- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,995
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP “Vận dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học môn Khoa học tự nhiên” THEO CTGDPT 2018 NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
IỆM
THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
1.Tên giải pháp: Vận dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Khoa học tự nhiên .
2. Lĩnh vực áp dụng giải pháp:
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018- Môn Khoa học tự nhiên.
3. Thời gian áp dụng giải pháp:
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng:
- Tên biện pháp: “Vận dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học môn Khoa học tự nhiên”.
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Khoa học tự nhiên.
II. Nội dung biện pháp:
1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy tại đơn vị:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT với mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức). Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học.
Ở cấp trung học cơ sở, Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái đất... Chương trình môn KHTN góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực, thể hiện tính hiện đại, cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập, đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Hiện nay, các trường THCS trong toàn quốc đã và đang triển khai dạy môn Khoa học tự nhiên theo chương trình GDPT 2018. Qua khảo sát thực tế triển khai dạy học môn KHTN ở trường THCS Xuân Ninh, tôi đánh giá được thực trạng trước khi áp dụng biện pháp:
* Thuận lợi:
- Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ.
- Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử.
- Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc thiết kế và tổ chức trò chơi, vẽ sơ đồ tư duy trong dạy học.
- Được sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường.
- Phần lớn học sinh có ý thức trong học tập.
* Khó khăn:
- Nội dung trong từng bài Khoa học tự nhiên 6,7,8 quá dài, một số học sinh không hiểu câu lệnh vì thế các em không tự giải quyết được các yêu cầu trong bài.
- Kỹ năng điều hành của nhóm trưởng chưa quen, thao tác chậm. Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa tự tin đứng trước tập thể và nhiều em chưa biết hợp tác, còn ỷ lại và không tập trung trong học tập.
- Sự chênh lệch về mặt năng lực giữa các học sinh trong 1 lớp, đặc biệt học sinh ở các lớp đại trà.
- Số lượng học sinh trong một lớp đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn đến việc tổ chức các trò chơi, hợp tác nhóm học tập của học sinh bị hạn chế, việc bao quát lớp của giáo viên gặp khó khăn .
- Thời gian dành cho việc soạn, thiết kế trò chơi, sơ đồ tư duy quá nhiều và đòi hỏi giáo viên phải thành thạo công nghệ thông tin, nên giáo viên cũng rất ngại tổ chức cho học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
IỆM
THÔNG TIN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
1.Tên giải pháp: Vận dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật sơ đồ tư duy trong giảng dạy môn Khoa học tự nhiên .
2. Lĩnh vực áp dụng giải pháp:
- Chương trình giáo dục phổ thông 2018- Môn Khoa học tự nhiên.
3. Thời gian áp dụng giải pháp:
PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS XUÂN NINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng:
- Tên biện pháp: “Vận dụng phương pháp dạy học nhóm và kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học môn Khoa học tự nhiên”.
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Khoa học tự nhiên.
II. Nội dung biện pháp:
1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy tại đơn vị:
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT với mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức). Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học.
Ở cấp trung học cơ sở, Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái đất... Chương trình môn KHTN góp phần hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực HS thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực, thể hiện tính hiện đại, cập nhật; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập, đời sống; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi HS; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Hiện nay, các trường THCS trong toàn quốc đã và đang triển khai dạy môn Khoa học tự nhiên theo chương trình GDPT 2018. Qua khảo sát thực tế triển khai dạy học môn KHTN ở trường THCS Xuân Ninh, tôi đánh giá được thực trạng trước khi áp dụng biện pháp:
* Thuận lợi:
- Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ.
- Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử.
- Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc thiết kế và tổ chức trò chơi, vẽ sơ đồ tư duy trong dạy học.
- Được sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường.
- Phần lớn học sinh có ý thức trong học tập.
* Khó khăn:
- Nội dung trong từng bài Khoa học tự nhiên 6,7,8 quá dài, một số học sinh không hiểu câu lệnh vì thế các em không tự giải quyết được các yêu cầu trong bài.
- Kỹ năng điều hành của nhóm trưởng chưa quen, thao tác chậm. Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa tự tin đứng trước tập thể và nhiều em chưa biết hợp tác, còn ỷ lại và không tập trung trong học tập.
- Sự chênh lệch về mặt năng lực giữa các học sinh trong 1 lớp, đặc biệt học sinh ở các lớp đại trà.
- Số lượng học sinh trong một lớp đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn đến việc tổ chức các trò chơi, hợp tác nhóm học tập của học sinh bị hạn chế, việc bao quát lớp của giáo viên gặp khó khăn .
- Thời gian dành cho việc soạn, thiết kế trò chơi, sơ đồ tư duy quá nhiều và đòi hỏi giáo viên phải thành thạo công nghệ thông tin, nên giáo viên cũng rất ngại tổ chức cho học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!