Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
ĐỀ THI TỔNG HỢP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi chuyên lớp 10 môn địa lý TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH QUA CÁC NĂM CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi chuyên lớp 10 môn địa lý về ở dưới.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH SƠN LA
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ
LỚP 10

(Đề này có 1 trang, gồm 5 câu)​
Câu 1 (4 điểm)

  • Lực Côriôlit là gì? Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển trên Trái đất
  • Phân tích nguyên nhân sự phân bố đất và sinh vật trên Trái đất
Câu 2(3 điểm)

Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái đất.Trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa?

Câu 3(4 điểm)

  • Trình bày các giai đoạn trong vòng tuần hoàn nước trên Trái đất
  • “ Sự phân bố nhiệt trên Trái đất có tính đới”, dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân em hãy chứng minh điều đó
Câu 4(5điểm )

  • Giả sử gia tăng dân số của Việt Nam là 1,4% và không thay đổi: Hãy trình bày cách tính toán và điền kết quả vào bảng số liệu dân số của Việt Nam theo bảng dưới đây:
  • Đơn vị: Triệu dân
    • Năm
    • 2005
    • 2006
    • 2007
    • 2010
    • 2012
    • Số dân
    • 85,17
    • Vì sao trong chăn nuôi, cơ sở thức ăn lại có ảnh hưởng lớn đến việc lực chọn các hình thức chăn nuôi?
    • Phân biệt khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
  • Câu 5 (4điểm )
    • Trình bày những vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển
    • Cho bảng số liệu sau:
    • Diện tích và sản lượng lúa của nước ta (1990 - 2013)
  • Năm​
    1990​
    1995​
    1999​
    2006​
    2013​
    Diện tích (nghìn ha)​
    6.042​
    6.765​
    7.653​
    7.324​
    7.900​
    Sản lượng (nghìn tấn)​
    19.225​
    24.963​
    31.393​
    • Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990-2013.
    • Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của nước ta qua thời kỳ 1990-2013.
    • Nhận xét về sự biến động diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta thời kỳ 1990-2013.
    • .................HẾT.....................

  • Người thẩm định Người ra đề
    Người ra đề























    HƯỚNG DẪN CHẤM
    MÔN: Địa lí, LỚP 10
    Lưu ý: Các cách giải khác hướng dẫn chấm, nếu đúng cho điểm tối đa theo thang điểm đã định.
    CÂU
    NỘI DUNG
    ĐIỂM
    1
    (4 điểm)​
    1. Lực Côriôlit là gì? Phân tích tác động của lực Côriôlit đến hoàn lưu khí quyển trên Trái đất
    2,0
    Lực Côriôlit là lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái đất. Các vật thể chuyển động theo vĩ tuyến và theo phương thẳng đứng đều chịu tác động của lực Côriôlit
    0,5

    Không khí bị mặt đất đốt nóng ở Xích đạo nở ra và bay lên cao, đến một độ cao nào đó bị lạnh đi. Do phía dưới vẫn có các dòng khí đi lên , nên khí lạnh này không hạ xuống được mà phải đi về phía hai cực và bị lệch về phía đông do tác dụng của lực Côriôlit. Tới các vĩ độ 300 - 350, độ lệch đã lên tới 900 so với kinh tuyến, các dòng khí chuyển động song song với vĩ tuyến. Tại đây, không khí đã lạnh hẳn, hạ xuống rất mạnh, tạo ra các vùng áp cao bên dưới, làm thành đai áp cao cận nhiệt đới. Sự xuất hiện của đai áp cao này làm phát sinh đai hoang mạc cận nhiệt trên các đại lục và vùng lặng gió trên các đại dương (gọi là vùng vĩ độ ngựa)
    0,5
    Do sự chênh lệch về khí áp, có gió thổi từ hai khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo và hai cực
    • Những luồng gió về phía xích đạo theo kinh tuyến dưới tác động của lực Côriôlit sẽ thổi theo hướng đông bắc – tây nam ở bán cầu Bắc và đông nam – tây bắc ở bán cầu Nam. Gió này được gọi gió Tín phong.
    • Những luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực Côriôlit làm lệch về phía đông, lên tới các vĩ độ 450 - 500 hầu như thổi theo hướng tây – đông, tạo thành đai gió Tây
    0,5
    Những luồng gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về phía xích đạo cũng chịu tác động của lực Côriôlit, tới các vĩ độ dưới 650 đã có phương song song với vĩ tuyến và hướng từ đông sang tây, được gọi là gió Đông
    0,25
    Vùng ôn đới nằm giữa đai gió Đông và đai gió Tây là vòng đai lặng gió. Tại đây, gió thổi đến từ hai phía bắc và nam ngược nhau đã tạo ra nguyên nhân động lực để hình thành đai áp thấp ôn đới
    0,25
    2. Phân tích nguyên nhân sự phân bố đất và sinh vật trên Trái đất
    2,0
    * Nguyên nhân của sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ
    Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt - ẩm)
    0,25
    Do mỗi loài sinh vật thích nghi với một chế độ nhiệt nhất định, đồng thời, nước và độ ẩm là yếu tố quan trọng đối với sinh vật, nên sự phân bố sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhiệt - ẩm. Đối với đất, các yếu tố nhiệt - ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất; ngoài ra, còn có tác động gián tiếp thông qua sinh vật.
    0,5
    Do Trái Đất hình cầu, nên từ xích đạo về cực, cường độ ánh sáng và nhiệt giảm dần, chế độ nhiệt -ẩm cũng có sự thay đổi khác nhau, kéo theo sự phân bố đất và sinh vật tương ứng.
    0,5
    * Nguyên nhân của sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
    Trên sườn núi, khi lên các độ cao khác nhau, nhiệt độ, lượng mưa thay đổi, do đó có sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao.
    0,5
    Ngoài ra, ở các sườn núi khác nhau, do hướng phơi khác nhau nên sự phân bố của thực vật theo độ cao cũng khác nhau.
    0,25
    2
    (3 điểm)​
    1. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái đất.
    1,0
    - Vĩ độ địa lí: Nhiệt độ trung bình năm cao ở xích đạo và chí tuyến (trong đó khu vực chí tuyến có nhiệt độ cao hơn), giảm dần về cực. Biên độ nhiệt ở xích đạo rất thấp (1,8°C), tăng dần về cực.
    0,5
    - Lục địa và đại dương: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều nằm trên lục địa. Biên độ nhiệt ở đại dương nhỏ, ở lục địa lớn.
    0,25
    - Địa hình: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trong tâng đối lưu lên cao 100m giảm 0.6°C). Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi sườn núi.
    0,25
    2. Trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới gió mùa.
    2,0
    Khí hậu nhiệt đới: từ 10° đến 30° vĩ độ Bắc và 5° đến 25° vĩ độ Nam. Khí hậu nhiệt đới được đặc trưng bởi nhiệt độ cao quanh năm và trong năm có một thời kì khô hạn kéo dài (3-6 tháng hanh khô liên tục)
    0,25
    Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, có sự thay đổi theo mùa : một mùa khô trùng với một mùa đông và một mùa hạ ẩm. Thời kì nhiệt độ tăng cao là khoảng thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. Càng lên gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn.
    0,5
    Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa (có ít nhất 3 thang mưa liên tục).
    0,25
    Khí hậu nhiệt đới gió mùa nổi bật với hai đặc điểm: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa, thời tiết diễn biến thất thường.
    0,25
    Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8°C.
    Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, vào sườn núi đón gió hay khuất gió. Mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung từ 70% đến 95% lượng mưa cả năm. Mùa khô (từ XI đến IV) lượng mưa ít.
    0, 5
    Thời tiết diễn biến thât thường. Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn ; Lượng mưa có năm ít có năm nhiều, dễ gây hạn hán lũ lụt.
    0,25
    3
    (4 điểm)​
    1. Trình bày các giai đoạn trong vòng tuần hoàn nước trên Trái đất
    2,0
    Nước phân bố rộng rãi trong lớp vỏ địa lí cũng như trong thủy quyển. Tuy vậy các đối tượng này có quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện trong quá trình tuần hoàn nước.
    Tuần hoàn nước: Trong lớp vỏ địa lí, nước luôn vận động. Tuần hoàn nước là một vấn đề quan trọng nên đã được nghiên cứu từ lâu Ha-lây (E.Halley) (1656-1724) và ngày càng được hoàn thiện. Quá trình này diễn ra cụ thể như sau:
    Các giai đoạn tuần hoàn: Quá trình tuần hoàn được thực hiện theo các giai đoạn sau:
    0,25
    Bốc thoát hơi: Dưới tác động của bức xạ mặt trời, nước bốc hơi từ bề mặt đại dương, hồ đầm, sông ngòi… và cả từ bề mặt đất ẩm. Ngoài ra, sinh vật đặc biệt là rừng cây cũng thoát ra một lượng hơi nước lớn để điều hòa môi trường sống. Hơi nước tồn tại trong khí quyển không nhiểu lắm và tùy điều kiện nhiệt độ, có thể ở các dạng hơi, mây, mù…
    0,25
    Nước rơi: Khi nhiệt độ của không khí hạ thấp, hơi nước sẽ ngưng tụ thành hạt lớn và dưới tác dụng của trọng lực sẽ rời xuống mặt đất tạo thành nước rơi. Nước rơi ở dạng lỏng là mưa hay ở dạng xốp là tuyết thậm chí là ở dạng rắn: mưa đá.
    0,25
    Dòng chảy: khi nước rơi tới bề mặt đất, đại bộ phận sẽ tham ra vào các quá trình bốc hơi. Phần còn lại sẽ tập trung tại các đai trũng và chảy thành dòng, đó là các dòng chảy. Phân lớn các dòng chảy tồn tại ở dạng lỏng : đó là các sông ngòi, một phần khác sẽ ở dạng rắn : đó là các băng hà. Tuyệt đại đa số các dòng chảy là trở lại biển và đại dương.
    0,25
    Ngấm : Trên bề mặt đất, ngoài một phần nước chảy trên mặt, phần còn lại ngấm xuống đất tạo thành nước dưới đất. Ở đây nước cũng chảy thei đất dốc và cuối cùng bị lộ ra bề mặt để cung cấp nước cho ngòi, dưới dạng suối. Suối cũng có dạng xuống và lên (suối phun). Nguồn nước dưới đất cong cấp chủ yếu vào mùa khô để tạo cho sông ngòi có điểu kiện chảy liên tục theo thời gian.
    0,25
    Các loại tuần hoàn: Nước đi rồi lại trở về để hình thành các vòng tuần hoàn nước. Trong quá trình này tùy theo số lượng các đoạn mà nước đã tham gia chứ không phải số lượng nước; có thể chia thành các loại sau:
    Tuần hoàn nhỏ: trong vòng tuần hoàn này, số lượng nước tham gia có thể tới 92% của tổng lượng nước tuần hoàn, song chỉ có hai giai đoạn đầu : tức là bốc hơi và nước rơi. Quãng đường đi rất ngắn.
    0,25
    Tuần hoàn lớn: Ngược lại với tuần hoàn nhỏ, tuần hoàn lớn chỉ bao gồm 8% lượng nước, song lại tới 3 giai đoạn, nếu nước chảy ngay vào sông ngòi và 4 giai đoạn nếu nước thấm xuống đất, sau đó mới cung cấp cho sông ngòi. Như vậy, quãng đường của vòng tuần hoàn này rất dài.
    0,25
    Tuần hoàn lớn có vai trò rất quang trọng trong lớp vỏ địa lí. Chính ở đây đã xảy ra các quá trình trao đôi vật chất và năng lượng góp phần duy trì và phát triển sự sống trên trái đất.
    Do đó, có thể nói : “Nếu đại dương là trái tim khổng lồ” thì sông ngòi là những “ tĩnh mạch chằng chịt” trong lớp vỏ địa lí
    Ngoài ra trong các miền khí hậu khô hạn cũng xảy ra tuần hoàn nước, nhưng với số lượng nhỏ và quy mô hạn chế lại ít quan hệ với các tuần hoàn trên nên gọi là tuần hoàn nội hay tuần hoàn ẩm
    0,25
    2. “ Sự phân bố nhiệt trên Trái đất có tính đới”, dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân em hãy chứng minh điều đó
    2,0
    Sự phân bố nhiệt trên trái đất có tính đới. Do góc nhập xạ giảm đi từ Xích đạo về hai cực, nên nhiệt độ cũng giảm theo.
    0,25
    Từ đó, người ta chia bề mặt trái đất ra làm 5 vòng đai nhiệt : vòng đai nóng nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, hai vòng đai ôn hòa nằm giữa chí tuyến và vòng cực, hai đai lạnh năm giữa vòng cực và cực.
    0,25
    Tuy nhiên, sự phân bố nhiệt độ không chỉ do hình dạng và vị trí của trái đất so với mặt trời quyết định, mà con chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như: sự phân bố lục địa đại dương, các dòng biển nóng và lạnh… nên chí tuyến và vòng cực không được xem là giới hạn tự nhiên của các vòng đai nhiệt. Sự phân biết các vòng đai nhiệt được dựa trên cơ sở là các đường đẳng nhiệt.
    0,5
    - Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm 20°C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, tức là trong khoảng giữa vĩ độ 30° Bắc và Nam.
    0,25
    - Hai vòng đai ôn hòa, giới hạn về phía xích đạo là đường đẳng nhiệt 20°C và về phía cực là đường đẳng nhiệt 10°C của tháng nóng nhất.
    0,25
    - Hai vòng đai lạnh, giới hạn về phía xích đạo là đường đẳng nhiệt 10°C của tháng nóng nhất.
    0,25
    Vòng đai nhiệt là cơ sở của các vòng đai địa lí. Dựa vào chế độ nhiệt - ẩm, người ta chia ra 7 vòng đai địa lí (ranh giới của các vòng đai nhiệt không trùng với ranh giới vòng đai địa lí): xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
    0,25
    4
    (5 điểm)​
    1.Tính toán và hoàn thành bảng
    2,0
    - Cách tính:
    + Tg: Tỉ suất tăng dân số tự nhiên
    + Cho dân số Việt Nam năm 2007 là D7, năm 2010 là D10, năm 2012 là D12, năm 2006 là D6, năm 2005 là D5.
    0,5
    + Công thức tính: D7=D6+Tg*D6= D6(Tg +1)
    + Áp dụng công thức trên ta tính được: D6 = D7/(Tg+1)=85,17/1,014 = 83,99 triệu người
    0,5
    + Giả sử D8 là dân số của 2008 : D8=D7(Tg+1)=86,36 triệu người
    +Tương tự như vậy ta tính được D10 và D12
    0,5
    - Kết quả thể hiện hoàn thành bảng sau:
    • Đơn vị: Triệu dân
      • Năm
      • 2005
      • 2006
      • 2007
      • 2010
      • 2012
      • Số dân
      • 82,83
      • 83,99
      • 85,17
      • 88,58
      • 91,28
    0,5
    2. Vì sao trong chăn nuôi, cơ sở thức ăn lại có ảnh hưởng lớn đến việc lực chọn các hình thức chăn nuôi?
    1,0
    Cơ sở thức ăn ảnh hưởng lớn đến các hình thức chăn nuôi, Sự thay đổi nguồn thức ăn dẫn tới sự thay đổi của các hình thức chăn nuôi. Ảnh hưởng này được thể hiện cụ thể như sau
    0,25
    Cơ sở thức ăn tự nhiên sẽ phù hợp với hình thức chăn thả
    0,25
    Cơ sở thức ăn do con người trồng phù hợp với hình thức chăn nuôi nửa chuồng trại
    0,25
    Cơ sở thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp sẽ phù hợp với hình thức chăn nuôi công nghiệp
    0,25
    3. Phân biệt khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
    2.0
    Khối lượng vận chuyển là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách do các đơn vị vận tải (ngành giao thông vận tải) đã vận chuyển được, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển.
    0,25
    - Khối lượng hàng hóa vận chuyển được tính theo trọng lượng hàng hóa thực tế đã được vận chuyển (kể cả bao bì). Đơn vị tính là tấn.
    - Khối lượng hành khách vận chuyển và số hành khách thực tế đã được vận chuyển. Đơn vị tính là lượt người. Căn cứ để tính lượng hành khách vận chuyển là số lượng vé bán ra.
    0,5
    Khối lượng luân chuyển là khối lượng hàng hóa hay hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển.
    0,25
    - Khối lượng hàng hóa luân chuyển: khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với độ dài quãng đường vận chuyển. Đơn vị là tấn.Km
    - Khối lượng hành khách luân chuyển : khối lượng hành khách vận chuyển nhân với quãng đường vận chuyển. Đơn vị người.km
    0,5
    - Cự li vận chuyển là quãng đường thực tế vận chuyển hàng hóa từ nơi giao đến nơi nhận hoặc hành khách từ nơi đo đến nơi đến. Đơn vị tính là km.
    - Cự li vận chuyển trung bình làm căn cứ để tính giá cước vận tải và giá vé vận chuyển.
    0,5
    5
    (4 điểm)​
    1. Trình bày những vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển
    1,0
    - Các nước đang phát triển chiếm trên 1/2 diện tích lục địa và 4/5 dân số. Là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, cả về trữ lượng và chủng loại, song lại là các nước nghèo, tốc độ khai thác tài nguyên, hủy hoại môi trường ngày càng tăng vì các mục tiêu kinh tế xã hội. Vì thế, đây là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển
    0,25
    - Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng do thiếu vốn, thiếu công nghệ; sức ép và bùng nổ dân số trong nhiều năm, nạn đói. Các công ty xuyên quốc gia lại lợi dụng những khó khăn về kinh tế để khai thác tài nguyên
    0,25
    - Việc khai thác và chế biến khoáng sản không chú trọng đến các biện pháp bảo vệ môi trường đã làm cho các nguồn tài nguyên nước, đất, không khí bị ô nhiễm.
    0,25
    - Việc khai thác rừng diễn ra với quy mô lớn, lớn hơn nhiều so với khả năng phục hồi rừng và tốc độ trồng rừng. Nền công nghiệp quảng canh, năng suất thấp, tình trạng đốt nương làm rẫy còn phổ biến đã làm gia tăng diện tích đồi núi trọc, thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa…
    0,25
    2. Tính toán, vẽ biểu đồ và nhận xét
    a. Năng suất lúa của nước ta
    Năng suất = Sản lượng/Diện tích (tạ/ha)
    Đơn vị:(tạ/ha)

    Năm19901995199920062013
    Năng suất31,836,941,048,955,8
    Thí sinh tính toán được ít nhất năng suất của 4 năm thì cho điểm tối đa
    0,5
    b. Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ
    Tốc độ tăng trưởng: Chọn năm 1990 làm năm gốc = 100%
    Đơn vị:%
    Năm​
    1990​
    1995​
    1999​
    2006​
    2013
    Diện tích​
    100​
    112​
    127​
    121​
    131
    Sản lượng​
    100​
    130​
    163​
    186​
    244
    Năng suất​
    100​
    116​
    129​
    154​
    175
    0,5
    Vẽ biểu đồ đường biểu diễn lấy năm 1990 làm năm gốc, có 3 đường đồ thị biểu diễn là diện tích, sản lượng và năng suất lúa.
    Yêu cầu: Tương đối chính xác, thẩm mĩ, có chú giải, tên biểu đồ rõ ràng
    Thiếu một trong các yếu tố trên, giám khảo tự xem xét tổng thể cho điểm phù hợp
    1,25
    c. Nhận xét
    - Diện tích, sản lượng, năng suất lúa nước ta 1990 - 2013 có sự biến động.
    0,25
    - Sản lượng, năng suất tăng liên tục, diện tích cũng có xu hướng tăng chung nhưng năm 2006 có xu hướng giảm (dẫn chứng)
    0,25
    - Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất 299%, đến năng suất 175%, thấp nhất là diện tích 131%.
    0,25
    Tổng
    20,0

    .................HẾT.....................​

    +
    1705247388213.png





THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---TUYỂN SINH VÀO 10 MÔN ĐỊA CHUYÊN TẤT CẢ TỈNH THÀNH.zip
    4.9 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,408
Bài viết
37,877
Thành viên
141,084
Thành viên mới nhất
Phan Ngọc Hòa

Thành viên Online

Top