- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,140
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Giáo án stem môn tin học thcs LỚP 6,7,8 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án stem môn tin học thcs , giáo án stem môn tin học 6, giáo án stem môn tin học 7, giáo án stem môn tin học 8...về ở dưới.
Yêu cầu cần đạt
Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền thông tin.
Thực hiện được giao tiếp qua mạng (trực tuyến hay không trực tuyến) theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá.
Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
- Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.
- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Thực hiện được giao tiếp qua mạng một cách lịch sự, có văn hóa.
Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp thông tin xấu, không phù hợp lứa tuổi.
Biết tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của người lớn đáng tin cậy khi gặp mâu thuẫn, xung đột, bị bắt nạt trên mạng.
Nêu được một số ví dụ về truy cập thông tin không hợp lệ.
Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
Biết tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của người lớn khi bị bắt nạt trên mạng, biết ứng xử hợp lí khi gặp thông tin xấu, không phù hợp lứa tuổi
2. Về năng lực
Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin và ứng xử giao tiếp trên mạng có văn hóa, lịch sự.
Tránh sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
Trung thực trong việc báo cáo sản phẩm và quá trình làm sản phẩm, thể hiện rõ những kĩ năng thàtnh hạo, và trình bày các vấn đề gặp khó khăn cần hỗ trợ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Các thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, mẫu bản kế hoạch, …
- Học liệu: SGK Tin học 7, HS tìm hiểu, sưu tầm ví dụ thực tiễn về những hành vi, ứng xử giao tiếp trên mạng dẫn đến hiểu lầm, xung đột.
- Nguyên vật liệu:
+ Giấy A0 (Tùy thuộc vào số lượng học sinh)
+ Hộp màu: 10 hộp
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế và tạo sơ đồ tư duy (15 phút)
a. Mục tiêu
- Học sinh phân tích và hiểu rõ yêu cầu “Thiết kế và tạo sơ đồ tư duy cho sự kiện “ văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về sơ đồ tư duy để thiết kế và thuyết minh về bài 6 tin học 7 : “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về sự kiện: “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”
- Có đầy đủ thông tin “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số” trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy:
Đẹp mắt, làm nổi bật những thông tin quan trọng.
- Xác định nhiệm vụ thiết kế và tạo sơ đồ tư duy để giới thiệu ở sự kiện với các tiêu chí:
Có các thông tin theo đúng chủ đề
Trình bày rõ ràng, sinh động
Có hình ảnh/biểu tượng minh họa làm điểm nhấn
c/ Sản phẩm học tập
- Bản mô tả phác thảo về sản phẩm cần tạo
- Bản ghi chép các kiến thức cần sử dụng để thiết kế và tạo sơ đồ tư duy theo các tiêu chí đã cho.
b/ Tổ chức hoạt động
- Giáo viên nêu vấn đề: Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện giao tiếp thông dụng. Thư điện tử, tin nhắn, điện thoại (voice call và video call), diễn đàn, mạng xã hội, .. là những cách thức trao đổi thông tin phổ biến trên mạng. Là một người học sinh, em có đang sử dụng đúng mục đích mà các phương tiện truyền thống số mang lại không? Chúng ta cần tạo ra các poster dưới dạng sơ đồ tư duy để tìm hiểu về bài 6: “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”.
- Giáo viên chia thành 04 nhóm
- Học sinh phác thảo mô tả sơ đồ tư duy của nhóm mình và xác định các đơn vị kiến thức cần dùng vào vở; trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là cách tạo sơ đồ tư duy trên giấy, giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu lại các kiến thức này trong sách giáo khoa tin học 6 để thực hiện được tạo sản phẩm sơ đồ tư duy với các tiêu chí đã cho.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu về văn hoá ứng xử qua phương tiện truyền thông số bằng cách tạo sơ đồ tư duy và xây dựng bản thiết kế (30 phút)
a) Mục tiêu: HS rút ra được các ý chính về văn hoá ứng xử qua phương tiện truyền thông số qua việc tạo sơ đồ tư duy
b) Nội dung: Dưới sự hướng dẫn của GV và các nội dung trong sách giáo khoa tin học 7 chân trời sáng tạo về các kiến thức trọng tâm sau:
+ Giao tiếp qua mạng
+ Truy cập không hợp lệ
+ Tác hại và cách phòng tránh nghiện Interner.
- Học sinh thảo luận về các thiết kế của sơ đồ tư duy và đưa ra giải pháp có căn cứ. Gợi ý:
Nên chọn chủ đề chính là gì?
Các chủ đề nhánh nên chọn là gì?
Những nội dung nào cần nhấn mạnh?
Nên nhấn mạnh những nội dung đó theo hình thức nào? (tô màu khác, in đậm, thêm biểu tượng hay hình ảnh minh họa…)
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế sơ đồ (vẽ tay trên giấy)
- Yêu cầu:
Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh mô tả rõ kích thước, hình dạng của giấy mời và bố trí các đối tượng…
Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
c) Sản phẩm: Bản thiết kế sơ đồ tư duy của nhóm trong giấy A0, trong đó chỉ rõ cách định đạng từng đối tượng, ví dụ như hình dưới
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Nghiên cứu kiến thức trọng tâm.
Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
d. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Xây dựng bản thiết kế sơ đồ tư duy theo yêu cầu;
● Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet…
Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy;
● Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
3. Hoạt động 3. Trình bày bản thiết kế (15 phút)
a/ Mục tiêu
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế sơ đồ tư duy của nhóm mình.
b/ Nội dung hoạt động
Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện tạo sơ đồ tư duy
c/ Sản phẩm học tập
Bản thiết kế sơ đồ tư duy sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.
d/ Tổ chức hoạt động
Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
Nội dung cần trình bày;
Thời lượng báo cáo;
Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
Học sinh báo cáo, thảo luận.
Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh bằng các câu hỏi định hướng:
+ Chủ đề chính là gì? Được triển khai thành các chủ đề nhánh như thế nào? Các thông tin đã rõ ràng chưa?
+ Bố cục các thông tin đã được sắp xếp hợp lý, thẩm mỹ hay chưa?
4. Hoạt động 4. Thực hiện theo kế hoạch và thử nghiệm (20 phút)
a. Mục tiêu
– Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để hoàn thiện sơ đồ tư duy.
– Học sinh làm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
– Học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy.
– Trong quá trình thực hiện, các nhóm chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm
c. Sản phẩm học tập
Mỗi nhóm có một sản phầm là một sơ đồ tư duy
d. Tổ chức hoạt động
– Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm thực hiện các thao tác đã học để tạo sơ đồ tư duy theo bản thiết kế;
+ Trình bày, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
– Học sinh tiến hành tạo và hoàn thiện sản phẩm theo nhóm.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
5. Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm, chia sẻ và thảo luận (10 phút)
a/ Mục tiêu
Các nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm sơ đồ tư duy (sản phẩm được thiết kế trên giấy), thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình
b/ Nội dung hoạt động
Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm sơ đồ tư duy
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Phiếu đánh giá số 3: Đánh giá tính hợp tác, làm việc cá nhân trong nhóm
c. Sản phẩm học tập
Sơ đồ tư duy (bản trên giấy) và bản trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp, các nhóm khác đánh giá sản phẩm của nhóm bạn và tiến hành thảo luận, chia sẻ.
Học sinh trưng bày các sản phẩm sơ đồ ở trên góc học tập.
Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và tạo sơ đồ tư duy. Thành viên của các nhóm tự đánh giá hoạt động của nhóm mình
Giáo viên đánh giá, kết luận
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY
“VĂN HOÁ ỨNG XỬ QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỐ”
Môn học: Tin học Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
“VĂN HOÁ ỨNG XỬ QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỐ”
Môn học: Tin học Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
Yêu cầu cần đạt
Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền thông tin.
Thực hiện được giao tiếp qua mạng (trực tuyến hay không trực tuyến) theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá.
Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
- Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.
- Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Thực hiện được giao tiếp qua mạng một cách lịch sự, có văn hóa.
Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp thông tin xấu, không phù hợp lứa tuổi.
Biết tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của người lớn đáng tin cậy khi gặp mâu thuẫn, xung đột, bị bắt nạt trên mạng.
Nêu được một số ví dụ về truy cập thông tin không hợp lệ.
Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
Biết tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của người lớn khi bị bắt nạt trên mạng, biết ứng xử hợp lí khi gặp thông tin xấu, không phù hợp lứa tuổi
2. Về năng lực
- Biết quy tắc ứng xử khi giao tiếp qua mạng.
- Biết cách tìm sự giúp đỡ khi gặp những xung đột trên mạng.
- Biết được tác hại và cách phòng tránh của bệnh nghiện Internet
Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin và ứng xử giao tiếp trên mạng có văn hóa, lịch sự.
Tránh sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
Trung thực trong việc báo cáo sản phẩm và quá trình làm sản phẩm, thể hiện rõ những kĩ năng thàtnh hạo, và trình bày các vấn đề gặp khó khăn cần hỗ trợ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Các thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu, mẫu bản kế hoạch, …
- Học liệu: SGK Tin học 7, HS tìm hiểu, sưu tầm ví dụ thực tiễn về những hành vi, ứng xử giao tiếp trên mạng dẫn đến hiểu lầm, xung đột.
- Nguyên vật liệu:
+ Giấy A0 (Tùy thuộc vào số lượng học sinh)
+ Hộp màu: 10 hộp
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định yêu cầu thiết kế và tạo sơ đồ tư duy (15 phút)
a. Mục tiêu
- Học sinh phân tích và hiểu rõ yêu cầu “Thiết kế và tạo sơ đồ tư duy cho sự kiện “ văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”.
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức về sơ đồ tư duy để thiết kế và thuyết minh về bài 6 tin học 7 : “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”
b. Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu về sự kiện: “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”
- Có đầy đủ thông tin “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số” trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy:
Đẹp mắt, làm nổi bật những thông tin quan trọng.
- Xác định nhiệm vụ thiết kế và tạo sơ đồ tư duy để giới thiệu ở sự kiện với các tiêu chí:
Có các thông tin theo đúng chủ đề
Trình bày rõ ràng, sinh động
Có hình ảnh/biểu tượng minh họa làm điểm nhấn
c/ Sản phẩm học tập
- Bản mô tả phác thảo về sản phẩm cần tạo
- Bản ghi chép các kiến thức cần sử dụng để thiết kế và tạo sơ đồ tư duy theo các tiêu chí đã cho.
b/ Tổ chức hoạt động
- Giáo viên nêu vấn đề: Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện giao tiếp thông dụng. Thư điện tử, tin nhắn, điện thoại (voice call và video call), diễn đàn, mạng xã hội, .. là những cách thức trao đổi thông tin phổ biến trên mạng. Là một người học sinh, em có đang sử dụng đúng mục đích mà các phương tiện truyền thống số mang lại không? Chúng ta cần tạo ra các poster dưới dạng sơ đồ tư duy để tìm hiểu về bài 6: “Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số”.
- Giáo viên chia thành 04 nhóm
- Học sinh phác thảo mô tả sơ đồ tư duy của nhóm mình và xác định các đơn vị kiến thức cần dùng vào vở; trình bày và thảo luận chung.
- Giáo viên xác nhận kiến thức cần sử dụng là cách tạo sơ đồ tư duy trên giấy, giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu lại các kiến thức này trong sách giáo khoa tin học 6 để thực hiện được tạo sản phẩm sơ đồ tư duy với các tiêu chí đã cho.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu về văn hoá ứng xử qua phương tiện truyền thông số bằng cách tạo sơ đồ tư duy và xây dựng bản thiết kế (30 phút)
a) Mục tiêu: HS rút ra được các ý chính về văn hoá ứng xử qua phương tiện truyền thông số qua việc tạo sơ đồ tư duy
b) Nội dung: Dưới sự hướng dẫn của GV và các nội dung trong sách giáo khoa tin học 7 chân trời sáng tạo về các kiến thức trọng tâm sau:
+ Giao tiếp qua mạng
+ Truy cập không hợp lệ
+ Tác hại và cách phòng tránh nghiện Interner.
- Học sinh thảo luận về các thiết kế của sơ đồ tư duy và đưa ra giải pháp có căn cứ. Gợi ý:
Nên chọn chủ đề chính là gì?
Các chủ đề nhánh nên chọn là gì?
Những nội dung nào cần nhấn mạnh?
Nên nhấn mạnh những nội dung đó theo hình thức nào? (tô màu khác, in đậm, thêm biểu tượng hay hình ảnh minh họa…)
- Học sinh xây dựng phương án thiết kế sơ đồ (vẽ tay trên giấy)
- Yêu cầu:
Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh mô tả rõ kích thước, hình dạng của giấy mời và bố trí các đối tượng…
Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
c) Sản phẩm: Bản thiết kế sơ đồ tư duy của nhóm trong giấy A0, trong đó chỉ rõ cách định đạng từng đối tượng, ví dụ như hình dưới
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Nghiên cứu kiến thức trọng tâm.
Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
d. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
Xây dựng bản thiết kế sơ đồ tư duy theo yêu cầu;
● Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet…
Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy;
● Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
3. Hoạt động 3. Trình bày bản thiết kế (15 phút)
a/ Mục tiêu
Học sinh hoàn thiện được bản thiết kế sơ đồ tư duy của nhóm mình.
b/ Nội dung hoạt động
Học sinh trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra.
Thảo luận, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần.
Phân công công việc, lên kế hoạch thực hiện tạo sơ đồ tư duy
c/ Sản phẩm học tập
Bản thiết kế sơ đồ tư duy sau khi được điều chỉnh và hoàn thiện.
d/ Tổ chức hoạt động
Giáo viên đưa ra yêu cầu về:
Nội dung cần trình bày;
Thời lượng báo cáo;
Cách thức trình bày bản thiết kế và thảo luận.
Học sinh báo cáo, thảo luận.
Giáo viên điều hành, nhận xét, góp ý và hỗ trợ học sinh bằng các câu hỏi định hướng:
+ Chủ đề chính là gì? Được triển khai thành các chủ đề nhánh như thế nào? Các thông tin đã rõ ràng chưa?
+ Bố cục các thông tin đã được sắp xếp hợp lý, thẩm mỹ hay chưa?
4. Hoạt động 4. Thực hiện theo kế hoạch và thử nghiệm (20 phút)
a. Mục tiêu
– Học sinh dựa vào bản thiết kế đã lựa chọn để hoàn thiện sơ đồ tư duy.
– Học sinh làm và điều chỉnh nếu cần.
b. Nội dung hoạt động
– Học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy.
– Trong quá trình thực hiện, các nhóm chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm
c. Sản phẩm học tập
Mỗi nhóm có một sản phầm là một sơ đồ tư duy
d. Tổ chức hoạt động
– Giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm thực hiện các thao tác đã học để tạo sơ đồ tư duy theo bản thiết kế;
+ Trình bày, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
– Học sinh tiến hành tạo và hoàn thiện sản phẩm theo nhóm.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần.
5. Hoạt động 5. Trình bày sản phẩm, chia sẻ và thảo luận (10 phút)
a/ Mục tiêu
Các nhóm học sinh giới thiệu sản phẩm sơ đồ tư duy (sản phẩm được thiết kế trên giấy), thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình
b/ Nội dung hoạt động
Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.
Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra
Phiếu đánh giá số 1: Đánh giá sản phẩm sơ đồ tư duy
Tiêu chí | Điểm tối đa | Điểm đánh giá |
Đầy đủ nội dung thông tin (văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số) | 40 | |
Trình bày đẹp, sáng tạo | 30 | |
Nội dung rõ ràng, sinh động | 30 | |
Tổng điểm | 100 | |
Phiếu đánh giá số 2: Đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm
Tiêu chí | Điểm tối đa | Điểm đánh giá |
Bản phác họa rõ ràng, chi tiết, đúng kích thước | 30 | |
Bản thiết kế được vẽ rõ ràng, chính xác, đẹp, sáng tạo, khả thi | 40 | |
Trình bày rõ ràng, logic, sinh động. | 30 | |
Tổng điểm | 100 | |
Phiếu đánh giá số 3: Đánh giá tính hợp tác, làm việc cá nhân trong nhóm
STT | Thành viên | Điểm tối đa | Điểm đánh giá |
1 | Trần Văn A | 10 | |
2 | Nguyễn Thị B | 10 | |
3 | ……………….. | 10 | |
… | ……………… | 10 | |
c. Sản phẩm học tập
Sơ đồ tư duy (bản trên giấy) và bản trình bày báo cáo của các nhóm.
d. Tổ chức hoạt động
Giáo viên giao nhiệm vụ: các nhóm trình diễn sản phẩm trước lớp, các nhóm khác đánh giá sản phẩm của nhóm bạn và tiến hành thảo luận, chia sẻ.
Học sinh trưng bày các sản phẩm sơ đồ ở trên góc học tập.
Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế và tạo sơ đồ tư duy. Thành viên của các nhóm tự đánh giá hoạt động của nhóm mình
Giáo viên đánh giá, kết luận
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!