Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
TUYỂN TẬP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 NĂM 2022 CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
...Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”
( “Những cánh buồm” – Hoàng Trung Thông )
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? Vì sao em xác định như vậy?
Câu 2 (1,0 điểm): Trong câu thơ “Để con đi!”, từ “đi” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải nghĩa?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra tên gọi và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai”
Câu 4 (2,0 điểm): Em có nhận xét gì về tình cảm, ước mơ của người con trong 3 câu thơ cuối?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc”. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người?
Câu 2 (10,0 điểm): Trong mơ em lạc vào thế giới kì diệu. Ở đó em gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh và được chàng tặng cho cây đàn thần, với cây đàn thần em đã làm được nhiều điều có ích cho cuộc sống. Hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện cổ tích cho riêng mình.
............ Hết ............
PHẦN KÍ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI: ........................................................
MÃ ĐỀ THI (DO PHÒNG GD&ĐT GHI): ............................................................
TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG
MÃ KÍ HIỆU ……………………………… | ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 06 câu, 01 trang) |
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
...Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”
( “Những cánh buồm” – Hoàng Trung Thông )
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? Vì sao em xác định như vậy?
Câu 2 (1,0 điểm): Trong câu thơ “Để con đi!”, từ “đi” được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải nghĩa?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra tên gọi và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai”
Câu 4 (2,0 điểm): Em có nhận xét gì về tình cảm, ước mơ của người con trong 3 câu thơ cuối?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc”. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người?
Câu 2 (10,0 điểm): Trong mơ em lạc vào thế giới kì diệu. Ở đó em gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh và được chàng tặng cho cây đàn thần, với cây đàn thần em đã làm được nhiều điều có ích cho cuộc sống. Hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện cổ tích cho riêng mình.
........ Hết .........
MÃ KÍ HIỆU ……………………………… | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 6 Năm học: 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | - Thể thơ: Tự do - Vì các câu thơ có số lượng tiếng khác nhau. | 0,5 0,5 | |
2 | - Từ “đi” được dùng theo nghĩa chuyển. - Học sinh giải thích được nghĩa của từ “đi” chỉ hoạt động của con người đến một nơi khác, hoặc tiến đến một mục đích, một kết quả nào đó... không kể bằng cách gì, phương tiện gì. | 0,5 0,5 | |
3 | - Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): Ánh nắng chảy đầy vai. Ánh nắng vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác nhưng trong văn cảnh này nó hiện hữu như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy xuống bờ vai con người, cảnh vật. - Tác dụng: + Gợi tả ánh nắng chan hòa, rực rỡ trong không gian. + Giúp cảm nhận tình cảm cha con ấm áp và niềm vui sướng của người con đi dạo bên cha. + Thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và tình yêu quê hương đất của tác giả. | 0,5 0,5 0,5 0,5 | |
4 | *Học sinh hiểu được: Ba câu thơ cuối - Thể hiện ước mơ, khao khát thiết tha được đi đến những vùng đất mới lạ để khám phá, mở rộng tầm hiểu biết của mình. - Đó là ước mơ lãng mạn, đẹp đẽ của một tâm hồn trẻ thơ mà người lớn cần trân trọng, bồi đắp. | 1,0 1,0 | |
II | TẠO LẬP VĂN BẢN | 14,0 | |
| 1 | * Vê hình thức, kĩ năng: - Đảm bảo các yêu cầu của đoạn văn về số câu, số chữ qui định. - Bố cục đoạn văn: mạch lạc, thao tác; lập luận hợp lí; sử dụng lí lẽ, dẫn chứng phù hợp. - Ngôn ngữ: Trong sáng, biểu cảm. - Không mắc các loại lỗi: Chính tả, ngữ pháp... | 1,0 |
* Về nội dung: Học sinh có thể có các cách trình bày khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: - Giới thiệu, trích dẫn câu nói ở đề bài. - Giải thích khái niệm gia đình: Gia đình là nơi những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt. - Đánh giá: Câu nói khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của gia đình đối với mỗi con người: + Gia đình là nơi để các thành viên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, tình yêu thương; là chỗ dựa vững chắc nhất trong những lúc chúng ta gặp khó khăn hạy thất bại trong cuộc sống. + Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất lẫn tâm hồn, là nơi nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão,… + Gia đình là tế bào của xã hội. Vì vậy mỗi thành viên trong gia đình cần có trách nhiệm vun đắp hạnh phúc gia đình, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Mở rộng: Phê phán những biểu hiện con cháu bất hiếu với ông bà, cha mẹ, nạn bạo hành gia đình… - Bài học nhận thức và hành động: - Gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người. Mỗi người cần trân trọng, vun đắp, xây dựng gia đình hạnh phúc. - Mỗi thành viên trong gia đình phải đồng cảm, thấu hiểu, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. | 0,25 0,5 1,25 0,25 0,75 | ||
2 | a. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng. - Đảm bảo tốt các yêu cầu của văn tự sự. Học sinh phát huy trí tưởng tượng để kể lại một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục. - Kể theo ngôi thứ nhất, xưng hô phù hợp. - Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Kết cấu chặt chẽ, hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, chữ viết sạch đẹp. - Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi ngữ pháp. | 1,0 | |
b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa vào phần gợi dẫn của đề tưởng tượng tình huống hợp lí, xây dựng câu chuyện mạch lac. b1. Mở bài: Giới thiệu tình huống truyện: Trong mơ em lạc vào thế giới cổ tích kì diệu. Ở đó, em gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh. b2. Thân bài: bài văn triển khai các sự việc sau: *Sự việc 1: Em gặp Thạch Sanh và được chàng tặng cây đàn thần. - Hoàn cảnh gặp gỡ. - Thạch Sanh xuất hiện, em làm quen với chàng. - Tả hình dáng, phong thái của nhân vật. - Em trò chuyện với Thach Sanh, bày tỏ ước mơ, được chàng tặng đàn thần, em hẹn ngày trả lại. - Tâm trạng, cảm xúc khi được tặng đàn thần. * Sự việc 2: Với cây đàn thần, em đã làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống. - Có cây đàn em đã chăm chỉ luyện tập... - Giúp đỡ người nghèo, đồng bào bị thiên tai, các bạn có hoàn cảnh khó khăn, những người bị tật nguyền bẩm sinh hay do chất độc màu da cam… - Trừng trị kẻ độc ác, kẻ làm việc phi pháp; ngăn chặn chiến tranh. Tất cả các việc làm đó đều thành công giống như kết thúc trong truyện cổ tích. b3. Kết bài: Kết thúc câu chuyện - Em đem đàn trả lại Thạch Sanh. - Tâm trạng lưu luyến, nuối tiếc; vui vì làm nhiều chuyện cổ tích cho cuộc sống. | 1,0 6,0 1,0 | ||
3. Sáng tạo: Học sinh có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (Viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động…). Học sinh có những tưởng tượng sáng tạo, hợp lí về cuộc gặp gỡ và việc dùng đàn thần giúp đữ mọi người. | 1,0 |
............ Hết ............
PHẦN KÍ XÁC NHẬN:
TÊN FILE ĐỀ THI: ........................................................
MÃ ĐỀ THI (DO PHÒNG GD&ĐT GHI): ............................................................
TỔNG SỐ TRANG (GỒM ĐỀ THI VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM) LÀ: 04 TRANG
NGƯỜI RA ĐỀ THI (Họ và tên, chữ ký) Hoàng Thị Bích Ngọc | NGƯỜI THẨM ĐỊNH CỦA TRƯỜNG (Họ và tên, chữ ký) Phạm Thị Việt Hà | XÁC NHẬN CỦA BGH (Họ và tên, chữ ký, đóng dấu) |