Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
WORD + POWERPOINT Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức CẢ NĂM 2024 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word, PPT gồm các thư mục, file trang. Các bạn xem và tải giáo án hóa học 11 kết nối tri thức về ở dưới.
1710908224744.png

Ngày soạn: 1/4/2023
Tuần:
Thời gian thực hiện: 02 tiết (Tiết 20, 21 )


CHƯƠNG 3: ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ​

BÀI 10: HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ​

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
– Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.

– Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất).

– Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản.

– Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực hóa học:
  • Năng lực nhận thức hóa học
  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng dưới góc độ hóa học
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên (GV):
  • Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh
  • Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm)
2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Các hợp chất hữu cơ đóng vai trò quan trọng với sự sống như protein, nucleic acid, hormone,... Hợp chất hữu cơ là gì và chúng có những điểm chung gì?
- HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp
- GV yêu cầu HS: tìm thêm các ứng dụng của chất hữu cơ trong đời sống hàng ngày.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
a. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh và kiến thức đã có để giúp HS hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV đặt câu hỏi, hs trả lời:
? Thế nào là hợp chất hữu cơ
+ GV thông báo đặc điểm của các hợp chất hữu cơ (HCHC).
? Thế nào là hoá học hữu cơ
- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát thí nghiệm theo cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 (SGK – 58) để củng cố lý thuyết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV luôn yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong đời sống để minh họa.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
I. Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
1. Khái niệm
- Ví dụ:
+) Eugenol (có trong cây hương nhu)
-19On0jxW8Nmwwbn6hA8S5A6iLeNilUeWR3ts0gAjXln4uEUOCdvHbN9eqBQ-ptHcKRdEZDqY5TyeVia12tvMyYWZmIylaxWruKoweAhcZrSTX7I9vgVSdVbi8lcysgsnOjxJlN_YfVpI0kFP1w4bg

+ Limonene (có trong vỏ quả chanh, cam, quýt,…)
ZtbEXvfL4XvQ4p25duvFAzEbM-zMxtkrXcl4y1KMulDcOYfmQ7nByPnssczDu8XHR-vP_H5BXivtHz6tf60NQc82KYJhFRqxqCR0OS3qqgEzn_VQwAGlbUWyZ8YdB_6v5PfuYmprIoINu9HXXHprBg

+) Tinh bột (có trong gạo, bột mì, khoai, sắn,…) (C6H10O5)n
→ Khái niệm:
(1) HCHC là hợp chất của carbon (trừ một số hợp chất như CO, CO2, muối carbonate, các cyanide, carbide,…)
(2) Hoá học hữu cơ là ngành hoá học nghiên cứu về các HCHC.
- Câu hỏi 1 (SGK – 58): Đối tượng nghiên cứu của hoá học hữu cơ là HCHC.
- Câu hỏi 2 (SGK – 58): Các chất hữu cơ là: C6H12O6; C12H22O11; C2H2
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các HCHC
a. Mục tiêu: HS hoạt động nhóm và làm việc cá nhân tìm hiểu đặc điểm chung của các HCHC
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
  • GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có và cho biết đặc điểm về thành phần của hợp chất hữu cơ; đặc điểm cấu tạo (loại liên kết; điểm khác biệt của carbon khi tạo liên kết so với các phi kim khác); tính chất (vật lí và hoá học) của HCHC.
  • Cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
  • Cho HS hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi 3 (SGK – trang 58)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trả lời các câu hỏi về đặc điểm chung của các HCHC và thảo luận trả lời các bài tập 1, 2, 3 (SGK)
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét.
2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
* Về thành phần nguyên tố
- Trong thành phần của HCHC nhất thiết phải có C, hay gặp H, O, N, halogen, S, P..
- CTTQ của HCHC: CxHyOzNt...
* Về đặc điểm cấu tạo
- Liên kết trong phân tử HCHC: chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
- Nguyên tử C có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon.
- Ví dụ
iHSlwBnQ-OwgoEd43ScLzZGyy4p3A3pOIcWw57l3XYNy_vztxXNIEAyPnYbOhlc4iM4ouVnZ3mrVtKcGkRRL_V_Fw3FsMaeSakvaxontLyT_pKfen5vJ5ih-kpytsfPLdCIwYzp09z7RJ9d1qH-NOQ

Mạch hở không nhánh
uOxE0OfEG9OglPNp50TchTYR1BERflayru1-iorjZwVzaum1PJ_kFhedodyos596JGwjm3WXxx_MPQNyfNaPnqVcG8w5C0GQdit5PG5ItPGpH1oyzdu6LUchKgEdl0xRPc-poGNmeKbO2eU3UWdJFg

Mạch hở có nhánh
rBWgRUcryAqY31-k3A_FTWGUuVqvvZZD9iwxiojpDYlHCSuXqXPNDas7Bsz_6bnvzQNxkE4-Y3f2pwNTr-9rG8jSt7ZZix19nL2zoPKuZ_me0EepJRNvsb3EhpBmccXmHW-Yq-ZC3QkvPAcbF2fgpw

Mạch vòng
* Về tính chất vật lí
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: thấp, dễ bay hơi.
- Tính tan: Ít tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi hữu cơ.
* Về tính chất hoá học
- HCHC thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
- Phản ứng hoá học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành hỗn hợp các sản phẩm.
- Câu hỏi 3 (SGK – 58):
Phân tử HCHCPhân tử HCVC
Thành phần NTNhất thiết phải có CKhông nhất thiết phải có C
LKHHChủ yếu là LK CHTLK CHT, LK ion, LK cho – nhận
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách phân loại hợp chất hữu cơ
a. Mục tiêu: Dựa vào SGK để giúp HS tìm hiểu về các tiêu chí và phương thức phân loại HCHC
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi:
(1) Dựa vào tiêu chí nào để phân loại HCHC? Theo đó, HCHC được phân loại như thế nào?
(2) Hydrocarbon là gì? Cho ví dụ về các hydrocarbon tiêu biểu?
(3) Dẫn xuất của hydrocarbon là gì? Cho một số ví dụ?
+ Yêu cầu HS đưa thêm tiêu chí khác để phân loại HCHC và làm câu hỏi 4 (SGK – 59) để củng cố lý thuyết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
II. Phân loại hợp chất hữu cơ
- Dựa theo thành phần HCHC được chia thành:
+ Hydrocarbon: Là những HCHC được tạo thành chỉ từ hai nguyên tố carbon và hydrogen.
CTTQ: CxHy
Ví dụ: alkane (CH4); alkene (CH2=CH2); alkyne (CH≡CH); arene (C6H6)
+ Dẫn xuất của hydrocarbon: Là những HCHC thu được khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác.
CTTQ: CxHyOz; CxHyOzNt,...)
Ví dụ: Dẫn xuất halogen (CH3Cl); alcohol (C2H5OH); carboxylic acid (CH3COOH),...
- Câu hỏi 4 (SGK – 59)
+ Hydrocarbon: (1)
+ Dẫn xuất của hydrocarbon: (2); (3); (4).
Hoạt động 4: Tìm hiểu khái niệm nhóm chức
a. Mục tiêu: Dựa vào SGK để giúp HS tìm hiểu về nhóm chức
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV lấy ví dụ về 2 đồng phân của C2H6O từ đó phát biểu khái niệm nhóm chức
+ GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, đọc SGK và cho một số ví dụ về một số nhóm chức và gốc hydrocarbon có trong phân tử HCHC.
+ Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết cách xác định nhóm chức bằng phổ hồng ngoại.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
III. Nhóm chức trong phân tử hợp chất hữu cơ
1. Khái niệm
- Ví dụ: HCHC C2H6O
+) dimethyl ether (CH3-O-CH3) + Na → không phản ứng
+) ethanol (C2H5OH) + Na → khí hydrogen
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
→ Nhóm –OH: nhóm chức alcohol.
- Khái niệm: Nhóm chức là nguyên tử hay nhóm nguyên tử gây ra những TCHH đặc trưng của HCHC.
2. Một số loại nhóm chức cơ bản
Loại HCNhóm chứcVí dụ
Dx halogen-X (F, Cl, Br, I)CH3Cl
Alcohol-OHCH3OH
Aldehyde-CHOCH3CHO
Ketone>C=O CH3COCH3
Carboxylic acid-COOHCH3COOH
Ester-COO-CH3COOCH3
Amine-NH2CH3NH2
Ether-O-CH3OCH3
- Câu hỏi 5 (SGK – 60): Nhóm carboxylic acid và amine.
3. Phổ hồng ngoại (IR) và nhóm chức

- Nhận xét: Có thể phân biệt các HCHC dựa vào phổ hồng ngoại của chúng.
- Bảng 10.2. Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức cơ bản (SGK – 61)
- Bài tập 6, 7 (SGK – 62)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi trong Phiếu học tập.
Câu 1: Hãy chọn phát biểu đúng nhất về hoá học hữu cơ trong số các phát biểu sau:
A. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon.

B. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon, trừ carbon (II) oxide, carbon (IV) oxide, muối carbonate, cyanide, carbide.

C. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon, trừ carbon (II) oxide, carbon (IV) oxide.

D. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon trừ muối carbonate.
Câu 2: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
A. Nhất thiết phải có carbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P.

B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. Thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Câu 3: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CO2, CaCO3.
B. CH3Cl, C6H5Br.
C. NaHCO3, NaCN.
D. CO, CaC2.
Câu 4: Nhận xét nào đúng về các chất hữu cơ so với các chất vô cơ?
A. Độ tan trong nước lớn hơn.

B. Độ bền nhiệt cao hơn.

C. Tốc độ phản ứng nhanh hơn.
D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn.
Câu 5: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là:
A. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.
Câu 6: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu?
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 7: Trong cùng điều kiện, 23,2 gam hơi chất (Z) chiểm thể tích bằng thể tích của 3,2 gam khí methane (CH4). KLPT của (Z) là
A. 166.

B. 116.

C. 22.

D. 161.
Câu 8: Cho 2 chất hữu cơ (A) và (B). Tỉ khối hơi của (A) đối với không khí bằng 2 và tỉ khối hơi của (B) đối với (A) là 0,482. Khối lượng phân tử của (A), (B) lần lượt là

A. 58; 28.

B. 13,5; 27.

C. 27; 13,5.

D. 28; 58.
c. Sản phẩm học tập: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các bài tập
Đáp án phiếu học tập:
1B; 2A; 3B; 4D; 5B; 6A; 7B; 8A.
d. Tổ chức thực hiện: Làm trong phiếu học tập.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI
a. Mục tiêu: Tạo điều kiện để HS làm quen dần với việc tìm tòi thông tin trong sách, sưu tầm tư liệu, rèn luyện phương pháp tự học, nâng cao năng lực giao tiếp, thuyết trình.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, tìm hiểu thông tin quá sách báo, internet, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Trình bày của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS trưng bày các tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm được, để làm báo tường về một thành tựu của ngành hoá học hữu cơ nói chung hay về một hợp chất hữu cơ mà các em yêu thích.
Tổ chức để một vài em có thể kể chuyện về một nhà khoa học mà các em yêu thích, chiếu video minh họa; trình bày về ích lợi và tác hại của hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giáPhương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giáGhi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* Chuẩn bị ở nhà
- Hoàn thành bài tập ở nhà
- Chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Bài 11: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

giao-an-hoa-hoc-11-ket-noi-tri-thuc.jpg


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN HÓA HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC.docx
    16.8 KB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án bài thực hành số 1 hóa 11 giáo án bài thực hành số 2 hóa 11 giáo án bài thực hành số 3 hóa 11 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi hóa 11 violet giáo án chuyên de hóa 11 giáo án dạy thêm hóa 11 giáo án dạy thêm hóa 11 cơ bản violet giáo án dạy thêm hóa 11 học kì 2 violet giáo án dạy thêm hóa 11 kì 2 giáo án dạy thêm hóa 11 violet giáo án dạy thêm hóa học 11 violet giáo án hóa 11 giáo án hóa 11 ankan giáo án hóa 11 bài 1 giáo án hóa 11 bài 12 giáo án hóa 11 bài 12 violet giáo án hóa 11 bài 15 giáo án hóa 11 bài 15 violet giáo án hóa 11 bài 16 giáo án hóa 11 bài 2 giáo án hóa 11 bài 20 giáo án hóa 11 bài 21 giáo án hoá 11 bài 22 giáo án hóa 11 bài 3 giáo án hóa 11 bài 3 violet giáo án hóa 11 bài 45 tiết 2 giáo án hóa 11 bài 6 giáo án hóa 11 bài 8 giáo án hóa 11 bài 9 muối nitrat giáo án hóa 11 bài anken giáo án hóa 11 bài photpho giáo án hóa 11 bài thực hành 1 giáo án hóa 11 chương 4 giáo án hóa 11 chương 5 giáo án hóa 11 cơ bản 3 cột giáo án hóa 11 cơ bản cả năm giáo án hóa 11 cơ bản mới nhất 2018 giáo án hóa 11 cơ bản violet giáo án hóa 11 mới giáo án hóa 11 muối nitrat giáo án hóa 11 nâng cao giáo án hóa 11 nâng cao bài 12 giáo án hóa 11 nâng cao bài 15 giáo án hóa 11 nâng cao bài 16 giáo án hóa 11 nâng cao cả năm giáo án hoá 11 phenol giáo án hóa 11 photpho giáo án hóa 11 silic giáo án hóa 11 theo chủ đề giáo án hóa 11 theo công văn 4040 giáo án hóa 11 theo công văn 5512 giáo an hóa 11 theo công văn 5512 violet giáo án hóa 11 theo cv 5512 giáo án hóa 11 theo hướng phát triển năng lực giáo án hóa 11 vietjack giáo án hóa 11 violet giáo án hóa bài 12 lớp 11 giáo án hóa học 11 giáo án hóa học 11 bài 1 giáo án hóa học 11 bài 10 giáo án hóa học 11 bài 12 giáo án hóa học 11 bài 15 giáo án hóa học 11 bài 16 giáo án hóa học 11 bài 20 giáo án hóa học 11 cơ bản violet giáo án hóa học 11 học kì 2 giáo án hóa học 11 học kì 2 violet giáo án hóa học 11 mới nhất giáo án hóa học lớp 11 giáo án hóa lớp 11 giáo án môn hóa lớp 11 cơ bản giáo án ôn tập học kì 2 hóa 11 giáo án ôn tập đầu năm hóa 11 giáo án phát triển năng lực hóa 11 giáo án phát triển năng lực hóa 11 violet giáo án phụ đạo hóa học 11 giáo án powerpoint hóa lớp 11 giáo án stem hóa học 11 giáo án stem violet môn hóa 11 giáo án trải nghiệm sáng tạo môn hóa 11 giáo án tự chọn hóa 11 học kì 2 giáo án tự chọn hóa 11 kì 2 giáo án điện tử hóa 11 bài 12 giáo án điện tử hóa 11 violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,503
    Bài viết
    37,972
    Thành viên
    141,882
    Thành viên mới nhất
    thanh son0406
    Top