MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,945
Điểm
113
tác giả
BỘ 16 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn CHỦ ĐỀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT - BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI FORM 2025 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM được soạn dưới dạng file word gồm 16 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
……………………….
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 202… - 202…
Môn:
Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)


I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Một năm một nhạt mùi son phấn,
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?
Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài, lối cũ rêu in.
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì.
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn,
"Chinh phụ ngâm khúc" và hai bản dịch Nôm, NXB Văn học, 2011, tr. 68)

Chú thích: *Sâm, Thương
: Tên hai chòm sao trong Nhị thập bát tú. Chòm Sâm thuộc phương Tây, chòm Thương thuộc phương Đông. Hai chòm này ở vào hai vị trí đối nhau trên vòm trời, thường được nhắc tới trong văn thơ cổ, chỉ sự vĩnh viễn cách xa.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1.
(0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của nhân vật nào, trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng của hình ảnh biểu tượng trong câu thơ thứ 4.
Câu 4. ( 1,0 điểm)Nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau:
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?

Câu 5. (1,0 điểm) Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
II. VIẾT (6 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của kỹ năng sống đối với con người hiện nay.
Câu 2 (4,0 điểm)
Phân tích văn bản: Nỗi buồn quả phụ (Trích Ai tư vãn - Lê Ngọc Hân)


“Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi:

Gương Hằng Nga đã bụi màu trong!

Nhìn gương càng thẹn tấm lòng,

Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà.



Buồn xem hoa, hoa buồn thêm thẹn:

Cánh hải đường đã quyện giọt sương!

Trông chim càng dễ đoạn trường:

Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi.



Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy.

Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!

Phút giây bãi biển nương dâu,

Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?”


HƯỚNG DẪN CHẤM




Câu
Nội dung
Điểm
ĐỌC HIỂU
1​
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0,5​
2​
Đoạn thơ trên biểu đạt tâm trạng của người chinh phụ, trong hoàn cảnh chờ chồng đi chinh chiến chưa về.
0,5
3​
Những hình ảnh biểu tượng: Sao Thương, sao Sâm vừa tạo ấn tượng về sự xa cách vời vợi giữa chinh phu- chinh phụ - sự xa cách trải rộng trong không gian vũ trụ; vừa tạo tính hình tượng và sự hàm súc cho lời thơ.
1,0
4​
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?

Biện pháp nghệ thuật đối: Xưa - giờ; chẳng rời - cách vời.
Tác dụng:
- Nhấn mạnh sự đối lập giữa quá khứ hạnh phúc với hiện tại cô đơn, cách trở; biểu đạt sự cô đơn, nhớ nhung của người chinh phụ; thể hiện niềm đồng cảm của nhà thơ trước tình cảnh cô đơn, khát khao hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của con người; lên tiếng tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
- Tạo giọng điệu da diết, khắc khoải cho lời thơ, làm cho lời thơ sinh động hấp dẫn, tăng hiệu quả diễn đạt.
1,0​
5​
- Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong đoạn trích: Cô đơn, sầu muộn, nhớ thương chồng, mong ước tái hợp.
- Trạng thái tâm trạng đó không phải ngày một, ngày hai, mà da diết, triền miên. Tâm trạng ấy xuất phát từ khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của người chinh phụ. Từ tâm trạng ấy, người đọc còn cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ với cảnh ngộ, khát khao của nhân vật.
1,0​
VIẾT
1





Viết một đoạn văn với chủ đề : kĩ năng sống của con người ngày nay2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: kĩ năng sống
0.25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách để làm rõ ý nghĩa, vai trò của kỹ năng sống đối với con người hiện nay, bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp. Có thể theo hướng sau:
* Giải thích: Kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi mà con người có được thông qua học tập hoặc trải nghiệm thực tế cuộc sống để xử lí những tình huống, vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống là rất cần thiết nhất là đối với mỗi người, đặc biệt là học sinh trong thời đại hiện nay.
* Biểu hiện của người có kỹ năng sống tốt:
- Thể hiện ở sự thích nghi, chủ động và sáng tạo trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.
- Dám đương đầu với các vấn đề, tình huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách để vượt qua.
* Vai trò, ý nghĩa:
- Kỹ năng sống giúp con người ứng xử linh hoạt và hiệu quả nhất trước những tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
- Kỹ năng sống giúp mỗi người bình tĩnh, tự tin vào bản thân, dám khẳng định năng lực, sở trường của mình.
- Có kỹ năng sống tốt, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, người ta dễ đạt được sự thăng tiến. Có nhiều người kiến thức và học vị không cao nhưng có kỹ năng sống tốt đã đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
- Người có kỹ năng sống tốt sẽ được mọi người yêu quý và noi theo.
- Xã hội sẽ ngày càng phát triển, tiến bộ nếu mọi người đều có kỹ năng sống.
( Thí sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ luận điểm. Ví dụ: Câu chuyện về bạn HS Phạm Hoàng Sơn sinh năm 2008 ở Hà Nội, nhờ có kỹ năng sống mà em đã thoát khỏi nguy hiểm khi bị bỏ quên trên xe buýt của trường. Ngày 21/5/2018, Sơn được nhà trường đón bằng xe buýt nhưng trên đường đến trường em đã ngủ quên trên xe. Thay vì ngồi im chịu trận hay hoảng loạn sợ hãi, Sơn đã bình tĩnh vận dụng những kỹ năng của mình để thoát ra ngoài từ cửa buồng lái. Sau đó, em tìm đường về trường. Trong tình huống này, nhờ có kỹ năng sống mà Sơn đã thoát chết. Cậu ấy thật đáng để chúng ta học tập.)
* Phản đề:
Phê phán thái độ quá đề cao kiến thức mà xem nhẹ kỹ năng sống.
* Bài học: Bên cạnh tích lũy kiến thức hàn lâm từ nhà trường, sách vở,… mỗi người cần thường xuyên trau dồi, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng sống – kỹ năng mềm để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hiện đại (tham gia các hoạt động xã hội, học từ những người xung quanh...)
1.0​
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
0.25​
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.25​
2
Viết bài văn nghị luận4,0
a. Bảo đảm cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận; thân bài thực hiện các yêu cầu của đề bài; kết bài khẳng định vấn đề nghị luận.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
0,25​
Mở bài
- Dẫn dắt:
Tố Hữu đã từng nói: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Nỗi buồn quả phụ là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất được trích từ tác phẩm Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân.
- Nêu nhận định chung về tác phẩm/đoạn trích: Đoạn trích đã để lại trong lòng người đọc những day dứt khó quên bởi chính nỗi đau xé triền miên của một người quả phụ khóc thương cho người chồng của mình.
- Trích đoạn trích:
Buồn trông trăng, trăng mờ thêm tủi:
.....
Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?
0,25​
Thân bài
1. Giới thiệu chung

- Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) hay còn gọi là công chúa Ngọc Hân, là con gái thứ 21 của vua Lê Hiển Tông. Nàng là một người con gái tài sắc vẹn toàn, từ nhỏ đã tinh thông kinh sử và biết làm thơ. Năm 16 được, Ngọc Hân vâng lời vua cha kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Dù cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị nhưng tình cảm của hai người dành cho nhau sớm đã mặn nồng. Hạnh phúc không được bao lâu thì đến năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, để lại cho nàng hai đứa con nhỏ. Cũng chính vì thế mà bài thơ “Ai tư vãn” được ra đời.
- “Ai tư vãn” có nghĩa là “Bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ”. Như chính tên gọi của nó, bài thơ là tiếng khóc thành thơ, là nỗi buồn đau khôn xiết của công chúa Ngọc Hân khi biết người chồng yêu quý của mình đã không còn tồn tại trên cõi đời.
- Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” thuộc phần cuối, thể hiện rất rõ tư tưởng chính của tác phẩm cũng như tài năng văn chương của công chúa Ngọc Hân.
2. Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
*Khổ thơ 1, 2:
- Hình ảnh:

+ “Trăng” là một hình ảnh thường hay xuất hiện trong thơ ca trung đại. Trăng đại diện cho những điều đẹp đẽ, cho hẹn ước của đôi lứa, cho cả những khát vọng chưa thể thực hiện. Người quả phụ đứng trước nỗi buồn, ngước nhìn lên trăng với mong ước giải bớt nỗi u sầu nhưng thật khó vì trăng cũng không còn trọn trịa, đầy đặn như một thời quá khứ viên mãn. Phải chăng, “trăng mờ” chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là do giọt nước mắt còn vương trên mi nàng đã làm cho trăng cứ thế mờ đi mãi.
+ Đứng trước gương, gương soi chiếu hình ảnh của chính mình, thi sĩ lại càng thấy hổ thẹn với lòng mình hơn.
+ “Thiên duyên lạnh lẽo, đêm đông biên hà”: ngỡ là một mối lương duyên trời ban, nhưng khi đứng trước thực tại âm dương cách biệt, nhìn lại hiện thực phũ phàng, chỉ thấy lòng người càng thêm lạnh giá. Thương cho chồng chốn biên cương lạnh lẽo, cũng thương cho số phận hẩm hui của chính mình.
+ “Hoa buồn”, “Cánh hải đường đã quyện giọt sương”: hoa hải đường là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp. Nhưng nay hải đường đã quyện sương, hay chính ý tác giả là hải đường đang khóc như là một điềm gở. Thiên nhiên cũng khóc thương cho chuyện tình của nàng.
+ “Trông chim càng dễ đoạn trường/ Uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi”: trông chim bay thì thấy chim tan đà lẻ bóng, uyên ương nay chỉ còn lại chiếc bóng, phượng hoàng cùng chỉ còn là lẻ đôi. Nhìn vào đâu đâu cũng chỉ thấy sự chia lìa xa cách.
- Từ ngữ:
+ Các từ ngữ: “buồn”, “tủi”, “thẹn”, “lạnh lẽo”, “quyện”, “lẻ đôi”... góp phần làm tăng thêm màu sắc u buồn, bi lụy cho câu thơ; nhấn mạnh và xoáy sâu vào trong nỗi buồn của người quả phụ.
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ, điệp cấu trúc “Buồn trông”, “buồn xem”, “nhìn gương”, “trông chim”... đã góp phần thể hiện tâm trạng: khiến cho nỗi buồn cứ trở đi trở lại trong những vần thơ, mang một cảm thức não nùng thê lương. Cũng như giúp cho bài thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, tăng thêm giá trị nghệ thuật cho bài thơ.
+ Nhân hóa; hoa buồn, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi => Làm cho vạn vật trở nên có hồn hơn, từ đó nỗi sầu cũng bao trọn không gian.
=> Kết luận: Những hình ảnh và từ ngữ đã nhuốm lên trang thơ một màu sắc bi thương khó tả. Người quả phụ nhìn lên trăng, thấy trăng mờ, nhìn xuống hoa chỉ thấy hoa tàn úa. Một mình cô đơn trong phòng khuê lạnh lẽo, đến bầu bạn cùng hoa cũng chỉ thấy hoa đã tàn úa. Nỗi buồn cứ thế lan dần ra, chiếm hết mọi ngõ ngách không gian.
* Khổ 3:
- Hình ảnh:

+ “Cảnh nào cũng ngùi ngùi cảnh ấy/ Tiệc vui mừng còn thấy chi đâu!”: Ngắm nhìn cảnh vật, người quả phụ chỉ thấy một màu đau buồn tang tóc. Trở về thực tại, về với chính cõi lòng của mình, nàng thấy tiếc thương cho những tháng năm hạnh phúc trong quá khứ, cho cuộc tình oái ăm này.
+ Thành ngữ “Bãi bể nương dâu” được tác giả sử dụng để chỉ những biến cố, những thay đổi lớn trong cuộc đời. Ở đây, đó chính là cái chết của vua Quang Trung, một sự mất mát vô cùng to lớn trong cuộc đời của công chúa Ngọc Hân.
- Từ ngữ:ngùi ngùi”, “còn thấy chi đâu”, “bãi biển nương dâu”... có tác dụng trong việc miêu tả một cuộc đời không mấy thuận lợi. Làm tăng thêm nỗi buồn, sự ai thán về cuộc đời của người quả phụ.
- Biện pháp tu từ: Việc sử dụng thành ngữ cùng với câu hỏi tu từ “cuộc đời là thế, biết hầu nài sao?” như chính là một lời trách cứ cho số phận của mình, cũng như thể hiện sự bất lực của nàng trước sự xoay chuyển của cuộc đời.
=> Kết luận: Khổ thơ là tiếng lòng xót thương cho cuộc đời của mình, là nỗi đau buồn khi phải sống trong cảnh quá phụ cô đơn lẻ chiếc một mình.
3. Đánh giá chung
- Nghệ thuật:

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Xuyên suốt đoạn trích, cảnh vật thê lương, ảm đạm: trăng mờ, hoa buồn, hải đường quyện giọt sương, uyên ương chiếc bóng, phượng hoàng lẻ đôi... Không có một hình ảnh nào ấm áp, vui tươi. Nỗi buồn của nàng đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho mọi thứ nhuốm một màu sắc bi thương, u tối.
+ Giọng điệu u buồn, xót xa.
+ Việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc cùng các biện pháp tu từ độc đáo cũng đã góp phần làm nên thành công của đoạn trích.
- Nội dung: Đoạn trích “Nỗi buồn quả phụ” khắc họa nỗi buồn triên miên của người phụ nữ cũng như thể hiện tình yêu của bà dành cho vua Quang Trung.
4. Liên hệ mở rộng
Có thể liên hệ với một số câu thơ cũng viết về tình cảnh lẻ loi, cô đơn hoặc sự buồn tủi của người phụ nữ trong văn học trung đại. Cụ thể:
- Sự lẻ loi, cô đơn, luôn ngóng trông người chồng mình trở về của người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn.”

Khác với “Ai tư vãn” của “Lê Ngọc Hân, bài thơ “Chinh phụ ngâm” thể hiện nỗi nhớ đến tột cùng của người chinh phụ, luôn ngóng trông tin của người chồng từ phương xa trở về. Một nét chung có thể thấy ở cả hai tác phẩm là bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng điêu luyện. Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình đã ngấm sâu vào trong cảnh vật, làm cho thiên nhiên, trời đất cũng phải buồn theo con người.

3,0​
Kết bài
- Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của đoạn trích: Là tiếng lòng được cất lên từ chính cuộc đời của mình, “Nỗi buồn quả phụ” là một đoạn trích rất đặc sắc, là những dòng tâm sự của nàng về cuộc đời của mình, về nỗi buồn chua xót khi mất đi người chồng.
- Liên hệ bản thân/thời đại: Chính những cảm xúc chân thành ấy đã làm nên sự thành công cho tác phẩm của nàng cũng như ghi dấu ấn với bạn đọc muôn thế hệ.
0,25​





FULL FILE

1734797765816.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn-- DE THI VAO 10 THƠ SONG THẤT LỤC BÁT - BÀI VĂN NLVH.zip
    563.3 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tphcm các đề thi ngữ văn vào 10 các đề thi văn vào 10 những năm gần đây de thi tuyển sinh lớp 10 môn toán de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn đà nẵng de thi vào 10 môn văn hà nội de thi vào 10 môn văn thanh hóa các năm file de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn văn pdf đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 hà nội đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 tphcm đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 môn văn nghệ an 2024-2025 đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top