- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,946
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Giáo án giáo dục địa phương lớp 9 hà nội HỌC KÌ 1 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 39 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
- Nêu được các khái niệm: văn hóa, di sản văn hoá, di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể.
– Nêu được đặc điểm phát triển văn hóa tại thành phố Hà Nội.
– Trình bày được những chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch tại thành phố Hà Nội.
– Hiểu được ý nghĩa phát triển kinh tế, du lịch trong duy trì và phát triển văn hóa ở thành phố Hà Nội.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
* Năng lực chuyên biệt:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để tìm hiểu các di sản của tỉnh Hà Nội.
- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để trình bày các giải pháp bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Hà Nội.
3. Phẩm chất
Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giấy A0
Máy tính, máy chiếu.
Tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến bài học
2. Đối với học sinh
Tìm hiểu trước nội dug liên quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu việc thực hiện pháp luật trong đời sống
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Trò chơi : Nhìn hình đoán tên
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết : Những hình ảnh sau nói đến các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống nổi tiếng nào của thành phố Hà Nội ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đăc điểm phát triển văn hóa tại thành phố Hà Nội
Nội dung 1 : Khái niệm văn hóa và đặc điểm chung văn hóa Hà Nội
a. Mục tiêu : Biết được thế nào là văn hóa, di sản văn hóa, cách phân loại di sản văn hóa và đặc điểm văn hóa tại thành phố Hà Nội.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động :
CHỦ ĐỀ 1 – TIẾT 1,2,3,4 : GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, DU LỊCH
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
- Nêu được các khái niệm: văn hóa, di sản văn hoá, di sản văn hoá vật thể, di sản văn hoá phi vật thể.
– Nêu được đặc điểm phát triển văn hóa tại thành phố Hà Nội.
– Trình bày được những chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch tại thành phố Hà Nội.
– Hiểu được ý nghĩa phát triển kinh tế, du lịch trong duy trì và phát triển văn hóa ở thành phố Hà Nội.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học.
* Năng lực chuyên biệt:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để tìm hiểu các di sản của tỉnh Hà Nội.
- Năng lực tìm hiểu: Khai thác thông tin, phát triển năng lực sử dụng tranh ảnh để trình bày các giải pháp bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Hà Nội.
3. Phẩm chất
Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giấy A0
Máy tính, máy chiếu.
Tranh ảnh, video, tài liệu liên quan đến bài học
2. Đối với học sinh
Tìm hiểu trước nội dug liên quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu việc thực hiện pháp luật trong đời sống
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Trò chơi : Nhìn hình đoán tên
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết : Những hình ảnh sau nói đến các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống nổi tiếng nào của thành phố Hà Nội ?
Nhà hát lớn Hà Nội | Di tích Gò Đống Đa |
Văn Miếu – Quốc Tử Giám | Lễ hội Chùa Hương |
Lễ hội Đền Gióng – Đền Phủ Đổng | Cầu Long Biên |
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đăc điểm phát triển văn hóa tại thành phố Hà Nội
Nội dung 1 : Khái niệm văn hóa và đặc điểm chung văn hóa Hà Nội
a. Mục tiêu : Biết được thế nào là văn hóa, di sản văn hóa, cách phân loại di sản văn hóa và đặc điểm văn hóa tại thành phố Hà Nội.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu các khái niệm Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thảo luận luận tìm hiểu các khái niệm : + Văn hóa là gì? + Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa được phân thành mấy loại? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm tòi thông tin và trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các HS khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV bổ sung kiến thức: + Theo UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc. + Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Như vậy, có thể thấy, văn hoá được coi là toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống xã hội như ngôn ngữ, tiếng nói, tôn giáo, tư tưởng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh… của dân tộc, đất nước. Nó mang đến giá trị về mặt tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của cộng đồng người dân. | I. Đặc điểm phát triển văn hóa tại thành phố Hà Nội 1. Khái niệm văn hóa, di sản văn hóa - Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. - Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo trong quá trình lịch sử, được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Phân loại: + Di sản văn hoá vật thể là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. + Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần, phản ánh giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, nghệ thuật…. |
Nhiệm vụ 2 : Đặc điểm phát triển văn hóa tại thành phố Hà Nội Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của em, cho biết thủ đô Hà Nội được hình thành lâu đời có ảnh hưởng như thế nào đến nền văn hóa? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các HS khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. | 2. Đặc điểm nền văn hóa tại thành phố Hà Nội a. Nền văn hóa hình thành lâu đời - Năm 1010, vua Lý Thái Tổ ra Thăng Long, từ đây vùng đất địa linh nhân kiệt trở thành kinh đô nước ta lịch sử hình thành, văn hiến lâu đời. b. Nền văn hóa đa dạng, phong phú - Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể. + DS vật thể : 5922 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh + DS phi vật thể : 1793 lễ hội truyền thống, thủ công truyền thống, tập quán tín ngưỡng… |