- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,255
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI LỚP 4 NĂM 2022 - 2023: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn được soạn dưới dạng file word gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công việc này đựơc bắt đầu bằng cách luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến đến đọc hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên này.
Đọc giúp học sinh chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đây là một công cụ giúp học sinh học tốt các môn học. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như có hình ảnh về các sự vật có xung quanh cuộc sống của chúng ta. Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.
Trong các trường Tiểu học ở huyện nói chung và trường Tiên Sơn nói riêng nhìn chung đều có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bên cạnh đó là những giáo viên trẻ nhiệt tình ham học hỏi. Học sinh phần lớn có tinh thần học tập, ham hiểu biết. Tuy vậy, năng lực học tập và khả năng nhận thức của các em có khác nhau, khả năng đọc diễn cảm của các em cũng khác nhau. Việc đọc diễn cảm của học sinh so với yêu cầu là chưa đáp ứng được. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng mạch lạc, số các em đọc diễn cảm chưa tốt, chưa đạt được yêu cầu đề ra
Làm thế nào để học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt trong giờ tập đọc để từ đó phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, các em thấy được cái hay cái đẹp của văn học, của cuộc sống xung quanh... Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4”.
Mục đích khi thực hiện biện pháp để rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Tôi đã áp dụng biện pháp tại lớp 4B - Trường Tiểu học Tiên Sơn. Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, điều tra, so sánh, thực nghiệm giáo dục, nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN SƠN
1. Ưu điểm
- Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi cho việc dạy và học. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn 4+5 có năng lực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong công tác chuyên môn
- Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, giáo viên xác định được yêu cầu cần đạt khi dạy từng dạng bài, được trang bị về phương pháp giảng dạy bộ môn, vận dụng những ưu điểm của phương pháp dạy học cũ với những mặt tích cực của phương pháp dạy học mới để giảng dạy đạt hiệu quả.
- Trong giờ dạy tập đọc, phần tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm giáo viên đều đã làm theo một quy trình như sau:
+Đưa đoạn văn (thơ)
+ Học sinh phát hiện cách đọc
+ Học sinh khác bổ sung
+ Giáo viên chia sẻ cách đọc đúng
+ Một học sinh đọc lại
+ Học sinh luyện đọc theo cặp
+ Thi đọc
+ Giáo viên cùng học sinh khác nhận xét đánh giá
- Bản thân là một giáo viên trẻ, có tinh thần học hỏi, khả năng tiếp cận nhanh với những đổi mới trong phương pháp dạy học. Thường xuyên được tham gia các buổi tập huấn về phương pháp dạy học, chương trình GDPT mới. Trong khi dạy tôi đã chú trọng tới việc rèn đọc, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho các em, chú ý đến khâu làm mẫu.
- Học sinh: Có ý thức tham gia tích cực trong học tập. Yêu thích môn học. Ham đọc sách, truyện.
- Phụ huynh: Đa phần phụ huynh trẻ, quan tâm, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên
- Giáo viên cũng đã quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng tình cảm nhưng chưa sâu sắc thường rất chung chung, gò ép theo một mô tuýp nhất định. Việc khai thác các từ ngữ và các yêu tố nghệ thuật đặc sắc, việc phân loại, chỉnh sửa bài đọc cho đối tượng học sinh (do trình độ đọc của các em không đồng đều) còn hạn chế.
- Nguyên nhân dẫn đến từ nhiều phía, trong đó việc giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh, trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho luyện đọc vỡ, tìm hiểu nội dung văn bản thường quá nhiều, do vậy sang phần đọc diễn cảm chỉ đọc lướt qua.
2.2. Học sinh
XEM THÊM:
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công việc này đựơc bắt đầu bằng cách luyện cho học sinh phát âm đúng các âm vị Tiếng Việt rồi tiến đến đọc hiểu văn bản và thể hiện bằng bước cuối cùng là đọc diễn cảm văn bản.
Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ đựơc thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc - một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên này.
Đọc giúp học sinh chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, đây là một công cụ giúp học sinh học tốt các môn học. Việc dạy Tập đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như có hình ảnh về các sự vật có xung quanh cuộc sống của chúng ta. Như vậy, dạy Tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục tình cảm chuẩn mực đạo đức và phát triển trí tuệ, tư duy.
Trong các trường Tiểu học ở huyện nói chung và trường Tiên Sơn nói riêng nhìn chung đều có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bên cạnh đó là những giáo viên trẻ nhiệt tình ham học hỏi. Học sinh phần lớn có tinh thần học tập, ham hiểu biết. Tuy vậy, năng lực học tập và khả năng nhận thức của các em có khác nhau, khả năng đọc diễn cảm của các em cũng khác nhau. Việc đọc diễn cảm của học sinh so với yêu cầu là chưa đáp ứng được. Đa số các em mới chỉ dừng lại ở việc đọc đúng, đọc to, rõ ràng mạch lạc, số các em đọc diễn cảm chưa tốt, chưa đạt được yêu cầu đề ra
Làm thế nào để học sinh có khả năng đọc diễn cảm tốt trong giờ tập đọc để từ đó phát triển năng lực cảm thụ văn học cho học sinh, các em thấy được cái hay cái đẹp của văn học, của cuộc sống xung quanh... Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4”.
Mục đích khi thực hiện biện pháp để rèn kĩ năng đọc diễn cảm trong phân môn Tập đọc lớp 5 nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Tôi đã áp dụng biện pháp tại lớp 4B - Trường Tiểu học Tiên Sơn. Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, điều tra, so sánh, thực nghiệm giáo dục, nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN SƠN
1. Ưu điểm
- Nhà trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi cho việc dạy và học. Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn 4+5 có năng lực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong công tác chuyên môn
- Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, giáo viên xác định được yêu cầu cần đạt khi dạy từng dạng bài, được trang bị về phương pháp giảng dạy bộ môn, vận dụng những ưu điểm của phương pháp dạy học cũ với những mặt tích cực của phương pháp dạy học mới để giảng dạy đạt hiệu quả.
- Trong giờ dạy tập đọc, phần tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm giáo viên đều đã làm theo một quy trình như sau:
+Đưa đoạn văn (thơ)
+ Học sinh phát hiện cách đọc
+ Học sinh khác bổ sung
+ Giáo viên chia sẻ cách đọc đúng
+ Một học sinh đọc lại
+ Học sinh luyện đọc theo cặp
+ Thi đọc
+ Giáo viên cùng học sinh khác nhận xét đánh giá
- Bản thân là một giáo viên trẻ, có tinh thần học hỏi, khả năng tiếp cận nhanh với những đổi mới trong phương pháp dạy học. Thường xuyên được tham gia các buổi tập huấn về phương pháp dạy học, chương trình GDPT mới. Trong khi dạy tôi đã chú trọng tới việc rèn đọc, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học cho các em, chú ý đến khâu làm mẫu.
- Học sinh: Có ý thức tham gia tích cực trong học tập. Yêu thích môn học. Ham đọc sách, truyện.
- Phụ huynh: Đa phần phụ huynh trẻ, quan tâm, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình.
2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
2.1. Giáo viên
- Giáo viên cũng đã quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ, giáo dục tư tưởng tình cảm nhưng chưa sâu sắc thường rất chung chung, gò ép theo một mô tuýp nhất định. Việc khai thác các từ ngữ và các yêu tố nghệ thuật đặc sắc, việc phân loại, chỉnh sửa bài đọc cho đối tượng học sinh (do trình độ đọc của các em không đồng đều) còn hạn chế.
- Nguyên nhân dẫn đến từ nhiều phía, trong đó việc giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh, trong một tiết tập đọc, thời gian dành cho luyện đọc vỡ, tìm hiểu nội dung văn bản thường quá nhiều, do vậy sang phần đọc diễn cảm chỉ đọc lướt qua.
2.2. Học sinh
XEM THÊM: