- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,930
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề ôn thi cuối kì 2 lớp 10 môn văn (Theo cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp năm 2025 của Bộ) 3 BỘ SÁCH được soạn dưới dạng file word gồm 237 trang. Các bạn xem và tải đề ôn thi cuối kì 2 lớp 10 môn văn về ở dưới.
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
I. Hình thức: Tự luận
II. Thời gian: 90 phút
III. Bảng năng lực và cấp độ tư duy
Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá
Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ.
B. ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Trương thị phương thuý- 0978097448- THPT Tam Đảo - Vĩnh phúc.
Đọc văn bản sau:
"... Niềm tin là gì? Thay vì đưa ra một định nghĩa phức tạp, tôi muốn mượn câu nói của Jack Welch, cựu CEO của General Electric, "Bạn chỉ thực sự biết nó khi bạn cảm nhận được nó".
Nói một cách đơn giản, niềm tin chính là sự tin cậy, trái nghĩa với nó là sự nghi ngờ. Khi bạn tin ai, bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất đạo đức và năng lực của họ. Còn khi bạn không tin ai, bạn sẽ nghi ngờ người đó cả về phẩm chất đạo đức, hành động, năng lực, hay thành tích của họ. Niềm tin đơn giản chỉ có thế. Mỗi người trong chúng ta đều có những trải nghiệm về sự khác biệt không nhỏ giữa các mối quan hệ xây dựng trên niềm tin và không dựa vào niềm tin.
Vậy ngay lúc này bạn hãy nghĩ đến người mà bạn có mối quan hệ khá tin cậy - có thể đó là cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, cũng có thể là người thân trong gia đình, hoặc bạn bè. Bạn hãy nhận định về mối quan hệ đó xem nó cho bạn cảm giác ra sao? Sự giao tiếp có trôi chảy hay không? Tốc độ thực hiện công việc có nhanh chóng không? Bạn yêu thích mối quan hệ này đến mức nào?
Rồi bạn lại nghĩ đến người mà bạn có mối quan hệ không tin cậy lắm. Cũng thế, người này có thể là bất kỳ ai ở nơi làm việc hay trong gia đình của bạn. Bạn hãy diễn tả mối quan hệ đó. Bạn cảm thấy thế nào về mối quan hệ này? Sự giao tiếp có thông suốt hay không? Bạn có cùng phối hợp với người đó để giải quyết nhanh công việc... hay phải mất nhiều thời gian và sức lực để đi đến thỏa thuận và thực thi công việc? Bạn có thích mối quan hệ này hay chỉ thấy tẻ nhạt, rắc rối và mệt mỏi?
Rất dễ nhận ra sự khác biệt giữa hai mối quan hệ tin cậy và thiếu tin cậy.Hãy xét hình thức giao tiếp làm ví dụ. Trong mối quan hệ tin cậy, bạn có thể nói sai nhưng người khác vẫn hiểu đúng ý bạn. Còn trong mối quan hệ thiếu tin cậy, dù bạn rất đắn đo, thậm chí hết sức cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói nhưng người ta vẫn hiểu sai ý bạn. Xem xét yếu tố niềm tin trong các mối quan hệ quan trọng, bất kể cá nhân hay trong công việc, bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng."
(Tốc độ của niềm tin - Stepphen M. R. Covery -NXB Trẻ)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định luận đề của văn bản trên.
Câu 2. Tác giả đã mượn câu nói nào, của ai để đặt vấn đề cho bài viết?
Câu 3. Anh/chị hãy nhận xét về tính thuyết phục của văn bản.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Khi bạn tin ai, bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất đạo đức và năng lực của họ. Còn khi bạn không tin ai, bạn sẽ nghi ngờ người đó cả về phẩm chất đạo đức, hành động, năng lực, hay thành tích của họ” của tác giả không? Vì sao?
Câu 5. Theo anh/chị, cần làm thế nào để xây dựng được niềm tin nơi người khác ?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về sức mạnh của niềm tin.
Câu 2. (4.0 điểm)
Anh/chị viết bài văn ( khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Mẹ vẫn chờ của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến.
Hai mươi năm chiến trận đã qua rồi
Tổ quốc lại trao huân chương anh hùng cho mẹ
Nỗi đau cũ nguôi ngoai, vinh quang này mới mẻ
Mẹ đã già từ những tháng năm xưa
Ai thay thế được con để mẹ vui thừa?
Ai thay thế được con để mẹ nhìn thấy mặt?
Ai thay thế được con để mẹ thêm một lần bế ẵm?
Ai thay thế được con để trong sân ríu rít tiếng bà?
Hai mươi năm mẹ vẫn trông chờ
Con sẽ trở về một đêm khuya vắng
Đòi mẹ làm bánh khoai, nấu nồi canh mướp đắng
Thuở chấy rận qua rồi mẹ chỉ ngồi vuốt tóc ngắm con
Hai mươi năm!
Nước mắt khiến mẹ lòa
Lưng mẹ còng hơn!
Đêm đêm chỉ gió về gọi cửa
Chiêm bao có cả màu khói lửa
Sao không về báo mộng ở đâu con!
Giá có cửa nhà để mẹ được thăm nom
Ngày báo tử, đâu phải ngày giỗ mất!
Mẹ vẫn thắp hương trên bàn thờ Tổ quốc
Cầu tổ tiên mình che chở đứa con xa!
Làng xóm đã thay con dựng cho mẹ căn nhà
Đã có bể nước trong, đã có cong gạo trắng
Mẹ vẫn trồng vạt khoai môn, ươm một giàn mướp đắng
Rằm tháng bảy năm nào cũng gói bánh chờ con.
Chú thích: Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14/6/1953, quê quán tại xã Anh Dũng, Phù Tiên, Hưng Yên. Bà xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo, năm 1966 (13 tuổi) trúng tuyển vào học Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật khu tự trị Tây Bắc. Từ 1976-1982, bà học ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983, bà là biên tập viên mỹ thuật tại NXB Thanh niên, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996, sống tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến là nữ sĩ có nhiều bài thơ viết rất hay về người phụ nữ nói chung cũng như người bà, người mẹ nói riêng. Thơ chị giản dị, mộc mạc về ngôn từ nhưng lại sâu lắng và đằm thắm về cảm xúc, nhờ đó chất trữ tình dễ lắng đọng ngân nga nơi trái tim người đọc.
C. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
PASS GIẢI NÉN: yopo.vn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC BỘ ĐỀ ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
(Theo cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp năm 2025 của Bộ)
(Theo cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp năm 2025 của Bộ)
DẠNG ĐỀ | ĐỀ | CẤU TRÚC ĐỀ | TRANG |
1A | 1 | Đọc hiểu VB NLXH – Viết đoạn văn NLXH – Viết bài văn NL thơ | 2 |
1A | 2 | Đọc hiểu VB NLXH – Viết đoạn văn NLXH – Viết bài văn NL thơ | 13 |
1A | 3 | Đọc hiểu VB NLXH – Viết đoạn văn NLXH – Viết bài văn NL thơ | 24 |
1B | 4 | Đọc hiểu VB TT – Viết đoạn văn NLXH – Viết bài văn NL truyện | 36 |
1B | 5 | Đọc hiểu VB TT – Viết đoạn văn NLXH – Viết bài văn NL truyện | 49 |
1B | 6 | Đọc hiểu VB TT – Viết đoạn văn NLXH – Viết bài văn NL truyện | 62 |
2A | 7 | Đọc hiểu VB Thơ – Viết đoạn văn NLVH truyện – Viết bài văn NLXH | 74 |
2A | 8 | Đọc hiểu VB Thơ – Viết đoạn văn NLVH truyện – Viết bài văn NLXH | 85 |
2A | 9 | Đọc hiểu VB Thơ – Viết đoạn văn NLVH truyện – Viết bài văn NLXH | 97 |
2A | 10 | Đọc hiểu VB Thơ – Viết đoạn văn NLVH truyện – Viết bài văn NLXH | 109 |
2B | 11 | Đọc hiểu VB Truyện – Viết đoạn văn NLVH thơ – Viết bài văn NLXH | 121 |
2B | 12 | Đọc hiểu VB Truyện – Viết đoạn văn NLVH thơ – Viết bài văn NLXH | 135 |
2B | 13 | Đọc hiểu VB Truyện – Viết đoạn văn NLVH thơ – Viết bài văn NLXH | 148 |
2B | 14 | Đọc hiểu VB Truyện – Viết đoạn văn NLVH thơ – Viết bài văn NLXH | 160 |
2B | 15 | Đọc hiểu VB Truyện – Viết đoạn văn NLVH thơ – Viết bài văn NLXH | 171 |
2C | 16 | Đọc hiểu thơ Nôm Nguyễn Trãi – Viết đoạn văn NLVH truyện – Viết bài văn NLXH | 183 |
2C | 17 | Đọc hiểu thơ Nôm Nguyễn Trãi – Viết đoạn văn NLVH truyện – Viết bài văn NLXH | 193 |
2C | 18 | Đọc hiểu thơ chữ Hán Nguyễn Trãi – Viết đoạn văn NLVH truyện – Viết bài văn NLXH | 204 |
2D | 19 | Đọc hiểu văn chính luận Nguyễn Trãi – Viết đoạn văn NLVH thơ – Viết bài văn NLXH | 216 |
2D | 20 | Đọc hiểu văn chính luận Nguyễn Trãi – Viết đoạn văn NLVH thơ – Viết bài văn NLXH | 228 |
ĐỀ SỐ 01
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
I. Hình thức: Tự luận
II. Thời gian: 90 phút
III. Bảng năng lực và cấp độ tư duy
TT | Năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng % | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | |||||
I | Năng lực Đọc | Văn bản nghị luận (ngoài SGK) | 5 | 2 | 10% | 1 | 10% | 2 | 20% | 40% |
II | Năng lực Viết | Viết đoạn văn nghị luận xã hội | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Viết bài văn nghị luận văn học | 1 | 7.5% | 10% | 22.5% | 40% | |||||
Tỉ lệ | 22.5% | 35% | 42.5% | 100% | ||||||
Tổng | 7 | 100% |
Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức/Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||||
1 | 1. Đọc hiểu | Văn bản nghị luận | Nhận biết: - Xác định được vấn đề nghị luận của văn bản. - Xác định được các luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo được trình bày trong văn bản. - Nhận biết các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản. Thông hiểu: - Xác định được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết; thông điệp, tư tưởng của văn bản. - Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản. - Lý giải được cách đặt nhan đề; sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản. - Phân tích được vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm, cách nhìn cá nhân về vấn đề nghị luận. - Trình bày được quan điểm đồng tình hay không đồng tình với quan niệm của tác giả, nội dung chính của văn bản. Vận dụng cao: Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để đánh giá ý nghĩa, giá trị của văn bản | 2 câu | 1 câu | 1 câu | 1 câu |
2 | Viết | Viết đoạn văn nghị luận xã hội | Nhận biết: - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. - Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Thông hiểu: - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ vấn đề nghị luận. - Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn đề nghị luận. Vận dụng cao: - Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt. | 1* | 1* | 1* | 1 |
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học | Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm. - Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm). Vận dụng cao: - Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. | 1* | 1* | 1* | 1 |
B. ĐỀ BÀI
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Trương thị phương thuý- 0978097448- THPT Tam Đảo - Vĩnh phúc.
Đọc văn bản sau:
"... Niềm tin là gì? Thay vì đưa ra một định nghĩa phức tạp, tôi muốn mượn câu nói của Jack Welch, cựu CEO của General Electric, "Bạn chỉ thực sự biết nó khi bạn cảm nhận được nó".
Nói một cách đơn giản, niềm tin chính là sự tin cậy, trái nghĩa với nó là sự nghi ngờ. Khi bạn tin ai, bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất đạo đức và năng lực của họ. Còn khi bạn không tin ai, bạn sẽ nghi ngờ người đó cả về phẩm chất đạo đức, hành động, năng lực, hay thành tích của họ. Niềm tin đơn giản chỉ có thế. Mỗi người trong chúng ta đều có những trải nghiệm về sự khác biệt không nhỏ giữa các mối quan hệ xây dựng trên niềm tin và không dựa vào niềm tin.
Vậy ngay lúc này bạn hãy nghĩ đến người mà bạn có mối quan hệ khá tin cậy - có thể đó là cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng, cũng có thể là người thân trong gia đình, hoặc bạn bè. Bạn hãy nhận định về mối quan hệ đó xem nó cho bạn cảm giác ra sao? Sự giao tiếp có trôi chảy hay không? Tốc độ thực hiện công việc có nhanh chóng không? Bạn yêu thích mối quan hệ này đến mức nào?
Rồi bạn lại nghĩ đến người mà bạn có mối quan hệ không tin cậy lắm. Cũng thế, người này có thể là bất kỳ ai ở nơi làm việc hay trong gia đình của bạn. Bạn hãy diễn tả mối quan hệ đó. Bạn cảm thấy thế nào về mối quan hệ này? Sự giao tiếp có thông suốt hay không? Bạn có cùng phối hợp với người đó để giải quyết nhanh công việc... hay phải mất nhiều thời gian và sức lực để đi đến thỏa thuận và thực thi công việc? Bạn có thích mối quan hệ này hay chỉ thấy tẻ nhạt, rắc rối và mệt mỏi?
Rất dễ nhận ra sự khác biệt giữa hai mối quan hệ tin cậy và thiếu tin cậy.Hãy xét hình thức giao tiếp làm ví dụ. Trong mối quan hệ tin cậy, bạn có thể nói sai nhưng người khác vẫn hiểu đúng ý bạn. Còn trong mối quan hệ thiếu tin cậy, dù bạn rất đắn đo, thậm chí hết sức cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói nhưng người ta vẫn hiểu sai ý bạn. Xem xét yếu tố niềm tin trong các mối quan hệ quan trọng, bất kể cá nhân hay trong công việc, bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt rõ ràng."
(Tốc độ của niềm tin - Stepphen M. R. Covery -NXB Trẻ)
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn):
Câu 1. Xác định luận đề của văn bản trên.
Câu 2. Tác giả đã mượn câu nói nào, của ai để đặt vấn đề cho bài viết?
Câu 3. Anh/chị hãy nhận xét về tính thuyết phục của văn bản.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Khi bạn tin ai, bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất đạo đức và năng lực của họ. Còn khi bạn không tin ai, bạn sẽ nghi ngờ người đó cả về phẩm chất đạo đức, hành động, năng lực, hay thành tích của họ” của tác giả không? Vì sao?
Câu 5. Theo anh/chị, cần làm thế nào để xây dựng được niềm tin nơi người khác ?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về sức mạnh của niềm tin.
Câu 2. (4.0 điểm)
Anh/chị viết bài văn ( khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Mẹ vẫn chờ của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến.
Hai mươi năm chiến trận đã qua rồi
Tổ quốc lại trao huân chương anh hùng cho mẹ
Nỗi đau cũ nguôi ngoai, vinh quang này mới mẻ
Mẹ đã già từ những tháng năm xưa
Ai thay thế được con để mẹ vui thừa?
Ai thay thế được con để mẹ nhìn thấy mặt?
Ai thay thế được con để mẹ thêm một lần bế ẵm?
Ai thay thế được con để trong sân ríu rít tiếng bà?
Hai mươi năm mẹ vẫn trông chờ
Con sẽ trở về một đêm khuya vắng
Đòi mẹ làm bánh khoai, nấu nồi canh mướp đắng
Thuở chấy rận qua rồi mẹ chỉ ngồi vuốt tóc ngắm con
Hai mươi năm!
Nước mắt khiến mẹ lòa
Lưng mẹ còng hơn!
Đêm đêm chỉ gió về gọi cửa
Chiêm bao có cả màu khói lửa
Sao không về báo mộng ở đâu con!
Giá có cửa nhà để mẹ được thăm nom
Ngày báo tử, đâu phải ngày giỗ mất!
Mẹ vẫn thắp hương trên bàn thờ Tổ quốc
Cầu tổ tiên mình che chở đứa con xa!
Làng xóm đã thay con dựng cho mẹ căn nhà
Đã có bể nước trong, đã có cong gạo trắng
Mẹ vẫn trồng vạt khoai môn, ươm một giàn mướp đắng
Rằm tháng bảy năm nào cũng gói bánh chờ con.
(Bài thơ Mẹ vẫn chờ, Đoàn Thị Lam Luyến; In trong Tập Thơ dâng mẹ - Tuyển & Bình của Nguyễn Thị Thiện)
Chú thích: Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14/6/1953, quê quán tại xã Anh Dũng, Phù Tiên, Hưng Yên. Bà xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo, năm 1966 (13 tuổi) trúng tuyển vào học Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật khu tự trị Tây Bắc. Từ 1976-1982, bà học ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983, bà là biên tập viên mỹ thuật tại NXB Thanh niên, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996, sống tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến là nữ sĩ có nhiều bài thơ viết rất hay về người phụ nữ nói chung cũng như người bà, người mẹ nói riêng. Thơ chị giản dị, mộc mạc về ngôn từ nhưng lại sâu lắng và đằm thắm về cảm xúc, nhờ đó chất trữ tình dễ lắng đọng ngân nga nơi trái tim người đọc.
C. ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
1 | Luận đề của văn bản trên là: Niềm tin Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm | 0,5 | |
2 | - Tác giả mượn câu nói "Bạn chỉ thực sự biết nó khi bạn cảm nhận được nó". của Jack Welch, cựu CEO của General Electric, Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm | 0,5 | |
3 | Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện ở: - Tác gải đưa ra lí lẽ “Khi bạn tin ai, bạn đặt hết niềm tin vào người đó, tin vào phẩm chất đạo đức và năng lực của họ. Còn khi bạn không tin ai, bạn sẽ nghi ngờ người đó cả về phẩm chất đạo đức, hành động, năng lực, hay thành tích của họ”; những trải nghiệm về sự khác biệt không nhỏ giữa các mối quan hệ xây dựng trên niềm tin và không dựa vào niềm tin. - Dẫn chứng là: “nghĩ đến người mà bạn có mối quan hệ khá tin cậy…”; “nghĩ đến người mà bạn có mối quan hệ không tin cậy lắm…” - Lập luận sắc bén đến từ sự thấu hiểu bản chất của niềm tin chính là sự tin cậy, trái nghĩa với nó là sự nghi ngờ. - Văn bản giúp người đọc hiểu rõ về niềm tin và biểu hiện của niềm tin trong các mối quan hệ cụ thể Hướng dẫn chấm: - HS trình bày 4 ý: 1,0 điểm - HS trình bày 3 ý: 0,75 điểm - HS trình bày 2 ý: 0,5 điểm - HS trình bày 1 ý: 0,25 điểm HS có cách diễn đạt tương đương, thuyết phục vẫn cho điểm tối đa | 1,0 | |
4 | Hướng dẫn chấm: - HS bày tỏ quan điểm: Đồng ý/không đồng ý/kết hợp cả hai (0,25 điểm) - HS lí giải quan điểm hợp lí, thuyết phục (0,75 điểm), chẳng hạn: Đồng ý: Vì: Chỉ khi có niềm tin thì chúng ta sẽ đặt trọn vẹn niềm tin vào người đó còn không tin chúng ta sẽ nghi ngờ mọi thứ về họ. Và chỉ có thể là tin hoặc không tin chứ không có trạng thái vừ tin vừa không tin hay còn gọi là nửa tin nửa ngờ… Không đồng ý: Vì: Trong cuộc sống đôi khi chúng ta không nên đặt trọn niềm tin vào một ai đó mà hãy vừa tin vừa nghi ngờ để thích nghi. Cuộc sống luôn vận động và phát triển có những sự thật của hôm qua là sự thật ( là đúng) nhưng đến ngày mai lại không còn là sự thật thậm chí trở thành sai… Vừa đồng ý vừa không đồng ý: Kết hợp lí lẽ 2 hướng trên | 1,0 |
PASS GIẢI NÉN: yopo.vn
THẦY CÔ TẢI NHÉ!