Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,388
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn CHƯƠNG TRÌNH MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 543 trang. Các bạn xem và tải bộ đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn về ở dưới.
BỘ ĐỀ ÔN THI – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

=================



ĐỀ SỐ 1

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ BÀI:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:


Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

(Đăng Tâm, “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” )

Câu 1. “Những giấc mơ trở về tuổi thơ” mang lại cho nhân vật “tôi” cảm giác gì?

Câu 2. Câu văn “Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả…” mang hàm ý gì?

Câu 3. Tìm và chỉ ra các phép liên kết câu được dùng trong đoạn văn?

Câu 4. Hãy tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được Đăng Tâm sử dụng trong đoạn văn?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm).

Câu 1.
Từ việc hiểu “niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất” trong ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường đối với mỗi người?

Câu 2. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1).

=== Hết ==











HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu
Yêu cầu
Điểm
I.
ĐỌC - HIỂU
1​
“Những giấc mơ trở về tuổi thơ” mang lại cho nhân vật “tôi” cảm giác ấm áp, bình yên, hạnh phúc.
0,5​
2​
Hàm ý của câu ‘Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả…”: Mỗi thành viên lớp trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường…
0,5​
3​
Phép liên kết câu chính được sử dụng trong đoạn văn : Phép thế.
- “Bản nhạc đó” - thế cho “Giấc mơ tuổi học trò”/ “Bản nhạc Ballad”.
- “Tất cả” - thế cho những người bạn của nhân vật trữ tình.
0,5
0,25​
0,25
4​
Biện pháp tu từ chủ yếu được Đăng Tâm sử dụng :
- Liệt kê :
+ “Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh”
+ “…Trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất…”
- Ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) : “Giấc mơ tuổi học trò du dương…”
- So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad…”
Tác dụng :
- Việc kết hợp giữa 3 biện pháp tu từ đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của một thời tuổi thơ.
- Làm bật nên khao khát bình dị đó là được quay ngược thời gian trở về tuổi học trò của tác giả.
- Khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy cô, biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý của “giấc mơ tuổi học trò”.
(Cho điểm tối đa nếu HS hoàn thành được 2/3 yêu cầu câu hỏi)
0,5







0,5
II.
LÀM VĂN
1.
Nghị luận xã hội
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của nhà trường đối với mỗi người.
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng… Có thể trình bày theo hướng sau:
* Giải thích:
Nhà trường là cơ sở giáo dục, là nơi truyền tải những tri thức bổ ích cho học sinh. Những kiến thức được truyền tải từ nhà trường có mức độ chuẩn hóa cao, khoa học và có định hướng, phương pháp rõ ràng.
* Bàn luận:
+ Vai trò của nhà trường.
- Nhà trường nói chung và ngành đào tạo giáo dục nói riêng có một vai trò, tầm ảnh hưởng to lớn trong việc đào tạo ra nhân tài, lực lượng lao động có chuyên môn, chất lượng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.
- Nhà trường luôn là môi trường tốt đẹp, chuẩn mực với tất cả mọi người, không chỉ riêng với học sinh, đó là nơi hội tụ của tinh hoa tri thức, tinh hoa đạo đức, những lối sống, phép hành xử chuẩn mực.
- Nhà trường – thế giới của tri thức, nơi chắp cánh ước mơ, sống trong tình yêu thương của thầy cô, bạn bè… Đó là những tình cảm trong sáng và cao đẹp. Bước qua cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra.
+ Mở rộng vấn đề.
Phê phán những học sinh có thái độ học tập hay cư xử thiếu đúng đắn, không chịu khó học tập, không nghe lời thầy cô, văng tục, chửi bậy, hành xử thiếu suy nghĩ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh ngôi trường của mình đang theo học...
* Bài học nhận thức và hành động:
Những tấm gương sống và học tập tốt của các thầy cô cũng như học sinh sẽ làm rạng danh nhà trường.





0,25






0,5










0,25​
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề
0,25​
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25​
2.Nghị luận văn học
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương.
0,25​
c. HS triển khai vấn đề thành luận điểm cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày theo hướng sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận.
-
Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn ở vùng núi Thanh Hóa viết sách và nuôi mẹ già.
- “Truyền kì mạc lục” - ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền, là tác phẩm văn xuôi đầu tiên của Việt Nam được viết bằng chữ Hán. Một trong những truyện tiêu biểu nhất là “Chuyện người con gái Nam Xương” - Câu chuyện kể về cái chết đầy oan khuất của người phụ nữ đẹp người, đẹp nết – Vũ Nương. Cuộc đời nàng đã để lại cho bạn đọc những xót xa thương cảm.
* Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.
+ Vũ Nương: Đẹp người, đẹp nết:

Tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, gia đình “kẻ khó” tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
- Lấy chồng con nhà hào phú, ít học lại có tính đa nghi. Sau khi chồng bị bắt đi lính, nàng phải một mình phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ, hoàn cảnh đó càng làm sáng lên những nét đẹp của nàng.
- Vũ Nương là người phụ nữ thuỷ chung, son sắt trong tình nghĩa vợ chồng: Là người vợ đảm đang, luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực thủy chung không màng danh vọng. Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”, ngày chồng ra trận nàng chỉ mong “ngày trở về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi” chứ không mong “mang được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về”, “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”, “chỉ có cái thú vui nghi gia nghi thất”, mong ngày “hạnh phúc sum vầy”… Nàng luôn giữ cho tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui. Nàng là một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực!
- Là nàng dâu hiếu thảo: Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo khuyên lơn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ".
- Là người mẹ hết mực thương con:Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi chồng đi đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ: để con trai vơi bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha.
+ Vũ Nương: Người phụ nữ dám phản kháng để bảo vệ nhân phẩm, giá trị của mình:
- Khi chồng trở về, bị hàm oan, nàng đã kiên trì bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ nhân phẩm giá trị của mình qua những lời thoại đầy ý nghĩa.
- Khi không thể minh oan, nàng quyết định dùng cái chết để khẳng định lòng trinh bạch.
- Đòi giải oan, kiên quyết không trở lại với cái xã hội đã vùi dập nàng: “đa tạ tình chàng, thiết chẳng trở về nhân gian được nữa”.
=> Vũ Nương đẹp người đẹp nết đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc mà lại không được. Vũ Nương đã hết sức cố gắng vun đắp cho hạnh phúc gia đình, hi vọng vào ngày sum vầy, ngay cả khi nó sắp bị tan vỡ. Nhưng cuối cùng nàng đành phải chấp nhận số phận, hạnh phúc gia đình tan vỡ không bao giờ có được hạnh phúc, bản thân đau đớn, phải chết một cách oan uổng. Để lại nỗi buồn ai oán và sự thương cảm nơi người đọc.
* Đánh giá:
+ Câu chuyện về cuộc đời Vũ Nương đem đến bao suy tư, trăn trở cho người đọc về hạnh phúc gia đình. Vũ Nương đã tha thiết bày tỏ nỗi niềm và ước mong về cuộc sống gia đình hạnh phúc. Lúc mới về nhà chồng, khi chồng đi lính cũng như khi gia đình có nguy cơ tan vỡ nàng luôn nghĩ đến hạnh phúc gia đình, làm mọi chuyện để gìn giữ mái ấm ấy. Song cuộc đời cũng thật trớ trêu, một người phụ nữ vẹn toàn đức hạnh, đặt gia đình lên trên hết lại phải gánh chịu nỗi oan khuất và gia đình cũng từ đó mà tan vỡ. Sương khói giải oan tan đi, chỉ còn một sự thực cay đắng: nỗi oan của người phụ nữ không một đàn tràng nào giải nổi. Sự ân hận muộn màng của người chồng, đàn cầu siêu của tôn giáo đều không cứu vãn được hạnh phúc thực sự của người phụ nữ. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình: Hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể được xây sựng trên cơ sở của tình yêu thương chân chính, có sự cảm thông và sẻ chia, sự thấu hiểu, tôn trọng, tin tưởng nhau đừng để cho những điều vô hình, mong manh (như chiếc bóng) giết chết tình yêu, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
+ Đặc sắc nghệ thuật của truyện:
- Tạo tình huống tuyện đầy kích tính.
- Những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật.
- Có yếu tố truyền kì và hiện thực vừa hoang đường.





0,5














1.75





























1.25












0,5









0,25
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25​
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25​


------------ HẾT ------------

=======================================



ĐỀ SỐ 2

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ BÀI:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:


Đối với giới trẻ ngày nay, việc sử dụng thường xuyên chiếc điện thoại thông minh như một phần không thể thiếu. Song việc giới trẻ lạm dụng và bị phụ thuộc vào nó đang là một thực trạng đáng bàn. Nhiều bạn trẻ dành phần lớn thời gian sử dụng điện thoại để tán gẫu, xem phim, nghe nhạc, chơi những trò chơi trực tuyến,…; không còn hứng thú với những trò chơi ngoài trời, với những quyển sách, các hoạt động phong trào… Những người trẻ có thể ngồi “chém gió” thâu đêm với bạn bè nhưng lại không thể dành chút thời gian để tâm sự, nói chuyện cùng cha mẹ, người thân trong gia đình. Gia đình trở nên lạnh nhạt, xa cách, thiếu quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Tình trạng không chuyên tâm học hành, bạo lực học đường, lối sống lệch lạc… Xuất hiện ngày càng nhiều cũng một phần có lý do từ việc ảnh hưởng của thế giới ảo đó.

Không ai có thể phủ nhận những tiện ích mà công nghệ hiện đại mang lại nhưng để phát huy hiệu quả những tính năng, tiện ích của nó, giới trẻ nên có/ tập/ tạo thói quen sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh.”.


(Nguyễn Mai, Giới trẻ và việc lạm dụng các sản phẩm công nghệ trong giao tiếp, theo ).

Câu 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2. Tìm thành phần khởi ngữ có trong đoạn trích trên?

Câu 3. Em hãy khái quát nội dung của đoạn trích?

Câu 4. Hãy cho biết em đã làm gì để thể hiện mình sử dụng sản phẩm công nghệ “một cách thông minh”?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm).

Câu 1.
Từ nội dung ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện facebook trong lứa tuổi học sinh hiện nay.

Câu 2. Cảm nhận về vẻ đẹp riêng của Thúy Vân, Thuý Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (Ngữ văn 9, tập 1):

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”


== Hết ===



HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu
Yêu cầu
Điểm
I.
ĐỌC - HIỂU
1​
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
0,5​
2​
Thành phần khởi ngữ: Đối với giới trẻ ngày nay.
0,5​
3​
Nội dung của đoạn trích:
- Những tác hại, ảnh hưởng tiêu cực khi giới trẻ lạm dụng sản phẩm công nghệ thông tin.
- Lời khuyên đối với các bạn trẻ để phát huy hiệu quả tính năng, lợi ích của sản phẩm công nghệ hiện đại.

0,5

0,5​
4​
HS có thể trình bày. theo hướng:
Chỉ sử dụng sản phẩm công nghệ hiện đại khi cần thiết.
Sử dụng phù hợp với nhu cầu bản thân, không lạm dụng.
Không để bản thân bị chi phối bởi các sản phẩm công nghệ.
(Cho điểm khi HS nêu được từ 2 việc làm trở lên).
1,0​
II.
LÀM VĂN
1.
Nghị luận xã hội
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng… Có thể trình bày theo hướng sau:
* Giải thích.
- Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi, Facebook có thể sử dụng dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
- Nghiện facebook là việc quá lạm dụng, bị lôi cuốn bởi facebook và lệ thuộc nó đến mức quên đi những thứ khác.
* Bàn luận.
- Facebook là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, …
- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online.
- Facebook giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: quan niệm sống, phong cách thời trang…
- Nơi quảng cáo, kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp.
- Giúp bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn.
- Là nơi bạn có thể trút giận và chia sẻ vui buồn.
* Mở rộng (Tác hại của Facebook).
- Lâm vào tình trạng nghiện Facebook, làm lãng phí thờ gian của con người.
- Bạn có thể bị lấy cắp thông tin khi tham gia Facebook
- Nhiều người sử dụng Facebook với mục đích xấu như: nói xấu, bôi nhọ danh phẩm người khác,….
- Làm con người càng tin vào thế giới ảo, không quan tâm đến thế giới thực; Làm con người lâm vào các trạng thái tiêu cực như: ghen tỵ, mặc cảm, đua đòi,….
* Giải pháp và bài học:
- Nhà nước: đưa ra các biện pháp sử dụng Facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên Facebook.
- Nhà trường: quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng Facebook một cách có hiệu quả.
- Bản thân: có ý thức đúng đắn khi sử dụng Facebook.


1,0
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
2.Nghị luận văn học
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.

0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25
c. HS triển khai vấn đề thành luận điểm cụ thể, rõ ràng. Có thể trình bày theo hướng sau:
* Giới thiệu đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và bức chân dung của chị em Thúy Kiều. Đánh giá khái quát về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du:
- Thuý Kiều, Thuý Vân là nhân vật chính diện, thuộc kiểu nhân vật lý tưởng trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ - lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người, nhà văn không miêu tả chi tiết cụ thể mà chủ yếu là gợi để làm nổi bật trang giai nhân tuyệt sắc. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của Thuý Kiều, Thúy Vân ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thuý Kiều, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
* Cảm nhận về bức chân dung xinh xắn, đẹp đẽ của hai chị em Thúy Kiều :
a. Vẻ đẹp Thúy Vân.

- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” đã giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Thúy Vân: một vẻ đẹp cao sang, quí phái.
- Bút pháp ước lệ tượng trưng, phép ẩn dụ, nhân hoá: “khuôn trăng”, “nét ngài”, “hoa cười ngọc thốt, “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu; tính cách đoan trang, thùy mị: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm;lông mày sắc nét như mày ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang, thùy mị. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết.
=> Thúy Vân có vẻ đẹp tươi tắn, đoan trang, phúc hậu. Nét nào ở Thuý Vân cũng hoàn hảo hơn những vẻ đẹp vốn có trong thiên nhiên, trời đất và đó còn là sự đầy đặn mĩ mãn của số phận. Ngoại hình của Thúy Vân hoàn mĩ trong khuôn khổ của tạo hóa, vẻ đẹp ấy luôn tạo được sự hoà hợp, êm ấm với xung quanh, khiến cho mây thua, tuyết nhường phải chăng điều đó dự báo một cuộc đời bằng phẳng, suôn sẻ, bình yên không sóng gió.Vẻ đẹp như dự báo trước số phận yên ổn của nàng sau này.
b. Vẻ đẹp Thúy Kiều.
- Số lượng câu thơ gấp ba lần so với miêu tả Thúy Vân chứng tỏ Nguyễn Du dùng hết bút lực – lòng yêu mến vào nhân vật này. Lấy Vân làm nền để làm nổi bật Kiều, Vân xinh đẹp là thế nhưng Kiều còn đẹp hơn. Nếu Vân đẹp tươi thắm hiền dịu thì Thúy Kiều lại đẹp sắc sảo, mặn mà.
- Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn: “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Từ “càng”đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”, “mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn
(dẫn chứng và phân tích dẫn chứng).​
- Bằng bút pháp ước lệ, phép ẩn dụ, không miêu tả nhiều nhưng tất cả đều hoàn mĩ, tập trung tả nét chân dung tiêu biểu của một con người, là “gương” soi là “cửa sổ tâm hồn”. Đôi mắt, không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà ẩn chứa thế giới tâm hồn bên trong.
- Với vẻ đẹp của Vân thiên nhiên chẳng đố kị mà chịu thua, chịu nhường còn với vẻ đẹp của Kiều “hoa ghen”, “liễu hờn” đố kị.
- Không chỉ là giai nhân tuyệt thế mà Kiều còn có tài – rất đa tài. Tố chất thông minh do trời phú, tài làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn đều đến mức điêu luyện.
- So với đoạn tả Thúy Vân, chức năng dự báo còn phong phú hơn. Những câu thơ miêu tả nhan sắc, tài năng dự báo số phận thể hiện quan niệm “thiên mệnh” của nho giáo, thuyết “tài mệnh tương đố” của Nguyễn Du.
-> Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp của sắc, tài, tình và mệnh.Thúy Kiều đẹp sắc sảo mặn mà, lại còn có tài năng hơn người trong quan niệm thẩm mĩ thời phong kiến: cầm, kì, thi, họa. Nàng còn là một cô gái có tâm hồn phong phú, sâu sắc, nhạy cảm. Chân dung Thuý Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hoá phải ghen ghét, các vẻ đẹp khác phải đố kị, tài hoa trí tuệ thiên bẩm "lầu bậc" đủ mùi, cả cái tâm hồn đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã, số phận éo le, gian khổ bởi "Tài tình chi lắm cho trời đất ghen ", "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau". "Trời xanh quen thói mà hồng đánh ghen". Sắc đẹp, tài năng, tâm hồn của Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du đã dự báo trước tương lai, số phận đau khổ bất hạnh của nàng. Cuộc đời Kiều hẳn là cuộc đời “hồng nhan bạc mệnh”.
* Đánh giá:
-
Cách miêu tả khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du rất tinh tế (miêu tả hai vẻ đẹp khác nhau – thấy rõ sự khác biệt).
+ Dùng thủ pháp cổ điển miêu tả: ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố ... nhưng mức độ cho từng nhân vật khác nhau, các chi tiết khác nhau; Nghệ thuật sử dụng ngôn từ độc đáo, đặc biệt là những từ có giá trị gợi tả cao.
- Đoạn trích là những vần thơ tuyệt tác trong Truyện Kiều bởi: Cái tài của Nguyễn Du thật đáng kính nể. Hơn thế là cái tình đáng trọng hơn.


0,5








1,0












2


























0,5​
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0,25
------------ HẾT ------------

=======================================



ĐỀ SỐ 3

Thời gian làm bài: 120 phút

ĐỀ BÀI:

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm).

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:


Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn...)​

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn trên?

Câu 3. Nêu cách hiểu của em về cụm từ “những giá trị có sẵn” trong đoạn trích. Cho biết “giá trị có sẵn”của bản thân em?

Câu 4. Tại sao tác giả lại cho rằng:chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm).

Câu 1.
Từ nội dung phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về sự tự tin trong cuộc sống?

Câu 2. Cảm nhận về vẻ đẹp mùa xuân trong bốn câu thơ đầu và sáu câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
1689749341539.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--Bộ đề vào 10.docx
    1.1 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các đề thi ngữ văn vào 10 đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,376
    Bài viết
    37,845
    Thành viên
    140,920
    Thành viên mới nhất
    thaonhii

    Thành viên Online

    Top