- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,930
- Điểm
- 113
tác giả
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7; Một số giải pháp giúp dạy tốt môn khoa học tự nhiên tại trường THCS được soạn dưới dạng file pdf gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DẠY TỐT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2022 - 2023, các cơ sở giáo dục trung học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 7. Giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm đến HỌC SINH vận dụng được gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang cách dạy học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát triển của xã hội thì khoa học công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử
dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.
Chính vì vậy, đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, tính hiệu quả, sự đồng bộ của đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn hạn chế, những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong thực tiễn vẫn còn đó, đầy thách thức. Vậy làm cách nào có thể phối hợp nhịp nhàng giữa phương pháp dạy học truyền thống với dạy học hiện đại? Làm cách nào có thể kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong tiết học vừa nhẹ nhàng cho giáo viên, vừa phát huy được tính tích cực của học sinh, vừa giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng kiến thức trong thực tế một cách hiệu quả?
Từ những lý do trên đây, tôi thực hiện chuyên đề “Một số giải pháp giúp dạy tốt môn Khoa học tự nhiên 7 ở trường THCS Nguyễn Bỉnh khiêm” với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với thầy cô, các bạn đồng nghiệp, cùng nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực học tập của học sinh và hiệu quả của một số giải pháp dạy học trong bộ môn Khoa học tự nhiên 7.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khả năng nhận biết, tiếp thu và giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình học tập môn Khoa học tự nhiên 7.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Sách hướng dẫn học môn KHTN 7 được biên soạn như cấu trúc KHTN 6 gồm 3 môn học trước đây: Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học. Khung phân phối chương
2
trình như sau:
Phần kiến thức tổng hợp chung học ở đầu kỳ I (5 tiết)
Phần Hóa Học gồm 2 chủ đề ở học kỳ I: Chủ đề 1: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (15 tiết); Chủ đề 2: Phân tử (13 tiết).
Phần Vật Lý gồm 4 chủ đề: Chủ đề 3: Tốc độ học ở học kỳ I (11 tiết); Chủ đề 4: Âm thanh (10 tiết); Chủ đề 5: Ánh sáng (10 tiết); Chủ đề 6: Từ (10 tiết). Phần Sinh Học gồm 4 chủ đề: Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (32 tiết); Chủ đề 8: Sinh vật và tập tính ở động vật (8 tiết); Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật ( 8 tiết); Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (7 tiết); Chủ đề 11: Cơ thể sinh vật là 1 thể thống nhất (2 tiết).
Về mặt nội dung, so với sách giáo khoa theo mô hình dạy học hiện hành, kiến thức môn KHTN 7 được biên soạn với cách thức phát triển học sinh về cả nhận thức lẫn năng lực, có những kiến thức yêu cầu học sinh phải tư duy, thậm chí học sinh phải thực nghiệm thì mới có câu trả lời đầy đủ và chính xác. từ đó mới hình thành và phát triển tư duy và năng lực trong cuộc sống của học sinh.
Về nguyên tắc, sách hướng dẫn học môn KHTN 7 được xem là giáo án soạn sẵn, GV chỉ cần làm theo các bước đã lập sẵn để hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức.
Muốn học tập đạt hiệu quả, học sinh phải thực sự năng động, chủ động trong quá trình tìm tòi kiến thức vì gíao viên ở đây chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh tự mình tìm ra kiến thức mà thôi. vì thế đây cũng là thách thức cho nhiều GV nếu không chủ động tìm ra giải pháp để hướng dẫn hiệu quả thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức không tốt ngay.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả.
Đa số phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của học sinh, thường xuyên hỗ trợ, phối hợp kịp thời với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh nên việc học tập, nề nếp của học sinh ngày càng ổn định. Học sinh đa số chăm ngoan, học tốt, thích tìm tòi nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt tình, có tinh thần cầu tiến, tự học, sáng tạo. Giáo viên ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên luôn tìm kiếm, truy cập thông tin để bổ sung kiến thức.
2.2. Khó khăn
3
Bên cạnh, những học sinh có ý thức học tập tốt, vẫn còn một bộ phận học sinh lười học, thụ động, một bộ phận phụ huynh phó thác việc học cho nhà trường, ít quan tâm đến tình hình học tập của học sinh.
Một số học sinh thiếu kĩ năng hợp tác, chưa tự tin khi trình bày ý kiến trong nhóm hay trước lớp.
Còn một vài học sinh chưa nắm vững kiến thức nên vận dụng vào thực tế chưa cao.
Diện tích phòng học không đủ chỗ cho học sinh tổ chức trò chơi khởi động. Nội dung trong từng bài quá dài, một số học sinh không hiểu câu lệnh vì thế các em không tự giải quyết được các yêu cầu trong bài.
3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
3.1. Lựa chọn nội dung kiến thức, phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện thực tế học sinh nhà trường.
Như tôi đã phân tích ở trên, lượng kiến thức mà môn KHTN 7 cung cấp cho học sinh là rất bao quát, học sinh phải hoạt động và hoàn thành nhiều nhiệm vụ trong một thời gian một tiết học. Vì thế tôi chỉ lựa chọn một số đơn vị kiến thức cần thiết phù hợp với khả năng nhận thức và năng lực thực sự của học sinh để hướng dẫn học sinh cùng nghiên cứu.
Ví dụ: Trong bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Ở phần hoạt động luyện tập (thời lượng học: trong 1 tiết) sách yêu cầu học sinh làm một lúc 3 nhiệm vụ:
- Hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của ánh sáng (Gợi ý: trồng cây đậu non hoặc ngô non. Thay đổi điều kiện chiếu sáng ở các cây trồng trong các chậu khác nhau, Còn các điều kiện khác như nhau. Quan sát và ghi số liệu)
- Hãy thiết kế chế độ ăn hợp lí cho bản thân em để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
- Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: muỗi, ếch, ruồi; vẽ chu trình sống của các sinh vật đã xem, thảo luận, nhận xét,… về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của từng sinh vật, phân biệt được đâu là giai đoạn sinh trưởng đâu là giai đoạn phát triển.
Đây là chuỗi hoạt động quá dày, học sinh khó lòng đáp ứng được hết yêu cầu trong một tiết học.
Xét trên năng lực thực tế của học sinh cũng như yêu cầu tối thiểu của bài học, giáo viên lựa chọn yêu cầu thứ 3 để dạy cho học sinh. Cụ thể, học sinh xem một số clip về sự sinh trưởng phát triển của ếch, châu chấu, con người và yêu cầu học sinh thảo luận, nhận xét, phân biệt các giai đoạn về sinh trưởng và phát triển. Từ đó giúp các em dễ dàng học tập, hiểu kiến thức sâu hơn.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP DẠY TỐT MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2022 - 2023, các cơ sở giáo dục trung học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018) đối với lớp 7. Giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm đến HỌC SINH vận dụng được gì qua việc học. Để đảm bảo điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang cách dạy học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế đang phát triển cùng với sự phát triển của xã hội thì khoa học công nghệ cũng phát triển mạnh mẽ. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử
dụng các tri thức mới một cách độc lập, khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người.
Chính vì vậy, đứng trước nhu cầu tất yếu của xã hội, ngành giáo dục phải đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là yêu cầu cấp bách của thời đại, là xu thế tất yếu khách quan. Tuy nhiên, tính hiệu quả, sự đồng bộ của đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn hạn chế, những khó khăn, trở ngại, vướng mắc trong thực tiễn vẫn còn đó, đầy thách thức. Vậy làm cách nào có thể phối hợp nhịp nhàng giữa phương pháp dạy học truyền thống với dạy học hiện đại? Làm cách nào có thể kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy trong tiết học vừa nhẹ nhàng cho giáo viên, vừa phát huy được tính tích cực của học sinh, vừa giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng kiến thức trong thực tế một cách hiệu quả?
Từ những lý do trên đây, tôi thực hiện chuyên đề “Một số giải pháp giúp dạy tốt môn Khoa học tự nhiên 7 ở trường THCS Nguyễn Bỉnh khiêm” với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với thầy cô, các bạn đồng nghiệp, cùng nâng cao chất lượng bộ môn, nâng cao hiệu quả giảng dạy.
2. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực học tập của học sinh và hiệu quả của một số giải pháp dạy học trong bộ môn Khoa học tự nhiên 7.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khả năng nhận biết, tiếp thu và giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình học tập môn Khoa học tự nhiên 7.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Sách hướng dẫn học môn KHTN 7 được biên soạn như cấu trúc KHTN 6 gồm 3 môn học trước đây: Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học. Khung phân phối chương
2
trình như sau:
Số tuần thực hiện | Số tiết học | ||||||
Tổng | Phần chung | Sinh học | Vật lí | Hóa học | Kiểm tra | ||
Cả năm | 35 | 140 | 05 | 60 | 43 | 35 | 10 |
HK I | 18 | 72 | 05 | 0 | 36 | 35 | 5 |
HK II | 17 | 68 | 0 | 60 | 7 | 0 | 5 |
Phần kiến thức tổng hợp chung học ở đầu kỳ I (5 tiết)
Phần Hóa Học gồm 2 chủ đề ở học kỳ I: Chủ đề 1: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (15 tiết); Chủ đề 2: Phân tử (13 tiết).
Phần Vật Lý gồm 4 chủ đề: Chủ đề 3: Tốc độ học ở học kỳ I (11 tiết); Chủ đề 4: Âm thanh (10 tiết); Chủ đề 5: Ánh sáng (10 tiết); Chủ đề 6: Từ (10 tiết). Phần Sinh Học gồm 4 chủ đề: Chủ đề 7: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật (32 tiết); Chủ đề 8: Sinh vật và tập tính ở động vật (8 tiết); Chủ đề 9: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật ( 8 tiết); Chủ đề 10: Sinh sản ở sinh vật (7 tiết); Chủ đề 11: Cơ thể sinh vật là 1 thể thống nhất (2 tiết).
Về mặt nội dung, so với sách giáo khoa theo mô hình dạy học hiện hành, kiến thức môn KHTN 7 được biên soạn với cách thức phát triển học sinh về cả nhận thức lẫn năng lực, có những kiến thức yêu cầu học sinh phải tư duy, thậm chí học sinh phải thực nghiệm thì mới có câu trả lời đầy đủ và chính xác. từ đó mới hình thành và phát triển tư duy và năng lực trong cuộc sống của học sinh.
Về nguyên tắc, sách hướng dẫn học môn KHTN 7 được xem là giáo án soạn sẵn, GV chỉ cần làm theo các bước đã lập sẵn để hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức.
Muốn học tập đạt hiệu quả, học sinh phải thực sự năng động, chủ động trong quá trình tìm tòi kiến thức vì gíao viên ở đây chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn để học sinh tự mình tìm ra kiến thức mà thôi. vì thế đây cũng là thách thức cho nhiều GV nếu không chủ động tìm ra giải pháp để hướng dẫn hiệu quả thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức không tốt ngay.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi
Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả.
Đa số phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của học sinh, thường xuyên hỗ trợ, phối hợp kịp thời với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh nên việc học tập, nề nếp của học sinh ngày càng ổn định. Học sinh đa số chăm ngoan, học tốt, thích tìm tòi nghiên cứu.
Đội ngũ giáo viên năng động, nhiệt tình, có tinh thần cầu tiến, tự học, sáng tạo. Giáo viên ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo viên luôn tìm kiếm, truy cập thông tin để bổ sung kiến thức.
2.2. Khó khăn
3
Bên cạnh, những học sinh có ý thức học tập tốt, vẫn còn một bộ phận học sinh lười học, thụ động, một bộ phận phụ huynh phó thác việc học cho nhà trường, ít quan tâm đến tình hình học tập của học sinh.
Một số học sinh thiếu kĩ năng hợp tác, chưa tự tin khi trình bày ý kiến trong nhóm hay trước lớp.
Còn một vài học sinh chưa nắm vững kiến thức nên vận dụng vào thực tế chưa cao.
Diện tích phòng học không đủ chỗ cho học sinh tổ chức trò chơi khởi động. Nội dung trong từng bài quá dài, một số học sinh không hiểu câu lệnh vì thế các em không tự giải quyết được các yêu cầu trong bài.
3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
3.1. Lựa chọn nội dung kiến thức, phương tiện dạy học phù hợp với điều kiện thực tế học sinh nhà trường.
Như tôi đã phân tích ở trên, lượng kiến thức mà môn KHTN 7 cung cấp cho học sinh là rất bao quát, học sinh phải hoạt động và hoàn thành nhiều nhiệm vụ trong một thời gian một tiết học. Vì thế tôi chỉ lựa chọn một số đơn vị kiến thức cần thiết phù hợp với khả năng nhận thức và năng lực thực sự của học sinh để hướng dẫn học sinh cùng nghiên cứu.
Ví dụ: Trong bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Ở phần hoạt động luyện tập (thời lượng học: trong 1 tiết) sách yêu cầu học sinh làm một lúc 3 nhiệm vụ:
- Hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của ánh sáng (Gợi ý: trồng cây đậu non hoặc ngô non. Thay đổi điều kiện chiếu sáng ở các cây trồng trong các chậu khác nhau, Còn các điều kiện khác như nhau. Quan sát và ghi số liệu)
- Hãy thiết kế chế độ ăn hợp lí cho bản thân em để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
- Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: muỗi, ếch, ruồi; vẽ chu trình sống của các sinh vật đã xem, thảo luận, nhận xét,… về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của từng sinh vật, phân biệt được đâu là giai đoạn sinh trưởng đâu là giai đoạn phát triển.
Đây là chuỗi hoạt động quá dày, học sinh khó lòng đáp ứng được hết yêu cầu trong một tiết học.
Xét trên năng lực thực tế của học sinh cũng như yêu cầu tối thiểu của bài học, giáo viên lựa chọn yêu cầu thứ 3 để dạy cho học sinh. Cụ thể, học sinh xem một số clip về sự sinh trưởng phát triển của ếch, châu chấu, con người và yêu cầu học sinh thảo luận, nhận xét, phân biệt các giai đoạn về sinh trưởng và phát triển. Từ đó giúp các em dễ dàng học tập, hiểu kiến thức sâu hơn.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!