- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,135
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6 KẾT NỐI TRI THỨC MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 66 trang. Các bạn xem và tải de thi học sinh giỏi văn 6 kết nối tri thức về ở dưới.
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2(1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ( lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
III. BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. Yêu cầu chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
TUYỂN TẬP KIỂM TRA VĂN 6
ĐỀ 1
I.MA TRẬN
ĐỀ 1
I.MA TRẬN
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
I. Đọc- hiểu: Ngữ liệu: Thơ lục bát | -Nhận diện Thể loại VB đặc điểm - Phát hiện từ ghép | -Biện pháp tu từ, tác dụng. -Ý nghĩa câu thơ. - Hiểu t/cảm tác giả. | -Trình bày ý kiến về vấn đề... | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15 % | Số câu: 3 Số điểm: 2,5 25% | Số câu: 1 Số điểm: 1,0 10% | | Số câu: 6 Số điểm: 5 Tỉ lệ %: 50 |
II. Viết Văn tự sự | Viết một bài văn kể chuyện | ||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | Số câu: 1 Số điểm: 5 50% | Số câu: 1 Số điểm: 5.0 Tỉ lệ %: 50 | |||
Tổng số câu Tổng điểm Phần % | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 15% | Số câu: 3 Số điểm: 2,5 25% | Số câu: 1 Số điểm:1.0 10% | Số câu: 1 Số điểm: 5 50% | Số câu: 7 Số điểm: 10 100% |
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
Câu 2(1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).
Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).
PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)
Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ( lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).
III. BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA
Câu | Yêu cầu | Điểm | |
I. Đọc hiểu | |||
1 (1.0 điểm). | -Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát -Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái. | 0,5đ 0,5đ | |
2 (1.0 điểm). | Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,... Ghi lại các 2 từ ghép :Công cha , Thái Sơn, nghĩa mẹ, ... | Mỗi từ đúng đạt 0,25đ | |
3 (1.0 điểm). | -Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh -Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha... | 0,5đ 0,5đ | |
4 (1.0 điểm). | Câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ... | 1.0 | |
5 (1.0 điểm). | HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: -Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành. - Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân - Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người - Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm... | 1,0đ HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục... | |
Phần II. Viết Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ... | |||
a.Yêu cầu Hình thức | - Thể loại : Tự sự - Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK. - Bố cục đầy đủ, mạch lạc. - Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. - Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. | 1.0 đ | |
b.Yêu cầu nội dung | Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện . | 0,5đ | |
Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/ nghe. - Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.- Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc. | 3,0đ | ||
c.Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ | 0,5đ | ||
Tổng điểm | 10,0đ | ||
ĐỀ 2:
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA Môn: Ngữ văn 6 |
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm | ||
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | Đoạn trích được trích trong văn bản ”Bài học đường đời đầu tiên” Tác giả Tô Hoài | 0,25 0,25 |
Câu 2 | Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ nhất. Người kể xưng tôi kể chuyện | 0,25 0,25 |
Câu 3 | Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. ->So sánh ngang bằng. - Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. ->So sánh ngang bằng. | 0,25 0,5 0,25 0,5 |