- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 196 trang. Các bạn xem và tải BỘ ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 về ở dưới.
I. ĐỌC HIỂU: (10 điểm)
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
(Theo: Đất nước ngàn năm)
Câu 1: (0.5 điểm) Sông Hương đã được miêu tả ở những thời điểm nào?
A. Mùa hè đến, những đêm trăng sáng. B. Mùa hè đến.
C. Những chiều hoàng hôn. D. Buổi sáng nắng đẹp.
Câu 2: (0.5 điểm) Tác dụng của việc lựa chọn thời điểm miêu tả trong đoạn văn
A. Gợi tả những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương.
B. Đó là lúc sông Hương đẹp nhất.
C. Gợi tả những điều huyền bí của sông Hương.
D. Gợi tả vẻ đẹp lung linh của sông Hương.
Câu 3: (0.5 điểm) Văn bản thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Thơ C. Tản văn D. Tiểu thuyết
Câu 4: (0.5 điểm) Các cụm từ sau: một bức tranh phong cảnh, những tiếng ồn ào là cụm từ nào?
A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Không phải cụm từ
Câu 5: (0.5 điểm) Phân tích cấu tạo câu văn được in đậm trong phần trích?
...............................
Câu 6: (0.5 điểm) Câu “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Chơi chữ
Câu 7: (0.5 điểm) Câu văn: “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm” khẳng định điều gì?
A. Khẳng định vẻ đẹp dịu dàng của sông Hương.
B. Khẳng định sức sống bền bỉ của sông Hương.
C. Khẳng định vẻ đẹp của sông Hương.
D. Khẳng định ý nghĩa của sông Hương trong cuộc sống của thành phố Huế.
Câu 8: (0.5 điểm) Màu sắc chủ đạo của sông Hương là màu gì?
A. Màu xanh B. Màu tím C. Màu sáng trắng D. Màu nâu
Câu 9: (2.0 điểm) Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng”?
Câu 10: (4.0 điểm) Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn (10 câu) cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương?
II. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
- Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên.
Câu 1: (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống”
(Trích “Lời ru của mẹ” - Xuân Quỳnh)
Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Nêu đặc điểm của thể thơ mà em vừa xác định. (1.0 điểm)
b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai. (1.0 điểm)
c. Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa lời ru, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? (1.0 điểm)
d. Thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với em sau khi đọc đoạn thơ trên? (1.0 điểm)
Câu 2. (6.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc". Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi con người?
Câu 3. (10.0 điểm) Em hãy phân tích nhân vật người cha trong văn bản “Chiếc bánh mì cháy”.
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BỘ ĐỀ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7
ĐỀ 01
ĐỀ 01
I. ĐỌC HIỂU: (10 điểm)
SÔNG HƯƠNG
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
(Theo: Đất nước ngàn năm)
Câu 1: (0.5 điểm) Sông Hương đã được miêu tả ở những thời điểm nào?
A. Mùa hè đến, những đêm trăng sáng. B. Mùa hè đến.
C. Những chiều hoàng hôn. D. Buổi sáng nắng đẹp.
Câu 2: (0.5 điểm) Tác dụng của việc lựa chọn thời điểm miêu tả trong đoạn văn
A. Gợi tả những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương.
B. Đó là lúc sông Hương đẹp nhất.
C. Gợi tả những điều huyền bí của sông Hương.
D. Gợi tả vẻ đẹp lung linh của sông Hương.
Câu 3: (0.5 điểm) Văn bản thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Thơ C. Tản văn D. Tiểu thuyết
Câu 4: (0.5 điểm) Các cụm từ sau: một bức tranh phong cảnh, những tiếng ồn ào là cụm từ nào?
A. Cụm danh từ B. Cụm tính từ C. Cụm động từ D. Không phải cụm từ
Câu 5: (0.5 điểm) Phân tích cấu tạo câu văn được in đậm trong phần trích?
...............................
Câu 6: (0.5 điểm) Câu “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Chơi chữ
Câu 7: (0.5 điểm) Câu văn: “Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm” khẳng định điều gì?
A. Khẳng định vẻ đẹp dịu dàng của sông Hương.
B. Khẳng định sức sống bền bỉ của sông Hương.
C. Khẳng định vẻ đẹp của sông Hương.
D. Khẳng định ý nghĩa của sông Hương trong cuộc sống của thành phố Huế.
Câu 8: (0.5 điểm) Màu sắc chủ đạo của sông Hương là màu gì?
A. Màu xanh B. Màu tím C. Màu sáng trắng D. Màu nâu
Câu 9: (2.0 điểm) Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng”?
Câu 10: (4.0 điểm) Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn (10 câu) cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương?
II. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
Đọc câu chuyện sau:
Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
- Ông lão nói bằng giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Em hãy viết bài văn phân tích nhân vật “tôi” trong câu chuyện trên.
--------------- Hết ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc hiểu (10đ) | 1 | A. Mùa hè đến, những đêm trăng sáng. | 0.5 |
2 | A. Gợi tả những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương | 0.5 | |
3 | C.Tản văn | 0.5 | |
4 | A.Cụm danh từ | 0.5 | |
5 | Những đêm trăng sáng, dòng sông // là một đường trăng TN CN VN lung linh dát vàng. | 0.5 | |
6 | A.So sánh | 0.5 | |
7 | D.Khẳng định ý nghĩa của sông Hương trong cuộc sống của thành phố Huế. | 0.5 | |
8 | A.Màu xanh | 0.5 | |
9 | + Biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng” Tác dụng: + Nhằm gợi tả vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, kì diệu của sông Hương vào những đêm trăng sáng. Dòng sông lúc này đã trở thành dòng trăng lấp lánh, dòng trăng huyền thoại. + Bp so sánh còn làm cho ngôn ngữ thêm mượt mà, giàu sức biểu cảm. | 2.0 | |
10 | - Viết đúng hình thức đoạn văn - Văn viết có hình ảnh, cảm xúc từ ngữ hình ảnh đẹp, câu văn đúng chính tả ngữ pháp - Đảm bảo các ý sau + Đoạn trích “ Sông Hương" (trích “Đất nước ngàn năm”) cũng cho ta nhiều thương mến bởi vẻ đẹp trong những thời khắc khác nhau của Hương Giang. + Sông Hương nổi bật với vẻ đẹp biến hoá theo thời khắc trong ngày, theo mây trời, theo cảnh vật hai bên bờ: Khi thì tươi mát với những màu xanh “xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước” khi lại đột ngột biến thành dải lụa đảo ửng hồng cả phố phường. Vẻ đẹp ấy khiến ta nhớ đến vẻ duyên dáng của “ Dòng sông mặc áo” (Nguyễn Trọng Tạo). + Đẹp nhất là khi “Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng” lúc này, sông Hương có dịp phô diễn hết vẻ dịu dàng, mềm mại, lung linh, huyền ảo, thanh mát khiến ta như lạc vào miền thơ của ca dao cổ tích. Dòng sông quê hương xứ Huế mộng mơ – dòng sông mang trong mình chất thơ, chất hoạ, chất nhạc luôn ru vỗ con người Huế đậm nghĩa tình. + Đoạn trích đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chứa chan bao tình cảm mến yêu - Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. | 0.5 0.5 3.0 | |
Phần Viết (10đ) | | a. Yêu cầu về hình thức: - Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy; văn phong trong sáng, có cảm xúc, bài làm có các ý rõ ràng, biết đánh giá nhân vật.. b. Yêu cầu nội dung: Đảm bảo một số vấn đề cơ bản sau: +) Mở bài - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và khái quát được đặc điểm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích. +) Thân bài: * Khái quát bối cảnh của câu chuyện: - Cậu bé gặp người ăn xin trên đường nhưng thật éo le, cậu không có tiền bạc hay vật chất gì đáng giá để cho ông cụ. - Trước tình huống đó, cậu bé chỉ biết nắm tay người ăn xin và nói những lời ấm áp yêu thương đề chia sẻ với nỗi bắt hạnh của ông cụ. => Câu chuyện ngắn, nhà văn tạo dựng bối cảnh đơn giản nhưng lại giúp nhân vật thể hiện tính cách, phẩm chất của mình. * Phân tích nhân vật tôi: *1. Nhân vật “tôi” trong câu chuyện là một cậu bé có tấm lòng đẹp, biết yêu thương, sẻ chia với những cuộc đời, con người bất hạnh trong cuộc sống. - Nhân vật “tôi” đã gặp một người ăn xin đã già với “đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi”. Nhìn ông vô cùng đáng thương. Khi gặp cậu, ông cụ đã chìa tay xin, mong cậu tỏ lòng thương cảm và ban phát cho ông một chút gì đó để làm vơi đi nỗi bắt hạnh. - Cậu biết cho cụ cái gì, khỉ mà cậu không hề có tiền bạc hay bất cứ thứ gì có thể để biếu cụ. - Ánh mắt của ông cụ vẫn dõi theo và chờ đợi khiến cậu nhói lòng. - Đứng trước tình thể oái oăm đó, cậu chỉ biết nắm lấy đôi bàn tay gầy guộc, xanh xao, nóng hỗi của ông cụ: “Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hỏi của ông”, nhìn cụ với ánh mắt trìu mến, đầy tình thương yêu, sự cảm thông, sẻ chia. Và cuối cùng, cậu lấy hết can đảm nói với ông cụ: “Xin ông đừng giận cháu!Cháu không có gì cho ông cả” -> Những cử chỉ, lời nói ấm áp yêu thương của cậu còn đáng giá hơn tiền bạc, vật chất đối với ông cụ. Chính cái nhìn đầy cảm thông, hành động và lời nói ấm lòng của nhân vật "tôi” với cụ đã khiến trái tìm người ăn xin trở nên ấm áp vô cùng. Bởi vậy, dù không nhận được ở cậu bé một món quà bằng vật chất (đối với người ăn xin điều đó vô cùng quan trọng) nhưng cụ vẫn nở nụ cười bởi cụ trân trọng tấm lòng nhân hậu của cậu. *.2. Nhân vật “tôi” mặc đù còn nhỏ nhưng đã biết cách đối nhân xử vô cùng văn hóa rất đáng trân trọng. - Khi gặp tình thể khó xử, nhân vật "tôi" đã có cách giải quyết vô cùng, văn hóa, vừa trao đi yêu thương vừa giúp cho người đối diện cảm thấy được tôn trọng, ấm lòng, không có cảm giác bị xa lánh, coi thường. Tay cậu run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hồi của người ăn xin khiến chúng ta vô cùng xúc động. Cái nắm tay tình cảm mang theo bao ân tình, sự cảm thông, sẻ chia của cậu bé dành cho ông cụ đó là cách mà cậu đang trao yêu thương, rất đáng trân trọng. Đây là cách cư xử rất khéo léo, ấm áp nghĩa tình. - Những cử chỉ, hành động, lời nói rất thiện chí, chứa đựng tình cảm chân thành, đong đầy yêu thương của cậu bé đã khiến cho người ăn xin hấy được tôn trọng, được sẻ chia. Và ông cụ đã “nhìn tôi chăm chăm. đôi môi nở nụ cười: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Nụ cười c ủa cụ cũng làm cho cậu cảm thấy ấm áp và chính cậu “cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó”. Phải chăng cả cái mà cả ông cụ và cậu bé đó nhận được đó chính là sự tôn trọng, là sự thấu hiểu, sẻ chia ấm áp tình người? Và chính điều đó còn có giá trị hơn những món quà vật chất. * Đánh giá chung: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Câu chuyện kể ở thứ nhất, nhân vật "tôi" là người trực tiếp tham gia các sự ng câu chuyện nên kể lại một cách chân thực, tạo độ tin cậy cao cho người đọc. + Tác giả làm nổi bật tính cách, phẩm chất nhân vật “tôi” qua ngôn ngữ, hành động. + Cách đặt nhan đề thú vị, gợi sự tò mò cho người đọc khám phá câu chuyện; nhan để thể hiện được chủ đề của văn bản. Ý nghĩa của hình tượng nhân vật. + Nhân vật "tôi trong câu chuyện không có một đồng tiền nào cho người ăn xin nhưng có một thứ đáng giá hơn của cải, vật chất mà cậu đã trao cho ông cụ đó chính là tình thương, là sự thấu hiểu, sẻ chia đầy tình nhân ái. Tình yêu thương của cậu bé đành cho người ăn xin thật đáng trân trọng. c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của câu chuyện. - Rút ra bài học và liên hệ bản thân. | 1.0 1.0 1.0 (6.0) 2.0 2.0 1.0 1.0 1.0 |
ĐỀ 02
Câu 1: (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Lời ru ẩn nơi nào
Giữa mênh mang trời đất
Khi con vừa ra đời
Lời ru về mẹ hát
Lúc con nằm ấm áp
Lời ru là tấm chăn
Trong giấc ngủ êm đềm
Lời ru thành giấc mộng
Khi con vừa tỉnh giấc
Thì lời ru đi chơi
Lời ru xuống ruộng khoai
Ra bờ ao rau muống”
(Trích “Lời ru của mẹ” - Xuân Quỳnh)
Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Nêu đặc điểm của thể thơ mà em vừa xác định. (1.0 điểm)
b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai. (1.0 điểm)
c. Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc họa lời ru, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao? (1.0 điểm)
d. Thông điệp có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với em sau khi đọc đoạn thơ trên? (1.0 điểm)
Câu 2. (6.0 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc". Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình đối với mỗi con người?
Câu 3. (10.0 điểm) Em hãy phân tích nhân vật người cha trong văn bản “Chiếc bánh mì cháy”.
CHIẾC BÁNH MÌ CHÁY
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.
Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”
Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:
“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”
Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.
Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành, bền vững con ạ.
Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”
–––––––– Hết ––––––––
HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Yêu cầu | Điểm |
1 | ĐỌC – HIỂU | 4.0 |
a. (1.0 điểm) | - HS xác định đúng thể thơ năm chữ (ngũ ngôn). - Đặc điểm của thơ năm chữ: + Mỗi dòng thơ có năm chữ (tiếng), thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3 thậm chí ngắt nhịp 1/2 hoặc 4/1. Các dòng ở cùng một khổ trong bài thơ không nhất thiết phải ngắt nhịp giống nhau. + Thơ năm chữ có thể gieo vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách hoặc vần hỗn hợp. Bài thơ năm chữ có thể có nhiều vần. | 0.5 0.25 0.25 |
b. (1.0 điểm) | - HS chỉ ra được dấu hiệu của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ thứ hai: “Lời ru là tấm chăn”, “Lời ru thành giấc mộng”. - Tác dụng: Giúp cách diễn đạt của lời thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm, giúp chúng ta hình dung một cách cụ thể, sinh động về lời ru của mẹ. + Làm nổi bật tình mẫu tử - tình mẹ thiêng liêng, ấm áp và mong ước đẹp đẽ về tương lai mà mẹ dành cho con. + Phải có một trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương đối với con, tác giả mới phát hiện và ghi lại cảm xúc một cách chân thành mà sâu sắc đến thế. - HS nêu được dấu hiệu, phân tích tác dụng nhưng chưa đủ ý: 0.5 - 0.75 điểm. - HS không làm hoặc xác định sai: 0 điểm | 0.25 0.25 0.25 0.25 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!