- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,140
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Sử dụng công cụ đánh giá Rubrics trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí 6 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh NĂM 2023-2024 *BẢN CHUẨN được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tuy nhiên tôi nhận thấy việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi và các giáo viên khác còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy mà chất lượng bộ môn chưa cao, số học sinh được tham gia và tự chủ động tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động học tập của các bạn và của chính bản thân học sinh chưa nhiều. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá mới, công cụ đánh giá chưa cụ thể. Chỉ thiên về đánh giá nội dung lý thuyết, chưa chú trọng đánh giá các kĩ năng của học sinh.
Hầu hết giáo viên trong nhà trường nói chung và bản thân tôi cũng như một số giáo viên dạy Địa lí ở các trường lân cận thường quen sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống, việc sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá và công cụ đánh giá mới còn rất ít giáo viên áp dụng. Trong quá trình dạy học, giáo viên chưa tạo điều kiện để học sinh được tham gia nhiều vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục. Chủ yếu chỉ là nhận xét bài làm của bạn trong các hoạt động học trên lớp. Cụ thể, những phương pháp và công cụ đánh giá mà bản thân tôi và hầu hết các giáo viên vẫn thường sử dụng trước đây là:
Đánh giá dựa trên câu hỏi và bài tập: Các câu hỏi và bài tập được sử dụng để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh trong suốt quá trình học.
Giáo viên sử dụng câu hỏi và bài tập để kiểm tra thường xuyên (thông qua hình thức vấn đáp, viết,…) hoặc kiểm tra định kỳ (bằng đề kiểm tra). Điểm số được dựa trên độ chính xác và đầy đủ của câu trả lời hoặc kết quả.
Đánh giá theo ý chủ quan của giáo viên: Giáo viên dựa vào ý kiến cá nhân và kinh nghiệm của mình để đánh giá học sinh. Điểm số và nhận xét được xác định dựa trên nhận định và suy nghĩ của giáo viên về hiệu quả học tập của học sinh.
Kiểm tra định kỳ: Sử dụng đề kiểm tra giữa học kỳ và cuối kỳ để đánh giá toàn bộ kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một khoảng thời gian học tập. Điểm số được xác định dựa trên kết quả đạt được trong bài kiểm tra so với đáp án và thang điểm có sẵn.
Đánh giá chất lượng sản phẩm: Giáo viên đánh giá dựa trên các sản phẩm hoặc dự án mà học sinh đã hoàn thành, chẳng hạn như bài thuyết trình, đồ án hoặc poster. Điểm số và nhận xét được đưa ra dựa trên chất lượng và mức độ hoàn thiện của sản phẩm.
Phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm để đánh giá kiến thức, kỹ năng và hiểu biết của học sinh. Giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi để đánh giá phản ứng và câu trả lời của học sinh.
Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống này thường có nhược điểm là đánh giá không công bằng, mang tính chủ quan và không phản ánh đầy đủ các phẩm chất và năng lực của học sinh. Giáo viên còn đánh giá theo ý chủ quan nên học sinh thường khá nhút nhát, rụt rè trong việc đánh giá sản phẩm học tập của bạn và của chính mình, nhiều học sinh chưa dám chủ động đưa ra ý kiến trong quá trình học và chưa chủ động tham gia quá trình đánh giá. Vì vậy hầu hết học sinh đều không biết cách đánh giá, còn phụ thuộc vào thầy cô. Đối với nội dung kiến thức, các em thường học thuộc lòng để trả bài thầy cô theo từng nội dung mà chưa biết đối với mỗi câu hỏi cần vận dụng kiến thức cụ thể như thế nào để đạt điểm cao. Nhất là những bài cần đánh giá sản phẩm học tập, đánh giá năng lực thì các em càng lúng túng. Điều đó khiến các em học sinh trở nên thụ động tiếp thu tri thức bài học và chưa chủ động kiểm tra đánh giá, chưa có kĩ năng đánh giá năng lực và phẩm chất phân môn Địa lí. Đồng thời cũng khiến các em nhanh mệt mỏi, không có hứng thú với môn học.
- TÊN SÁNG KIẾN:
“Sử dụng công cụ đánh giá Rubrics trong kiểm tra đánh giá phân môn Địa lí 6 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”
- NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG THỬ: Năm học 2022-2023.
- CÁC THÔNG TIN BẢO MẬT NẾU CÓ: Không
CÁC GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM
Trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Địa lí và môn Lịch sử gộp thành một môn học: Lịch sử và Địa lí. Trong đó phân môn Địa lí “Giúp học sinh phát triển năng lực chung và các năng lực Địa lí đã được học sinh hình thành ở cấp Tiểu học; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam và công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh nhận thức và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học Địa lí cũng như sự kết nối giữa Địa lí học với ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai”. Bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học thì đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là nhiệm vụ cần được chúng ta chú ý, quan tâm và hướng tới. Nó vừa mang tính thời sự vừa mang tính thực tiễn cao.Tuy nhiên tôi nhận thấy việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi và các giáo viên khác còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy mà chất lượng bộ môn chưa cao, số học sinh được tham gia và tự chủ động tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động học tập của các bạn và của chính bản thân học sinh chưa nhiều. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức đánh giá mới, công cụ đánh giá chưa cụ thể. Chỉ thiên về đánh giá nội dung lý thuyết, chưa chú trọng đánh giá các kĩ năng của học sinh.
Hầu hết giáo viên trong nhà trường nói chung và bản thân tôi cũng như một số giáo viên dạy Địa lí ở các trường lân cận thường quen sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá truyền thống, việc sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá và công cụ đánh giá mới còn rất ít giáo viên áp dụng. Trong quá trình dạy học, giáo viên chưa tạo điều kiện để học sinh được tham gia nhiều vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục. Chủ yếu chỉ là nhận xét bài làm của bạn trong các hoạt động học trên lớp. Cụ thể, những phương pháp và công cụ đánh giá mà bản thân tôi và hầu hết các giáo viên vẫn thường sử dụng trước đây là:
Đánh giá dựa trên câu hỏi và bài tập: Các câu hỏi và bài tập được sử dụng để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh trong suốt quá trình học.
Giáo viên sử dụng câu hỏi và bài tập để kiểm tra thường xuyên (thông qua hình thức vấn đáp, viết,…) hoặc kiểm tra định kỳ (bằng đề kiểm tra). Điểm số được dựa trên độ chính xác và đầy đủ của câu trả lời hoặc kết quả.
Đánh giá theo ý chủ quan của giáo viên: Giáo viên dựa vào ý kiến cá nhân và kinh nghiệm của mình để đánh giá học sinh. Điểm số và nhận xét được xác định dựa trên nhận định và suy nghĩ của giáo viên về hiệu quả học tập của học sinh.
Kiểm tra định kỳ: Sử dụng đề kiểm tra giữa học kỳ và cuối kỳ để đánh giá toàn bộ kiến thức và kỹ năng của học sinh sau một khoảng thời gian học tập. Điểm số được xác định dựa trên kết quả đạt được trong bài kiểm tra so với đáp án và thang điểm có sẵn.
Đánh giá chất lượng sản phẩm: Giáo viên đánh giá dựa trên các sản phẩm hoặc dự án mà học sinh đã hoàn thành, chẳng hạn như bài thuyết trình, đồ án hoặc poster. Điểm số và nhận xét được đưa ra dựa trên chất lượng và mức độ hoàn thiện của sản phẩm.
Phỏng vấn: Thực hiện phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm để đánh giá kiến thức, kỹ năng và hiểu biết của học sinh. Giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi để đánh giá phản ứng và câu trả lời của học sinh.
Tuy nhiên, các phương pháp truyền thống này thường có nhược điểm là đánh giá không công bằng, mang tính chủ quan và không phản ánh đầy đủ các phẩm chất và năng lực của học sinh. Giáo viên còn đánh giá theo ý chủ quan nên học sinh thường khá nhút nhát, rụt rè trong việc đánh giá sản phẩm học tập của bạn và của chính mình, nhiều học sinh chưa dám chủ động đưa ra ý kiến trong quá trình học và chưa chủ động tham gia quá trình đánh giá. Vì vậy hầu hết học sinh đều không biết cách đánh giá, còn phụ thuộc vào thầy cô. Đối với nội dung kiến thức, các em thường học thuộc lòng để trả bài thầy cô theo từng nội dung mà chưa biết đối với mỗi câu hỏi cần vận dụng kiến thức cụ thể như thế nào để đạt điểm cao. Nhất là những bài cần đánh giá sản phẩm học tập, đánh giá năng lực thì các em càng lúng túng. Điều đó khiến các em học sinh trở nên thụ động tiếp thu tri thức bài học và chưa chủ động kiểm tra đánh giá, chưa có kĩ năng đánh giá năng lực và phẩm chất phân môn Địa lí. Đồng thời cũng khiến các em nhanh mệt mỏi, không có hứng thú với môn học.