- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,751
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Giáo án bài học stem lớp 3 - Giáo dục STEM 3 – Hành trình sáng tạo đầy đủ chủ đề
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(1) Nói được ; ; ; ;… khi quan sát hình ảnh trực quan.
(2) Khám phá vật liệu bìa nhựa có thể nhìn được các nét bên dưới.
(3) Chế tạo được bộ dụng cụ “tô màu” một phần.
(4) Hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
(5) Tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý và đưa ra các kết luận hay điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm, đóng góp ý kiến cá nhân để hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
– Dụng cụ/vật liệu giáo viên cung cấp cho 1 nhóm học sinh:
2. Chuẩn bị của học sinh
– Mỗi nhóm (4 – 5 học sinh) tự chuẩn bị một số dụng cụ/vật liệu như sau:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu
– HS biết một số thông tin về các kí hiệu đặc biệt trên tường của người Ai Cập cổ đại, trong đó có các kí hiệu dùng để chỉ một phần khi phân chia một vật thành nhiều phần bằng nhau.
– HS tiếp nhận thử thách STEM là chế tạo bộ dụng cụ “tô màu” một phần.
b. Tổ chức hoạt động
– HS nghe câu chuyện STEM và xem hình ảnh về kí hiệu đặc biệt được khắc trên tường của một đền thờ cổ ở Ai Cập ở trang 7 sách HS.
– HS tiếp nhận câu hỏi trong SÁCH HS về cách mô tả một phần của vật khi chia vật đó làm nhiều phần bằng nhau.
– GV đặt ra thử thách STEM chế tạo bộ dụng cụ “tô màu” một phần và yêu cầu HS đọc to các tiêu chí cho sản phẩm ở mục “Thử thách STEM” trang 8 Sách HS. GV làm rõ các yêu cầu để HS hiểu.
Hoạt động 2: Trải nghiệm STEM
a. Mục tiêu
– Củng cố được kiến thức đã học về ; ; ; ;…
– Khám phá vật liệu để làm sản phẩm.
– Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 2.1. Ôn lại
– HS quan sát hình 2 trong sách HS trang 08, thảo luận nhóm và tô màu ; ; ; trên các băng giấy in sẵn trong Phiếu học tập 1
Hoạt động 2.2. Khám phá vật liệu “tô màu”
– GV phát dụng cụ cho các nhóm: bìa giấy, bìa nhựa trong có màu, bìa nhựa trong không màu, hình ảnh bất kì.
– Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm quan sát hình khi đặt các loại bìa lên hình và hoàn thành bảng theo gợi ý trong trang 9 sách HS.
– GV lần lượt mời các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi lựa chọn loại vật liệu bìa trong trang 09 sách HS.
– HS được các bạn và GV nhận xét câu trả lời, GV nhấn mạnh một số thông tin quan trọng và chốt.
Hoạt động 2.3. Khám phá băng màu trượt để biểu diễn
– HS được tổ chức làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nhận vật liệu cần thiết.
– HS sử dụng các miếng bìa a,b trong hình 3 và một tấm giấy bìa có in sẵn hình vẽ biểu diễn hai phần bằng nhau như trong hình 4 sách HS (Phiếu học tập 2)
– HS thực hiện các bước a, b, c, d để khám phá băng màu trượt để biểu diễn trong hình 5 trang 10 sách HS.
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
a. Mục tiêu
– Làm được bộ dụng cụ “tô màu” một phần.
– Sử dụng bộ dụng cụ này để chia sẻ cho mọi người về cách dùng và công dụng của bộ dụng cụ.
– Đánh giá được các tiêu chí mà sản phẩm đã đạt được và đánh giá được mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm.
b. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về vật liệu và dụng cụ
– Trước buổi học HS chuẩn bị một số vật liệu, dụng cụ trong bộ đồ dùng học tập STEM.
– GV yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng theo danh mục trong sách HS.
– HS quan sát mục Vật liệu và dụng cụ ở trang 10 trong sách HS, gọi tên các vật liệu, dụng cụ đã tự chuẩn bị và mới được GV phát. Đồng thời, GV đặt câu hỏi “Có vật liệu, dụng cụ nào em chưa biết cách sử dụng không?” để có thể hướng dẫn HS về cách sử dụng dụng cụ, vật liệu ít gặp, cần lưu ý khi sử dụng.
Hoạt động 3.2. Sáng chế STEM
Hoạt động lên ý tưởng
– HS đọc lại phần thử thách STEM và dựa vào kiến thức vừa củng cố cũng như các vật liệu, dụng cụ được cung cấp để vẽ phác thảo bộ dụng cụ “tô màu” một phần trong Phiếu học tập 3.
– GV lưu ý khi vẽ phác thảo cần có đầy đủ chú thích về vật liệu sử dụng và kích thước của bộ phận tô màu. Bản vẽ phác thảo cần thống nhất với ý tưởng thiết kế của nhóm. GV cần quan sát hoạt động của các nhóm và nhắc nhở, gợi ý thêm.
Hoạt động lựa chọn vật liệu, dụng cụ và thiết kế chi tiết
– Các nhóm thảo luận để lựa chọn vật liệu, dụng cụ phù hợp để làm bộ dụng cụ “tô màu” theo bảng gợi ý trong trang 11 sách HS và điền các thông tin vào bảng trong Phiếu học tập 3.
– GV hướng dẫn HS sử dụng vật liệu đúng, tiết kiệm. Đối với một số dụng cụ sắc nhọn, yêu cầu HS cần đảm bảo an toàn.
Hoạt động chế tạo sản phẩm
– HS suy nghĩ về cách sử dụng dụng cụ để làm các bộ phận của sản phẩm và điền thông tin vào cột cuối cùng “Cách làm” của bảng trong Phiếu học tập 3.
– HS trình bày ngắn gọn quy trình (các bước) làm sản phẩm bằng các từ khóa.
– Các nhóm thảo luận phân công nhiệm vụ trong nhóm như bảng phân công gợi ý trong sách HS và điền thông tin vào bảng trong Phiếu học tập 3.
– GV có thể đưa ra các tiêu chí để có thêm điểm thưởng để thúc đẩy sự tích cực tham gia, hợp tác của các thành viên trong nhóm và hướng dẫn HS cách nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi thành viên.
– GV thông báo thời gian cho việc chế tạo sản phẩm. Trong quá trình các nhóm hoạt động, GV quan sát, nhắc nhở, gợi ý thêm. Đặc biệt, GV nhắc HS các chú ý an toàn và cần căn cứ bản phác thảo, các yêu cầu đề ra để làm sản phẩm.
Hoạt động thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm
– Sau khi làm sản phẩm, HS sử dụng thử bộ dụng cụ “tô màu” và sử dụng bảng đánh giá sản phẩm để đối chiếu mức độ đạt được của sản phẩm của nhóm so với các yêu cầu đề ra trong Phiếu đánh giá 1.
– Các nhóm tự đối chiếu sản phẩm của nhóm mình đạt hoặc chưa đạt yêu cầu nào và tiến hành điều chỉnh, sửa chữa (nếu có).
Hoạt động báo cáo và trình diễn
– Các nhóm giới thiệu về sản phẩm, cách dùng và công dụng của bộ dụng cụ đã thiết kế.
– Sau phần báo cáo của các nhóm, GV tổ chức cho HS căn cứ vào phiếu đánh giá sản phẩm Phiếu đánh giá 1 để bình chọn cho nhóm có sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra và có phần chia sẻ hay nhất.
– Giáo viên tuyên dương các nhóm có sản phẩm đạt đủ các tiêu chí, khích lệ các nhóm có khó khăn hay có kết quả còn hạn chế, cho các nhóm này nêu những chỗ cần điều chỉnh (nếu có).
– Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá về sự hợp tác trong nhóm (Phiếu đánh giá 2).
Hoạt động cải tiến – sáng tạo
– GV gợi ý mở rộng nhiệm vụ, yêu cầu HS về nhà có thể cùng anh chị và bố mẹ sử dụng các vật liệu sẵn có nhằm điều chỉnh dụng cụ, để có thể tô màu thêm ; ; ; . Sau hoàn thành phiên bản cải tiến của bộ dụng cụ, HS sẽ sử dụng sản phẩm này để chia sẻ những điều các em đã học về một phần mấy với người thân.
– GV nhận xét chung về các hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, GV tổng kết một số nội dung quan trọng.
Hoạt động 3.3. STEM và cuộc sống
GV giới thiệu một số trường hợp gặp kí hiệu một phần trong cuộc sống và các cách khác nhau để kí hiệu một phần ở mục “STEM và cuộc sống” trang 12 sách HS.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 3 | |
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM BỘ DỤNG CỤ TÔ MÀU MỘT PHẦN |
THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM | |
Lớp 3 | Thời lượng: 3 tiết |
Thời điểm tổ chức: Sau khi dạy nội dung: Phân số |
| |||||||
NỘI DUNG TÍCH HỢP | |||||||
Môn học | Yêu cầu cần đạt | ||||||
Toán | – Nhận biết được về ; ;...; thông qua các hình ảnh trực quan. – Xác định được ; ;...; của một nhóm đồ vật (đối tượng) bằng việc chia thành các phần đều nhau. | ||||||
Mĩ thuật | – Thể hiện được chi tiết, hình ảnh làm trọng tâm ở sản phẩm. – Trưng bày, trao đổi, chia sẻ được cảm nhận về sản phẩm và ý tưởng vận dụng. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
(1) Nói được ; ; ; ;… khi quan sát hình ảnh trực quan.
(2) Khám phá vật liệu bìa nhựa có thể nhìn được các nét bên dưới.
(3) Chế tạo được bộ dụng cụ “tô màu” một phần.
(4) Hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.
(5) Tích cực, chủ động nêu ý kiến cá nhân, lắng nghe, góp ý và đưa ra các kết luận hay điều chỉnh trong quá trình làm việc nhóm, đóng góp ý kiến cá nhân để hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình và các nhóm khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
– Dụng cụ/vật liệu giáo viên cung cấp cho 1 nhóm học sinh:
TT | Vật liệu/dụng cụ | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Bìa nhựa trong có màu | 2 tờ | |
2 | Bìa nhựa trong không màu | 2 tờ | |
3 | Phiếu in sẵn | 1 tờ | |
4 | Băng dính hai mặt | 1 cuộn | |
2. Chuẩn bị của học sinh
– Mỗi nhóm (4 – 5 học sinh) tự chuẩn bị một số dụng cụ/vật liệu như sau:
TT | Vật liệu/ Dụng cụ | Số lượng | Hình ảnh minh hoạ |
1 | Bút chì | 1 cái | |
2 | Bút màu | 1 bộ | |
3 | Kéo | 1 cái | |
4 | Thước kẻ (15 – 20 cm) | 1 cái | |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu
– HS biết một số thông tin về các kí hiệu đặc biệt trên tường của người Ai Cập cổ đại, trong đó có các kí hiệu dùng để chỉ một phần khi phân chia một vật thành nhiều phần bằng nhau.
– HS tiếp nhận thử thách STEM là chế tạo bộ dụng cụ “tô màu” một phần.
b. Tổ chức hoạt động
– HS nghe câu chuyện STEM và xem hình ảnh về kí hiệu đặc biệt được khắc trên tường của một đền thờ cổ ở Ai Cập ở trang 7 sách HS.
– HS tiếp nhận câu hỏi trong SÁCH HS về cách mô tả một phần của vật khi chia vật đó làm nhiều phần bằng nhau.
– GV đặt ra thử thách STEM chế tạo bộ dụng cụ “tô màu” một phần và yêu cầu HS đọc to các tiêu chí cho sản phẩm ở mục “Thử thách STEM” trang 8 Sách HS. GV làm rõ các yêu cầu để HS hiểu.
Hoạt động 2: Trải nghiệm STEM
a. Mục tiêu
– Củng cố được kiến thức đã học về ; ; ; ;…
– Khám phá vật liệu để làm sản phẩm.
– Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
b. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 2.1. Ôn lại
– HS quan sát hình 2 trong sách HS trang 08, thảo luận nhóm và tô màu ; ; ; trên các băng giấy in sẵn trong Phiếu học tập 1
Hoạt động 2.2. Khám phá vật liệu “tô màu”
– GV phát dụng cụ cho các nhóm: bìa giấy, bìa nhựa trong có màu, bìa nhựa trong không màu, hình ảnh bất kì.
– Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm quan sát hình khi đặt các loại bìa lên hình và hoàn thành bảng theo gợi ý trong trang 9 sách HS.
– GV lần lượt mời các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và trả lời câu hỏi lựa chọn loại vật liệu bìa trong trang 09 sách HS.
– HS được các bạn và GV nhận xét câu trả lời, GV nhấn mạnh một số thông tin quan trọng và chốt.
Hoạt động 2.3. Khám phá băng màu trượt để biểu diễn
– HS được tổ chức làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nhận vật liệu cần thiết.
– HS sử dụng các miếng bìa a,b trong hình 3 và một tấm giấy bìa có in sẵn hình vẽ biểu diễn hai phần bằng nhau như trong hình 4 sách HS (Phiếu học tập 2)
– HS thực hiện các bước a, b, c, d để khám phá băng màu trượt để biểu diễn trong hình 5 trang 10 sách HS.
Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng (Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
a. Mục tiêu
– Làm được bộ dụng cụ “tô màu” một phần.
– Sử dụng bộ dụng cụ này để chia sẻ cho mọi người về cách dùng và công dụng của bộ dụng cụ.
– Đánh giá được các tiêu chí mà sản phẩm đã đạt được và đánh giá được mức độ hợp tác của các thành viên trong nhóm.
b. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 3.1. Tìm hiểu về vật liệu và dụng cụ
– Trước buổi học HS chuẩn bị một số vật liệu, dụng cụ trong bộ đồ dùng học tập STEM.
– GV yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng theo danh mục trong sách HS.
– HS quan sát mục Vật liệu và dụng cụ ở trang 10 trong sách HS, gọi tên các vật liệu, dụng cụ đã tự chuẩn bị và mới được GV phát. Đồng thời, GV đặt câu hỏi “Có vật liệu, dụng cụ nào em chưa biết cách sử dụng không?” để có thể hướng dẫn HS về cách sử dụng dụng cụ, vật liệu ít gặp, cần lưu ý khi sử dụng.
Hoạt động 3.2. Sáng chế STEM
Hoạt động lên ý tưởng
– HS đọc lại phần thử thách STEM và dựa vào kiến thức vừa củng cố cũng như các vật liệu, dụng cụ được cung cấp để vẽ phác thảo bộ dụng cụ “tô màu” một phần trong Phiếu học tập 3.
– GV lưu ý khi vẽ phác thảo cần có đầy đủ chú thích về vật liệu sử dụng và kích thước của bộ phận tô màu. Bản vẽ phác thảo cần thống nhất với ý tưởng thiết kế của nhóm. GV cần quan sát hoạt động của các nhóm và nhắc nhở, gợi ý thêm.
Hoạt động lựa chọn vật liệu, dụng cụ và thiết kế chi tiết
– Các nhóm thảo luận để lựa chọn vật liệu, dụng cụ phù hợp để làm bộ dụng cụ “tô màu” theo bảng gợi ý trong trang 11 sách HS và điền các thông tin vào bảng trong Phiếu học tập 3.
– GV hướng dẫn HS sử dụng vật liệu đúng, tiết kiệm. Đối với một số dụng cụ sắc nhọn, yêu cầu HS cần đảm bảo an toàn.
Hoạt động chế tạo sản phẩm
– HS suy nghĩ về cách sử dụng dụng cụ để làm các bộ phận của sản phẩm và điền thông tin vào cột cuối cùng “Cách làm” của bảng trong Phiếu học tập 3.
– HS trình bày ngắn gọn quy trình (các bước) làm sản phẩm bằng các từ khóa.
– Các nhóm thảo luận phân công nhiệm vụ trong nhóm như bảng phân công gợi ý trong sách HS và điền thông tin vào bảng trong Phiếu học tập 3.
– GV có thể đưa ra các tiêu chí để có thêm điểm thưởng để thúc đẩy sự tích cực tham gia, hợp tác của các thành viên trong nhóm và hướng dẫn HS cách nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi thành viên.
– GV thông báo thời gian cho việc chế tạo sản phẩm. Trong quá trình các nhóm hoạt động, GV quan sát, nhắc nhở, gợi ý thêm. Đặc biệt, GV nhắc HS các chú ý an toàn và cần căn cứ bản phác thảo, các yêu cầu đề ra để làm sản phẩm.
Hoạt động thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm
– Sau khi làm sản phẩm, HS sử dụng thử bộ dụng cụ “tô màu” và sử dụng bảng đánh giá sản phẩm để đối chiếu mức độ đạt được của sản phẩm của nhóm so với các yêu cầu đề ra trong Phiếu đánh giá 1.
– Các nhóm tự đối chiếu sản phẩm của nhóm mình đạt hoặc chưa đạt yêu cầu nào và tiến hành điều chỉnh, sửa chữa (nếu có).
Hoạt động báo cáo và trình diễn
– Các nhóm giới thiệu về sản phẩm, cách dùng và công dụng của bộ dụng cụ đã thiết kế.
– Sau phần báo cáo của các nhóm, GV tổ chức cho HS căn cứ vào phiếu đánh giá sản phẩm Phiếu đánh giá 1 để bình chọn cho nhóm có sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu đề ra và có phần chia sẻ hay nhất.
– Giáo viên tuyên dương các nhóm có sản phẩm đạt đủ các tiêu chí, khích lệ các nhóm có khó khăn hay có kết quả còn hạn chế, cho các nhóm này nêu những chỗ cần điều chỉnh (nếu có).
– Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá về sự hợp tác trong nhóm (Phiếu đánh giá 2).
Hoạt động cải tiến – sáng tạo
– GV gợi ý mở rộng nhiệm vụ, yêu cầu HS về nhà có thể cùng anh chị và bố mẹ sử dụng các vật liệu sẵn có nhằm điều chỉnh dụng cụ, để có thể tô màu thêm ; ; ; . Sau hoàn thành phiên bản cải tiến của bộ dụng cụ, HS sẽ sử dụng sản phẩm này để chia sẻ những điều các em đã học về một phần mấy với người thân.
– GV nhận xét chung về các hoạt động học tập của học sinh. Đồng thời, GV tổng kết một số nội dung quan trọng.
Hoạt động 3.3. STEM và cuộc sống
GV giới thiệu một số trường hợp gặp kí hiệu một phần trong cuộc sống và các cách khác nhau để kí hiệu một phần ở mục “STEM và cuộc sống” trang 12 sách HS.