Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo bậc Trung học phổ thông tại tỉnh Đồng Nai được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật Giáo dục 2005 khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của chất lượng giáo dục thì nhân tố người Thầy đóng vai trò quyết định. Vai trò ấy đã được thực tế kiểm nghiệm từ bao đời nay qua những đúc kết của ông cha ta: “không Thầy đố mày làm nên”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Thầy nào trò nấy”. Có thể thấy vài trò to lớn của người Thầy thể hiện ở sự tác động toàn diện, ảnh hưởng sâu sắc đến học trò trong mối quan hệ “nhân quả”. Sản phẩm của nghề dạy học là nhân cách, đạo đức, tri thức của một con người. Việc không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp “trồng người”.
Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo luôn được các cấp quản lý Giáo dục quan tâm, là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Thanh tra Giáo dục. Qua đó, đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của nhà giáo để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng để quyết định việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ nhà giáo một cách hợp lý.
Hoạt động thanh tra phải đạt hai yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của GV đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy.
- Xem xét hoạt động của GV, phát hiện tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót.
Công tác Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo nói chung và Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo bậc học phổ thông trong thời gian qua ở tỉnh Đồng Nai luôn đạt được chỉ tiêu số lượng theo kế hoạch đề ra; góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của nhà giáo; thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, kịp thời chấn chỉnh các sai sót trong công tác quản lý của các cơ sở giáo dục trong tỉnh; góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng Giáo dục của Ngành. Bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Việc nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo luôn luôn là vấn đề quan trọng của cơ quan Thanh tra Giáo dục và các cấp quản lý Giáo dục.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi:
Các cấp quản lý Giáo dục, đội ngũ cán bộ Thanh tra và mỗi nhà giáo đều nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của công tác Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Đội ngũ cán bộ Thanh tra và Thanh tra kiêm nhiệm ổn định, được chọn lọc từ những giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tâm huyết với sự nghiệp Giáo dục; đa số có nhiều kinh nghiệm trong công tác Thanh tra. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Sở, hỗ trợ tốt của các phòng, ban trong Sở và các cơ sở giáo dục trong tỉnh.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Luật Giáo dục 2005 khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của chất lượng giáo dục thì nhân tố người Thầy đóng vai trò quyết định. Vai trò ấy đã được thực tế kiểm nghiệm từ bao đời nay qua những đúc kết của ông cha ta: “không Thầy đố mày làm nên”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Thầy nào trò nấy”. Có thể thấy vài trò to lớn của người Thầy thể hiện ở sự tác động toàn diện, ảnh hưởng sâu sắc đến học trò trong mối quan hệ “nhân quả”. Sản phẩm của nghề dạy học là nhân cách, đạo đức, tri thức của một con người. Việc không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp “trồng người”.
Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo luôn được các cấp quản lý Giáo dục quan tâm, là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan Thanh tra Giáo dục. Qua đó, đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của nhà giáo để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy; đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn; xác định một trong những căn cứ quan trọng để quyết định việc bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ nhà giáo một cách hợp lý.
Hoạt động thanh tra phải đạt hai yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy của GV đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy.
- Xem xét hoạt động của GV, phát hiện tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót.
Công tác Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo nói chung và Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo bậc học phổ thông trong thời gian qua ở tỉnh Đồng Nai luôn đạt được chỉ tiêu số lượng theo kế hoạch đề ra; góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của nhà giáo; thúc đẩy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện tốt quy chế chuyên môn, kịp thời chấn chỉnh các sai sót trong công tác quản lý của các cơ sở giáo dục trong tỉnh; góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng Giáo dục của Ngành. Bên cạnh những mặt mạnh, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Việc nâng cao hiệu quả công tác Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo luôn luôn là vấn đề quan trọng của cơ quan Thanh tra Giáo dục và các cấp quản lý Giáo dục.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi:
Các cấp quản lý Giáo dục, đội ngũ cán bộ Thanh tra và mỗi nhà giáo đều nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của công tác Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Đội ngũ cán bộ Thanh tra và Thanh tra kiêm nhiệm ổn định, được chọn lọc từ những giáo viên giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tâm huyết với sự nghiệp Giáo dục; đa số có nhiều kinh nghiệm trong công tác Thanh tra. Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Sở, hỗ trợ tốt của các phòng, ban trong Sở và các cơ sở giáo dục trong tỉnh.