- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,995
- Điểm
- 113
tác giả
Các biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
- Ngày tháng năm sinh: 03/02/1981
- Nơi thường trú: Số nhà: 28, Tổ 1, ấp Khánh Thuận, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học C Khánh Hòa.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm âm nhạc.
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy âm nhạc.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
II.1. Thuận lợi:
- Nhiều cha mẹ học sinh đã thực sự chăm lo tới việc học tập của con em mình. Công tác xã hội hóa giáo dục có chuyển biến rõ nét, được cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, đồng tình ủng hộ, quan tâm, tạo tiền đề cho việc phát triền và hoàn thành nhiệm vụ năm học.
- Huy động học sinh đến trường đầu năm đạt kết quả 100%.
- Có phòng bộ môn khá đầy đủ trang thiết bị.
- Tinh thần học tập của học sinh tốt.
II.2. Khó khăn:
- Một số học sinh nhà xa trường, điều kiện đi lại khó khăn; kinh tế gia đình eo hẹp nên cũng ảnh hưởng khá lớn trong việc chăm lo, đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho con em đến trường.
- Một số học sinh còn mất tập trung, ồn khi học, nhút nhát, sợ sệt, ngại giao tiếp, ít phát biểu xây dựng bài nên ít nhiều hạn chế trong tiếp thu kiến thức trên lớp.
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Các biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc.
- Lĩnh vực: Giáo dục
Giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được trong mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật, trong đó có môn âm nhạc.
Trường Tiểu học C Khánh Hòa – huyện Châu Phú - An Giang là một trường có truyền thống dạy tốt học tốt, được đầu tư lớn về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học. Với quy mô gần 600 học sinh trên tổng số 19 lớp và đội ngũ 35 giáo viên. Trường được sự quan tâm lớn của ngành giáo dục huyện nhà và sự quan tâm của cha mẹ học sinh. Vì vậy học sinh đến trường được tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để học tập và phát triển toàn diện. Phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra khá sôi nổi trong suốt những năm học qua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn âm nhạc, trong đó góp phần thành công không nhỏ là phân môn tập đọc nhạc. Tập đọc nhạc là nền tảng để cho các em học sinh hát đúng, chuẩn, thể hiện chính xác bài hát, đổi lại tập đọc nhạc đòi hỏi thái độ học tập nghiêm túc đúng đắn mang tính chính xác cao, vì vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em, đây là một quá trình cần phải rèn luyện lâu dài, bền vững, mang tính căn bản và hệ thống. Đa số các em do ít được tiếp xúc với loại hình này nên còn thể hiện nhiều nhược điểm khi học tập. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài tập đọc nhạc.
Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học C Khánh Hòa, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh bốn lớp năm. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu và các em học sinh giỏi. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn ít. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng cao độ, trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc.
Quan sát từ thực tế tôi nhận thấy một số vấn đề như:
* Thời lượng môn âm nhạc ít (1 tiết/tuần).
* Việc xem nhẹ môn học của phụ huynh, giáo viên.
* Thời lượng đọc nhạc trong chương trình học còn ít.
* Học sinh ít hứng thú với tập đọc nhạc.
Qua những biểu hiện trên tôi thấy nổi bật lên một số nguyên nhân chính như sau:
*Chương trình học của các em còn học quá nhiều môn nên không có nhiều thời gian cho bộ môn mang tính đặc thù này.
*Nhận thức của xã hội, của các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh chưa thực sự đúng, một điều đáng buồn là các em học sinh cũng chẳng mấy yêu thích tập đọc nhạc.
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức ứng dụng và biện pháp lồng vào bộ môn giúp cải thiện tình trạng học sinh ít hứng thú với bộ môn âm nhạc nói chung và đặc biệt là tập đọc nhạc, giúp học sinh chủ động trong giờ học, yêu thích đọc nhạc hơn để học tốt âm nhạc, phát triển khả năng âm nhạc và phát triển toàn diện hơn.
III.2.b Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện rất hiệu quả trong giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
III.2.c Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngán ngại tập đọc nhạc. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
III.2.d. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là đồ dùng dạy học còn thiếu, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó, tôi xin đưa ra một vài biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Trần Anh Tuấn - Nam, nữ: Nam- Ngày tháng năm sinh: 03/02/1981
- Nơi thường trú: Số nhà: 28, Tổ 1, ấp Khánh Thuận, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học C Khánh Hòa.
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm âm nhạc.
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy âm nhạc.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
II.1. Thuận lợi:
- Nhiều cha mẹ học sinh đã thực sự chăm lo tới việc học tập của con em mình. Công tác xã hội hóa giáo dục có chuyển biến rõ nét, được cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, đồng tình ủng hộ, quan tâm, tạo tiền đề cho việc phát triền và hoàn thành nhiệm vụ năm học.
- Huy động học sinh đến trường đầu năm đạt kết quả 100%.
- Có phòng bộ môn khá đầy đủ trang thiết bị.
- Tinh thần học tập của học sinh tốt.
II.2. Khó khăn:
- Một số học sinh nhà xa trường, điều kiện đi lại khó khăn; kinh tế gia đình eo hẹp nên cũng ảnh hưởng khá lớn trong việc chăm lo, đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho con em đến trường.
- Một số học sinh còn mất tập trung, ồn khi học, nhút nhát, sợ sệt, ngại giao tiếp, ít phát biểu xây dựng bài nên ít nhiều hạn chế trong tiếp thu kiến thức trên lớp.
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Các biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc.
- Lĩnh vực: Giáo dục
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
III.1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:Giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được trong mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật, trong đó có môn âm nhạc.
Trường Tiểu học C Khánh Hòa – huyện Châu Phú - An Giang là một trường có truyền thống dạy tốt học tốt, được đầu tư lớn về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học. Với quy mô gần 600 học sinh trên tổng số 19 lớp và đội ngũ 35 giáo viên. Trường được sự quan tâm lớn của ngành giáo dục huyện nhà và sự quan tâm của cha mẹ học sinh. Vì vậy học sinh đến trường được tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để học tập và phát triển toàn diện. Phong trào văn hoá văn nghệ khá tốt. Các hoạt động văn hoá văn nghệ diễn ra khá sôi nổi trong suốt những năm học qua. Các hoạt động đó được tác động nhiều bởi bộ môn âm nhạc, trong đó góp phần thành công không nhỏ là phân môn tập đọc nhạc. Tập đọc nhạc là nền tảng để cho các em học sinh hát đúng, chuẩn, thể hiện chính xác bài hát, đổi lại tập đọc nhạc đòi hỏi thái độ học tập nghiêm túc đúng đắn mang tính chính xác cao, vì vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập, đòi hỏi người thầy phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em, đây là một quá trình cần phải rèn luyện lâu dài, bền vững, mang tính căn bản và hệ thống. Đa số các em do ít được tiếp xúc với loại hình này nên còn thể hiện nhiều nhược điểm khi học tập. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài tập đọc nhạc.
Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học C Khánh Hòa, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh bốn lớp năm. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu và các em học sinh giỏi. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn ít. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng cao độ, trường độ, ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc.
Quan sát từ thực tế tôi nhận thấy một số vấn đề như:
* Thời lượng môn âm nhạc ít (1 tiết/tuần).
* Việc xem nhẹ môn học của phụ huynh, giáo viên.
* Thời lượng đọc nhạc trong chương trình học còn ít.
* Học sinh ít hứng thú với tập đọc nhạc.
Qua những biểu hiện trên tôi thấy nổi bật lên một số nguyên nhân chính như sau:
*Chương trình học của các em còn học quá nhiều môn nên không có nhiều thời gian cho bộ môn mang tính đặc thù này.
*Nhận thức của xã hội, của các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh chưa thực sự đúng, một điều đáng buồn là các em học sinh cũng chẳng mấy yêu thích tập đọc nhạc.
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên tôi mạnh dạn đưa ra một số hình thức ứng dụng và biện pháp lồng vào bộ môn giúp cải thiện tình trạng học sinh ít hứng thú với bộ môn âm nhạc nói chung và đặc biệt là tập đọc nhạc, giúp học sinh chủ động trong giờ học, yêu thích đọc nhạc hơn để học tốt âm nhạc, phát triển khả năng âm nhạc và phát triển toàn diện hơn.
- III.2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
III.2.b Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện rất hiệu quả trong giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
III.2.c Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn, tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích ca hát nhưng lại ngán ngại tập đọc nhạc. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
III.2.d. Những năm trước đây việc giảng dạy bộ môn này giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là đồ dùng dạy học còn thiếu, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ, chủ yếu là dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng. Do đó kết quả đạt được chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. Từ thực tế đó, tôi xin đưa ra một vài biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh tiểu học. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.