Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 202

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,514
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án ôn tập văn học lớp 7 kì 2 MỞ RỘNG được soạn dưới dạng file word, pptx gồm 6 FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án ôn tập văn học lớp 7 kì 2, giáo án ôn tập học kì 2 văn 7 kết nối ,..về ở dưới.
Ngày soạn:


Tiết 133.134. ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II


Lớp​
Tiết​
Ngày dạy​
Sĩ số​
7A​
133.134​
7B​
133.134​


I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức.


- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở học kì II

2. Về năng lực.

- Năng lực đọc và tổng hợp thông tin

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,...

3. Về phẩm chất.

- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập

III. Tiến trình dạy học:

1. Tổ chức:


- Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra sách vở của HS.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động.



Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, thu hút sự chú ý của HS vào việc thực hiện nhiệm việc học tập.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS​
Dự kiến sản phẩm.​
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Em hãy kể tên các chủ điểm đã học trong học kì II. Trong số các chủ điểm đó, em ấn tượng với chủ điểm nào nhất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và dẫn vào bài.
Gợi ý
- Bài học cuộc sống
- Thế giới viễn tưởng
- Trải nghiệm để trưởng thành
- Hòa điệu với tự nhiên
- Trang sách và cuộc sống


Hoạt động 2: Hệ thống lại kiến thức.




Mục tiêu:
- Hệ thống lại kiến thức ở cả ba phần đọc, viết, nói và nghe đã học trong chương trình ngữ văn 7 kì II.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS​
Dự kiến sản phẩm.​

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Những loại, thể loại văn bản nào trong học kì 2
- Hoàn thành phiếu học tập số 1,2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.



Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai?
- Hoàn thành phiếu học tập số 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.





Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với nội dung nào?
- Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.
1. Câu 1:
- Những loại, thể loại văn bản trong học kì 2 (Hs tự sáng tạo sơ đồ hoặc bảng)
+ Truyện ngụ ngôn
+ Thành ngữ, tục ngữ
+ Truyện khoa học viễn tưởng
+ Văn bản nghị luận
+ Văn bản thông tin
2. Câu 2:
- Phiếu học tập số 1- Bảng 1.
3. Câu 3:
- Phiếu học tập số 2- Bảng 2.
4. Câu 4:
- Những kiểu bài viết mà em đã thực hành với Ngữ văn 7, tập hai:
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành).
+ Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.
+ Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).
+ Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
5. Câu 5:
- Phiếu học tập số 3- Bảng 3.
6. Câu 6:
- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với nội dung:
+ Kể lại một truyện ngụ ngôn
+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống
+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động
+ Ngày hội sách
- Nội dung nào trong đó khiến em cảm thấy hứng thú nhất: HS chọn theo sở thích cá nhân.


Hoạt động 3: Luyện tập.



Mục tiêu:
- Giúp HS khắc sâu tri thức chung cho bài học.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS​
Dự kiến sản phẩm.​
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
-
Cho HS làm một đề kiểm tra, đánh giá cuối kì II (Phiếu học tập số 4).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.



Hoạt động 4: Vận dụng.



Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng kiến thức trong nửa đầu học kì II để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cs.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS​
Dự kiến sản phẩm.​
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Chia sẻ những khó khăn, thắc mắc của em trong quá trình học bộ môn ngữ văn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS báo cáo kết quả, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt và mở rộng kiến thức.



Phiếu học tập số 1- Bảng 1



STT
Tên loại, thể loại văn bản
Đặc điểm nội dung
Đặc điểm hình thức
Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học
1Truyện ngụ ngônThuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người.- Tự sự cỡ nhỏ
- Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió
- Đẽo cày giữa đường

- Ếch ngồi đáy giếng
2Tục ngữĐúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống.- Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu.Một số câu tục ngữ Việt Nam
3Truyện khoa học viễn tưởng- Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán.
- Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian,...
- Không gian: Không gian Trái Đất, ngoài Trái Đất,...
- Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm.
- Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết.
- Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường, có trí thông minh để tạo ra những phát minh,...
- Thường có tính chất li kì.

- Sử dụng cách viết lô-gíc
- Cuộc chạm trán trên đại dương

- Đường vào vũ trụ


Phiếu học tập số 2- Bảng 2.



STT
Bài học
Kiến thức được củng cố
Kiến thức mới
1Bài 6: Bài học cuộc sống- Thành ngữ
- Nói quá
2Bài 7: Thế giới viễn tưởngDấu ngoặc kép- Mạch lạc và liên kết của văn bản
- Dấu chấm lửng
3Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành- Phương tiện liên kết
- Thuật ngữ
4Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên- Cước chú
- Tài liệu tham khảo


Phiếu học tập số 3- Bảng 3.



STTKiểu bài viếtĐề tài đã chọn viếtĐề tài khác có thể viết
1Văn nghị luậnNghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
2Văn thuyết minhThuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong chơi hay hoạt độngThuyết minh về một bộ phim hay một cuốn sách hay, …
3Văn phân tíchViết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọcViết bài văn phân tích một tác phẩm văn học mà em thích


Phiếu học tập số 4.



I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:



RÙA VÀ THỎ

Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng:

– Cậu nên thôi cái việc vô ích ấy đi. Khắp cả khu rừng này, ai chả biết họ nhà cậu là giống loài chậm chạp nhất.

Rùa ngẩng lên, đáp:

– Tôi tập chạy cho khỏe.

Thỏ nói:

– Tôi nói thật đấy! Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi.

Rùa bực mình vì vẻ ngạo mạn của Thỏ, trả lời lại:

– Nếu vậy tôi với anh thử chạy thi xem ai trong chúng ta sẽ về đích trước.

Thỏ phá lên cười, bảo rằng:

– Sao cậu không rủ Sên thi cùng ấy. Chắc chắn cậu sẽ thắng!

Rùa nói chắc nịch:

– Anh đừng có chế giễu tôi. Chúng ta cứ thử thi xem sao. Chưa biết ai thua cuộc đâu!

Thỏ nhíu mày, vểnh đôi tai lên tự đắc:

– Được thôi! Tôi sẽ cho cậu thấy!

Rùa và Thỏ quy ước lấy gốc cây cổ thụ bên kia hồ làm đích rồi cả hai vào vạch xuất phát.

Thỏ vẫn ngạo nghễ:

– Tôi chấp cậu chạy trước nửa đường luôn đấy!

Biết mình chậm chạp, Rùa không nói gì, chỉ tập trung dồn sức chạy thật nhanh.

Thỏ nhìn theo mỉm cười, vỗ tay cổ vũ Rùa.

Thỏ nghĩ: “Giờ mà chạy có thắng cậu ta cũng chả vẻ vang gì. Để lúc nào Rùa gần tới nơi, mình phóng lên cán đích trước càng khiến cậu ta nể phục.”

Thế là Thỏ nhởn nhơ gặm cỏ, đuổi theo vui đùa cùng lũ bướm ven đường. Mải chơi, Thỏ quên mất cả cuộc thi.

Thỏ đang khoan thai nằm lim dim ngắm bầu trời trong xanh, mây trôi nhè nhẹ, bỗng bật dậy nhớ tới cuộc thi. Ngước đầu lên thì Rùa đã gần tới đích. Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã cán đích trước Thỏ một đoạn đường dài.

(Theo La Phông-ten)

1. Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1
. Truyện Rùa và Thỏ thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích.

B. Truyện đồng thoại.

C. Truyện truyền thuyết.

D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật Thỏ .

B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật Rùa.

D. Lời của Sên.

Câu 3. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu sau: "Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy".

A. Một buổi sáng trời mát mẻ, Rùa đang hì hục tập chạy.

B. Một buổi sáng trời mát mẻ, bên bờ hồ trong xanh.

C. Bên bờ hồ trong xanh, Rùa đang hì hục tập chạy".

D. Một buổi sáng trời mát mẻ.

Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả đúng suy nghĩ của Thỏ về Rùa trước khi diễn ra cuộc chạy thi?

A. Nhát như cáy.

B. Chậm như sên.

C. Khỏe như voi.

D. Nhanh như cắt.

Câu 5. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ?

A. Vì Rùa thích chạy thi với Thỏ.

B. Vì Thỏ thách Rùa chạy thi.

C. Vì Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

D. Vì Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình.

Câu 6. Câu nói: "Dù cậu có dành cả đời tập chạy, cũng không bao giờ theo kịp được tôi." cho thấy tính cách nào của Thỏ?

A. Tự tin, dũng cảm.

B. Nhanh nhẹn, tháo vát.

C. Ngạo mạn, tự kiêu.

D. Ngạo mạn, tự tin.

Câu 7. Tại sao kết thúc cuộc thi, Rùa lại về đích trước Thỏ?

A. Vì Rùa khiêm tốn, kiên trì, quyết tâm.

B. Vì Rùa tự tin, hiếu thắng.

C. Vì Rùa có sức khỏe tốt, tự tin, kiêu ngạo.

D. Vì Rùa khiêm tốn, kiên trì, gặp may.

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 8.
Sắp xếp các chi tiết, sự kiện sau đây theo đúng trình tự cốt truyện.

a. Nghe thấy lời chế giễu của Thỏ, Rùa rủ Thỏ thử chạy thi với mình.

b. Trong khi Rùa tập trung dồn sức chạy thật nhanh thì Thỏ nhởn nhơ, mải vui đùa quên mất cả cuộc thi.

c. Bên bờ hồ, Rùa đang cố sức tập chạy. Thỏ đi qua, nhìn thấy vậy thì phá lên cười, nhạo báng Rùa.

d. Sực nhớ tới cuộc thi, Thỏ cắm đầu cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã về đích trước Thỏ.

Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

Câu 10. Tưởng tượng nếu em là Rùa, sau khi kết thúc cuộc thi, em sẽ nói điều gì với Thỏ? Vì sao? (Viết từ 3-5 câu).

II. VIẾT (4.0 điểm)

Trò chơi điện tử là một thú vui hấp dẫn nhưng cũng có nhiều tác hại.

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tác hại của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường hiện nay.



HƯỚNG DẪN CHẤM



Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. Đọc
hiểu
1
D
0,5​
2
B
0,5​
3
B
0,5​
4
B
0,5​
5
C
0,5​
6
C
0,5​
7
A
0,5​
8
c - a - b - d
0,5​
9
- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.
- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.
1,0​
10
- Nêu được điều muốn nói với Thỏ.
- Trình bày lí do nói điều đó.
1,0​
II. Viết
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0,25​
b. Xác định đúng yêu cầu của đề:
Tác hại của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường hiện nay.
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
2.5​
- Thực trạng của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường hiện nay.
- Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học đường.
- Những tác hại của hiện tượng ham mê trò chơi điện tử.
- Biện pháp để ngăn chặn hiện tượng này.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,5​
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5​


4. Củng cố.


- GV hệ thống lại bài học.

5. Hướng dẫn về nhà.

- Học bài, hoàn thành bài tập.

- Ôn tập, kiểm tra, đánh giá cuối học kì II

___________________________​





Ngày soạn:


Tiết 135.136. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II


Lớp​
Tiết​
Ngày dạy​
Sĩ số​
7A​
135.136​
7B​
135.136​


I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức.


- Hệ thống lại các kiến thức ở cả ba phân môn Văn, tiếng Việt, tập làm văn ở học kì II.

2. Về năng lực.

- Năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Về phẩm chất.

- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Chuẩn bị của GV:
(Đề của Phòng GD)

- Chuẩn bị của HS: giấy bút.

C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

1. Tổ chức:


- Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:



GV: Phát đề.
GV: Đọc đề.
GV: Giám sát HS làm bài.
GV: Yêu cầu HS dừng bút.
HS: Nhận đề.
HS: Nghe và soát đề.
HS: Nghiêm túc làm bài.
HS: Dừng bút, nộp bài.


4. Củng cố.

- Thu bài.

- Nhận xét giờ.

5. Hướng dẫn về nhà.

- Xem lại bài kiểm tra.

- Soạn: Tiết 137: Đọc mở rộng (bài 7).



_______________________________​

1683648976317.png


PASS GIẢI NÉN: yopovn.Com

Thầy cô download file tại mục đính kèm!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---Ôn tập cuối kì và đọc mở rộng kì 2.zip
    2.5 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    soạn đề cương ngữ văn 7 soạn đề cương ngữ văn 7 giữa học kì 1 soạn đề cương ngữ văn 7 học kì 1 soạn đề cương ngữ văn 7 học kì 2 soạn đề cương văn 7 soạn đề cương văn 7 hk1 đề cương anh văn 7 đề cương anh văn 7 học kì 1 đề cương anh văn lớp 7 đề cương anh văn lớp 7 hk2 đề cương anh văn lớp 7 học kì 1 đề cương anh văn lớp 7 kì 2 đề cương lớp 7 môn văn đề cương môn văn 7 đề cương môn văn 7 hk1 đề cương môn văn 7 học kì 2 đề cương môn văn lớp 7 giữa học kì 1 đề cương môn văn lớp 7 giữa học kì 2 đề cương môn văn lớp 7 học kì 2 đề cương ngữ văn 7 cuối học kì 2 đề cương ngữ văn 7 filetype pdf đề cương ngữ văn 7 giữa học kì 1 đề cương ngữ văn 7 học kì 1 đề cương ngữ văn 7 học kì 2 đề cương ngữ văn 7 học kì 2 violet đề cương ngữ văn 7 kì 2 đề cương ngữ văn lớp 7 giữa học kì 1 đề cương ngữ văn lớp 7 học kì 1 đề cương ôn ngữ văn 7 hk2 đề cương ôn tập anh văn 7 hk1 đề cương on tập hè môn văn 7 lên 8 đề cương ôn tập học sinh giỏi văn 7 đề cương ôn tập môn văn 7 học kì 2 đề cương on tập ngữ văn 7 cả năm đề cương on tập ngữ văn 7 có đáp án đề cương ôn tập ngữ văn 7 hk2 violet đề cương on tập ngữ văn 7 học kì 1 violet đề cương ôn tập ngữ văn 7 học kì i đề cương ôn tập ngữ văn 7 kì 2 violet đề cương ôn tập phần văn lớp 7 kì 2 đề cương ôn tập văn 7 đề cương ôn tập văn 7 cuối học kì 1 đề cương ôn tập văn 7 cuối học kì 2 đề cương ôn tập văn 7 cuối kì 1 đề cương ôn tập văn 7 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 7 giữa học kì 2 đề cương on tập văn 7 học kì 1 chi tiết đề cương ôn tập văn 7 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 7 học kì 2 đề cương ôn tập văn 7 học kì 2 violet đề cương ôn tập văn 7 kì 1 violet đề cương ôn tập văn 7 kì 2 đề cương ôn thi anh văn lớp 7 hk2 đề cương ôn thi học sinh giỏi văn 7 đề cương ôn thi ngữ văn 7 học kì i đề cương văn 7 đề cương văn 7 cuối học kì 1 đề cương văn 7 cuối kì 1 đề cương văn 7 giữa hk2 đề cương văn 7 giữa học kì 1 đề cương văn 7 giữa kì 1 đề cương văn 7 giữa kì 2 đề cương văn 7 hk 2 đề cương văn 7 học kì 1 đề cương văn 7 học kì 1 năm 2019 đề cương văn 7 học kì 2 đề cương văn 7 kì 1 đề cương văn 7 kì 2 đề cương văn lớp 7 đề cương văn lớp 7 cuối học kì 1 đề cương văn lớp 7 cuối học kì 2 đề cương văn lớp 7 cuối kì 2 đề cương văn lớp 7 giữa học kì 1 đề cương văn lớp 7 giữa kì 1 đề cương văn lớp 7 giữa kì 2 đề cương văn lớp 7 hk2 đề cương văn lớp 7 học kì 2 đề cương văn lớp 7 kì 2
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,503
    Bài viết
    37,972
    Thành viên
    141,874
    Thành viên mới nhất
    Richardtow
    Top