Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BÁO CÁO BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS THANH LÂM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lý do hình thành biện pháp:
Lên lớp 4 các em lần đầu tiên làm quen với cao độ, tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới chỉ được giới thiệu về khuông nhạc, khóa son, với tên nốt, hình nốt mà chưa giải quyết đến phần cao độ, trường độ trong bài tập đọc nhạc theo yêu cầu và ghép lời ca. Chính vì thế việc đọc nhạc của các em chưa tốt, mức độ cảm nhận âm nhạc của các em không đồng đều. Ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại điểm trường Khe Nháng,Khe Tính Làng Dạ trường PTDT BTTH &THCS Thanh Lâm. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy môn âm nhạc nói chung và phân môn tập đọc nhạc nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
Trường PTDT BTTH &THCS Thanh Lâm là trường nằm trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, học sinh lớp 4 đa số là con em dân tộc. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy âm nhạc còn thiếu thốn, chưa có phòng học bộ môn, do đó chưa thu hút được học sinh, ít gây hứng thú cho các em trong học tập và kết quả học môn Âm nhạc chưa cao.
Từ thực trạng nêu trên cùng với thời gian giảng dạy tại trường, qua quan sát thực tế các giờ học tập đọc nhạc tại lớp 4, tôi đã nghiên cứu và thực hiện: “Biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 trường PTDT BTTH &THCS Thanh Lâm"
Thấy được tầm quan trọng cũng như những khó khăn của giáo viên. Bản thân tôi nhận thấy rằng với các phương pháp dạy học truyền thống đã áp dụng chưa thể phát huy hết khả năng học tập của các em. Các tiết học khuôn mẫu, khô khan, hoạt động dạy học đơn điệu, tẻ nhạt không thu hút được mọi đối tượng học sinh tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Khả năng nghe, đọc nhạc và cảm nhận âm nhạc của các em còn hạn chế vì vậy cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
I. Lý do hình thành biện pháp:
- Âm nhạc được coi như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế giới tinh thần giúp các em cảm nhận những vẻ đẹp trong tâm hồn, vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống. Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và khám phá bản thân mình, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt.
- Ở lớp 1, 2, 3 phương pháp dạy học Âm nhạc tương đối giống nhau, chỉ có 2 phân môn là học hát và phát triển khả năng nghe nhạc. Sang đến lớp 4,5 các em bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới, các em bắt đầu tiếp cận với phần nhạc lý (lí thuyết về âm nhạc), các bài tập đọc nhạc với yêu cầu hết sức nhẹ nhàng và đơn giản. Tuy nhiên đa số các em chỉ thích học hát và e ngại khi học các tiết học có phân môn tập đọc nhạc. Vì phân môn TĐN đòi hỏi các em phải nhận biết, ghi nhớ kiến thức nhiều hơn và khó hơn học hát. Đó chính là lí do thúc đẩy tôi đưa ra một số giải pháp trong giảng dạy nhằm giúp các em không còn e ngại khi học phân môn tập đọc nhạc.
Lên lớp 4 các em lần đầu tiên làm quen với cao độ, tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới chỉ được giới thiệu về khuông nhạc, khóa son, với tên nốt, hình nốt mà chưa giải quyết đến phần cao độ, trường độ trong bài tập đọc nhạc theo yêu cầu và ghép lời ca. Chính vì thế việc đọc nhạc của các em chưa tốt, mức độ cảm nhận âm nhạc của các em không đồng đều. Ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc vì vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết .
Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công giảng dạy bộ môn âm nhạc tại điểm trường Khe Nháng,Khe Tính Làng Dạ trường PTDT BTTH &THCS Thanh Lâm. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy việc dạy môn âm nhạc nói chung và phân môn tập đọc nhạc nói riêng còn gặp nhiều khó khăn.
Trường PTDT BTTH &THCS Thanh Lâm là trường nằm trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, học sinh lớp 4 đa số là con em dân tộc. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy âm nhạc còn thiếu thốn, chưa có phòng học bộ môn, do đó chưa thu hút được học sinh, ít gây hứng thú cho các em trong học tập và kết quả học môn Âm nhạc chưa cao.
Từ thực trạng nêu trên cùng với thời gian giảng dạy tại trường, qua quan sát thực tế các giờ học tập đọc nhạc tại lớp 4, tôi đã nghiên cứu và thực hiện: “Biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4 trường PTDT BTTH &THCS Thanh Lâm"
Thấy được tầm quan trọng cũng như những khó khăn của giáo viên. Bản thân tôi nhận thấy rằng với các phương pháp dạy học truyền thống đã áp dụng chưa thể phát huy hết khả năng học tập của các em. Các tiết học khuôn mẫu, khô khan, hoạt động dạy học đơn điệu, tẻ nhạt không thu hút được mọi đối tượng học sinh tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Khả năng nghe, đọc nhạc và cảm nhận âm nhạc của các em còn hạn chế vì vậy cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.