Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 405

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,419
Điểm
113
tác giả
24 Những bài văn mẫu hay nhất lớp 12 được soạn dưới dạng file word gồm 96 trang. Các bạn xem và tải những bài văn mẫu hay nhất lớp 12 , bài văn mẫu hay nhất lớp 12 ,... về ở dưới.
Những bài văn mẫu chuyên sâu – Ngữ văn 12



TÂY TIẾN – Quang Dũng

Đề 1:
Trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có đoạn:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Anh/chị hãy cảm nhận bức tranh thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính qua đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về bút pháp tài hoa lãng mạn của nhà thơ.
BÀI LÀM

Nói về Quang Dũng là nói về một người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ. Bạn bè đồng chí thường trầm trồ thán phục trước tài năng nhiều mặt của ông. Không chỉ hát hay, đàn giỏi mà ông còn sáng tác nhạc, vẽ tranh và viết kịch. Đặc biệt, trong những giây phút thăng hoa của tâm hồn, Quang Dũng cũng có những bài thơ để đời như “Tây Tiến”, “Đôi mắt người Sơn Tây”, “Đôi bờ” và nhiều tác phẩm truyện, kí khác…Chính bởi sự đa tài ấy mà hồn thơ Quang Dũng cũng mang nét riêng độc đáo. Đó là một tâm hồn thơ bay bổng lãng mạn, phóng túng và tài hoa. Đọc thơ của Quang Dũng , ta như vừa nghe giai điệu ngân vang của một nhạc phẩm, vừa tưởng thấy sắc màu và đường nét của một bức họa. Lại vừa cảm cái chân tình, sâu sắc của đời lính. Tất cả quyện hòa nhuần nhuyễn mà tự nhiên, sinh động mà sâu lắng. Đặc biệt, ở những bài thơ viết về người lính của ông. Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của ông, cũng là một trong những sáng tác hay nhất viết về người lính thời chống Pháp của văn học dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn đầu bài thơ: Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân qua miền Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở, gian nan vất nhưng không kém phần thơ mộng mà ấm áp tình người.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Với cảm xúc nhớ nhung, hoài niệm chân thành mà sâu sắc,những hình ảnh thơ gợi về từ miền kí ức không xa với đoàn binh Tây Tiến, một đơn vị quân đội chống Pháp ở biên giới Việt Lào, nơi ông từng gắn bó gần hai năm vào sinh ra tử, và với tâm hồn lãng mạn hào hoa, Quang Dũng đã viết nên bài thơ “ Nhớ Tây Tiến” , Sau đổi thành “Tây Tiến”. Bài thơ in trong tập thơ “Mây đầu ô”.

Cả bài thơ gồm có 4 đoạn thơ, mạch cảm xúc là nỗi nhớ của nhà thơ về “Tây Tiến” từ những chặng đường hành quân gian khổ đến những lúc dừng chân nghỉ ngơi và cả khi đau đớn tột cùng trước những hi sinh mất mát của đồng đội mình, và kết lại bài thơ là lời thề gắn bó với mảnh đất thiêng liêng Tây Bắc.

Bài thơ được viết năm 1948 khi Quang Dũng đã rời xa đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị quân đội chiến đấu chống Pháp ở biên giới Việt Lào, nơi mà ông đã gắn bó hai năm trên cương vị đại đội trưởng. Mới chỉ rời đơn vị không lâu, ngồi tại Phù Lưu Chanh, nỗi nhớ về Tây Tiến, về mảnh đất và con người nơi ấy đã thôi thúc nhà thơ cầm bút viết lên những vần thơ đầy xúc động.

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Dòng hồi tưởng đưa Quang Dũng trở về với những kí ức xa xưa: về những cung đường chiến đấu, về đồng đội của mình… Mỗi kí ức là một mảng ghép tạo thành bức tranh đa sắc màu về miền nhớ “Tây Tiến” thân thương. Khởi đầu của nỗi nhớ là hình ảnh sông Mã hiện ra vừa thơ mộng, trữ tình nhưng cũng vừa ẩn chứa nét hoang sơ, dữ dội, một dòng sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính, trở thành chứng nhân lịch sử, thành kỉ niệm trường tồn của những ngày tháng chiến đấu và hi sinh. Nhớ về sông Mã là nhớ về đoàn quân Tây Tiến, hai tiếng thân thương ấy vang lên đầy tha thiết trong dòng cảm xúc nhớ nhung đầy tiếc nuối! Các từ “rồi”, “ơi” đặt cuối mỗi cái tên được xướng lên nghe như da diết ngân vang, xúc động lòng người.

Nhớ về Tây Tiến là nhớ về núi rừng hoang sơ, địa bàn hoạt động của đoàn binh. Nhà thơ điệp lại hai lần từ “nhớ” trong một câu thơ như tô đậm cảm xúc bao trùm toàn bài thơ. Và đặc biệt, Quang dũng đã diễn tả thật chính xác cảm giác nhớ nhung trong lòng mình. Không phải là cái nhớ đến cồn cào da diết trong tình yêu, cũng không phải là cái nhớ thương khắc khoải của người vợ ngóng chồng nơi biên ải, cũng chẳng phải cái nhớ bồn chồn, bâng khuâng trong tình quân dân son sắt. dó là nỗi nhớ chơi vơi. Một nỗi nhớ dàn trải miên man, lan tỏa qua không gian, thời gian, làm chênh chao lòng người và ám ảnh tâm trí. Dường như không gian mênh mông quá, lòng người trống trải quá mà nỗi nhớ tan hòa khó chế ngự đến vậy. Theo dòng kí ức còn tươi màu thời gian ấy, những cái tên gắn liền với chặng đường hành quân của những chiến binh tây Tiến hiện ra: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông …Đó từng là những địa danh xa lạ, đầy bí hiểm của chốn rừng thiêng nước độc đối với những chành trai Hà thành giờ đã trở thành một phần kỉ niệm không thể nào quên:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Con đường hành quân hiện lên với đầy thử thách, hiểm nguy. Đó là kỉ niệm về những ngày hành quân xuyên qua sương mù giăng kín lối, những đêm ngang qua bản Mường Lát hoang sơ, huyền ảo “hoa về trong đêm hơi”. Và dấu chân người lính đã in trên cả những sườn đèo dốc núi nhiều hiểm nguy mà không kém phần thơ mộng:

Dốc lê khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Câu thơ được tạo bởi những từ láy tượng hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” rồi các từ ngữ đối lập “ngàn thước lên cao” và “ ngàn thước xuống ” như những nét vẽ đầy gân guốc tái hiện chân thực sự hiểm trở của địa hình Tây Bắc. Càng thấu hiểu những gian khổ hiểm nguy trên đường hành quân ta càng thấy cảm phục ý chí kiên cường của những chàng lính trẻ Hà Thành, họ luôn dũng cảm vượt núi băng rừng với “bước chân nát đá” tiến lên phía trước tiêu diệt quân thù.

Không chỉ cứng cỏi bản lĩnh mà giữa không gian thơ mộng của núi rừng với “heo hút cồn mây”, mưa“mưa xa khơi”, những chàng trai hào hoa ấy luôn mở lòng đón nhận và say mê thưởng ngoạn. Vượt qua được trăm suối nghìn đèo là phút giây tân hưởng cảm giác được chế ngự thên nhiên, đứng trên đỉnh cao và thả hồn bay bổng cùng trời mây. “Súng ngửi trời” – mũi súng chạm đến mây xanh, một hình ảnh thơ thật độc đáo, vừa gợi được thế đứng trên cao của người lính, như chiếm lĩnh không gian, vừa gợi đến cách nhìn hóm hỉnh, lạc quan của tâm hồn người lính. Như hình ảnh “đầu súng trăng treo” đầy ấn tượng trong thơ Chính Hữu. Tâm hồn người lính cụ Hồ là như thế, coi thường mọi gian nguy, và luôn lãng mạn yêu đời.

Trong hai cặp câu thơ trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật hài thanh thật điêu luyện. Những câu thơ nhiều thanh trắc diễn tả cái hiểm trở của địa hình được đan xen khéo léo đầy ý nghĩa với những câu thơ có nhiều thanh bằng, miêu tả không gian lãng mạn, huyền ảo của núi rừng Tây Bắc. Người đọc như đang cảm thấy rõ lắm cái vị mặn của mồ hôi, của nước mắt, của máu đã thấm trên từng dãy đá tai bèo sắc nhọn, trên từng đèo dốc treo leo. Người đọc cũng như đang cảm thấy rõ lắm tiếng thở phào nhẹ nhõm, thảnh thơi hòa vào gió ngàn heo hút, hình dung rõ lắm ánh mắt ngỡ ngàng thích thú của những chiến sĩ khi chạm tới mây trời và ngắm “nhà ai” ẩn hiện trong làn mưa xa khơi. Thật sinh động vô cùng.

Trong lá thư của Đại Tướng Võ Ngyên Giáp gửi các chiến sĩ Tây Tiến trước khi lên đường có đoạn: “Trên con đường về miền Tây, các đồng chí sẽ phải lặn lội nơi rừng xanh suối bạc, ở những địa phương hàng nửa ngày đường không thấy một người… Chỉ một việc cất chân lên đường tiến về hướng Tây là đủ tỏ cái chí hy sinh, cái lòng kiên nghị của các đồng chí. Các đồng chí biết rằng trên mặt trận này phải đương đầu với nhiều hiểm nghèo, khổ sở. Nhưng sự hiểm nghèo, khổ sở có bao giờ chinh phục được lòng anh dũng của những thanh niên hăng hái, có bao giờ chinh phục được chí hướng của một dân tộc...". Quang Dũng cũng đã diễn tả những hiểm nguy, gian khổ bằng những câu thơ đầy ám ảnh:

1686623131516.png


THẦY CÔ, CÁC EM TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---24 bài văn mẫu phân tích đoạn.docx
    237.3 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng chuyên sâu các chuyên đề văn 12 các chuyên đề ngữ văn 12 chuyên văn 12 chuyên đề 12 lý luận văn học chuyên đề anh văn 12 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 pdf chuyên đề dạy học ngữ văn 12 chuyên đề học sinh giỏi văn 12 chuyên đề lí luận văn học lớp 12 chuyên đề nghị luận văn học 12 chuyên đề ngữ văn 12 chuyên đề văn 11 chuyên đề văn 12 chuyên đề văn học 12 chuyên đề văn lớp 12 chuyên đề văn xuôi lớp 12 chuyên đề đọc hiểu ngữ văn 12 chuyên đề đọc hiểu văn 12 giáo án chuyên đề ngữ văn 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,408
    Bài viết
    37,877
    Thành viên
    141,052
    Thành viên mới nhất
    Alăng Mật

    Thành viên Online

    Top