Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
BỘ Đề ôn trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 18 có đáp án NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 40 trang. Các bạn xem và tải đề ôn trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 18, đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 4 vòng 18 ,.. về ở dưới.
ĐỀ ÔN THI TNTV LỚP 4 VÒNG 18

Bài 1: Phép thuật mèo con

a) người đọc - độc giả
người nghe - thính giả
năm châu - hoàn cầu
thảo luận - bàn bạc
kiến thiết - xây dựng​
mải mê - say sưa
người xem - khán giả
văn tự - chữ viết
đon đả - niềm nở
niên khoá - năm học​


b) lặng yên - yên tĩnh
sinh sôi- phát triển
lề mề - chậm chạp
chín - cửu
hữu dụng - hữu ích​
thanh bình- hoà bình
mây - vân
cố giáo - giáo viên
kết hợp - hợp tác
bằng hữu - bè bạn​
c) gắn bó - đoàn kết yêu thương - quý mến
hiện tại - bây giờ Tổ quốc - đất nước
thiên - trời đơn sơ - giản dị
nguyệt - trăng chờ đợi - mong ngóng
hạnh phúc - vui sướng vất vả - nhọc nhằn

d) trăng sáng - minh nguyệt mới lạ - tân kì
tân gia - nhà mới tân binh - lính mới
đói rét - cơ hàn gió lạnh - hàn phong
lụa trắng - bạch điệp (vải trắng- bạch bố ) mây trắng - bạch vân
sáng rõ - minh bạch hàn huyên - trò chuyện

e) muôn đời - vạn cổ giang sơn - đất nước
yêu thương - quý mến đại phong - gió lớn
kém cỏi - tầm thường thông minh - sáng dạ
hoàn cầu - năm châu khai mạc - mở màn
lưỡng lự - phân vân êm ái - nhẹ nhàng

f) hoả xa - xe lửa (tàu hỏa) thiên thu - nghìn năm
lính nhà trời - thiên binh cửa quan - nha môn
cấp tốc - hoả tốc anh em - huynh đệ
học trò - đệ tử hoả tiễn - tên lửa
khai môn - mở cửa thay đổi - biến thiên
người học- môn sinh

kim thiên- hôm nay

thiên hạ - thế gian



Bài 2: Sắp xếp từ thành câu:

4. ng/th/i/á/th/ô

.........................

ượ/ng/r/l/ộ/ng

.........................

n/t/s/o/ạ/g/á

.........................

i/n/ố/ê/k/t/h/m

............................

â/iệ/n/th/n/th

.................

n/o/iề/h/à/h

........................

t/ư/g/r/u/c/t/h/n

...............................


nh/ a/ ịch / l / th

Thanh lịch

ui/ v/ iề/ m / n

Niềm vui

5. tr/ ch/ i/ ực / nh

Chính trực

6. à/ ng/ n/ i/ t/ ă

Tài năng

7. đ / ết / n / k / o / à

Đoàn kết

th / ả / ắ / nh / ng / c

Thắng cảnh

5.ngân/Khuya/ngát/bát/về /đầy/trăng/ thuyền.

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

bốn/Mênh/ mặt /mông/mù/sương

....................................................

6.êm/trăng/như/Vầng/ lá /trôi/thuyền/ đềm

....................................................

7. cả/trời/Đất/chiến/ta/lòng/một/khu

....................................................

cá/huy/Mắt/muôn/phơi/dặm/hoàng

....................................................

thuyền/mặt/chạy/trời/đua/Đoàn/cùng

....................................................

biển/như/lửa/xuống/trời/hòn/Mặt

....................................................

Câu/ khơi/ buồm/ cùng/ căng/ gió/ hát

....................................................

nặng. / cá/ kéo/ Ta/ tay/ xoăn/ chùm

....................................................

8.nơi/cũng/Đất/đâu/ngọt/tìm/ngào/ra

....................................................

trắng/đỏ/trên/Dải/dần/núi/trên/đỉnh/mây

....................................................

Lưng/ lời. / và / đưa/ tim / hát / thành/ nôi

....................................................

9. nghĩnh/vàng/bò/Con/ngộ/sau/theo/đuổi

....................................................

trời/thì/của/bắp/Mặt/đồi/nằm/trên

....................................................

10.mẹ/bằng/thức/đã/Chẳng/con/vì/chúng

....................................................

nằm/cối/đá/đối/trên/Con/cá

....................................................

ấp/ Người/ ra/ các/ bừng / Tết. / chợ/ tưng
....................................................

11.cười/nụ/bằng/Một/thang/bổ/thuốc/mười

....................................................

trời/quay/quanh/mặt/đất/Trái

....................................................

màu/Cài/hây/áo/lên/hây/ráng/vàng

....................................................

12.sông/đổ/sâu/dòng/biển/Muôn/

....................................................

13.sông/biển/nước/chê/đâu/nhỏ,/Biển/còn

....................................................

khổ/Bá/thành/Cao/Quát/luyện/tài

....................................................

lặng/hồ/im./Núi/cheo/dựng/leo

....................................................

qua/trúc/Con/lá/đò/sông

....................................................

xanh/hoa/Rừng/tươi/chuối/đỏ

....................................................

mây/thơ/trôi/áng/Chiều/thẩn

....................................................

trong/máu/chảy/đứng/Chìm/lên./vùng/lại

....................................................

14.đang/trưa/Cày/ban/đồng/buổi

....................................................

sang/cầu/sông/Con/gió/ngọn/bắc/sáo

....................................................

15. gom/hạt/Quất/nắng/từng/rơi

....................................................

chẳng / lúa / Một / thân / chín, / mùa / vàng. / nên

....................................................

16. sao/đêm/chẳng/Một/sáng/ngôi

....................................................

17. Gia/ Đồng/Định,/thì/Nai/về/Ai

....................................................

18. bạc/vàng/loé/đuôi/rạng/Vảy/đông

....................................................

19.buồm/nắng/lên/Lưới/xếp/đón/hồng

....................................................

20. nước/chia/chảy/Nhà/hai/Bè

....................................................

21. nhất/Nam/đẹp/có/Bác/Việt/tên/Hồ

....................................................

22.ngoan,/khôn/vẻ/cha/vang/cái/Con/mẹ.

....................................................

23.bông/Tháp/sen/nhất/Mười/đẹp

....................................................

24.chóng/mưa/trưa,/tối/chóng/Nắng

....................................................

25.gió/cuối/năm/năm/muối,/Đầu/sương/nồm

....................................................

26.xanh/tre/xanh/xanh/mãi/màu/Đất/tre

....................................................

xanh/khuất/đứng/mình/râm./Tre/bóng/không

....................................................

27. nồi/trông/Ăn/hướng/ngồi/trông/

....................................................

28. trong/lại/lửa/lên/Chìm/máu/vùng/đứng

....................................................

29. thực/đạo/Có/mới/được/vực

....................................................

sáo/ tắm/ thì/ tắm/ Quạ/ mưa/ thì/ ráo, / .
....................................................

chóng/mưa/trưa,/tối/chóng/Nắng

....................................................

gió/cuối/năm/năm/muối,/Đầu/sương/nồm

....................................................

học / Tiên/ lễ, / học/ hậu/ văn.

....................................................

đang/ ban/ buổi/ Cày/ trưa/ đồng
....................................................

ruộng/ như/ cày. / mưa/ hôi/ thánh/ Mồ/ thót

30.Nhớ khi giặc đến giặc lùng

31.Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
32.Núi giăng thành lũy sắt dày
33.vây / thù. / che / rừng / đội, / Rừng / quân / bộ
34.Núi giăng thành luỹ sắt dày
35.Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

36.Ai ơi bưng bát cơm đầy

37.Đây con sông xuôi dòng nước chảy

38.Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

39.Rừng thu trăng rọi hòa bình

40.Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

41.Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

42.Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh

43.Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

44.Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường

45.Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng

46.Tháng giêng đến tự bao giờ

47.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

48.Bắp ngô vàng ngủ trên nương

49.Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào

Bài 3: Trắc nghiệm

1. Cho 3 từ :mong, chờ, trông sắp xếp đc bao nhiêu từ ghép.


Đáp án

A. 2 từ B.3 từ C.4 từ D. 5 từ

2. Từ 3 tiếng : "suy, ngẫm, nghĩ" có thể tạo được bao nhiêu từ ghép


A. 2 từ B. 3 từ C.4 từ D. 5 từ

3. Từ 4 tiếng : "minh, luận, chứng, bình" có thể ghép được bao nhiêu từ

A. 3 từ

B. 2 từ

C. 5 từ

D.4 từ

4. 4 tiếng: nguyên, vẹn, nhân, công " em có thể ghép được bao nhiêu từ


A. 4 từ

B.5 từ

C. 6 từ

D.7 từ

5. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc

Những thàng cu áo đỏ chạy lon xon,

Vài cụ già chống gật bước lom khom

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.

(Chợ Tết-Đoàn Văn Cừ)

Xét về từ loại, các từ lom khom, lon xon, lặng lẽ thuộc loại tính từ

6.Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

“Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”

(Chợ Tết-Đoàn Văn Cừ)

Xét về từ loại, các từ "rỏ, nháy, thoa" thuộc loại Động từ

7.Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

"Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim."

(Trên Hồ Ba Bể-Hoàng Trung Thông)

Xét về từ loại, các từ "dựng, ngân, hoạ" thuộc loại động từ

8.Điền từ thích hợp

Tay làm hàm nhai, tay quai miệng ......

Yêu ........ thương nòi

Dầm mưa dãi .......

Thanh .......... bạch nhật

Tài cao....cả

Câu hỏi 9: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ sau:

"Đi suốt cả ngày thu

Vẫn chưa về tới ngõ

Dùng dằng hoa quan họ

Nở tím bên sông Thương."

(Chiều sông Thương - Hữu Thỉnh)

..............................................................

Câu hỏi 10:Đoạn thơ sau nằm trong bài thơ nào?


"Bè đi chiều thăm thì

Go lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim

Đắm mình trong êm ả."

(Vũ Duy Thông)

A. Chuyện cổ tích về loài người

B.Bè xuôi sông La

C. Tuổi ngựa

D.Truyện cổ nước mình

Câu hỏi 11: Những câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hoá?

A. Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương.

B. Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

C.Quê hương tôi có con sông

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

D.Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng.

12. Trong câu kể "Ai thế nào" vị ngữ thường được cấu tạo bởi từ loại nào?

A.danh từ

B.động từ

C.tính từ và động từ

D.cả ba đáp án đều sai

13. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Những người cùng đứng về một phía để phối hợp hành động vì mục đích chung được gọi là đồng........

14. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "trật tự"

A.trạng thái xảy ra xung đột vũ trang

B. trạng thái hỗn loạn, không ổn định

C. trạng thái bình yên, không có chiến tranh.

D.trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỉ luật

15.Những câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa?

A.Đào không diện áo bố ơi

Hoa là áo của cây rồi đó con.

B. Lúa chín là nắng của đồng

Trái thị, trái hồng là nắng của cây.

C. Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

D. Bông cúc là nắng của hoa

Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng.



16. Câu nào dưới đây có sai chính tả?

A. Những chú chim chiền chiện sà xuống cánh đồng.

B. Đường xá lầy lội vì mưa lớn.

C. Em rất thích uống trà đào cam sả.

D. Các chiến sĩ đã xả thân vì đất nước.

17. Nhóm từ nào sau đây gồm các từ ghép tổng hợp?

A. lành mạnh, núi non, vui vẻ, bờ bến

B. bố mẹ, thẳng tắp, xanh rì, hài hoà

C. bánh trái, nhà cửa, đi đứng, đêm ngày

D. trông nom, thuốc thang, đội viên, sông nước

18. Dòng nào sau đây gồm các tên riêng nước ngoài viết đúng quy tắc?

A. Xlô-va-ki-a, Lúc-xăm-bua

B. Ac-hen-tina, Bun-ga-ri

C. I-ta-lia, Mi-an-ma

D. Cu-ba, Cô-lôm-bia



19:Từ "máy" trong câu nào sau đây là tính từ?

A.Nếu bạn làm việc một cách máy móc như vậy thì sẽ rất khó mà sáng tạo được

B.Để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, xí nghiệp máy đã mua nhiều máy móchiện đại từ nước ngoài.

C.Trong phòng Hoàng có nhiều máy móc, linh kiện hiện đại.

D. Do được bảo dưỡng thường xuyên nên máy móc trong nhà máyvẫn sử dụng tốt.

Câu 20.Từ chiến thắng trong trường hợp nào dưới đây là động từ?

A. Bằng sự kiên trì, cố gắng, nhân dân Việt Nam đã chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ nền hòa bình của đất nước.

B. Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

C.Trong cuộc thi kể chuyện ở trường, Hiền đã đã kể về những chiến thắng vang dội của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ .

D.Cả nhà tôi liên hoan, ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.



Câu hỏi 21: Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến tác giả nổi tiếng nào?

Ông sinh ra ở Phú Thọ, là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Phần lớn các tác phẩm của ông được sáng tác trong thời kì tham gia quân ngũ. Thơ của ông được đánh giá cao với giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, sâu sắc. Nhiều bài thơ tiêu biểu được yêu thích đó là: "Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây", "Cái cầu"

A. Nguyễn Khoa Điềm "

B. Hoài Vũ

C. Phạm Tiến Duật

D. Vũ Duy Thông

Câu hỏi 22: Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến tác giả nổi tiếng nào?
Ông sinh ra tại Hà Tĩnh. Những vần thơ ông sáng tác cho thiếu nhi tuy không nhiềunhưng mang nét tươi vui, hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Ông là tác giả của những bài thơ quenthuộc như: "Hai bàn tay em", "Con chim chiền chiện", ....
A. Quang Huy

B. Huy Cận

C. Võ Quảng

D. Hoài Vũ

Câu 23. Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến nhân vật nổi tiếng nào?

"Năm 1935, ông sang Pháp theo học ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Năm 1946, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông theo Bác Hồ về nước và được giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống Pháp. Trên cương vị Cục trưởng Cục Quân,giới, ông đã miệt mài nghiên cứu, chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phả lớn như súng ba-dô-ca, sing không giật, bom bay tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc. Với những công hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và nền khoa học trẻ tuổi, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. "

(Theo TỪ ĐIẾN NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM)

A.Trần Đại Nghĩa

B. Đỗ Đình Thiện

C.Nguyễn Lương Bằng

D. Đặng Văn Ngữ

24.Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến tác giả nổi tiếng nào?

Ông là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996. Các sáng tác của ông có cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, mang đậm đà màu sắc dân tộc. Ông được biết đến với các tác phẩm nổi tiếng như: “ Dế Mèn phiêu lưu ký” “Người liên lạc nhỏ”.

A.Mai Văn Tạo

B. Trần Hoài Dương

C.Vũ Tú Nam

D.Tô Hoài

25.Đoạn văn dưới đây gợi nhắc đến tác giả nổi tiếng nào?

Ông là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền, nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng. Ngay từ trước Cách mạng, ông đã có những trợ giúp lớn về tài chính cho tổ chức. Khi cách mạng thành công, ông đã ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng trong Tuần lễ Vàng, góp 10 ngàn đồng Đại Dương vào Quỹ Độc Lập Trung ương và được Chính phủ tín nhiệm giao phụ trách Quỹ. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, gia đình ông ủng hộ bộ đội hàng trăm tấn thóc. Sau hòa bình, ông hiến toàn bộ đồn điền cho Nhà nước. Nhà tư sản này đã hết lòng ủng hộ cách mạng mà không đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào.”

A. Lương Định Của

B. Bạch Thái Bưởi

C. Nguyễn Lương Bằng

D. Đỗ Đình Thiện

26. Điền tiếng thích hợp với tiếng đã cho để tạo thành "từ láy"

trong.....

đẹp......

27. Điền tiếng thích hợp với tiếng đã cho để tạo thành "từ láy"

mới....

đứng.......

28.Điền tiếng thích hợp với tiếng đã cho để tạo thành "từ láy"

ngoan....

phẳng......

29. Chọn tiếng trong ngoặc để điền vào chỗ trống
(láy, ghép)

- Các từ “oi ả", "ồn ào", "óng ánh" là các từ.........?

- Các từ "ục ịch", "ầmĩ, "cuống quýt là các từ ............?

30. Chọn tiếng trong ngoặc để điền vào chỗ trống
(láy, ghép)

- Các từ "mếu máo", "thật thà", "mập mạp" là các từ.........

- Các từ "cứng cáp, khó khăn, thẳn thắn" là các từ.......

31. Chọn tiếng trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống

(láy, ghép,danh,động,tính)

Cho các từ sau: sấm sét,bến bờ, tư tưởng

Xét về cấu tạo đó là các từ ghép

Xét về từ loại đó là các danh từ

32. Chọn tiếng trong ngoặc thích hợp để điền vào chỗ trống

(láy, ghép,danh,động,tính)

Cho các từ sau: dẫn dắt, san sẻ,ngẫm nghĩ

Xét về cấu tạo đó là các từ ghép

Xét về từ loại đó là các động từ

33.Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống.
(láy, ghép, danh, động, tính)
Cho các từ sau: bằng phẳng, thành thật, minh mẫn
- Xét về cấu tạo, đó là các từ láy
- Xét về từ loại, đó là các tính từ

34. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:

(đã, sẽ,đang)

Trên bầu trời, đàn chim .........bay về phương Nam tránh rét

35.Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống:

(đã, sắp,đang)

Những đám mây đen ùn ùn kéo đến báo hiệu trời .....mưa.

36.Điền số thích hợp vào chỗ trống

Ngôi sao ngủ với bầu trời
Bé nằm ngủ với à ơi tiếng bà
Gió còn ngủ tận thung xa
Để con chim ngủ la đà ngọn cây
Núi cao ngủ giữa chăn mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường.

(theo Quang Huy)

Trong đoạn thơ có ...4..từ chỉ đặc điểm

37. Sự vật nào được nhân hoá trong đoạn thơ sau:



Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong

(theo Đoàn Thị Lam Luyến )



A.gà mái

B. chim sẻ

C. hoa mơ

D. nhà em

38. Điền tiếng biết đầu bằng "ch' hoặc "tr" là tên một loại bánh hình tròn, dẹt,làm bằng bột nếp, nhân đậu xanh, luộc chín rồi thả vào nước đường sánh, thường có trong dịp Tết Hàn Thực.

Đáp án: Bánh trôi



39. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

"Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Con diễn kịch giữa nhà

Một mình con .......... cả ba vai chèo"

(Mẹ ốm-Trần Đăng Khoa)

40. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Cánh đập trời xanh​

Cao hoài, cao vợi​

Tiếng hót long lanh​

Như cành sương chói.​

(Con chim chiền chiện-Huy Cận)​

41. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

Tiếng ngọc trong veo​

Chim gieo từng chuỗi​

Lòng chim vui nhiều​

Hát không biết mỏi.​

(Con chim chiền chiện-Huy Cận)​

42. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn thơ sau:

"Muốn cho trẻ hiểu biết

Thế là bố sinh ra

Bố bảo cho biết.......

Bố dạy cho biết nghĩ"

(Chuyện cổ tích về loài người-Xuân Quỳnh)



43.Đáp án nào sau đây gồm các từ chỉ hoạt động?


A. thám hiểm, bon chen, khám phá

B.mềm nhũn, nhẵn nhụi, nhợt nhạt

C. đen đủi, sốt sắng, sõng soài

D. thong thả, vội vàng, hụt hẫng

44. Dòng sông trong bài tập đọc "Vàm Cỏ Đông" của tác giả Hoài Vũ chảy qua những tỉnh thành nào?

A. Long An, Bình Phước

B. Cà Mau, Bến Tre

C.Bến Tre, Đồng Tháp

D. Tây Ninh, Long An



45. Giặc ngoại xâm trong bài tập đọc "Hai Bà Trưng" là quân giặc đến từ phương nào?

A. phương Bắc

B. phương Nam

C.phương Đông

D. phương Tây

46.Nhận xét nào dưới đây đúng về đoạn văn sau:



(1)Rừng núi còn chìm trong màn đêm . (2)Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và làm lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn . (3)Một con gà trống bay cánh phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản . (4)Tiếp theo đó , rải rác khắp thung lũng , tiếng gà gáy râm ran . (5)Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te . (6)Trên mấy cành cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả .

A.Tất cả các từ đều được gạch chân trong đoạn văn bản là từ ghép

B. câu (1) (2) (6) Thuộc câu Ai thế nào?

C. Câu ( 3) (5) (6) Thuộc câu Ai làm gì?

D.Tất cả các từ đều được gạch chân trong đoạn văn bản là từ láy



Câu 47.Nhận xét nào dưới đây đúng về đoạn văn?




(1)Sương mù tan dần.(2) Mây như một đàn cừu tản đi và dưới bầu trời quang đãng mùa xuân thực sự hiện ra. (3)Mặt trời chói lọi mọc lên, nuốt dần lớp băng mỏng phủ trên mặt nước. (4)Bầu không khí ấm áp rung rinh khắp nơi, mặt đất như hồi sinh, và cỏ già năm ngoái xanh tốt lại.(5) Cỏ non năm nay như những chiếc kim đâm tua tủa trên mặt đất. (6) Những chồi cây sực nức mùi hương căng phồng những nhựa.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

A. Câu (6)thuộc câu kể "Ai thế nào?"

B. Tất cả các từ được gạch chân trong đoạn văn trên là từ ghép.

C. Tất cả các từ được gạch chân trong đoạn văn trên là từ láy.

D.Câu (3), (4), (5) thuộc câu kể "Ai làm gì?"

Câu hỏi 48: Nhận xét nào không đúng với đoạn văn dưới đây?

"(1) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. (2) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. (3) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. (4) Tôi lim dim mất ngăm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. (5) Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liệu rủ."

(Theo Nguyễn Phan Hách)

A. Câu (5) là câu ghép có các vế được nối với nhau bằng dấu phẩy.

B. Câu (1), (2), (3) là câu đơn.

C. Đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh.

D. Câu (4) và câu (5) có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Câu 49.Nhận xét nào dưới đây đúng về đoạn văn?




(1)Trưa mùa hè, nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. (2) Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. (3) Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. (4) Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. (5)Bỗng dưng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. (Theo PHƯỢNG VŨ)

A. Câu 2,4,5 là câu kiểu "Ai thế nào?"

B. Câu 1,2,4 đều là câu kiểu "Ai làm gì?'

C. Câu 2,3,5 là câu kiểu "Ai làm gì?'

D.Câu (2), (3),(4) là câu kiểu "Ai là gì?"

50.Nhận xét nào đúng với đoạn văn sau:

“ (1) Mùa hè năm nay, hai gia đình em chuyển đến nơi ở mới. (2) Người hàng xóm đầu tiên mà em quen là chị Diệp. (3) Dáng người chị cao cao. (4) Mái tóc của chị dài và óng mượt.(5) Chị rất vui tính và đáng yêu. (6) Chiều nào chị cũng sang nhà em chơi. (7) Chị còn dẫn em ra nhà văn hóa, sân chơi, vườn hoa. ”

mua sưu tầm em)

A. Câu 3, 7 là câu kiểu Ai làm gì?

B.Câu 2,3 là câu kiểu Ai thế nào?

C. Câu 1,6,7 là Câu kiểu Ai làm gì?

D.Câu 1,4,3 là câu kiểu Ai làm gì ?

Cầu hỏi51. Nhận xét nào đúng với đoạn văn sau?

"(1) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cử nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. (2) Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhân. (3) Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. (4) Vậy mà khi trái chín, hương ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê."

(Theo Mai Văn Tạo)

A. Câu (2) (4) là câu kiểu "Ai thế nào?"

B.Đoạn văn có 3 câu thuộc câu kiểu "Ai làm gì?"

C. Câu (1),(2), (4) là cầu kiểu "Ai làm gì?"

D.Đoạn văn có 1 câu thuộc câu kiểu "Ai là gì?"

Câu hỏi 52.Nhận xét nào không đúng với đoạn văn sau? "

(1) Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. (2) Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quãn lấy người đi đườg. 3) Gần trưa, mây mù tan. (4) Bầu trời sáng ra và cao hơn. (5) Phong cảnh hiện ra rõ rệt. (6) Trước bản, rặng đào dã trút hết lá. (7) Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đo tham đầu mùa. (8) Những cây thông già như bất chấp tất cả thời tiết khắc nghiệt. (9) Trời càng rét, thông càng xanh."

(Theo Tập đọc lớp 5 - 1980)

A.Đoạn văn có 2 câu sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.

B.Câu (1) và (6) là câu đơn.

C. Câu (2) là câu đơn có nhiều vị ngữ

D.Câu (9) là câu ghép.

53. Khổ thơ dưới đây miêu tả cảnh đẹp của tỉnh thành nào?

Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Hoạ tiếng lòng ta với tiếng chim.

A. Tuyên Quang

B. Cao Bằng

C. Bắc Kạn

D. Thái Nguyên



54. Vị ngữ nào dưới đây thích hợp với chủ ngữ "Đàn gà con" để tạo thành câu kể "Ai thế nào"?

A. thật ngộ nghĩnh, đáng yêu

B. theo mẹ ra vườn kiếm mồi

C.dũng mãnh nhất khu rừng

D. cất tiếng hót véo von

55.Vị ngữ nào dưới đây thích hợp với chủ ngữ “Lũy tre xanh” để tạo thành câu kể”Ai là gì”?

A.như bức tường thành kiên cố của ngôi làng

B.rợp bóng che mát con đường làng

C.là người bạn thân thiết bao đời nay của người nông dân

D. rì rào trong gió chiều.

56.Tìm từ trái nghĩa với từ "yếu" trong trường hợp dưới đây

Đến ngày hôm nay, cơn bão yếu dần, mực nước sông giảm dần.

A.mạnh

B.giỏi

C.tốt

D.vững

57. Trong bài "Tre Việt Nam" những câu thơ nào dưới đây gợi lên tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam

A.Măng non là búp măng non,
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.


B.Nòi tre đâu chịu mọc cong,
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

C.Thương nhau tre không ở riêng,
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.

D.Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.

58. Bài tập đọc nào dưới đây ca ngợi sự kiên trì, nỗ lực trong học tập?

A.Trung thu độc lập

B.Văn hay chữ tốt

C. Đôi giày ba ta màu xanh

D.Một người chính trực


59.Từ "tự hhiên" trong câu nào dưới đây là danh từ?

A.Cách nói chuyện của Hùng rất tự nhiên khiến ai cũng có cảm tình.

B. Đến bữa cơm, bác Hoà nói với Lan: "Cháu cử ăn uống tự nhiên nhé, không phải ngại đâu".

C. Khi đứng trước đám đông, Hoa cảm thấy lo lắng, cử chỉ lúng túng, mất tự nhiên.

D.Các loại sinh vật trong tự nhiên có hình dáng, tập tính sống rất phong phú, đa dạng.

60.Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau :

HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN​

Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên én con bay xa đến vậy. Trên đường đi [ , ] gia đình én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết [.] Chú én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho én con một chiếc lá rồi nói [ : ]

[ - ] Con hãy cầm chiếc lá thần kỳ này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.

Lúc qua sông rồi én con vui vẻ bảo bố:

[ - ] Bố ơi, chiếc lá thần kỳ tuyệt vời quá [ ! ] Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.

Bố én ôn tồn bảo:

- Không phải chiếc lá thần kỳ đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Điều quan trọng là con đã vững tin và rất cố gắng.

(Theo Nguyễn Thị Thu Hà)

61.Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu gạch ngang thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau :

KHÁCH ĐI ĐƯỜNG VÀ CÂY NGÔ ĐỒNG​

Một đoàn khách đang đi giữa trưa hè nóng bức [. ] Bỗng họ nhìn thấy cây ngô đồng bèn kéo đến nằm nghỉ dưới bóng mát của nó. Một hồi lâu [ ,] thấy khoẻ lại [ , ] họ ngước nhìn lên cây và kháo nhau:

[ –] Loài cây này chẳng có trái nên chẳng có ích lợi gì!

Cây ngô đồng đáp lời họ:

[ - ] Các anh thật vô ơn [ ! ] Chính các anh còn nương nhờ bóng mát của ta mà lại bảo chẳng có ích gì! Những kẻ vô ơn chẳng bao giờ gặp điều tốt đẹp cả.

(Theo Truyện ngụ ngôn thế giới)


62.Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu hai chấm thích hợp vào chỗ trống trong câu chuyện sau :

CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY​

Mưa đá. Một cục đá to lông lốc như quả trứng rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói:
- Chào bạn [ ! ] Mời bạn nhập vào chúng tôi!
Cục nước đá lạnh lùng đáp [ : ]
- Các anh đục ngầu [, ] bẩn thỉu như thế [ ,] tôi hòa nhập vào các anh sao được. Trời cao kia mới là bạn của tôi.
Dòng nước cười xòa rồi ào ào chảy ra sông, ra biển [ .] Cục nước đá trơ một mình [, ] một lúc sau thì tan nát ướt nhoẹt ở góc sân.
63. Giải câu đố:

Để nguyên trời rét nằm cong,

Thêm huyền bay lả trên đồng quê ta,

Hỏi vào tươi tốt mượt mà,

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

Từ để nguyên là từ nào?

Đáp án: Từ......

64.Giải câu đố sau:

Để nguyên loại quả thơm ngon

Mất hỏi lại hoá đồ ăn hỏng rồi

Từ mất hỏi là từ nào?

Đáp án: từ ........

65. Giải câu đố :

Giữ nguyên tên loại quả ngon

Bỏ đuôi đếm được rõ ràng mười hai

Bỏ đầu tên nước chẳng sai

Chỉ là một chữ nhưng hai nghĩa liền

Từ bỏ đuôi là từ nào?

Đáp án : từ.....

66. Giải câu đố sau:

Anh hùng quê ở Nghệ An

Đặt bom diệt Pháp gian nan vô cùng

Giặc đuổi nhưng vẫn ung dung

Gieo mình cảm tử xuống dòng Châu Giang.

Người anh hùng đó là ai?

A.Phạm Hồng Thái

B. Cù Chính Lan

C. Tô Vĩnh Diện

D. Lê Hồng Phong

67. Giải câu đố sau:

Vua thời dựng nước Vạn Xuân

Giặc Lương khiếp sợ, lòng dân yên bề.

Đó là vị vua nào?

A. Lý Thái Tổ

B. Lý Nam Đế

C. Lê Thái Tổ

D. Trần Thái Tông

68. Giải câu đố sau:

Danh tướng thời Lý oai phong

Dẹp tan quân giặc, an lòng nhân dân

Mười vạn quân Tống rút quân

Như Nguyệt phòng tuyến, "thơ thần " đọc lên.

Đó là vị tướng nào?

A.Lý Thường Kiệt

B. Lý Kế Nguyên

C. Lý Công Bình.

D.Lý Bí

69.Giải câu đố sau:

Vua nào sáng sáng suốt minh hiền

Thảo ban Hồng Đức - bộ luật nước nhà

Phục danh Nguyễn Trãi oan gia

Tao Đàn ghi mãi thơ ca một thời.

Đó là vị vua nào?

A. Lê Thái Tông

B. Lê Thái Tổ

C. Lê Thánh Tông

D. Lê Nhân Tông

70.Giải câu đố sau:

Để nguyên có nghĩa là mình

Nặng vào 10 yến góp thành chẳng sai

Sắc vào bằng đúng 12

Chữ gì nào bạn trổ tài đoán nhanh

Đáp án: từ ……..

71.Giải câu đố sau:

Để nguyên thì ở bếp than

Huyền vào kho nấu người người thích ăn

Từ để nguyên là từ gì?

A.gio

B.tro

C.bát

D.chảo

72.Giải câu đố sau:

"Để nguyên chẳng phải là thuyền​

Người xe tấp nập mọi miền đón đưa​

Thêm sắc thì chẳng ai ưa​

Tháp Ép-phen đó khi đưa "p" vào."​

Từ thêm sắc là từ nào?​

Đáp án: từ.........​

Câu hỏi 73: Giải câu đố sau:

Ai là danh tướng nhà Trần

Có tài bơi lặn bao lần lập công

Góp phần đại thắng Nguyên - Mông

Nhân dân ghi nhớ tên ông đời đời?

Đó là vị tuởng nào?

A.Yết Kiêu

B.Ngô Quyền

C. Phạm Ngũ Lão

D.Trần Quốc Toản

74.Bài ca dao dưới đây miêu tả cảnh đẹp của tỉnh, thành phố nào?

Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải, nhãn, hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.​

A. Bắc Ninh

B. Bắc Giang

C.Hải Phòng

D. Hà Nội

75. Nhóm từ nào dưới đây gồm các từ ghép tổng hợp:

A.hoa quả, chim chóc, vui tính, xanh um

B.cam quýt, gặt hái, tha thiết, nhà báo

C. phố phường, đường sá, tha thứ, hình tròn

D.tàu thuyền, giảng dạy, mua bán, đi lại

76. Câu hỏi nào dưới đây được dùng để chê?

A.Món trứng này mà cậu bảo là ngon à?

B. Bộ váy này cậu mới mua đúng không?

C.Cậu đã từng đến công viên Bách Thảo bao giờ chưa?

D. Cậu mở chiếc hộp này giúp tớ được không ?

77. Câu hỏi nào dưới đây được dùng để khen ngợi?

A.Chiếc cặp sách mới của Hà đẹp thế nhỉ?

B.Hè này gia đình Hà định đi du lịch ở đâu thế?

C. Hà giảng cho tớ bài toán này được không?

D. Tối nay Hà có qua nhà tớ học nhóm không?



78.Câu nào dưới đây được xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ?

A. Mặt trời chiếu vào những ngọn sóng nhỏ lăn tăn lóng lánh/ như những hạt kim cương rải rác trên mặt biển.

B. Họ nhà chim/ phim đủ các loại, đủ màu sắc ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ.

C. Lớp cỏ/ non đã Lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt.

D.Màn sương trắng/ buông nhẹ trên mặt sông như che chở cho giấc ngủ yên lành.

79.Câu nào dưới đây được xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ?

A.Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn/ nô đùa vui vẻ .

B.Dòng suối ban sáng hiền lành là thế, giờ sầm mặt lại,réo ồ ồ/ trông thật dữ tợn .

C.Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói/ nghi ngút cả một vùng tre trúc.

D.Từng đàn cò sà xuống/ rập rờn trên những bông lúa trĩu nặng.

80 :Câu nào dưới đây được tách đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ

A.Tôi yêu những cánh đồng/ bao là vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết.

B. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt

C. Từng đàn cò sà xuống /rập rờn trên những bông lúa trĩu nặng

D. Phía bên sông, xóm Cồn Hến /nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc.

81.Câu nào dưới đây được xác định định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ?

A.Những đám cỏ/ non còn ướt đẫm sương đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào.

B.Chim đại bàng/ chân vàng mỏ đỏ đang chao liệng trên bầu trời.

C. Chúng tôi/ đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời.

D.Cơn gió/ mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ,báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.

82.Câu nào dưới đây xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ:

A. Mùa đông năm 1637, Thám Hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông/ cử đi sứ Trung Quốc.

B.Anh ta đi đi lại lại trong nhà, thỉnh thoảng ngó đăm đăm vào tờ lịch cũ/ rồi thở dài ngao ngán.

C.Sầu riêng thơm mùi của mít chín/ quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.

D. Những mầm cây/ còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh.

Câu hỏi 83: Câu nào dưới đây xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ?
A. Những lá cời // non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng.
B. Ngày nay, khu lăng mộ // Thoại Ngọc Hầu và phu nhân nằm không xa dòng kênhVĩnh Tế.
C. Những mảng hoa hình sao màu trắng sữa // chao nghiêng trong gió, đậu xuống tóccác cô gái, lấm tấm khắp cả mặt đường.
D. Từng đàn hải âu sà xuống rập rờn // trên những cái bờm trắng của sóng, trên mũi tàunhấp nhô.
Câu hỏi 84: Câu nào dưới đây xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ?
A. Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời // đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốnphăng đi.
B. Con suối // lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi vàsạch sẽ.
C. Vầng trăng // vàng thắm đang từ từ nhô lên từ sau luỹ tre xanh thẳm.
D. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi // ướt sũng nước, ngập trongnắng, xả hơi ngùn ngụt

Câu hỏi 85: Câu nào dưới đây xác định đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ?
A. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân // đua nhau toảmùi thơm.
B. Hoa cúc không chỉ đẹp // mà nó còn là một vị thuốc đông y rất quý.
C. Công việc // chỉ huy đào kênh được giao cho Thoại Ngọc Hầu, tức Nguyễn văn Thoại, quantrấn thủ Vĩnh Thanh.
D. Đám sẻ non tíu tít nhảy nhót // nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

Câu hỏi 86: Từ ngữ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây?
"Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con,[......] vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳngdưới cành trông giống những tổ kiến."
(theo Mai Văn Tạo)
A. lác đác B. lắc lư C. long lanh D. lập loè

87. Bộ phận nào là chủ ngữ trong câu: " Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ, hiền dịu".

A.cà chua

B.mỗi quả cà chua chín

C.một mặt trời nhỏ

D.hiền dịu

88. Xác định chủ ngữ trong câu: " Những cánh mai vàng bung nở dưới nắng xuân".

A.Những cánh mai vàng

B. cánh mai

C.Những cánh mai vàng bung nở

D.dưới nắng xuân



89.Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

A. Mẹ là tia nắng ban mai

Sưởi con ấm lại đêm dài giá băng

B. Ngoài vườn mưa bụi lây rây

Cành xoan vươn những nhánh gầy khẳng khô.

C Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về.

D. Quả cam chia múi ngọt ngào

Cây cau chia đốt lớn cao dần dần .

90. Điền vào chỗ trống "tr" hoặc "ch"

....ạm ........ổ

....au.....uốt

.....ơ.....ụi

(chạm trổ,trau chuốt, trơ trụi)

91. Điền vào chỗ trống "x" hoặc "s"

sục.....ôi

....oi xét

....ử sự

..... ắc ..... ảo
..... ứ ..... ở
lá ..... ương ..... ông

92.Điền vào chỗ trống "tr" hoặc "ch"

dã ....àng

.....ung chuyển

bóng.....uyền

...ân .....ọng

93. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả:

A.sóng sánh, xông xênh, xác suất, xí xoá

B. xong xuôi, sụt sịt,xuýt soát, xiên xẹo

C. xấp xỉ, xuềnh xoàng, xứ sở, xa hoa

D. xin xỏ,sâu xa, xúm xít,xét xử

94. Dòng nào dưới đây có từ viết sai chính tả:

A. rong chơi,da diết, dò la

B.lầy lội,rườm rà, trừng trị

C.sâu lắng,trau dồi, rành rọt

D.nội chú, giục giã, rơm dạ

95. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả:

A.trường chinh, chắt chiu, châm chước, trơ trọi

B.chập choạng, chèo chống, châm chọc, chê trách

C. chải chuốt, chạng vạng, trạm trổ, trịnh trọng

D. trúc trắc, chen chúc, trao trả, chiếu chỉ

96. Đáp án nào dưới đây có từ viết sai chính tả:

A. chỉ trỏ, trang chủ, trắng trẻo

B. truyền bá, chương trình, khai trương

C. chông gai, trôi chảy, trắc chở

D. truân chuyên, trình chiếu, chiếu chỉ

Câu hỏi 97: Khổ thơ sau đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả?

"Rừng xa vọng tiếng chim gù,

Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn.

Mùa xuân đẫm lá nguy trang

Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.

Ba lỗ nặng, súng cầm tay,

Đường sa biết mấy rặm dài nhớ thương.

Giờ này mẹ ở quê hương.

Cũng chừng đang dõi theo đường ta đi.

Đêm mưa, ngày náng xá gì,

Quân thù còn đó, ta đi chưa về.

Chim rừng thánh thót bên khe,

Nhìn lên xanh biếc bốn bề rừng xuân."

(Theo Lê Anh Xuân)

A.1. B.2 C.3 D.4

Câu hỏi 98:Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao giá trị của con người?

A.Một kho vàng chẳng bằng một nang chữ

B.Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.

C. Một mặt người bằng mười mặt của.

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

99.Câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa?

A. Những giọt sương sớm động trên lá long lanh như những viên pha lê.

B. Anh chàng bọ ngựa giương đôi càng chắc khỏe như hai thanh kiếm báu

C. Tiếng trò chuyện của trẻ con trong xóm líu ríu như tiếng chim giữa vườn chưa im ắng.

D.Những chú ếch lặng im dưới lá sen, mặt hồ không một tiếng động.

100. Câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa?

A.Cơn lũ đến chớp nhoáng, cuồn cuộn như một con trăn khổng lồ.

B.Cá trên mặt lưới lấp lánh như ánh bạc.

C.Chú cá voi bất ngờ ngoi lên khỏi mặt nước, uốn mình rồi lặn xuống.

D.Bình minh lên, ông mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển.

101.Thành ngữ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu văn sau?

“Những thương gia thường chúc nhau….. ”

A.Lên thác xuống người

B. Buôn may bán đắt

C. Đồng cam cộng khổ

D. Mẹ tròn con vuông

102.Đáp án nào sau đây gồm các từ chỉ hoạt động?

A.thám hiểm, bon chen, khám phá

B.mềm nhũn, nhẵn nhụi, nhợt nhạt

C.đen đủi, khi sốt sắng, sõng soài

D.thong thả, vội vàng, hụt hẫng

103.Thành ngữ tục ngữ nào dưới đây tỏ ý khen những người biết giữ gìn đồ đạc khi sử dụng?

A.Của ít, lòng nhiều

B.Của ăn, của để

C.Của bền tại người

D.Của ngon vật lạ

104. Các tục ngữ nào dưới đây nói về sự trung thực,ngay thẳng?

A. Góp gió thành bão, góp cây nên rừng

B. Thất bại là mẹ thành công

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

D. Cây ngay không sợ chết đứng.

105.Câu tục ngữ nào dưới đây lúc kinh nghiệm về thời tiết của nhân dân trong lao động sản xuất?

A. Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

B. Có thực mới vực được đạm

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

D.Khoai đất lạ, mạ đất quen.

106.Bài tập đọc” Gà Trống Và Cáo” khuyên chúng ta điều gì?

A.Hãy cẩn thận với những lời dụ dỗ ngọt ngào

B. Hãy luôn yêu thương và bảo vệ những người bạn

C.Hãy luôn yêu quý, trân trọng những người thân bên mình

D.Hãy dũng cảm để bảo vệ lẽ công bằng trong cuộc sống.

107. Từ nào dưới đây có nghĩa là "yêu thương và đề cao con người"

A.nhân trần

B. nhân tố

C. nhân bản

D. nhân sự

108. Tiếng "chí" trong từ nào dưới đây khác nghĩa với tiếng "chí" trong các từ còn lại.

A.chí tình

B.chí khí

C.đồng chí

D.quyết chí

109. Tiếng "hữu" trong từ nào dưới đây khác nghĩa với tiếng "hữu" trong các từ còn lại.

A. hữu ý

B. hữu tình

C. hữu nghị

D. hữu hạn

110.Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ láy

A. dịu dàng, dân dã, thấp thoáng, tính tình

B. lon ton, chót vót, do dự, thương lượng

C. thao thức, thương trường, nhường nhịn, đủ đầy

D. khấp khểnh, nhí nhảnh, dễ dàng, lúng túng



111. Bài tập đọc nào sau đây nói về tình yêu thương và mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ con.



A. Truyện cổ nước mình

B. Tiếng ru

C. Chuyện cổ tích về loài người

D. Tre Việt Nam

112.Trong bài tập đọc “Ông tổ nghề thêu”, sau khi đi sứ Trung Quốc trở về, ngoài nghề thêu, Trần Quốc Khải còn truyền lại cho nhân dân nghề gì?

A.Nghề làm bánh chè lam

B.Nghề làm bột chè lam

C.Nghề viết chữ thư pháp

D. Nghề làm lọng

113.Câu nào dưới đây là câu tục ngữ?

A.Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm

B.Đầu năm mua muối, cuối năm sóng thần

C.Đầu năm sương muối, cuối năm sóng thần

D. Đầu năm mua muối, cuối năm gió nồm

114.Từ gạch chân trong đoạn văn sau thuộc nhóm từ nào?

“ Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, trông đẹp như những bông hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng bánh thì như thấy cả hương đồng, cỏ gói vào trong đó”

( theo Ngô Văn Phú)

A.Từ chỉ sự vật

B. Từ chỉ trạng thái

C. từ chỉ hoạt động

D. Từ chỉ đặc điểm

115.Câu văn nào dưới đây sử dụng đúng dấu chấm hỏi?

A.Phía xa xa, những chiếc dù bay lượn trên không trung như những con sứa biển?

B.Liệu chị Hằng trên cung trăng có thật không?

C.Trong vườn có một cây thân leo, lá giống hình trái tim, đó chính là cây trầu không?

D. Những diễn viên xiếc đang biểu diễn nhào lộn trên không ?

116. Điền từ trái nghĩa với từ đứng vào chỗ trống để được thành ngữ đúng"Kẻ đứng người...."

A.đi

B.ngồi

C.chạy

D.nằm

117. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào thành ngữ sau:

Áo rách.......vá hơn lành.......may.

Gạn ...... khơi ............
Của .............. lòng .................

118. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào thành ngữ sau:

Đi hỏi.....về nhà hỏi......

119.Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào thành ngữ sau:

Thuận.......vừa.........

120.Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp vào câu tục ngữ sau:

Việc nhà thì........,việc chú bác thì.......

121. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa:

A.Đức cao vọng trọng

B.Thiên biến vạn hoá

C.Cải lão hoàn đồng

D.Trung quân ái quốc

Câu hỏi 122: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?
A. Mưa thuận gió hoà

B. Trẻ người non dạ

C. Kề vai sát cánh

D. Công tư phân minh

Câu hỏi 123: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?

A. Công tư phân minh

B. Kính lão đắc thọ

C. Sinh cơ lập nghiệp

D. Thuần phong mĩ tục

124.Từ sao trong câu nào dưới đây là từ để hỏi?

A.Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn

Sao trăng lại phải chịu luồn đám mây?



B. Nửa đêm sao sáng mây cao

Điềm trời nắng gắt, nắng gào chẳng sai



C. Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha



D. Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ





125.Từ “ai’ trong câu nào dưới đây là từ để hỏi?

A.Non cao ai đắp mà cao

Sông sâu ai bới, ai đào mà sâu?

B.Kim vàng ai nỡ uốn câu

Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

C. Đố ai lặn xuống vực sâu

Mà đo miệng cá uốn câu cho vừa

D. Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi



126.Những câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh:

A. Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

B.Tìm nơi quần đảo khơi xa

Có loài hoa nở như là không tên

C.Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc.

D.Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.

Câu 127. Trong đoạn văn dưới đây, "cây nhãn" được so sánh với hình ảnh nào?

"Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thurơng con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi. Bằng hạt ngô. Rồi bằng hòn bi. Tròn. Và đều, chắc"

(Theo Vũ Tú Nam)

A.Một chiến binh dũng cảm

B. Một người bạn thân thiết

C.Một thanh niên cường tráng

D. Một bà mẹ thương con

128.Đáp án nào dưới đây gồm toàn bộ các tiếng chứa nguyên âm đôi?

A.nghiêng, nguyệt, mười, nhanh

B. quận, khiêng, khoá, thủy

C. khoanh, thuận, phượng,hiền

D. muộn, tiện, thuyền, mưa

129.Hãy sắp xếp các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả cảnh mùa đông trên rẻo cao của tác giả Ma Văn Kháng.

(1) Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

(2) Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng.

(3) Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên.

(4) Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phố những dải sỏi cuội nhẫn nhụi và sạch sẽ.

(5) Mùa đông đã về thực sự rồi.

A. (5) - (4) - (3) - (2) - (1)

B.(5) - (1) - (2) – (4) – (3)

C. (5)- (4)- (3)- (1) - (2)

D. (5) - (2) - (1) - (4)- (3)

130.Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả khu rừng của tác giả Trần Hoài Dương

(1) Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi.

(2) Một làn gió rì rào chạy qua, nhữmg chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy.

(3)Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thần phủ đầy lá đỏ.

(4) Nuớc róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

(5) Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội.

A. (3),(5),(1),(4),(2)

B.(1),(3),(5),(4),(2)

C.(3),(5),(2),(1),(4)

D.(1),(4),(3),(5),(2)

131.Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả khu rừng của tác giả Trần Hoài Dương

(1) Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.

(2) Trong hoc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu.

(3) Bác gấu đen nằm co quấp trong hang.

(4) Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. (5) Cánh rừng mùa đông trơ trụi.

(6) Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mất ngơ ngác buồn.

A.(5) - (3) - (1) -(6)- (2)- (4)

B. (5)- (2)- (6)- (3) - (4) - (1)

C. (5)- (4) - (2)- (6) - (3)- (1)

D. (5) - (3) - (4) - (2) - (6) - (1)

Câu hỏi 132. Hãy sấp xếp các câu văn sau để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả hoa sầu đâu của tác giả Vũ Bằng.

(1) Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc.

(2) Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.

(3) Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười.

(4) Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lê sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên..

(5) Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió.

A. (3) - (5) - (1)-(4)- (2)

B. (1) - (4) - (3) - (5) - (2)

C. (1)- (3)- (5)- (4) – (2)

D. (3) - (1) - (4) - (5) – (2)

133.Hãy sắp xếp các câu văn dưới đây để dược một đoạn văn miêu tả cảnh rừng mùa đông của nhà văn Trần Hoài Dương.

(1) Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp.

(2) Trong hoc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến ẩn náu.

(3) Bác gấu đen nằm co quấp trong hang.

(4) Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt. (5) Cánh rừng mùa đông trơ trụi.

(6) Con nào con nấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mất ngơ ngác buồn.

A. (5) - (3) - (1) -(6)- (2)- (4)

B. (5)- (2)- (6)- (3) - (4) - (1)

C.(5)- (4) - (2)- (6) - (3)- (1)

D. (5) - (3) - (4) - (2) - (6) - (1)

134.Bài tập đọc “Chợ Tết” của Đoàn Văn Cừ đã phác họa bức tranh như thế nào?

A. Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở miền Trung du hùng vĩ, tráng lệ, yên tĩnh, buồn tẻ

B.Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở Đồng bằng Bắc Bộ giàu màu sắc, sinh động

C.Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở vùng biển đảo giàu màu sắc và vô cùng sinh động

D.Bài thơ miêu tả bức tranh chợ Tết ở miền Trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động.

135. Trong bài tập đọc "Ga-vrốt ngoài chiến luỹ", cậu bé ra ngoài chiến luỹ để làm gì?

A.liên lạc với địch

B. nhặt đạn mang về cho nghĩa quân

C. đi chơi

D.chạy trốn

Câu 136. Tìm từ trái nghĩa với từ căng trong trường hợp dưới đây

Hoa và Lan cùng kéo hai đầu để sợi dây được căng nhất có thể.


A.chùng

B.xẹp

C.thụng

D.nhão

137.Câu văn nào dưới đây có từ viết sai chính tả?

A.Từ lúc chập chững biết đi, chị đã rất tôi đi chơi ở bờ cỏ dưới chân đê.

B.Dưới chân đê, đám trẻ con bắt chuồn chuồn, châu chấu râm ran một khoảng trời.

C. Tôi đi học trên con đường ngoằn nghèo rải đầy hoa mai và vi vu tiếng sáo diều.

D. Con đê đứng sừng sững che chở lấy dân làng khỏi những trận lũ đục ngầu phù sa.

138. Đọc đoạn văn sau và cho biết những câu văn nào là câu nêu đặc điểm?

(1)Đêm Trung thu, trăng sáng và tròn vành vạnh. (2)Càng về khuya, đám rước đèn càng đông.(3)Các bạn nhỏ tay cầm đèn, tay cầm trống nô đùa trên con đường làng. (4)Tiếng nói cười ríu rít, rộn rã cả xóm làng trong đêm trăng. (5)Đám rước kết thúc lúc, các bạn nhỏ nhỏ về sân đình phá cỗ, xem múa lân. (6)Các bà, các mẹ đã đợi sẵn ở đình làng, chia phần cho các bạn nhỏ .

A.(1) và (5)

B. (6) và (4)

C. (2),(4),(1)

D.(3),(2) và (5)

Câu 139.Dấu phẩy thích hợp điền vào những vị trí nào trong đoạn văn dưới đây?

"Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu (1) lá nhỏ xanh lơ (2) dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay (3) nó đã là cây chuối (4) to, đĩnh đạc (5) thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẳm. Cổ nó mập tròn (6) rụt lại. Vài chiếc lá ngân cũn con, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết: hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy."

(Theo Phạm Đình Ân)

A.Vị trí 2,4,5,6

B.Vị trí 1,2,3,4

C. Vị trí 1,3,4,6

D. Vị trí 2,3,5,6

140.Đáp án nào dưới đâygồm các từ chứa tiếng công có nghĩa là "của nhà nước, của chung"

A. công viên, công chức

B. công bằng, công tâm

C. công lao, công cụ

D. công kích, công năng

141.Điền một tiếng thích hợp vào chỗ trống:

Đồng........được hiểu là có sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng của chỉnh thể

Câu hỏi 142:
Điền tiếng bắt đầu bằng "x" hoặc "s" là tên một lối hát dân gian ở Phú Thọ, có làn điệuphong phú, đệm bằng trống phách, đôi khi có điệu bộ để minh hoạ.
Đáp án: .........
Câu hỏi 143:
Điền từ có vần "en" hoặc "ên" là tên một loại nhạc khí của một số dân tộc miền núi,làm bằng nhiều ống tre trúc ghép lại, thổi bằng miệng.
Đáp án: .............

Câu hỏi 144:
Điền từ có vần "inh" hoặc "in" là tên một loại đàn gảy của một số dân tộc miền núi ởViệt Bắc và Tây Bắc như Tày, Nùng, làm bằng vỏ quả bầu, cần dài, dùng để đệm trong hátthen.
Đáp án: .............






Đáp án:

kiên cố- vững chắc,quán quân- vô địch,nhà vua- quân vương,quê cũ- cố hương,ngàn dặm- thiên lí ,yêu nước- ái quốc ,thanh thiên- trời xanh,thay đổi, biến thiên,thế hệ sau- hậu duệ


1681576775261.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---ÔN TINH lop 4 VÒNG 18 - Lê Thiệu.docx
    5 MB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bảng vàng trạng nguyên tiếng việt lớp 5 bảng xếp hạng trạng nguyên tiếng việt lớp 5 bộ đề trạng nguyên tiếng việt lớp 5 các câu hỏi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cách đăng ký thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cách đăng ký trạng nguyên tiếng việt lớp 5 câu hỏi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cấp huyện de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cấp tỉnh de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cấp trường de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 1 de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 15 de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 17 de thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 18 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 1 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 10 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 12 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 13 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 14 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 15 giải trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 16 học trạng nguyên tiếng việt lớp 5 on luyện trạng nguyên tiếng việt lớp 5 sách trạng nguyên tiếng việt 5 sách trạng nguyên tiếng việt lớp 5 thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cặp huyện thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 2 thi trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 3 thi trạng nguyên tiếng việt online lớp 5 trạng nguyên tiếng việt 5 trạng nguyên tiếng việt 5 vòng 1 trạng nguyên tiếng việt 5 vòng 11 trạng nguyên tiếng việt 5 vòng 12 trạng nguyên tiếng việt 5 vòng 14 trạng nguyên tiếng việt 5 vòng 16 trạng nguyên tiếng việt 5 vòng 17 trạng nguyên tiếng việt 5 vòng 18 trạng nguyên tiếng việt 5a trạng nguyên tiếng việt khối 5 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 các vòng trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cấp huyện trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cấp thành phố trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cấp tỉnh trạng nguyên tiếng việt lớp 5 cấp trường trạng nguyên tiếng việt lớp 5 luyện tập trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2015 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2016 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2016 vòng 2 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2016 vòng 4 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2018 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2019 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2021 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 năm 2021 năm 2022 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 thi thử trạng nguyên tiếng việt lớp 5 thi trực tuyến trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vndoc trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 1 năm 2016 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 1 năm 2018 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 1 năm 2019 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 12 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 15 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 16 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 16 cấp trường trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 17 năm 2021 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 18 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 18 năm 2021 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 2 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 2 năm 2016 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 2 năm 2018 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 2 năm 2021 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 3 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 3 năm 2019 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 vòng 8 trạng nguyên tiếng việt lớp 5 đăng ký trạng nguyên tiếng việt lớp 5 đăng nhập trạng nguyên tiếng việt lớp năm trạng nguyên tiếng việt vòng 5
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,094
    Bài viết
    37,563
    Thành viên
    139,647
    Thành viên mới nhất
    qewrtggv

    Thành viên Online

    Top