Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,485
Điểm
113
tác giả
BÁO CÁO Chuyên đề PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC; CÁCH THỨC TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 99 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Nội dung 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

1.1. Khái quát về dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực

1.1.1. Khái niệm phẩm chất và năng lực


Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản trong cấu trúc nhân cách nói chung và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của con người. Dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực là sự “tích luỹ” dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực HS để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. GDPT nước ta đang thực hiện bước chuyển từ CT giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học, từ chỗ quan tâm tới việc HS học được gì đến chỗ quan tâm tới việc HS làm được gì qua việc học. Có thể thấy, dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo trong GDPT nói riêng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quốc gia nói chung.

Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người. Chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hướng đến hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm, ….

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, ... thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực HS phổ thông chịu sự chi phối của các yếu tố chủ yếu sau:

Các yếu tố bẩm sinh - di truyền của phẩm chất được biểu hiện bằng các tố chất sẵn có và năng lực được biểu hiện bằng những khả năng sẵn có. Quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực có tiền đề từ các yếu tố này. Cụ thể hơn, các khả năng sẵn có nếu được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì năng lực mới được phát huy. Nếu không đảm bảo như vậy, mầm mống và các tố chất của cá nhân có nguy cơ mai một. Do vậy, sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực chịu ảnh hưởng của yếu tố tiền đề là bẩm sinh - di truyền nhưng không do yếu tố này quyết định.

Hoàn cảnh sống có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân. Sống trong môi trường luôn được vun đắp bằng quan hệ tốt đẹp giữa người với người, cá nhân sẽ có điều kiện hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống cũng không có vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của cá nhân.

Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân. Giáo dục sẽ định hướng cho sự phát triển phẩm chất, năng lực, phát huy các yếu tố bẩm sinh - di truyền, đồng thời giáo dục cũng khắc phục được một số biểu hiện của phẩm chất chưa phù hợp. Tuy vậy, giáo dục không quyết định mức độ phát triển và xu hướng phát triển của mỗi cá nhân.

Phẩm chất và năng lực của cá nhân còn được hình thành và phát triển do cá nhân tự học tập và rèn luyện. Đây là yếu tố có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của con người nói chung và của HS phổ thông nói riêng.

Giáo dục nói chung, giáo dục nhà trường nói riêng có vai trò chủ đạo đối với sự hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực; trong đó cần thực hiện khai thác vai trò của chúng thông qua việc tổ chức các hoạt động học. Song song đó, cần quan tâm đến cá nhân mỗi HS, gồm năng khiếu, phong cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có, triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của mỗi HS… để thiết kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển năng lực tự chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi HS. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động học của HS phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực HS.

1.1.3. Dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực

1.1.3.1. So sánh dạy học tiếp cận nội dung và dạy học phát triển phẩm chất, năng lực

Dạy học tiếp cận nội dung và dạy học phát triển phẩm chất, năng lực có những khác biệt nhất định về mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH, đánh giá … Có thể liệt kê một số khác biệt cụ thể đó ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. So sánh dạy học tiếp cận nội dung và dạy học phát triển phẩm chất, năng lực

Tiêu chí
Dạy học tiếp cận nội dung
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực
Về mục tiêu dạy học
- Chú trọng hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ khá rõ.
- Mục tiêu học để thi, học để hiểu biết được ưu tiên.
- Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực.
- Lấy mục tiêu học để làm, học để cùng chung sống làm trọng.
Về nội dung dạy học
- Nội dung được lựa chọn dựa trên hệ thống tri thức khoa học chuyên ngành là chủ yếu.
- Nội dung được quy định khá chi tiết trong CT.
- Chú trọng hệ thống kiến thức lí thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học.
- Sách giáo khoa được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức.
- Nội dung được lựa chọn dựa trên yêu cầu cần đạt được về phẩm chất, năng lực.
- Chỉ xác lập các cơ sở để lựa chọn nội dung trong CT.
- Chú trọng nhiều hơn đến các kĩ năng thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
- Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống kiến thức mà phân nhánh và khai thác các chuỗi chủ đề để gợi mở tri thức, kĩ năng.
Về phương pháp dạy học
- GV chủ yếu là người truyền thụ tri thức; HS lắng nghe, tham gia và thực hiện các yêu cầu tiếp thu tri thức được quy định sẵn. Khá nhiều GV sử dụng các PPDH (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan…). Việc sử dụng PPDH theo định hướng của GV là chủ yếu.
- Khá nhiều HS tiếp thu thiếu tính chủ động, HS chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tìm tòi, khám phá vì những tri thức được quy định sẵn.
- KHBD thường được thiết kế theo tuyến tính, các nội dung và hoạt động dùng chung cho cả lớp; PP, KTDH dễ có sự lặp lại, quen thuộc.
- GV là người tổ chức các hoạt động, hướng dẫn HS tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp… GV sử dụng nhiều PP, KTDH tích cực (giải quyết vấn đề, hợp tác, khám phá…) phù hợp với yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS.
- HS chủ động tham gia hoạt động, có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, tìm kiếm tri thức, kĩ năng.
- KHBD được thiết kế dựa vào trình độ và năng lực của HS; PP, KTDH đa dạng, phong phú, được lựa chọn dựa trên các cơ sở khác nhau để triển khai Kế hoạch bài dạy.
Về môi trường học tập
GV thường ở vị trí phía trên, trung tâm lớp học và các dãy bàn ít được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau.Môi trường học tập có tính linh hoạt, phù hợp với các hoạt động học tập của HS, chú trọng yêu cầu cần phát triển ở HS để đa dạng hóa hình thức bàn ghế, bố trí phương tiện dạy học.
Về đánh giá
- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học, ít quan tâm đến khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Quá trình đánh giá chủ yếu do GV thực hiện.
- Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của HS, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, các phẩm chất và năng lực cần có.
- HS được tự đánh giá và được tham gia vào đánh giá lẫn nhau...
Về sản phẩm giáo dục
- HS chủ yếu tái hiện các tri thức, phải ghi nhớ phụ thuộc vào tài liệu và sách giáo khoa có sẵn.
- Việc chú ý đến khả năng ứng dụng chưa nhiều nên yêu cầu về tính năng động, sáng tạo vẫn còn hạn chế.
- HS vận dụng được tri thức, kỹ năng vào thực tiễn, khả năng tìm tòi trong quá trình dạy học đã được phát huy nên năng lực ứng dụng cũng có cơ hội phát triển.
- Chú ý đến khả năng ứng dụng nhiều nên sự năng động, tự tin ở HS biểu hiện rõ.
1.1.3.2. Các nguyên tắc dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực

a. Nội dung dạy học, giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hiện đại


Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính cơ bản có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục được chọn lọc bao gồm các nội dung chính, chủ yếu, tập trung vào các nội dung mang tính bản chất mà không tập trung vào các nội dung không chính yếu, không phải bản chất của sự vật, hiện tượng. Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính thiết thực có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục trong từng môn học, hoạt động giáo dục cần sát thực, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế. Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính hiện đại đòi hỏi nội dung dạy học, giáo dục phải mới, tiên tiến, áp dụng được những thành tựu của khoa học, kĩ thuật trong các lĩnh vực trong thời gian gần đây, nhất là việc vận dụng chúng trong thực tiễn.

Năng lực được coi là sự huy động kiến thức, kĩ năng, niềm tin … để HS thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Theo đó, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đặt ra yêu cầu cốt lõi là tập trung vào những gì HS cần có (kiến thức, kĩ năng, niềm tin …) để từ đó họ có thể “làm” được những việc cụ thể, hữu ích hơn là tập trung vào những gì mà HS biết hoặc không biết. Vì vậy, các nội dung dạy học cần được chắt lọc. Trong đó, các nội dung kiến thức hàn lâm, giáo điều sẽ gây ra những thách thức không cần thiết trong học tập của HS (giảm động cơ học tập, hứng thú, niềm tin, sự đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực …) đồng thời không tạo điều kiện giúp HS tiếp cận, giải thích, giải quyết các đòi hỏi sát sườn của đời sống thực tế. Ngược lại, việc chọn lọc, sử dụng các kiến thức cơ bản, tr

1699894011400.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---KHTN.Tài liệu BDBK.docx
    941.9 KB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài báo cáo khoa học bài báo cáo khoa học ctu bài báo cáo khoa học kỹ thuật bài báo cáo khoa học powerpoint bài báo cáo khoa học về du lịch bài báo cáo khoa học về môi trường bài báo cáo khoa học về tảo bài báo cáo khoa học word bản báo cáo khoa học kỹ thuật bản báo cáo khoa học mẫu bản báo cáo khoa học tự nhiên báo cáo chuyên đề khoa học lớp 5 báo cáo chuyên đề môn khoa học lớp 4 báo cáo của lớp phó học tập báo cáo de tài nghiên cứu khoa học báo cáo dự án khoa học kỹ thuật báo cáo hoàn thành khóa học báo cáo hoạt động khoa học và công nghệ báo cáo hội thảo khoa học báo cáo kết quả hội thảo khoa học báo cáo kết quả khóa học báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật báo cáo khoá fb báo cáo khoa học báo cáo khoa học chấm dứt bảo hộ khi hết báo cáo khoa học công nghệ báo cáo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo việt nam báo cáo khoa học ctu báo cáo khoa học hay báo cáo khoa học học viện tài chính báo cáo khoa học kỹ thuật báo cáo khoa học là gì báo cáo khoa học luật hình sự báo cáo khoa học mẫu báo cáo khoa học poster báo cáo khoa học quốc tế báo cáo khoa học thủy sản báo cáo khoa học tiếng anh báo cáo khoa học tiếng anh là gì báo cáo khoa học tổng quan báo cáo khoa học tổng quan phó giáo sư báo cáo khoa học trái đất báo cáo khoa học tự nhiên báo cáo khoa học tự nhiên 7 báo cáo khoa học tự nhiên lớp 7 báo cáo khoa học tự nhiên lớp 7 trang 10 báo cáo khoa học về covid 19 báo cáo khoa học về du lịch báo cáo khoa học về hiệu ứng nhà kính báo cáo khoa học về môi trường báo cáo khoa học về ô nhiễm môi trường báo cáo khoa học đại học cần thơ báo cáo khoa học điều dưỡng báo cáo luật khoa học công nghệ báo cáo luật khoa học và công nghệ báo cáo nghiên cứu khoa học báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên báo cáo nghiên cứu khoa học kỹ thuật báo cáo nghiên cứu khoa học là báo cáo nghiên cứu khoa học là gì báo cáo nghiên cứu khoa học ngành kế toán báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên du lịch báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế báo cáo nghiên cứu khoa học về stress báo cáo nghiên cứu khoa học về thực phẩm báo cáo nghiên cứu khoa học y khoa báo cáo phát triển khoa học và công nghệ báo cáo sản phẩm khoa học kỹ thuật báo cáo sau khóa học báo cáo sức khỏe học đường báo cáo thi hành luật khoa học và công nghệ báo cáo thực hành khoa học báo cáo thực hành khoa học tự nhiên báo cáo thực hành khoa học tự nhiên 7 báo cáo tổng kết khóa học báo cáo tổng kết lớp học mầm non báo cáo tổng kết lớp học nghề báo cáo tổng kết luật khoa học và công nghệ báo cáo xây dựng lớp học hạnh phúc mầm non báo cáo đề dẫn hội thảo khoa học báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học là gì báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học pdf báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học ppt báo khoa học là gì bìa báo cáo khoa học các dạng bài báo cáo khoa học cách làm slide báo cáo khoa học cách viết báo cáo khoa học cách viết báo cáo khoa học kỹ thuật download mẫu slide powerpoint báo cáo khoa học giải thích báo cáo khoa học hình nền powerpoint báo cáo khoa học hướng dẫn làm poster báo cáo khoa học hướng dẫn viết báo cáo khoa học khóa học báo cáo quản trị khóa học báo cáo quyết toán hải quan khóa học báo cáo tài chính online khóa học báo cáo thuế online khóa học excel làm báo cáo khóa học làm báo cáo quyết toán hải quan kỹ năng viết báo cáo khoa học kỹ năng viết báo cáo khoa học kỹ thuật làm báo cáo khoa học tự nhiên 7 làm poster báo cáo khoa học mẫu báo cáo khoa học bằng powerpoint mẫu báo cáo khoa học công nghệ mẫu báo cáo khoa học kỹ thuật mẫu báo cáo khoa học tổng quan phó giáo sư mẫu báo cáo khoa học y học mẫu bìa báo cáo khoa học mẫu poster báo cáo khoa học đẹp mẫu powerpoint báo cáo khoa học mẫu ppt báo cáo khoa học free mẫu slide báo cáo khoa học mẫu slide powerpoint báo cáo khoa học mẫu viết báo cáo khoa học một bài báo cáo khoa học là gì một bài báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh một báo cáo khoa học là gì một số bài báo cáo khoa học nguồn báo cáo khoa học những báo cáo khoa học nội dung bài báo cáo khoa học powerpoint báo cáo khoa học slide báo cáo khoa học slide báo cáo khoa học mẫu slide báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên trình bày báo cáo khoa học ví dụ về báo cáo khoa học viết báo cáo khoa học viết báo cáo khoa học bằng tiếng anh viết báo cáo khoa học là gì viết báo cáo khoa học tự nhiên 7 viết báo cáo nghiên cứu khoa học là gì định dạng word chuẩn báo cáo khoa học
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,474
    Bài viết
    37,943
    Thành viên
    141,493
    Thành viên mới nhất
    Ms vi vi
    Top