Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,135
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6 cấp huyện CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 17 file trang. Các bạn xem và tải đề thi học sinh giỏi ngữ văn 6 cấp huyện về ở dưới.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN BÌNH LỤC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LỚP 6
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2021-2022

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc - hiểu (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

Quê hương là một tiếng ve,

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi,

Dòng sông con nước đầy vơi,

Quê hương là một góc trời tuổi thơ.

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng,

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.

Quê hương là dáng mẹ yêu,

Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về...

(Trích Quê hương, Nguyễn Đình Huân)​

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cùng thể loại mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6.

Câu 2: Tìm từ láy có trong đoạn thơ trên? Giải thích nghĩa của từ láy vừa tìm được?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Trong đoạn thơ trên, quê hương hiện lên qua những hình ảnh, âm thanh quen thuộc nào? Nhận xét của em về những hình ảnh đó.

Câu 5: Thông điệp có ý nghĩa nhất mà đoạn thơ mang đến cho em là gì?

Phần II: Làm văn (14,0 điểm)

Câu 1


Từ đoạn thơ trong phần I: Đọc - hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vai trò của quê hương trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 2

“Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất…Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã đem đến cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.

(Trích Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang)

Dựa vào đoạn văn trên, bằng những quan sát thực tế và trí tưởng tượng của em, hãy hóa thân thành hạt mưa xuân để kể về cuộc đời mình.

…………….Hết…………….

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!






HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI

MÔN: NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2021-2022



  • YÊU CẦU CHUNG
  • Hướng dẫn chấm nêu những yêu cầu cơ bản chỉ mang tính định hướng.Vì vậy giám khảo cần linh hoạt khi chấm:
  • + Cần đánh giá bài làm của học sinh trong chỉnh thể, không đếm ý choi điểm; cần trân trọng, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
  • + Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả kiến giải đó không có trong hướng dẫn chấm nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.
  • Giữ nguyên điểm đánh giá bài làm của học sinh( không làm tròn điểm).
  • YÊU CẦU CỤ THỂ
CÂU
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
ĐIỂM
Phần I: Đọc hiểu (6 điểm)
1. Kĩ năng: Thí sinh trả lời câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
2. Kiến thức:
Câu 1
- Thể thơ: Lục bát
- Bài thơ Chuyện cổ nước mình; Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ
0,5
0,5
Câu 2
- Từ láy: mêng mang, liêu xiêu
+ mênh mang: rộng lớn đến mức gây cảm giác mung lung, mờ mịt.
+ liêu xiêu: ở trạng thái ngả nghiêng xiêu lệch như muốn đổ, muốn ngã.
0,5
0,5
0,5
Câu 3
- HS chỉ ra được một biện pháp tu từ trong các biện pháp sau:
+ Điệp ngữ: quê hương được lặp lại 4 lần.
- Tác dụng: làm nhịp điệu bài thơ thêm dồn dập, gợi cảm xúc và nhấn mạnh vai trò quan trọng của quê hương.
+ So sánh: Quê hương là tiếng ve; là góc trời tuổi thơ; là cánh đồng vàng; là dáng mẹ yêu.
- Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương.
0,5

0,5
Câu 4
- Quê hương gợi lên qua những hình ảnh: dòng sông, góc trời, cánh đồng vàng; âm thanh: tiếng ve, lời ru.
=> Những hình ảnh, âm thanh gần gũi, giản dị, thân thuộc với mỗi con người.Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.
0,5


1,0
Câu 5
- HS chỉ ra được thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân và lý giải hợp lý:
+ Vai trò của quê hương.
+ Giáo dục tình yêu quê hương.
1,0
Phần II: Làm văn (14 điểm)
Câu 1
1. Kĩ năng:
- Đáp ứng đúng yêu cầu của một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ). Bố cục rõ ràng, hợp lí , lời văn chính xác, biểu cảm, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ít mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần đảm bảo được các ý sau:
a. Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề nghị luận
0,5​
b. Thân đoạn:
- Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên; nơi có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi người; nơi có tuổi thơ yêu dấu, có mẹ, có những gì bình dị, thân thuộc.
- Nhớ về quê hương, ta nhớ những gì gần gũi, thiêng liêng nhất: một tiếng ve, lời ru của mẹ, dòng sông, con nước đầy vơi; góc trời tuổi thơ; cánh đồng vàng; dáng mẹ yêu.
- Hình ảnh quê hương luôn ghi sâu trong tâm trí mỗi người.
- Tự hào, yêu quý, trân trọng quê hương, có ý thức xây dựng quê hương.
( HS nêu được một số dẫn chứng tiêu biểu)
3,0​
c. Kết đoạn: Khái quát lại vấn đề.
0,5​







Câu 2





















Dựa vào đoạn văn đã cho trong đề bài và bằng những quan sát cuộc sống, trí tưởng tượng phong phú, em hãy hóa thân thành hạt mưa mùa xuân kể chuyện về cuộc đời mình.
1. Kĩ năng:
- Học sinh biết làm bài văn dạng: Kể chuyện tưởng tượng. Biết lựa chọn ngôi kể thích hợp: ngôi kể thứ nhất.
- Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt mạch lạc, giữa các phần, các đoạn có sự liên kết hợp lý, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm… Có cách kể, diễn đạt tốt, mới mẻ.
2. Kiến thức: Học sinh tưởng tượng và kể sao cho thú vị và sáng tạo, hấp dẫn , nhưng cần bám vào đặc điểm và vai trò của hạt mưa mùa xuân. Về cơ bản cần đảm bảo được các ý sau:
a. Mở bài: Hạt mưa mùa xuân giới thiệu về mình.
0,5​
b. Thân bài:
9,0​
* Kể về đặc điểm của hạt mưa mùa xuân
- Mùa đông mưa ẩn mình trong những đám mây…
- Xuân về, mưa xuân vui phới phới, những hạt mưa bé nhỏ theo gió và những luồng không khí ấm áp bay đi khắp nơi...
3,0
* Kể về vai trò của hạt mưa mùa xuân
- Kể diễn biến sự việc mưa xuân gặp đất mẹ và gieo mầm sự sống sinh sôi nảy nở.
- Mặt đất đang kiệt sức cằn khô, cây cối trơ trụi, khẳng khiu …bắt đầu biến đổi khi mưa xuống (miêu tả cụ thể).
- Mưa hóa thân vào màu xanh, hoa lá, sông suối, đất đai để bắt đầu một cuộc đời mới đầy ý nghĩa.



3,0
* Cảm xúc của hạt mưa xuân
- Xúc động, tự hào vì kết quả của sự gieo mầm sống ấy là hoa thơm trái ngọt.
- Mưa xuân chia sẻ về niềm hạnh phúc của mình và mong muốn mọi người hãy làm việc tốt, có ý nghĩa để cuộc sống mỗi ngày tốt đẹp hơn.
3,0
c. Kết bài: Tình cảm của hạt mưa mùa xuân với thiên nhiên, với con người.
0,5​


























PHÒNG GD- ĐT
HUYỆN NAM TRỰC

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ Văn – Lớp 6

Thời gian làm bài : 120 phút
(Đề thi gồm 2 trang )


PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

“ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021.

Thiên thần của chị!

Em đang ngủ hồn hiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa Covid, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với em thật nhiều về những tháng ngày chị cùng em ở trong khu cách ly này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nỗi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.

Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển “khu vực cách ly đặc biệt” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc của những tấm lòng ấm áp, yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm châu phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch Covid – 19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế”. Tất cả cùng hòa chung “Vũ điệu rửa tay - Ghen Covy”. Tất cả cùng đồng lòng “Chống dịch như chống giặc”, và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.”

(Trích “Bức thư đạt giải Nhất cuộc thi viết thư UPU quốc tế lần thứ 50” năm 2021)​

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

Câu 2. (1,0 điểm) Trong bức thư, người chị nhắc đến những ai và nhắc đến những thông điệp gì?

Câu 3. (0,5 điểm) Người chị nhận thấy bên trong tấm biển: “Khu vực cách ly đặc biệt” là điều tuyệt vời nào?

Câu 4. (1,5 điểm) Ghi lại câu văn nêu lên quan niệm về hạnh phúc trong đoạn trích trên? Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Câu 5. (1,5 điểm) Câu văn: “Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì” có sử dụng nghệ thuật tu từ nào? Nêu tác dụng của nghệ thuật tu từ đó?

Câu 6. (1,0 điểm) Bản thân em đã làm gì để phòng chống đại dịch Covid-19?



PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)


Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau:

“Con bắt gặp mùa xuân

Trong vòng tay của mẹ

Ước chi vòng tay ấy

Ôm hoài tuổi thơ con”.​

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)​

Câu 2. (10,0 điểm)

Có một câu nói rất hay và ý nghĩa: “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi mà là người không có lấy một ước mơ”. Em hãy viết một câu chuyện về ước mơ.

------ HẾT -----------
















































PHÒNG GD- ĐT
HUYỆN NAM TRỰC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ Văn – Lớp 6

Thời gian làm bài : 120 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 3 trang )

Phần
Câu
Nội dung
Điểm​
Phần I. Đọc hiểu
6 điểm​
1- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0.5​
2- Người chị đã nhắc đến những nhân viên y tế ở tuyến đổi dịch, em bé, chị.
- Người chị nhắc tới thông điệp:
+ Thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn – Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế",
+ “Vũ điệu rửa tay - Ghen Covy”.
+ “Chống dịch như chống giặc".
1​
3- Người chỉ nhận thấy bên trong tấm biển: “Khu vực cách ly đặcc biệt” kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp, yêu thương.
0.5​
4- Câu văn: “Hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu và thương giữa con người”,
- HS bộc lộ quan điểm: Đồng tình với quan điểm của người chị
+ Lí giải: Theo người chị “ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi” chỉ là những hạnh phúc về vật chất còn hạnh phúc thực sự phải là về tinh thần: Đó là niềm tin về tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người,
(HS cũng có thể đưa ra các quan điểm khác và giải thích hay, hợp lí GV vẫn cho điểm)
0.5


0.5

1.0​
5- Nghệ thuật ẩn dụ: “những con người thầm lặng” chỉ đội ngũ y bác sĩ nơi tuyến đấu chống dịch.
- Tác dụng:
+ Gợi tả chân thực về hình ảnh các y bác sĩ đang chống dịch giống, như những anh hùng dũng cảm, thầm lặng ngày đêm hi sinh bản thân mình để đây lủi dịch bệnh Coid 19,
+ Bộc lộ niềm xúc động, biết ơn vô hạn đối với đội ngũ y bác sĩ.
+ Làm cho câu văn thêm sinh động và hấp dẫn.
0.5

1​
6HS nêu được một số biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19 như sau:
- Thực hiện tốt thông điệp 5K: ““Khẩu trang - Khử khuẩn – Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế".
- Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe chống lại dịch bệnh.
- Luôn biết giúp đỡ, chia sẻ yêu thương với mọi người xung quanh.
- Tích cực tuyên truyền về những tác hại của dịch bệnh và cách phòng chống dịch.
1​
Phần II. Tạo lập văn bảnCâu 1Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn trích trong bài “Vòng tay mùa xuân” của Hoàng Như Mai.
4 điểm​
a. Về kỹ năng:
- Đảm bảo hình thức một đoạn văn.
- Trình bày mạch lạc, lời văn chính xác, biểu cảm, sáng tạo, đúng chính tả.
- Xác định đúng vấn đề: bộc lộ cảm nghĩ của em về đoạn thơ.
b. Về kiến thức:
- HS có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau:
*Mở đoạn: Giới thiệu và nêu cảm xúc của em về đoạn thơ trong bài “Vòng tay mùa xuân”
* Thân đoạn: Bộc lộ cảm xúc, ấn tượng của em về các chi tiết trong đoạn thơ.
- Hai câu đầu: Người con trong đoạn thơ bắt gặp được mùa xuân ở rất gần “trong vòng tay mẹ”.
[ Cảm xúc về sự gần gũi, ấp áp của vòng tay mẹ
- Hai câu cuối thể hiện ước mơ của con: “Ước chi vòng tay ấy /Ôm hoài tuổi thơ con”.
+ Nghệ thuật hoán dụ “Vòng tay” gợi hình ảnh người mẹ hiền luôn ôm ấp, yêu thương, che chở, dìu dắt, bảo vệ con,
+ Giọng thơ tha thiết thể hiện mong ước bé nhỏ, bình dị nhưng ẩn chứa bao nỗi niềm tâm trạng và cảm xúc của con: Con yêu mẹ, mong ước luôn được sống bên mẹ, trong vòng tay mẹ đủ ấm áp đề ôm trọn tuổi thơ của con.
* Kết đoạn: Khái quát chung về nghệ thuật, nội dung đoạn thơ, bộc lộ cảm xúc và liên hệ.
0.5

3.0












0.5​
Câu 2Có một câu nói rất hay và ý nghĩa: “Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi mà là người không có lấy một ước mơ”. Em hãy viết một câu chuyện về trớc mơ.
10 điểm​
a. Về kĩ năng:
- Hình thức: viết thành bài văn hoàn chỉnh, có bố cục 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Biết vận dụng các yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
- Dùng từ, đặt câu chính xác, phù hợp.
- Chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả, trình bày khoa học.
b. Về kiến thức:
- Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miệu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh kể lại câu chuyện về ước mơ.
- HS có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
*Mở bài: Giới thiệu câu chuyện về ước mơ.
1​
* Thân bài: Kể chi tiết câu chuyện về ước mơ.
- HS lựa chọn ngôi kể phù hợp, có thể kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.
- HS phải xây dựng được câu chuyện với những tình tiết hợp lí, hấp dẫn. - Truyện có lời kể, lời thoại ấn tượng.
8​
* Kết bài: Nêu cảm xúc và ý nghĩa của câu chuyện.
1​
* Lưu ý:

- Trên đây là định hướng chấm,trong quá trình chấm, GV vận dụng linh hoạt biểu điểm, trân trọng những sáng tạo của học sinh.

- Điểm toàn bài cho lẽ đến 0,25; không làm tròn điểm trong từng câu.

........HẾT...













PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP THỊ XÃ
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 01 trang)


PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:


Lặng rồi cả tiếng con ve,

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.

Nhà em vẫn tiếng ạ ời,

Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.

Lời ru có gió mùa thu,

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.

Những ngôi sao thức ngoài kia,

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Đêm nay con ngủ giấc tròn,

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Mẹ, Trần Quốc Minh, theo Thơ chọn và lời bình, NXB Giáo dục, 2002)

Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Từ “Bàn tay” trong câu thơ “Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 2 (1.0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy muốn bày tỏ tình cảm gì?

Câu 3 (1.5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:

“Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

PHẦN II: VIẾT (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)


Từ cảm nhận về bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ về ý nghĩa của lời ru đối với việc bồi đắp tâm hồn mỗi người.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong giấc mơ, em lạc vào một khu vườn cổ tích. Ở đó, em gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh và chàng tặng cho em cây đàn thần. Với cây đàn thần trong tay, em đã làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống. Hãy tưởng tượng và viết lại câu chuyện cổ tích của riêng mình.



--------------------------Hết----------------------------



Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.



Họ và tên thí sinh:.................................................. Số báo danh:.....................



PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU OLYMPIC CẤP THỊ XÃ
NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 01 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG

- Giám khảo cần nắm bắt kĩ nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh việc đếm ý cho điểm.

- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và năng lực sáng tạo...

II. YÊU CẦU CỤ THỂ



PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Phần
Câu
Nội dung
Điểm



I
ĐỌC HIỂU
1
- Thể thơ: lục bát
- “Bàn tay” được hiểu theo nghĩa gốc.
0.25 điểm
0.25 điểm
2
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.
- Người con đang bày tỏ tình cảm thấu hiểu, yêu thương và biết ơn với người mẹ của mình.
0.5 điểm
0.5 điểm
3
- Biện pháp tu từ:
+ Ẩn dụ: “giấc tròn”: cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở, dành tất cả tình yêu thương cho con.
+ So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” - ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời, nâng đỡ con vượt qua mọi khó khăn, gian khổ
=> Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.


0.5 điểm


0.5 điểm​


0.5 điểm









II
VIẾT






1
a. Đảm bảo hình thức, yêu cầu của đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của lời ru đối với việc bồi đắp tâm hồn mỗi người.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Đối với lớp 6, học sinh có thể tự do trình bày ý kiến cá nhân, không nhất thiết phải đầy đủ các ý như đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, nhưng cần có sự lí giải hợp lí. Sau đây là định hướng:
* Mở đoạn: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
* Thân đoạn:
- Giải thích: lời ru là gì?
+ Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ…
+ Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, dân ca, hò vè.
- Ý nghĩa của lời ru đối với việc bồi đắp tâm hồn con người:
+ Thể hiện tình mẹ bao la mà cụ thể trong sự quan tâm, chăm sóc con hàng ngày.
+ Thể hiện niềm hi vọng của mẹ mong con lớn lên khoẻ mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này.
+ Định hướng nhân cách, phẩm chất và hành động (yêu thương, đồng cảm, sẻ chia…) cho con qua những câu chuyện, những ước mơ, khát vọng mẹ gửi gắm trong lời ru.
+ ...
* Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của lời ru và nhận thức hành động đúng của bản thân.
+ Những lời ru mộc mạc, giản dị mà thấm đẫm yêu thương đã, đang và sẽ bồi đắp cho tâm hồn con người những tình cảm nhân văn cao đẹp.
+ Chúng ta cần biết trân trọng, gìn giữ những giá trị tinh thần của dân tộc qua những lời hát ru.
* Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ… phù hợp với vấn đề nghị luận.
* Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu ngữ pháp.
0.25 điểm
0.25 điểm

1.0 điểm



























0.25 điểm

0.25 điểm​






2
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: có đầy đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
c. Triển khai vấn đề rõ ràng, đầy đủ, thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt năng lực viết đã học để làm bài hiệu quả cao.

Bài viết cần đảm bảo các nội dung:
* Mở bài:
Giới thiệu nhân vật, sự việc (giới thiệu tình huống gặp gỡ để dẫn dắt phát triển câu chuyện).
* Thân bài: kể diễn biến câu chuyện:
- Trong mơ em lạc vào thế giới cổ tích kì diệu. Ở đó, em gặp Thạch Sanh và chàng đã tặng cho em cây đàn thần. (Lưu ý: có thể lúc này Thạch Sanh đã lên ngôi vua).
+ Hoàn cảnh gặp gỡ: gặp ở đâu? Thời điểm nào? Có những ai? (Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp)
+ Cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Thạch Sanh và mọi người có mặt (tạo được điểm nhấn cho nhân vật về hình dáng, lời nói, hành động).
+ Lí do được Thạch Sanh tặng cây đàn thần.
+ Tâm trạng, cảm xúc vui mừng khi được Thạch Sanh tặng cây đàn thần.
- Những việc làm có ích trong cuộc sống khi dùng cây đàn thần để mang đến những điều may mắn, tốt lành cho cuộc sống con người:
+ Giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn (đồng bào bị thiên tai, những người bị tật nguyền…).
+ Trừng trị người độc ác, làm việc phi pháp.
+ Ngăn chặn chiến tranh…
+ Giúp đỡ những bệnh nhân đang mắc bệnh Covid-19; đẩy lùi dịch bệnh…
(* Lưu ý: Học sinh có thể chỉ cần tập trung vào khai thác, làm rõ một đến hai việc làm có ích, có sức lan toả tính nhân văn phù hợp với khả năng, nhận thức của mình. Việc làm ấy cũng cần phải có tính thực tế, thiết thực chứ không viển vông.)
- Khi làm những việc ấy, em có gặp khó khăn, trở ngại gì không? Cây đàn thần có tạo nên điều kì diệu giúp em thực hiện được ý muốn của mình không? Cảm xúc, tâm trạng của em khi làm được việc có ích ấy. Thái độ, tình cảm của mọi người dành cho em.
* Kết bài: kết thúc cuộc gặp gỡ.
+ Tâm trạng, sự lưu luyến, tiếc nuối…
+ Mong muốn những điều tốt đẹp trong cổ tích sẽ đến với những người hiền lành, thật thà, tốt bụng ngoài cuộc đời.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
0.5 điểm

0.5 điểm

3.0 điểm








































0.5 điểm

0.5 điểm​


Trên đây là những gợi ý, giám khảo cần linh hoạt đáp án khi chấm. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu trên; cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có năng lực văn học.






--------------------------Hết----------------------------​





UBND THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
năm học 2021 -2022
Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút​
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

"Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm​
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mải lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em ỵêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân."
(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra từ láy trong các từ sau: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi.
Câu 3. Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ, đó là biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
"Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân ”
Qua đó tác giả muốn gửi gắm điều gì đến bạn đọc?
Câu 5. Bài thơ “Yêu lắm quê hương” đã tái hiện nên bức tranh với những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Hãy nêu cảm nhận về hình ảnh mà em yêu thích nhất bằng đoạn văn từ 5-7 câu.
II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh yêu quê hương đất nước đối với mỗi con người.
Câu 2 (10,0 điểm)
Trong giấc mơ lạc vào khu vườn cổ tích, tình cờ em được gặp một nhân vật trong câu chuyện cổ mà em yêu mến và được nghe nhân vật đó kể lại câu chuyện cuộc đời mình. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
—Hết—​
Họ và tên:..........................................................................số báo danh........................
Giám thị 1:.........................................................................Giám thị 2:.......................

UBND THÀNH PHỐ PHỦLÝ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
A. Hướng dẫn chung

Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng hợp bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.

Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và biểu điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Những bài viết chưa thật đủ ý, toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.

B. Hướng dẫn cụ thể và biểu điểm

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

1. Kĩ năng
: Học sinh trả lời các câu hỏi theo đúng yêu cầu, ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.

2. Kiến thức

Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,0 điểm)
Thế thơ: Lục bát
0,5​
Phương thức biêu đạt chính: biểu cảm
0,5​
2
(0,5 điểm)
- Các từ láy: Thong thả, chon von, lốm đốm, rười rượi
0,5​
3
(1 điểm)
Những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ: Yêu, em yêu. Đỏ là biện pháp tu tử: điệp từ (điệp ngữ).
0,5​
Tác dụng: nhằm nhấn mạnh, khẳng định tình cảm yêu mến tha thiết của nhà thơ đối với những cảnh đẹp của quê hương.
0,5​
4
(1 điểm)
Hai câu thơ: “Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân "
Nội dung: tình yêu quê hương của tác giả không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước; là hành trang theo tác giả trên bước đường tạo dựng cuộc sống
Qua đó tác giả muôn nhắn nhủ mỗi con người phải luôn hướng về quê hương, yêu quê hương từ những gì gân gũi, bình dị nhất, quê hương là điểm tựa để mỗi con người cố gắng sống đẹp.
5
(2,0 điểm)
Nêu cảm nhận về hình ảnh mà em yêu thích nhất bằng đoạn văn từ 5- 7 câu.
Học sinh có thể lựa chọn hình ảnh mà em yêu thích trong bài thơ, cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản sau:
Đúng cấu trúc đoạn văn ngắn, đủ số câu, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính, dùng từ, đặt câu.
Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh thiên nhiên trong bức tranh cảnh quê hương chung
Nêu cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của hình ảnh đó: yêu mến thích thú
II. PHẦN LÀM VĂN( 14,0 ĐIỂM)



CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
(4,0 điểm)
Từ nội dung phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh yêu quê hương đất nước đối với mỗi con người.
Kĩ năng
Đáp ứng yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề quen thuộc trong cuộc sống.
Bố cục rõ ràng, hợp lý, có lập luận phù hợp; khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2. Kiến thức: Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề, biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song về cơ bản cần đảm bảo được các ý sau:
- Tình yêu quê hương là tình cảm tốt đẹp mỗi con người cần có, quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
- Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội.
- Bàn luận: Tình cảm đối với quê hương sẽ gợi nhắc đến tình yêu đất nước. Hướng về quê hương không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc.
- Phê phán: Có thái độ phê phán trước những hành vi không coi trọng quê hương, suy nghĩ chưa tích cự về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, phản bội lại quê hương; không có ý thức xây dựng quê hương.
- Bài học nhận thức: Có nhận thức đúng đắn về tình cảm đối với quê hương; có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đâu xây dựng quê hương; xây đắp bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi con người.

0.5


1.0



0.5






0.75
Trong giấc mơ lạc vào khu vườn cổ tích, tình cờ em được gặp một' nhân vật trong câu chuyện cổ mà em yêu mến và được nghe nhân vật đó kể lại câu chuyện cuộc đời mình. Hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó.
2
(10 điểm)
l. Kĩ năng
- Học sinh biết cách làm bài văn dạng: Kể chuyện tưởng tượng.
- Lựa chọn ngôi kể thích hợp: ngôi kể thứ nhất.
2. Hình thức
- Bài viết đảm bảo có bố cục hoàn chỉnh, diễn đạt mạch lạc, liên kết hợp lý giữa các đoạn văn; kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm, đối thoại
3. Nội dung
Đề bài ra theo hướng mở nên HS có thể lựa chọn câu chuyện theo trí tưởng tượng của bản thân, gắn với nội dung cuộc đời của một nhân vật mà em yêu thích,cần đảm bảo các nội dụng cơ bản sau:
a,Mở bài: (0,5 đ)
Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ nhân vật
b,Thân bài (8,5 đ)
Diễn biến của cuộc gặp gỡ:
+ Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng).
+ Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ (kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm).​
+ Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.
c,Kết bài (0,5 đ)
Nêu ấn tượng về nhân vât, cảm xúc của em.

9.5​
d, Sáng tạo: Bài viết có nội dung sáng tạo độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề yêu cầu.
e, Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
0.5​
Thang điểm:
Điểm từ 9-10 : Hiểu rõ yêu cầu đề bài, đáp ứng được các yêu cầu về kĩ năng, hình thức và nội dung. Vận dụng đúng phương pháp làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, diễn biến rõ ràng, mạch lạc, kể chuyện kết hợp với miêu tả. Bài làm có nhiều yếu tố sáng tạo, có cảm xúc tự nhiên.
Điểm từ 7- 9,0: Hiểu rõ yêu cầu đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về kĩ năng, hình thức và nội dung. Vận dụng đúng phương pháp làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, diễn biến hợp lý, kể chuyện kết hợp với miêu tả. Bài làm có một số chi tiết sáng tạo, có cảm xúc.
Điểm từ 5,0- 7,0: Hiếu đề, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về kĩ năng hình thức và nội dung. Vận dụng đúng phương pháp làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, diễn biến câu chuyện hợp lý, kể chuyện kết hợp với miêu tả. Bài làm có sáng tạo, cảm xúc.
- Điểm từ 3,0- 5,0: Bài làm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về kĩ |năng, hình thức và nội dung. Vận dụng đúng phương pháp làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, có bộc lộ cảm xúc. Còn mắc mội số lỗi về diễn đạt, ít yếu tố miêu tả.
Điểm từ 0,5- 3,0: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng đúng phương pháp làm bài văn kể chuyện tưởng tượng, diễn đạt lan man; mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Học sinh làm bài lạc đề.




—Hết—

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC





(Đề thi gồm có: 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ
NĂM HỌC
MÔN THI: NGỮ VĂN 6
Ngày thi:

Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề


Câu 1. (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ quá, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng nắng chiều tỏa xuống ánh nước cửa hang mà suy nghĩ việc đời như thế.

(Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài, Ngữ văn 6, tập 2)

1. Đoạn văn tả cảnh gì?

2. Những từ in đậm trong đoạn văn thuộc loại từ nào?

3. Xác định thành phần câu trong câu văn:

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

4. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn được tạo ra bằng cách nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 2. (2 điểm)

Trong tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã miêu tả chị Dậu:

Cái xinh xinh của cặp môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen giòn và cái nuột nà của người đàn bà hai mươi tư tuổi vẫn không đánh đổ được những cái lo phiền, buồn bã trong đáy tim.

Chỉ rõ từ loại của các từ in đậm trong câu văn trên.

Câu 3. (4 điểm)

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con người trong đoạn thơ sau: Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...

(Mưa - Trần Đăng Khoa, Ngữ văn 6, tập 2)​

Câu 4. (10 điểm)

Câu chuyện để lại bài học ý nghĩa sâu sắc mà cuộc sống đã ban tặng cho em.





--------------------------------HẾT-------------------------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!



Họ và tên thí sinh
:................................................. Số báo danh:................








PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HDC ĐỀ CHÍNH THỨC



HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ
MÔN THI: NGỮ VĂN 6
(Bản hướng dẫn chấm có 02 trang)
Câu 1
Hướng dẫn giải
Điểm
(4 điểm)​
1. Đoạn văn tả cảnh thế giới loài vật trên ao hồ.
0,5​
2. Những từ in đậm trong đoạn văn thuộc loại từ láy.
0,5​
3. Mấy hôm nọ, trời// mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước
TN1 C1 V1 TN2
mặt, nước// dâng trắng mênh mông.
C2 V2
1​
4. Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn được tạo ra bằng cách:
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động tính chất của vật: (cua cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc, cốc...) cãi cọ; Tôi ( Dế Mèn) suy nghĩ việc đời
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật: họ (cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két); anh (Cò); tôi (Dế Mèn).
- Tác dụng: Góp phần gợi tả cuộc sống mưu sinh ồn ào, tấp nập, vất vả, cực nhọc của thế giới loài vật. Đồng thời làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người, như con người.
0,5

0,5

1​
Câu 2
(2 điểm)
(2 điểm)​
Danh từ: (cái) xinh xinh, (cái) mịn màng, (cái) nuột nà, (cái) lo phiền, buồn bã
1​
Tính từ: đỏ tươi, đen giòn
1​
Câu 3
(4 điểm)

(4 điểm)​
Yêu cầu chung:
Đảm bảo bố cục của một đoạn văn; diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có ý chính sau:
Mọi vật biến đổi trong cơn mưa rào ở làng quê. Nhưng con người với tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, vẫn vững vàng làm chủ thiên nhiên.

4​
Câu 4
(10 điểm)
(10 điểm)​
Yêu cầu chung:
Đảm bảo bố cục của một bài văn tự sự; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, ngôi kể phù hợp.
Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể kể theo nhiều cốt truyện khác nhau đảm bảo trình tự hợp lí, hấp dẫn. Khuyến khích bài viết sáng tạo.
Mở bài:
Giới thiệu nhân vật, sự việc.
2.Thân bài:
Kể diễn biến các sự việc theo trình tự hợp lí để lại bài học ý nghĩa sâu sắc có thể về sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ; về lòng dũng cảm, sự can đảm; về tình bạn, tình thầy trò...
3. Kết bài:
Kết thúc câu chuyện và bày tỏ cảm nghĩ.
1


8


1​
Điểm toàn bài
(20 điểm)


Lưu ý khi chấm bài:

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án. Tùy theo mức độ sai phạm về nội dung và hình thức mà trừ điểm từng phần cho phù hợp.

- Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.








1684212982051.png


PASS GIẢI NÉN: yopovn.Com

THẦY CÔ, CÁC EM DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---ĐỀ THI HSG VĂN 6-.zip
    439.7 KB · Lượt tải : 5
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề văn 6 bộ đề văn lớp 6 các dạng đề văn 6 các đề thi ngữ văn 6 giữa học kì 1 chuyên đề ngữ văn 6 violet chuyên đề văn 6 học kì 2 chuyên đề văn 6 kì 1 download đề văn lớp 6 giáo án chủ đề ngữ văn 6 violet giáo án chủ đề văn 6 kì 1 ngữ văn 6 bài chủ đề và dàn soạn đề cương ngữ văn 6 học kì 1 tài liệu dạy anh văn lớp 6 tài liệu dạy thêm văn 6 tài liệu bồi dưỡng văn 6 tài liệu môn văn 6 tài liệu ngữ văn 6 chân trời sáng tạo tài liệu ngữ văn lớp 6 tài liệu on tập ngữ văn 6 tài liệu tham khảo ngữ văn 6 tài liệu tham khảo văn 6 tài liệu văn 6 văn 6 cánh diều đề 6 bài văn số 7 lớp 9 đề anh văn lớp 6 đề bài văn lớp 6 đề bài văn số 6 lớp 8 đề bồi dưỡng văn 6 đề cương anh văn lớp 6 học kì 1 đề cương môn ngữ văn lớp 6 kì 1 đề cương môn văn 6 học kì 2 đề cương môn văn lớp 6 học kì 1 đề cương ôn tập ngữ văn 6 kì 1 đề cương ôn tập văn 6 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 đề cương ôn tập văn 6 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 violet đề cương ôn tập văn 6 kì 1 đề cương văn 6 học kì 1 đề cương văn 6 kì 1 đề cương văn 6 kì 2 đề cương văn lớp 6 kì 1 đề giữa kì văn 6 đề khảo sát chất lượng giữa kì 1 văn 6 đề khảo sát giữa kì 1 văn 6 đề kiểm tra 1 tiết văn 6 học kì 1 đề kiểm tra 1 tiết văn 6 kì 2 đề kiểm tra 15 phút văn 6 kì 1 đề kiểm tra anh văn 6 học kì 1 đề kiểm tra anh văn lớp 6 giữa kì 1 đề kiểm tra cuối kì 1 văn 6 đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 6 violet đề kiểm tra giữa kì 1 văn 6 cánh diều đề kiểm tra giữa kì 1 văn 6 violet đề kiểm tra ngữ văn 6 học kì 1 violet đề kiểm tra văn 6 đề kiểm tra văn 6 15 phút đề kiểm tra văn 6 giữa kì 1 đề kiểm tra văn 6 kết nối tri thức đề kiểm tra văn 6 kì 1 đề kiểm tra văn lớp 6 đề kiểm tra văn lớp 6 giữa kì 1 đề ngữ văn 6 đề ngữ văn 6 giữa kì 1 đề ngữ văn lớp 6 đề ngữ văn lớp 6 giữa học kì 1 đề on tập ngữ văn 6 học kì 2 đề ôn văn lớp 6 đề thi anh văn 6 học kì 1 đề thi anh văn 6 học kì 2 đề thi anh văn giữa kì 1 lớp 6 đề thi anh văn lớp 6 giữa học kì 1 đề thi anh văn lớp 6 giữa kì 1 đề thi anh văn lớp 6 học kì 1 2018 đề thi anh văn lớp 6 học kì 1 2020 đề thi giữa kì 1 anh văn 6 đề thi giữa kì 1 môn anh văn lớp 6 đề thi giữa kì 1 môn văn 6 đề thi giữa kì 1 ngữ văn 6 cánh diều đề thi giữa kì 1 văn 6 cánh diều đề thi giữa kì 1 văn 6 năm 2019 đề thi giữa kì 1 văn 6 violet đề thi giữa kì ngữ văn lớp 6 cánh diều đề thi giữa kì văn 6 cánh diều đề thi giữa kì văn 6 kết nối tri thức đề thi giữa kì văn 6 kì 1 đề thi hk2 văn 6 năm 2020 đề thi học kì 1 môn ngữ văn 6 violet đề thi học kì 1 văn 6 violet đề thi học kì 2 văn 6 mới nhất đề thi học sinh giỏi văn 6 kì 1 đề thi học sinh giỏi văn 6 mới nhất đề thi hsg văn 6 bắc giang đề thi hsg văn 6 cấp thành phố đề thi hsg văn 6 mới nhất đề thi hsg văn 6 năm 2019 đề thi hsg văn 6 năm 2021 đề thi hsg văn 6 violet đề thi kì 1 anh văn 6 đề thi kì 2 văn 6 violet đề thi kiểm tra văn giữa kì 1 lớp 6 đề thi lớp 6 kì 1 môn văn đề thi môn văn 6 giữa kì 2 đề thi môn văn 6 học kì 2 đề thi ngữ văn 6 học kì 1 năm 2017 đề thi ngữ văn 6 học kì 1 violet đề thi olympic văn 6 đề thi olympic văn 6 năm 2019 đề thi văn 6 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 6 giữa học kì 1 đề thi văn 6 giữa kì 1 đề thi văn 6 giữa kì 1 có đáp án đề thi văn 6 kì 1 đề thi văn 6 kì 1 có đáp án đề thi văn 6 kì 2 đề thi văn 6 kì 2 năm 2020 đề thi văn 6 kì 2 violet đề thi văn 6 năm 2020 đề thi văn 6 năm 2021 đề thi văn giữa kì 1 lớp 6 năm 2021 đề thi văn lớp 6 giữa kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 6 giữa kì 1 năm 2021 đề thi văn lớp 6 kết nối tri thức đề thi văn lớp 6 kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 6 môn đề văn 6 đề văn 6 cánh diều đề văn 6 chân trời sáng tạo đề văn 6 có ma trận đề văn 6 có đáp án đề văn 6 cuối kì 1 đề văn 6 cuối kì 2 đề văn 6 giữa kì 1 đề văn 6 giữa kì 1 kết nối tri thức đề văn 6 giữa kì 2 đề văn 6 học kì 1 đề văn 6 học kì 2 đề văn 6 học sinh giỏi đề văn 6 kể chuyện tưởng tượng đề văn 6 kết nối tri thức đề văn 6 kì 1 đề văn 6 kì 1 kết nối tri thức đề văn 6 kì 2 đề văn 6 trực tuyến đề văn giữa kì 1 lớp 6 đề văn kì 1 lớp 6 đề văn kiểm tra học kì 1 lớp 6 đề văn lớp 6 đề văn lớp 6 có đáp án đề văn lớp 6 cuối kì 1 đề văn lớp 6 giữa học kì 1 đề văn lớp 6 giữa kì 1 đề văn lớp 6 hay đề văn lớp 6 hk2 đề văn lớp 6 học kì 1 đề văn lớp 6 học kì 2 đề văn lớp 6 học kì 2 có đáp án đề văn lớp 6 học kì 2 năm 2020 đề văn lớp 6 học kì 2 năm 2021 đề văn lớp 6 kì 1 đề văn lớp 6 kì 2 đề văn lớp 6 lên lớp 7 đề văn lớp 6 năm 2021 đề văn lớp 6 tả người thân đề văn lớp 6 thi giữa kì 2 đề văn lớp 6 thi học kì 1 đề văn số 6 lớp 11 đề văn số 6 lớp 12 đề văn số 6 lớp 7 đề văn số 6 lớp 8 đề văn số 6 lớp 9 đề văn thi giữa học kì 1 lớp 6 đề văn thi giữa kì 1 lớp 6 đề văn thi vào lớp 6 năm 2020 đề văn vào lớp 6 đề viết văn số 6 lớp 10 đề viết văn số 6 lớp 9 đề đọc hiểu ngữ văn 6 kì 1 đề đọc hiểu văn 6 kì 1 đề đọc hiểu văn 6 ngoài chương trình
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top