: Bạn Bình đã biết cách điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.
3,0 điểm
Câu 2
(3,0 điểm)
- Mục tiêu cá nhân mà bạn Th đặt ra là: Ban Th dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet và xem trước bài học lớp 9
- Nhận xét: Bạn Th đã đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu cá nhân, trong khi bạn không quyết tâm thực hiện một mục tiêu nào
- Kết quả: Bạn Th không đạt được những kế hoạch đã đề ra, vì: Th chưa xác định được mục tiêu chính của mình là gì, mặt khác, trong quá trình thực hiện, Th chưa có sự quyết tâm, thiếu tính kiên trì, nhẫn nại và thiếu sự cố gắng.
3,0 điểm
Câu 3
(1,0 điểm)
Thói quen chi tiêu của X là chưa hợp lí, lãng phí tiền
Lời khuyên: X nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn, ví dụ như:
+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
+ Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân.
+ Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.
+ Chỉ vay tiền khi thực sự cần thiết và phải trả đúng hạn.
1,0 điểm



1710477905298.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---CDV_GDCD8_Đề + Ôn tập GK 2 tập 1.zip
    409.6 KB · Lượt xem: 1
  • YOPO.VN---CDV_GDCD8_Đề + Ôn tập GK 2 tập 2.zip
    767.6 KB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    soạn đề cương gdcd 8 đặt vấn đề gdcd 8 bài 1 đặt vấn đề gdcd 8 bài 4 đề cương gdcd 8 đề cương gdcd 8 cuối học kì 1 đề cương gdcd 8 cuối học kì 2 đề cương gdcd 8 giữa học kì 1 đề cương gdcd 8 giữa học kì 1 có đáp án đề cương gdcd 8 giữa học kì 2 đề cương gdcd 8 giữa kì 1 đề cương gdcd 8 hk1 đề cương gdcd 8 hk2 đề cương gdcd 8 học kì 1 đề cương gdcd 8 học kì ii đề cương gdcd 8 kì 1 đề cương gdcd 8 kì 2 đề cương gdcd giữa kì 1 lớp 8 đề cương gdcd lớp 8 giữa học kì 1 đề cương gdcd lớp 8 hk1 đề cương gdcd lớp 8 hk2 đề cương gdcd lớp 8 học kì 1 đề cương môn gdcd 8 hk1 đề cương môn gdcd 8 hk2 đề cương môn gdcd lớp 8 đề cương môn gdcd lớp 8 học kì 1 đề cương môn gdcd lớp 8 học kì 2 đề cương ôn tập gdcd 8 đề cương ôn tập gdcd 8 giữa học kì 1 đề cương ôn tập gdcd 8 hk2 đề cương ôn tập gdcd 8 học kì 1 đề cương ôn tập gdcd 8 học kì 1 violet đề cương ôn tập gdcd 8 học kì 2 đề cương ôn tập gdcd 8 học kì 2 violet đề cương ôn tập gdcd 8 kì 1 đề cương ôn tập gdcd lớp 8 hk1 đề cương ôn tập giữa kì 1 gdcd 8 đề cương ôn tập giữa kì 2 gdcd 8 đề cương ôn tập môn gdcd lớp 8 hk1 đề cương ôn tập môn gdcd lớp 8 hk2 đề cương ôn thi gdcd 8 hk1 đề cương ôn thi học sinh giỏi gdcd 8 đề cương ôn thi hsg môn gdcd 8 đề gdcd 8 đề gdcd 8 bài 5 đề gdcd 8 cuối học kì 1 đề gdcd 8 giữa học kì 1 đề gdcd 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề gdcd 8 giữa học kì 2 đề gdcd 8 giữa kì 1 đề gdcd 8 hk1 đề gdcd 8 hk2 đề gdcd 8 học kì 1 đề gdcd 8 học kì 2 đề gdcd 8 kì 1 đề gdcd lớp 8 đề gdcd lớp 8 giữa kì 1 đề gdcd lớp 8 hk2 đề gdcd lớp 8 học kì 1 đề học sinh giỏi gdcd 8 đề hsg gdcd 8 đề kiểm tra 15 phút gdcd 8 hk2 đề kiểm tra gdcd 8 cuối học kì 2 đề kiểm tra gdcd 8 học kì 2 đề kiểm tra gdcd 8 học kì 2 violet đề kiểm tra hk2 gdcd 8 đề kt 1 tiết gdcd 8 hk2 đề kt gdcd 8 hk2 đề thi gdcd 8 đề thi gdcd 8 cuối học kì 1 đề thi gdcd 8 cuối kì 2 đề thi gdcd 8 giữa hk1 đề thi gdcd 8 giữa học kì 1 đề thi gdcd 8 giữa học kì 2 đề thi gdcd 8 giữa kì 2 đề thi gdcd 8 hk1 đề thi gdcd 8 hk2 đề thi gdcd 8 hk2 có đáp án đề thi gdcd 8 học kì 1 đề thi gdcd 8 học kì 2 đề thi gdcd 8 học kì 2 có đáp án đề thi gdcd 8 kì 1 đề thi gdcd 8 kì 2 đề thi gdcd giữa hk2 lớp 8 đề thi gdcd lớp 8 đề thi gdcd lớp 8 cuối học kì 2 đề thi gdcd lớp 8 hk1 đề thi gdcd lớp 8 hk2 đề thi gdcd lớp 8 hk2 có đáp án đề thi gdcd lớp 8 học kì 1 đề thi gdcd lớp 8 học kì 2 đề thi giữa hk2 gdcd 8 đề thi hk2 gdcd 8 có đáp án đề thi hk2 môn gdcd 8 đề thi hsg gdcd 8 cấp huyện đề thi hsg gdcd 8 cấp huyện 2019 đề thi hsg gdcd 8 cấp huyện violet đề thi hsg gdcd 8 cấp thành phố đề thi hsg môn gdcd 8 đề thi hsg môn gdcd 8 cấp huyện đề thi hsg môn gdcd 8 violet đề thi môn gdcd 8 học kì 1 đề thi môn gdcd 8 học kì 2 đề thi môn gdcd lớp 8 cuối học kì 2 đề thi trắc nghiệm gdcd 8 hk2 đề trắc nghiệm gdcd 8 đề trắc nghiệm gdcd 8 hk1 đề trắc nghiệm môn gdcd 8
  • Trạng thái
    Không mở trả lời sau này.

    HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,416
    Bài viết
    37,885
    Thành viên
    141,177
    Thành viên mới nhất
    huydeptrai
    Top