- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,946
- Điểm
- 113
tác giả
WORD giáo an giáo dục địa phương 8 đồng nai NĂM 2024 * BẢN CHUẨN được soạn dưới dạng file word gồm 98 trang. Các bạn xem và tải giáo an giáo dục địa phương 8 đồng nai về ở dưới.
* Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một số nét đặc trưng về văn học viết Đồng Nai.
- Nhận biết được một số tác giả tiêu biểu qua từng giai đoạn lịch sử của văn học viết Đồng Nai.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Mô tả được khái quát về văn học viết Đồng Nai.
- Nhận biết được một số tác giả tiêu biểu qua từng giai đoạn lịch sử của văn học viết Đồng Nai.
2. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu quý trân trọng văn hóa địa phương.
- Trách nhiệm: Giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc của địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy; Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai lớp 8;
- Laptop, bài giảng điện tử, remote, phiếu học tập,…
2. Học sinh:
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về văn bản
b.Nội dung hoạt động: Sơ lược về Đồng Nai: Vị trí địa lý, lịch sử hình thành,....
- Nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động
HS thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Sơ lược về Đồng Nai: Vị trí địa lý, lịch sử hình thành,....
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
* Giáo viên:
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu trình bày các câu ca dao, tục ngữ theo đúng yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ Tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ Kết quả làm việc
+ Bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
Giới thiệu bài: Cùng với những thành tựu của văn học dân gian, văn học viết Đồng Nai đã góp những giá trị to lớn vào kho tàng văn hóa của một vùng đất lịch sử. Song, điều dễ hiểu và dễ chấp nhận là, khác với văn hóa dân gian có chiều dài trên 300 năm, kể từ khi vùng đất Biên Hòa có đông dân cư, nhất là người Việt sinh sống văn học thành văn chỉ có thể hình thành vào thời kỳ Biên Hòa - Đồng Nai phát triển nhiều mặt, đặc biệt là giáo dục với sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Nho học.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Nhiệm vụ 1: Khái quát văn học viết Đồng Nai
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số nét đặc trưng của văn học viết Đồng Nai.
b. Nội dung hoạt động:
- Nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin
? Theo em văn học viết Đồng Nai hình thành như thế nào và chia làm mấy giai đoạn? Hãy nêu rõ thời gian cụ thể?
? Ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm gì? Em hãy khái quát đặc điểm nổi bật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
* Giáo viên:
- Chiếu ngữ liệu cho HS đọc
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày. Hết thời gian thì dừng lại
Bước 3: Báo cáo kết quả:
- Hs đại diện mỗi nhóm trình bày theo phiếu học tập trong thời gian quy định.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ Tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ Kết quả làm việc
+ Bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
* Dự kiến sản phẩm:
CHỦ ĐỀ 1. ĐỒNG NAI QUA NHỮNG TRANG THƠ
Tiết 1,2,3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC VIẾT ĐỒNG NAI
Tiết 1,2,3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC VIẾT ĐỒNG NAI
* Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết một số nét đặc trưng về văn học viết Đồng Nai.
- Nhận biết được một số tác giả tiêu biểu qua từng giai đoạn lịch sử của văn học viết Đồng Nai.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực đặc thù:
- Mô tả được khái quát về văn học viết Đồng Nai.
- Nhận biết được một số tác giả tiêu biểu qua từng giai đoạn lịch sử của văn học viết Đồng Nai.
2. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu quý trân trọng văn hóa địa phương.
- Trách nhiệm: Giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc của địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy; Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai lớp 8;
- Laptop, bài giảng điện tử, remote, phiếu học tập,…
2. Học sinh:
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đồng Nai lớp 8.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về văn bản
b.Nội dung hoạt động: Sơ lược về Đồng Nai: Vị trí địa lý, lịch sử hình thành,....
- Nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cả lớp
c. Sản phẩm hoạt động
HS thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Sơ lược về Đồng Nai: Vị trí địa lý, lịch sử hình thành,....
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
* Giáo viên:
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu trình bày các câu ca dao, tục ngữ theo đúng yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trình bày cá nhân.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ Tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ Kết quả làm việc
+ Bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
Giới thiệu bài: Cùng với những thành tựu của văn học dân gian, văn học viết Đồng Nai đã góp những giá trị to lớn vào kho tàng văn hóa của một vùng đất lịch sử. Song, điều dễ hiểu và dễ chấp nhận là, khác với văn hóa dân gian có chiều dài trên 300 năm, kể từ khi vùng đất Biên Hòa có đông dân cư, nhất là người Việt sinh sống văn học thành văn chỉ có thể hình thành vào thời kỳ Biên Hòa - Đồng Nai phát triển nhiều mặt, đặc biệt là giáo dục với sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Nho học.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
*Nhiệm vụ 1: Khái quát văn học viết Đồng Nai
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số nét đặc trưng của văn học viết Đồng Nai.
b. Nội dung hoạt động:
- Nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin
? Theo em văn học viết Đồng Nai hình thành như thế nào và chia làm mấy giai đoạn? Hãy nêu rõ thời gian cụ thể?
? Ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm gì? Em hãy khái quát đặc điểm nổi bật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
* Giáo viên:
- Chiếu ngữ liệu cho HS đọc
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày. Hết thời gian thì dừng lại
Bước 3: Báo cáo kết quả:
- Hs đại diện mỗi nhóm trình bày theo phiếu học tập trong thời gian quy định.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ Tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ Kết quả làm việc
+ Bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
* Dự kiến sản phẩm:
I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIẾT ĐỒNG NAI 1. Văn học viết giai đoạn từ buổi đầu đến năm 1858: Cuối thế kỷ XVII, khi đất Đồng Nai- Gia Định có tên trên bản đồ Đại Việt, cả vùng Nam bộ rộng lớn mới chỉ có khoảng 20 vạn dân. Dĩ nhiên, vùng đất mà "giá thóc rẻ không đâu bằng, gạo nếp gạo tẻ đều trắng dẻo", con người tự do, phóng khoáng cũng là mảnh đất tốt cho những câu hò, điệu lý, các truyện cổ đầy vẻ huyền thoại. Khi văn học viết Nam bộ hình thành cũng là lúc thành Gia Định đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả vùng. Nhiều tác giả văn học xuất thân từ nhiều vùng khác nhau, kể cả Biên Hòa, đã tụ về đây. Quê hương Biên Hòa đã góp vào trung tâm ấy một người xuất chúng: Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825). Cũng từ đây cho đến hết thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức là nhà văn hóa lớn nhất miền Nam. Cùng với các bạn học: Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định, họ Trịnh đã thành lập Bình Dương thi xã quy tụ hầu hết các bậc sáng tác văn chương danh tiếng lúc bấy giờ. Bộ Gia Định tam gia tập gồm những bài thơ của Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh ví như một tập đại thành về bộ phận văn học tiêu biểu nhất của Đồng Nai- Gia Định ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Từ lúc văn học viết Đồng Nai hình thành cho đến 1802, năm nhà Nguyễn thống nhất đất nước, xưng đế hiệu, vùng đất Biên Hòa, dù trải qua nhiều sóng gió, nhưng có lúc đã đóng vai trò chính trị, văn hóa không kém gì thành Gia Định. Đó là việc nhằm khẳng định những giá trị chính trị, văn hóa mới ở vùng đất Nam bộ như việc chúa Nguyễn đã cho xây dựng Văn miếu Trấn Biên (1715). Đến năm1794, Nguyễn Ánh đã cho trùng tu Văn miếu Trấn Biên và đích thân Nguyễn Ánh, với tư cách là người đứng đầu một vương triều đã đến tế lễ tại dây hằng năm vào mùa thu và mùa xuân. Những chi tiết này có nghĩa, dù lúc này trung tâm thương mại miền Nam đã chuyển từ cù lao Phố về Gia Định, nhưng không có nghĩa vai trò quan yếu về chính trị và văn hóa ở trấn Biên Hòa xê dịch đi tất cả hay cùng một lúc. Mà không khí chính trị và đời sống văn hóa ấy lại chính là môi trường tốt cho văn học thành văn phát triển. Đây cũng là đặc điểm lớn của văn học Đồng Nai cho đến những thời kỳ sau này, khi nơi đây đã ươm mầm cho nhiều tài năng và là nguồn đề tài phong phú của văn chương. Từ cảm quan hiện thực và nhân đạo, các nhà thơ Đồng Nai- Gia Định lắm lúc đã vượt ra ngoài những định kiến thông thường của giáo điều Nho gia, thậm chí có lúc quên mình đương là các đại quan của triều đình. Ví như Trịnh Hoài Đức khi Từ giã mẹ đi sứ đã khẳng định "Trọn đạo con là trọn đạo tôi" và than vãn: "Công danh nghĩ lại đổ mồ hôi". Cả ba "tam gia" của đất Nam Hà đều xem nhẹ lợi danh, nhiều lúc muốn trở về với cuộc sống an nhàn nơi thôn dã. Ngay lúc phụng mệnh vua đi lo việc đại sự quốc gia hễ có dịp là các ông để mắt đến cuộc sống của những người dân thường, đánh bạn, nâng ly ca hát cùng họ và có dịp là nghĩ đến quê hương, nhất là "hiền nội" của mình. 2. Văn học viết từ năm 1858-1930: Dòng văn học mang tính hiện thực từ các tác giả Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định ở giai đoạn trước có dịp phát huy sâu rộng hơn đối diện với cuộc sống kháng chiến của nhân dân. Quê hương Biên Hòa đã đi vào văn chương rõ nét, toàn diện và cũng vì thế mà chân thực hơn. Nhân dân, rồi sĩ phu yêu nước đã vì nghĩa lớn bất chấp "phận thần tử", và văn học cũng đã thực sự rũ bỏ tư tưởng quân thần vốn đã thất bại trước các biến cố của lịch sử để trở về với tư tưởng nhân dân rộng lớn. Quan điểm tư tưởng này đã từng bước chi phối và thay đổi hẳn quan niệm thẩm mỹ của văn chương. Giờ đây, nhân vật trung tâm của văn học chính là nghĩa quân mới hôm qua còn "côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó", hôm nay "ngoài cật có một manh áo vải", đã "coi giặc như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Đó cũng là những sĩ phu, nhưng phải gắn bó với nhân dân và nhất là cùng dân đánh giặc. Tầm vóc của người anh hùng ở đây được đo bởi những kích thước hoàn toàn mới mẻ bằng nỗi nức nở của ba quân, bằng "hạo khí đến nay vẫn còn", có nghĩa là sự bất tử của người anh hùng trong lòng dân chứ không phải tượng đồng bia đá, càng không phải theo kiểu "trung quân" mà Nho gia đã dày công gây dựng! Nhìn từ quan niệm thẩm mỹ, văn học viết Đồng Nai giai đoạn kháng Pháp đã thổi vào chiếc áo của những thể tài cũ hồn vía mới. Đó là chất tráng ca, bi hùng ca trong văn tế, trong các thể thơ luật Đường vốn chặt chẽ và chật chội. Chẳng hạn, không chỉ văn tế của Nguyễn Đình Chiểu mới có sự thống thiết khi viết về người nông dân phất cao cờ nghĩa, về Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định..., ngay trong văn tế vợ, văn tế con gái của Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) cũng đầy nỗi bi ai và chân thật đến từng chi tiết đời thường mà trước đó, ngay cả những nhà thơ lãng mạn bậc nhất của văn học Bắc Hà, cũng chưa có được. Tiếng hát trữ tình ấy rõ ràng là sự tiếp tục phá cách của một nền văn học vốn muộn màng, nhưng không bao giờ chịu dừng lại ở những giá trị cũ, dù đó là "khuôn vàng thước ngọc" đi nữa. 3. Văn học viết giai đoạn từ 1930 đến nay: Gần một thế kỷ văn học viết Đồng Nai với nhiều biến thiên của lịch sử - xã hội có thể phân kỳ thành những giai đoạn nhỏ hơn như: từ 1990- 1945; 1945- 1954; 1954- 1975 và từ 1975 đến nay. Tuy nhiên, từ góc nhìn lịch sử xã hội và từ loại hình văn học, về cơ bản đây là một thời kỳ văn học có nhiều đặc trưng thống nhất như khả năng phản ánh hiện thực, những thể tài chủ yếu, phạm vi hoạt động của đội ngũ cầm bút v.v… Năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dân tộc đã chấm dứt "đêm dài không thấy ánh sáng" cho một lối thoát về phía tự do và độc lập. Thế là, những người cầm bút cũng đã tìm thấy cho mình ánh sáng ở mỗi trang viết. Bên cạnh đó, sau gần một thế kỷ cai trị, với chính sách nô dịch về văn hóa, giáo dục, thực dân Pháp đã tạo ra một đội ngũ trí thức mới. Trong số đó, có những người từ truyền thống dân tộc, quê hương đã nhanh chóng tiếp thu các giá trị của văn hóa phương Tây, đặc biệt là tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa của văn học Phục hưng, của "thế kỷ ánh sáng" và lập tức trở thành "phản sản phẩm" của chính người "khai hóa". Ở Đồng Nai, đó là những thanh niên: Huỳnh Văn Nghệ, Bình Nguyên Lộc, Lý Văn Sâm... Khi còn ngồi trên ghế của Trường Pétrus Ký, Huỳnh Văn Nghệ (1914 -1977) đã làm thơ, viết văn. Sớm tiếp thu tư tưởng vô sản và hoạt động cộng sản, Huỳnh Văn Nghệ đã hướng ngòi bút của mình về phía nhân quần đang đau khổ. Trong khi nhiều nhà thơ, nhà văn thời bấy giờ đi tìm cảm xúc "mới" nhưng xa lạ với tâm hồn dân tộc, Huỳnh Văn Nghệ đã viết được những bài thơ hiện thực xuất sắc như Bà má bán cau, Ổ gà cháy thành than, Trốn học... Tuy không sôi nổi như ở các trung tâm văn hóa lớn là Sài Gòn, Hà Nội, song sinh hoạt văn nghệ tại Biên Hòa không hoàn toàn chìm lặng. Các cây bút trẻ như Lý Văn Sâm, Lương Văn Lựu, Huỳnh Sanh... đã tự tụ tập nhau lại, hình thành nên "Văn đàn Sông Phố". Mục đích của họ là bán những cuốn sách có nội dung tốt, giao lưu với bạn đọc, động viên những bạn trẻ tìm đến với văn học. Chính từ văn đàn này, Lý Văn Sâm đã bắt đầu sáng tác những truyện đường rừng mang đậm hương sắc quê nhà và góp mặt với giới sáng tác của cả nước trên báo Tiểu thuyết thứ bảy. Từ năm 1945- 1975 là thời kỳ quê hương Biên Hòa cùng nhân dân cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Huỳnh Văn Nghệ, nhà thơ hiện thực thời nào, nay đã là "con hùm xám" miền Đông, Tư lệnh khu 7, Tỉnh đội trưởng Thủ Biên. Đấy là hình ảnh một con người "tay gươm tay bút" như chính nhà thơ đã vẽ nên tron g văn học cũng như ngoài đời thực. Dáng dấp của Huỳnh Văn Nghệ thật không khác gì mấy so với những sĩ phu yêu nước của Nam bộ ở thế kỷ trước, chỉ có điều, đấy là nhà thơ - chiến sĩ của một trào lưu lịch sử hoàn toàn mới mẻ. Bởi vậy, con người và cuộc sống kháng chiến trong thơ văn Huỳnh Văn Nghệ đậm tính chân thực, nhưng không kém phần hào hùng, giàu tráng khí. Ở giữa lòng đô thị, chịu sự kìm tỏa của chế độ thực dân - tay sai, các tác giả văn học Đồng Nai hoặc đã biến ngòi bút của mình thành một thứ vũ khí chống giặc như Lý Văn Sâm, hoặc nuôi dưỡng tình yêu quê hương nồng nàn, sâu nặng qua từng trang viết như Bình Nguyên Lộc... Đặc biệt, Lý Văn Sâm một mặt tiếp tục sáng tác những truyện đường rừng phương Nam với bao con người vị nghĩa quên thân, kích thích lớp trẻ tìm kiếm lối đi về chính nghĩa; mặt khác, đi sâu vào thân phận của người trí thức quẩn quanh, không có lối thoát trong lòng chế độ thực dân - tay sai, thúc giục họ trở về với dân tộc. Bởi vậy, các nhà viết văn học sử thời bấy giờ đã đánh giá Lý Văn Sâm là "nhà văn xuất sắc nhất" của văn học miền Nam thời kỳ 1945- 1954. Tuy không có mặt ở quê hương suốt cả chặng đường dài, nhưng nhà văn Hoàng Văn Bổn lại hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người kháng chiến ở quê hương Biên Hòa- Đồng Nai. Nếu nhìn ở khía cạnh hiện thực lịch sử, hiện thực xã hội thì tác phẩm của Hoàng Văn Bổn là bức tranh sâu rộng và toàn diện nhất về con người và cuộc sống kháng chiến ở Đồng Nai, tập trung là các tiểu thuyết: Trên mảnh đất này, Bông hường bông cúc, Nước mắt giã biệt , Lũ chúng tôi, Nhớ rừng xưa... Bức tranh hiện thực ấy còn sâu đậm ở nhiều tác phẩm của nhiều nhà văn, nhà thơ mặc dù Biên Hòa không là quê hương nhưng đã gắn bó mật thiết với mảnh đất này như: Trần Bạch Đằng, Nam Hà, Giang Nam, Chu Lai... Như vậy, trên từng bước đi của lịch sử, văn học viết Đồng Nai, khi đậm khi nhạt, đều là những tác giả bắt rễ từ cội nguồn cuộc sống đầy máu lửa của nhân dân và không có biến thiên to lớn nào mà văn học đã bỏ qua. Hơn ba mươi năm sau ngày miền Nam giải phóng, ở Đồng Nai đã hình thành một đội ngũ gồm nhiều thế hệ sáng tác, từ các nhà văn tên tuổi như Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn đến các cây bút trẻ. Nhiều cây bút đã hòa nhập với cuộc sống mới, ngày càng gắn bó hơn với mảnh đất mình đang sống. Cũng chính vì thế, các cây bút ấy đã trưởng thành nhanh chóng, có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng về văn học ở tỉnh hay toàn quốc và các tác giả cũng đã đứng trong hàng ngũ của hội nhà văn Việt Nam như: Khôi Vũ, Nguyễn Đức Thọ, Cao Xuân Sơn, Tạ Nghi Lễ, Trương Nam Hương... Mặt khác, vùng đất Đồng Nai vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều nhà văn, nhà thơ cả nước như đã từng mời gọi của các thế kỷ trước. |