Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN ĐỊA LÝ

yopoteam

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
29/1/21
Bài viết
191
Điểm
18
tác giả
Biện pháp Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi, đóng vai, sân khấu hoá trong dạy học Địa lí 6 CT GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.


PHẦN A: LÍ LỊCH


1. Tên biện pháp:Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi, đóng vai, sân khấu hoá trong dạy học Địa lí 6”.

2. Lĩnh vực/ cấp học: Lịch sử và Địa lí / cấp THCS

3. Tác giả

























PHẦN B. NỘI DUNG

I. Lý do chọn biện pháp:

Trong Luật giáo dục số 38/2005/QH11 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh… tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú học tập cho học sinh”. Và chương trình giáo dục tổng thể 2018 cũng nêu rõ về mục tiêu của quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học đó là: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động chiếm lĩnh tri thức. Để làm được điều này, môn Địa cấp THCS cũng đang chuyển mình bắt kịp xu thế đổi mới của ngành giáo dục.

Trong quá trình giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy thực trạng dạy học Địa lý hiện nay tồn tại không ít những hạn chế như: Việc dạy học còn mang nặng tính truyền thống, chưa thực sự đổi mới, học sinh chưa làm chủ tri thức bộ môn. Đặc biệt các em học sinh lớp 6 mới từ cấp Tiểu học lên còn nhút nhát, chưa có nền tảng tri thức bộ môn thật sự chắc chắn. Tư duy trừu tượng của các em chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh, học sinh còn chưa coi trọng bộ môn. Vì vậy, học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, chưa tìm được niềm đam mê, yêu thích học tập môn Địa lý.

Từ những điều trên, là giáo viên tham gia giảng dạy Địa lý, ngoài việc trang bị hệ thống tri thức khoa học bộ môn cho các em, tôi còn chú trọng đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức dạy học tạo sự chủ động, sáng tạo, yêu thích môn học cho các em. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy những chuyển biến tích cực từ phía học sinh. Chính vì vậy, tôi xin mạnh dạn chia sẻ biện pháp: Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi, đóng vai, sân khấu hoá trong dạy học Địa lí 6.

II. Biện pháp thực hiện:

1. Yêu cầu tổ chức trò chơi; hoạt động đóng vai, sân khấu hoá.


- Phải phù hợp với nội dung bài học, đối tượng HS và cơ sở vật chất nhà trường.

- GV chú ý thời gian và trật tự lớp học.

- Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình hoạt động. Trong khi hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập GV cần chú ý hướng dẫn HS phân chia nhiệm vụ của mỗi thành viên và nhiệm vụ sẽ được linh hoạt đảo đổi trong từng bài: Tìm hiểu nội dung, tìm kiếm tài liệu, xây dựng kịch bản, làm đồ dùng, thiết kế hình ảnh minh hoạ, thiết kế trò chơi…..

- Đảm bảo phối hợp linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học; đa dạng các hình thức hoạt động. Phương pháp dạy học hiệu quả và phù hợp với hoạt động đóng vai, sân khấu hoá chính là phương pháp dạy học dự án để HS tiến hành hoạt động tìm hiểu, xây dựng kịch bản, tập diễn ở nhà hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân/ nhóm và báo cáo sản phẩm trong tiết học tại lớp hoặc thông qua các hoạt động ngoại khoá.

- HS cần được động viên khích lệ đánh giá thái độ và sản phẩm khi tham gia.

- Sản phẩm học tập của HS cần được lưu giữ để làm tư liệu, quảng bá, giới thiệu: qua các kênh, trang mạng cá nhân của HS; qua zalo nhóm lớp, HS tự lưu trữ bằng hình thức viết, tặng sản phẩm cho thư viện nhà trường…

2. Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi.

2.1. Tác dụng


- Trò chơi tạo không khí sôi nổi trong lớp học.

- Học sinh chủ động, tích cực tham gia, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức nhanh hơn.

- Tạo sự tương tác đa chiều giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh.

- Hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học Địa lí sử dụng hiệu quả trong các hoạt động đầu giờ để GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS và trong hoạt động luyện tập củng cố để GV củng cố, khái quát kiến thức bài học cho các em, giúp các em vừa vui vẻ, vừa chủ động ghi nhớ kiến thức.



2.2. Ví dụ minh hoạ.

* Ví dụ minh họa 1:
Khi dạy Bài 12: Núi lửa và động đất, để kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Vui để học” giải ô chữ trong hoạt động khởi động với các nhiệm vụ sau:

Gồm có 6 ô chữ hàng ngang, mỗi câu trả lời đúng về các ô chữ hàng ngang sẽ có 1 từ khoá ở ô chữ hàng dọc được mở.

Những câu hỏi của ô chữ hàng ngang gồm:

Ô chữ hàng ngang số 1 gồm có 6 chữ cái, đây là từ để chỉ ở những nơi vỏ Trái Đất bị đứt gãy, các dòng dung nham theo khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

Đáp án: Núi lửa.

Ô chữ gồm 7 chữ cái, đới tiếp giáp giữa các mảng ngoài hình thành các dãy núi, các vực sâu, hiện tượng núi lửa thì còn xảy ra hiện tượng này?

Đáp án: Động đất.

Đây là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Ô chữ gồm 8 chữ cái.

Đáp án: Ngoại lực.

Đây là một trong những biện pháp nhằm hạn chế tác hại của động đất, núi lửa chúng ta cần phải làm gì? Ô chữ gồm 12 chữ cái.

Đáp án: Lập trạm dự báo.

Gồm 7 chữ cái, đây là tác động của dòng chảy làm thay đổi bề mặt địa hình trên Trái Đất?

Đáp án: Xâm thực

Một tên gọi khác của dung nham núi lửa, gồm 5 chữ cái.

Đáp án: Mác- ma

Câu hỏi ô chữ hàng dọc: Gồm 7 chữ cái. Đây là quá trình làm cho bề mặt Trái Đất được nâng cao, trẻ lại và là nguyên nhân sinh ra động đất, núi lửa.

- Từ khóa hàng dọc là: “ Nội lực”.





Hình ảnh HS tham gia trò chơi “ Vui để học”


Khi HS trả lời sẽ có một số tình huống xảy ra: Sau khi một số hàng ngang được mở ra HS đã tìm ra ô chữ chìa khoá. Sau khi HS trả lời ô chữ chìa khoá chính xác, GV có thể cho HS tiếp tục tìm những ô chữ hàng ngang của lại để các em hào hứng và tạo tâm thế thoải mái khi vào tiết học mới. Cũng có thể HS trả lời đủ 6 câu hỏi hàng ngang mới tìm ra được ô chữ chìa khoá hàng dọc. Khi HS trả lời được ô chữ hàng dọc GV kết nối vào bài mới.

* Ví dụ minh hoạ 2: Khi dạy Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà, giáo viên tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh tham gia trò chơi: “Nghe, nhìn để ghi nhớ” bằng cách: GV chia nhóm HS, chiếu 1 đoạn video với rất nhiều hình ảnh sông và hồ, biển ở Việt Nam với nền nhạc bài: “ Trở về dòng sông tuổi thơ” và yêu cầu các nhóm học sinh ghi nhớ lại và viết ra giấy tên các hình ảnh có trong video. Nhóm nào ghi nhớ được nhiều hình ảnh nhất, nhóm đó là nhóm chiến thắng. Sau khi chơi trò chơi, giáo viên có thể hỏi học sinh: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sông và hồ? Từ đó dẫn dắt vào bài.





Hình ảnh GV trình chiếu cho HS xem

* Ví dụ minh hoạ 3: Khi tổ chức hoạt động Luyện tập- củng cố cho Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió, GV có thể tổ chức trò chơi “ Tôi là ai?” để củng cố kiến thức cho HS.

Luật chơi: Khi GV đọc câu hỏi, ai giơ tay nhanh nhất sẽ giành được quyền trả lời. Nếu HS trả lời đúng sẽ nhận được tràng pháo tay, món quà nhỏ hoặc cộng vào điểm đánh giá thường xuyên. Câu trả lời của HS đều được bắt đầu bằng cụm từ “ Tôi là…”.

GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi cho trò chơi như sau:

(1). Tôi chiếm tỉ lệ cao nhất trong các thành phần của không khí, tôi là ai?

- Tôi là khí ni tơ (chiếm 78% thành phần không khí.).

(2). Tôi tuy chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong thành phần không khí nhưng lại có vai trò rất quan trọng? Tôi là ai?

- Tôi là hơi nước và các khí khác.

(3). Tôi không thể cháy nhưng lại có vai trò duy trì sự cháy. Đố bạn biết tôi là ai?

- Tôi là oxy.

(4). Ở tầng của tôi, cứ lên cao 100m không khí sẽ giảm 0.6 độ C. Bạn hãy đoán xem tôi là ai?

- Tôi là tầng đối lưu.

(5). Tôi luôn tự hào và hãnh diện bởi có lớp ô- dôn được coi như tấm áo bảo vệ sự sống Trái Đất khỏi những tia bức xạ có hại của Mặt Trời. Bạn có biết tôi là ai không?

- Tôi là tầng bình lưu.

(6). Vì tôi hoạt động thường xuyên và tương đối ổn định nên con người đặt cho tôi một cái tên rất hay. Đố bạn biết tôi là ai?

- Gió Tín Phong.

(7). Tôi thường rong chơi ở khu vực hai cực và thổi theo hướng đông. Bạn thử đoán xem tôi là ai?

- Tôi là gió Đông cực.

(8). Tôi chính là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. Các bạn hãy gọi tên tôi thật nhanh nào?

- Tôi là khí áp.





Hình ảnh HS tham gia trò chơi “Tôi là ai?

* Ví dụ minh hoạ 4: Khi dạy Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản. GV có thể tổ chức kiểm tra bài cũ ( Vào đầu tiết học của Bài 14: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lắt cắt địa hình đơn giản) bằng trò chơi “HIỂU Ý ĐỒNG ĐỘI”.

- GV nêu thể lệ trò chơi:

+ Người đoán sẽ phải đoán nhanh

+ Người gợi ý diễn giải khái niệm. Không lặp từ, tách từ có trong khái niệm

- Có nhiều cách để thực hiện

+ Chiếu từ khóa lên màn hình, gọi 2 HS quay lưng lại màn hình. Các thành viên dưới lớp gợi ý cho 2 bạn thi nhau.

+ Viết các từ khóa ra giấy. Gọi đại diện nhóm gợi ý cho các thành viên dưới lớp. Nhóm có thành viên gợi ý mà trả lời đúng thì +2; nhóm khác +1.

Các từ khoá được sử dụng là: núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên, khoáng sản, mỏ khoáng sản, than, đá vôi.

1712853909109.png


PASS GIẢI NÉN: yopo.VN

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---SKKN Phát huy tính chủ động, sáng tạo cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi, đóng ..zip
    22.3 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm giáo viên chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn khtn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn ngữ văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 6 môn văn sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sáng kiến kinh nghiệm lớp lá sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 5 6 tuổi sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn tin lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn toán 6 sáng kiến kinh nghiệm sinh học lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 sáng kiến kinh nghiệm tiếng anh 6 mới sáng kiến kinh nghiệm toán 6 sáng kiến kinh nghiệm toán 6 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm văn miêu tả lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm văn tự sự lớp 6 violet
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,303
    Bài viết
    37,772
    Thành viên
    140,226
    Thành viên mới nhất
    Linh12

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top