- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,751
- Điểm
- 113
tác giả
De cương on tập địa lí 10 học kì 1 có đáp an năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 159 trang. Các bạn xem và tải de cương on tập địa lí 10 học kì 1 có đáp an về ở dưới.
Từ xưa đến nay ông bà ta vẫn có câu văn ôn võ luyện, quả thật là vậy! Nhưng văn võ đó ôn luyện như thế nào để đạt được hiệu quả và tiết kiệm thời gian tốt nhất ?Ắt hẳn mỗi người chúng ta sẽ có những đáp án khác nhau và đâu là câu trả lời hữu ích nhất? Mỗi môn học sẽ có những đặc trưng riêng vì thế sẽ có những phương pháp học khác nhau, còn với môn Địa lí thì như thế nào ? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về:
I. Ý nghĩa và hệ thống môn Địa lí ở trường phổ thông.
Môn Địa lí học trong Trường học phổ thông là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Bốn lĩnh vực truyền thống nghiên cứu về địa lí là phân tích không gian của tự nhiên và các hiện tượng con người (như các nghiên cứu về phân bố), nghiên cứu khu vực, nghiên cứu về mối quan hệ con người đất, và nghiên cứu về Các khoa học Trái Đất. Tuy nhiên, Địa lí hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về trái đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con con người và tự nhiên - không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay đổi và đến được như thế nào. Địa lí đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu nối giữa con người
và khoa học vật lý". Địa lí được chia thành hai nhánh chính: Địa lí nhân văn và địa lí tự nhiên.
Với hệ thống kiến thức Địa lí như vậy thì trong chương trình học Địa lí ở cấp trung học nội dung đi từ Địa lí khái quát đến địa lí khu vực và quốc gia; Địa lí tự nhiên đến địa lí, địa lí dân cư xã hội và địa lí kinh tế. Với cấu trúc nội dung chương trình như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhận thức và tiếp thu kiến thức địa lí theo tư duy lô-gíc từ nhận thức khái quát đến cụ thể từng vấn đề địa lí. để học môn địa lí có hiệu quả, các em chú ý 1 số phương pháp học như
sau:
II. Phương pháp học môn Địa lí
1. Về phần lý thuyết,
1.1 Chú ý nghe giảng
Trong quá trình học tập ở trên lớp, phải cố gắng nghe giảng, vì có hiểu rõ vấn đề thì mới có khả năng vận dụng tốt (giờ nào việc ấy, tuyệt đối không học giờ này đem tập môn khác ra học, vì cùng một lúc học hai môn sẽ không thể hoàn thành tốt được môn nào cả). Trong quá trình nghe giảng, hãy suy nghĩ để trả lời những câu hỏi mà thầy cô đưa ra. Quá trình tư duy sẽ giúp hình thành các liên kết về thông tin cung cấp cho bộ não, giúp bạn có thể học ngay một phần kiến thức đó tại lớp.
1. 2 Học bài khi về nhà
Học bài về nhà ngay hôm có tiết Địa lí ở lớp sẽ giúp việc ghi nhớ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc vài hôm sau mới học. Không nên học thuộc vẹt theo kiểu học thuộc lòng từng dòng một từ đầu đến cuối bài. Cách học này có thể giúp các em nhanh thuộc bài nhưng cũng rất nhanh quên. Trước khi đọc lại bài học trên lớp,hãy thử hồi tưởng lại xem mình đã có thể nhớ được những gì về nội dung bài học
hôm nay ở trong đầu. Phương pháp đánh thức trí nhớ này sẽ giúp bạn ghi nhớ ngay và nhớ sâu các nội dung đó.
Tiếp theo, hãy xem lại vở ghi về bài học và tóm tắt lại bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản, sơ đồ hình xương cá sẽ giúp các nhớ nhanh và triển khai ý mạch lạc hơn nhiều.
Nên trả lời các câu hỏi trong vở Bài tập và thực hành Địa lí để kiểm tra về độ hiểu và vận dụng kiến thức của mình trong những câu hỏi suy luận.
2. Về phần thực hành đó chính là phần rèn kĩ năng kĩ năng địa lí
+ Dựa vào yêu cầu câu hỏi.
+ Dựa vào tên của bảng số liệu.
+ Dựa vào bảng số liệu.
- Thông thường nhất vẫn là dựa vào yêu cầu câu hỏi. Khi câu hỏi đưa ra 1 bảng số liệu và yêu cầu: Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện một cái gì đó thì từ nhận dạng chính là từ nằm sau chữ “thể hiện”.
- Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2020 và 2024 => Từ nhận dạng là “quy mô, cơ cấu”.
2.1.1. Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang)
Cách nhận dạng
- Thường hỏi thẳng vào đối tượng (sau từ thể hiện là đối tượng hỏi trực tiếp, không có các từ như: cơ cấu, quy mô, tốc độ tăng trưởng...) có các từ gợi mở như: khối lượng, sản lượng, diện tích, năng suất, mật độ dân số...
- Cụ thể như: khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta, sản lượng lương thực của cả nước, diện tích đất trồng cây công nghiệp của nước ta...
- Hoặc nhìn vào bảng số liệu thấy đối tượng biến động theo không gian hay theo thời kỳ (giai đoạn).
2.1.2. Biểu đồ đường (biểu đồ đồ thị)
Cách nhận dạng:
- Thường có lời dẫn với các từ gợi mở như: tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng, biến động, diễn biến... Chú ý sẽ không chọn vẽ biểu đồ đường nếu bảng số liệu biến động theo không gian (vùng, miền, tỉnh, thành...) và theo giai đoạn.
- Cụ thể như: tình hình biến động về sản lượng lương thực quy thóc, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta...
2.1.3. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)
Cách nhận dạng
- Nhìn vào bảng số liệu có 2 đơn vị, từ 2 đối tượng trở lên, có mối quan hệ với nhau và biến động theo thời gian. Chú ý sẽ không chọn vẽ biểu đồ kết hợp nếu bảng số liệu biến động theo không gian (vùng, miền, tỉnh, thành...) hoặc thời gian từ 3 năm trở xuống.
- Dạng biểu đồ kết hợp học sinh hay chọn nhầm với biểu đồ cột bởi vì sau chữ thể hiện từ nhận dạng của nó thường hỏi thẳng vào đối tượng giống biểu đồ cột. Do vậy khi làm cần chú ý: Nếu câu hỏi sau chữ thể hiện hỏi thẳng vào đối thì ta làm tiếp bước 2 đó là nhìn vào BSL thấy có 1 đơn vị ta sẽ chọn tượng đáp án là biểu đồ cột, thấy có 2 đơn vị ta sẽ chọn đáp án là biểu đồ kết hợp.
- Một nhầm lẫn nữa của học sinh là nhầm với biểu đồ cột ghép. Yếu tố đường chỉ thể hiện mặt thời gian (năm) chứ không thể hiện mặt không gian (vùng, quốc gia, khu vực...) nên không thể vẽ biểu đồ kết hợp nếu bảng số liệu không thể hiện giai đoạn thời gian.
2.1.4. Biểu đồ tròn (hoặc hình vuông)
Cách nhận dạng
- Thường được gợi mở bằng các từ thể hiện cơ cấu như cơ cấu, quy mô và cơ cấu, tỷ trọng, phân theo, trong đó, bao gồm, chia ra, chia theo ...; mốc thời gian không quá 3 năm.
- Cụ thể như: giá trị ngành sản xuất công nghiệp phân theo; hàng hoá vận chuyển theo các loại đường giao thông, số lượng học sinh nước ta chia theo các cấp học, cho bảng số liệu về cơ cấu tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam...
2.1.5. Biểu đồ miền
Cách nhận dạng
- Từ nhận dạng: chuyển dịch/thay đổi cơ cấu (không thể hiện quy mô), cơ cấu với mốc thời gian từ 4 năm trở lên)
- Điểm khác với biểu đồ tròn là có từ chuyển dịch/thay đổi trước từ cơ cấu và thời gian thường từ 4 năm trở lên (biểu đồ tròn < hoặc = 3 năm).
Cách làm
Chọn đáp án nêu thẳng vào đối tượng ở trong bảng chú giải hoặc đáp án thường bắt đầu bằng chữ quy mô (nhưng không chọn đáp án có chữ quy mô và cơ cấu mặc dù đáp án đó vẫn bắt đầu bằng chữ quy mô) hoặc có thể sử dụng phương án loại trừ những từ nhận dạng cho biểu đồ tròn, miền, đường.
2.2.2. Biểu đồ đường
Cách làm
Chọn đáp án có chữ tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng.... (đây chính là những chữ nhận dạng để vẽ biểu đồ đường)
2.2.3. Biểu đồ kết hợp
Cách làm
Chọn đáp án nêu thẳng vào đối tượng ở trong bảng chủ giải (tương tự cách làm như biểu đồ cột) hoặc có thể sử dụng phương án loại trừ những từ nhận dạng cho biểu đồ tròn, miền, đường.
2.2.4. Biểu đồ tròn
Cách làm
Chọn đáp án có chữ quy mô và cơ cấu (hay gặp), cơ cấu, tỷ trọng (ít gặp hơn)... (giống từ nhận dạng khi chọn biểu đồ tròn).
2.2.5. Biểu đồ miền
Cách làm
Chọn đáp án có chữ thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu ... (từ nhận dạng giống nhận dạng chọn biểu đồ miền ở bài 27)
2.3. Nhận xét biểu đồ
Cách làm
Dạng này không có mẫu thể cho từng loại biểu đồ do đó tùy từng câu cụ hỏi khác nhau mà học sinh lựa chọn phương án trả lời hợp lý. Tuy nhiên, câu hỏi thường gặp nhất trong đề thi là nhận xét sự thay đổi của đối tượng (tăng hay giảm). Do đó, cần chú ý:
- Bước 1: Quan sát bảng chú giải để xác định các đối tượng mà biểu đồ thể hiện.
- Bước 2: Quan sát biểu đồ để kiểm tra sự thay đổi của đối tượng theo thời gian chú ý quan sát cả các số liệu để chọn đáp án cho phù hợp.
2.4. Nhận xét bảng số liệu
Dạng này không có mẫu cụ thể cho từng loại câu hỏi do đó tùy từng câu hỏi khác nhau mà có lựa chọn phương án trả lời hợp lý.
Rút nhận xét từ bảng số liệu có 2 dạng cơ bản. Khi làm dạng này cần chú ý đọc xem đề bài yêu cầu sử dụng số liệu nào (số liệu thô hay phải qua xử lý) để xác định rõ dạng cần làm.
2.4.1. Dạng 1: Rút nhận xét trực tiếp từ bảng số liệu không phải xử lý số liệu: Cách làm
Ở dạng này cần chú ý quan sát bảng số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc tránh trường hợp quan sát 1 chiều sẽ không thể tìm ra được đáp án đúng:
- Quan sát sự thay đổi theo thời gian ta sẽ thấy được đối tượng tăng hay giảm.
- Quan sát trong 1 năm ta sẽ thấy được đối tượng lớn, đối tượng bé.
2.4.2. Dạng 2: Rút nhận xét thông qua xử lý số liệu
Dạng này đòi hỏi phải biết một số công thức tính toán chủ yếu để xử lý số liệu. Do đó, cần chú ý một số công thức tính toán:
- Tính tỷ lệ cơ cấu (% của từng thành phần trong một tổng thể): %A=A/Tổng số *100
(A<100% vì như thế khi cộng tổng lại mới ra 100%)
- Tính chỉ số phát triển (% tốc độ tăng trưởng): % năm A= A/năm đầu *100
(A thường > 100% vì như thế mới thể hiện được tốc độ tăng trưởng, trường hợp A nhỏ hơn 100% cũng có nhưng rất ít).
- Tính số lần tăng giảm: Số lần tăng/ giảm = giai đoạn sau/ giai đoạn trước.
- Tính mật độ dân số: Mật độ dân số = Số dân/ Diện tích (người/km2)
- Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:
Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử (%)
- Tính năng suất: Năng suất cây trồng = Sản lượng/ Diện tích (tạ/ha)
- Tính bình quân lương thực: Bình quân lương thực = Sản lượng/ Số dân (kg/người)
- Tính cán cân xuất nhập khẩu: Cán cân = Xuất khẩu – Nhập khẩu
Nếu: Xuất – Nhập > 0 => Xuất siêu.
Xuất – Nhập < 0 => Nhập siêu.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu
- Tỷ lệ xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu * 100 (%)
- Cân bằng ẩm = Lượng mưa – lượng bốc hơi (mm)
- Nhiệt độ trung bình ngày = (0C)
- Nhiệt độ trung bình tháng = (0C)
- Nhiệt độ trung bình năm = (0C)
- Biên độ nhiệt = Nhiệt độ cao nhất – nhiệt độ thấp nhất (0C)
- Tổng lượng mưa 1 tháng = Tổng lượng mưa của số ngày trong tháng (mm)
- Tổng lượng mưa 1 năm = tổng lượng mưa 12 tháng trong năm (mm).
- Lượng mưa Tb năm = (mm)
- Để biết được các tháng mưa trong 1 năm ta tính 3 chỉ tiêu sau
- Độ ẩm tuyệt đối = Số gam hơi nước cụ thể trong 1 m3 không khí (g/m3)
- Độ ẩm bão hòa = Số gam hơi nước tối đa trong 1 m3 không khí (g/m3)
- Độ ẩm tương đối = (%)
- Lưu lượng dòng chảy: Q = S x V (m3/s)
Trong đó: S diện tích mặt cắt (m2)
V: tốc độ dòng chảy (m/s)
- Xác định mùa lũ và mùa cạn của sông
Bước 1 tính lưu lượng dòng chảy tb cả năm (Qtb)
Bước 2: Đối chiếu những tháng liên tục có lưu lượng dòng chảy lớn hơn lưu lượng dòng chảy trung bình cả năm thì gọi là mù lũ và ngược lại
- Độ che phủ = Diện tích rừng/ Diện tích * 100
- Bình quân đất nông nghiệp = Diện tích/ Số dân (ha/người)
- Thu nhập bình quân đầu người = GDP/ Số dân (USD/ người)
- Tỉ số giới tính = Số nam / Số nữ * 100
2.5. Bản đồ, Atlat Địa lí
Trong quá trình học, ôn tập, học sinh cần luôn sử dụng bản đồ hoặc Atlat bởi
nó là “cuốn sách thứ 2 của địa lý”, cũng là tài liệu quan trọng hỗ trợ kiến thức lý thuyết.Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ khắc sâu kiến thức, mà còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat, khi sử dụng Atlat các em cần:
- Nắm chắc các ký hiệu, gam màu trong các trang bản đồ atlat.
- Phải xác định rõ câu hỏi nào có thể dùng atlat.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
XEM THÊM HK2
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÍ
Từ xưa đến nay ông bà ta vẫn có câu văn ôn võ luyện, quả thật là vậy! Nhưng văn võ đó ôn luyện như thế nào để đạt được hiệu quả và tiết kiệm thời gian tốt nhất ?Ắt hẳn mỗi người chúng ta sẽ có những đáp án khác nhau và đâu là câu trả lời hữu ích nhất? Mỗi môn học sẽ có những đặc trưng riêng vì thế sẽ có những phương pháp học khác nhau, còn với môn Địa lí thì như thế nào ? Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về:
I. Ý nghĩa và hệ thống môn Địa lí ở trường phổ thông.
Môn Địa lí học trong Trường học phổ thông là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Bốn lĩnh vực truyền thống nghiên cứu về địa lí là phân tích không gian của tự nhiên và các hiện tượng con người (như các nghiên cứu về phân bố), nghiên cứu khu vực, nghiên cứu về mối quan hệ con người đất, và nghiên cứu về Các khoa học Trái Đất. Tuy nhiên, Địa lí hiện đại mang tính liên ngành bao gồm tất cả những hiểu biết trước đây về trái đất và tất cả những mối quan hệ phức tạp giữa con con người và tự nhiên - không chỉ đơn thuần là nơi có các đối tượng đó, mà còn về cách chúng thay đổi và đến được như thế nào. Địa lí đã được gọi là "ngành học về thế giới" và "cầu nối giữa con người
và khoa học vật lý". Địa lí được chia thành hai nhánh chính: Địa lí nhân văn và địa lí tự nhiên.
Với hệ thống kiến thức Địa lí như vậy thì trong chương trình học Địa lí ở cấp trung học nội dung đi từ Địa lí khái quát đến địa lí khu vực và quốc gia; Địa lí tự nhiên đến địa lí, địa lí dân cư xã hội và địa lí kinh tế. Với cấu trúc nội dung chương trình như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nhận thức và tiếp thu kiến thức địa lí theo tư duy lô-gíc từ nhận thức khái quát đến cụ thể từng vấn đề địa lí. để học môn địa lí có hiệu quả, các em chú ý 1 số phương pháp học như
sau:
II. Phương pháp học môn Địa lí
1. Về phần lý thuyết,
1.1 Chú ý nghe giảng
Trong quá trình học tập ở trên lớp, phải cố gắng nghe giảng, vì có hiểu rõ vấn đề thì mới có khả năng vận dụng tốt (giờ nào việc ấy, tuyệt đối không học giờ này đem tập môn khác ra học, vì cùng một lúc học hai môn sẽ không thể hoàn thành tốt được môn nào cả). Trong quá trình nghe giảng, hãy suy nghĩ để trả lời những câu hỏi mà thầy cô đưa ra. Quá trình tư duy sẽ giúp hình thành các liên kết về thông tin cung cấp cho bộ não, giúp bạn có thể học ngay một phần kiến thức đó tại lớp.
1. 2 Học bài khi về nhà
Học bài về nhà ngay hôm có tiết Địa lí ở lớp sẽ giúp việc ghi nhớ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc vài hôm sau mới học. Không nên học thuộc vẹt theo kiểu học thuộc lòng từng dòng một từ đầu đến cuối bài. Cách học này có thể giúp các em nhanh thuộc bài nhưng cũng rất nhanh quên. Trước khi đọc lại bài học trên lớp,hãy thử hồi tưởng lại xem mình đã có thể nhớ được những gì về nội dung bài học
hôm nay ở trong đầu. Phương pháp đánh thức trí nhớ này sẽ giúp bạn ghi nhớ ngay và nhớ sâu các nội dung đó.
Tiếp theo, hãy xem lại vở ghi về bài học và tóm tắt lại bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản, sơ đồ hình xương cá sẽ giúp các nhớ nhanh và triển khai ý mạch lạc hơn nhiều.
Nên trả lời các câu hỏi trong vở Bài tập và thực hành Địa lí để kiểm tra về độ hiểu và vận dụng kiến thức của mình trong những câu hỏi suy luận.
2. Về phần thực hành đó chính là phần rèn kĩ năng kĩ năng địa lí
2.1. Kỹ năng nhận dạng biểu đồ
- Cơ sở để nhận dạng loại biểu đồ:+ Dựa vào yêu cầu câu hỏi.
+ Dựa vào tên của bảng số liệu.
+ Dựa vào bảng số liệu.
- Thông thường nhất vẫn là dựa vào yêu cầu câu hỏi. Khi câu hỏi đưa ra 1 bảng số liệu và yêu cầu: Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện một cái gì đó thì từ nhận dạng chính là từ nằm sau chữ “thể hiện”.
- Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2020 và 2024 => Từ nhận dạng là “quy mô, cơ cấu”.
2.1.1. Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang)
Cách nhận dạng
- Thường hỏi thẳng vào đối tượng (sau từ thể hiện là đối tượng hỏi trực tiếp, không có các từ như: cơ cấu, quy mô, tốc độ tăng trưởng...) có các từ gợi mở như: khối lượng, sản lượng, diện tích, năng suất, mật độ dân số...
- Cụ thể như: khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta, sản lượng lương thực của cả nước, diện tích đất trồng cây công nghiệp của nước ta...
- Hoặc nhìn vào bảng số liệu thấy đối tượng biến động theo không gian hay theo thời kỳ (giai đoạn).
2.1.2. Biểu đồ đường (biểu đồ đồ thị)
Cách nhận dạng:
- Thường có lời dẫn với các từ gợi mở như: tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng, biến động, diễn biến... Chú ý sẽ không chọn vẽ biểu đồ đường nếu bảng số liệu biến động theo không gian (vùng, miền, tỉnh, thành...) và theo giai đoạn.
- Cụ thể như: tình hình biến động về sản lượng lương thực quy thóc, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta...
2.1.3. Biểu đồ kết hợp (cột và đường)
Cách nhận dạng
- Nhìn vào bảng số liệu có 2 đơn vị, từ 2 đối tượng trở lên, có mối quan hệ với nhau và biến động theo thời gian. Chú ý sẽ không chọn vẽ biểu đồ kết hợp nếu bảng số liệu biến động theo không gian (vùng, miền, tỉnh, thành...) hoặc thời gian từ 3 năm trở xuống.
- Dạng biểu đồ kết hợp học sinh hay chọn nhầm với biểu đồ cột bởi vì sau chữ thể hiện từ nhận dạng của nó thường hỏi thẳng vào đối tượng giống biểu đồ cột. Do vậy khi làm cần chú ý: Nếu câu hỏi sau chữ thể hiện hỏi thẳng vào đối thì ta làm tiếp bước 2 đó là nhìn vào BSL thấy có 1 đơn vị ta sẽ chọn tượng đáp án là biểu đồ cột, thấy có 2 đơn vị ta sẽ chọn đáp án là biểu đồ kết hợp.
- Một nhầm lẫn nữa của học sinh là nhầm với biểu đồ cột ghép. Yếu tố đường chỉ thể hiện mặt thời gian (năm) chứ không thể hiện mặt không gian (vùng, quốc gia, khu vực...) nên không thể vẽ biểu đồ kết hợp nếu bảng số liệu không thể hiện giai đoạn thời gian.
2.1.4. Biểu đồ tròn (hoặc hình vuông)
Cách nhận dạng
- Thường được gợi mở bằng các từ thể hiện cơ cấu như cơ cấu, quy mô và cơ cấu, tỷ trọng, phân theo, trong đó, bao gồm, chia ra, chia theo ...; mốc thời gian không quá 3 năm.
- Cụ thể như: giá trị ngành sản xuất công nghiệp phân theo; hàng hoá vận chuyển theo các loại đường giao thông, số lượng học sinh nước ta chia theo các cấp học, cho bảng số liệu về cơ cấu tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam...
2.1.5. Biểu đồ miền
Cách nhận dạng
- Từ nhận dạng: chuyển dịch/thay đổi cơ cấu (không thể hiện quy mô), cơ cấu với mốc thời gian từ 4 năm trở lên)
- Điểm khác với biểu đồ tròn là có từ chuyển dịch/thay đổi trước từ cơ cấu và thời gian thường từ 4 năm trở lên (biểu đồ tròn < hoặc = 3 năm).
2.2. Kỹ năng xác định nội dung biểu đồ
2.2.1. Biểu đồ cột:Cách làm
Chọn đáp án nêu thẳng vào đối tượng ở trong bảng chú giải hoặc đáp án thường bắt đầu bằng chữ quy mô (nhưng không chọn đáp án có chữ quy mô và cơ cấu mặc dù đáp án đó vẫn bắt đầu bằng chữ quy mô) hoặc có thể sử dụng phương án loại trừ những từ nhận dạng cho biểu đồ tròn, miền, đường.
2.2.2. Biểu đồ đường
Cách làm
Chọn đáp án có chữ tốc độ tăng trưởng, tốc độ gia tăng.... (đây chính là những chữ nhận dạng để vẽ biểu đồ đường)
2.2.3. Biểu đồ kết hợp
Cách làm
Chọn đáp án nêu thẳng vào đối tượng ở trong bảng chủ giải (tương tự cách làm như biểu đồ cột) hoặc có thể sử dụng phương án loại trừ những từ nhận dạng cho biểu đồ tròn, miền, đường.
2.2.4. Biểu đồ tròn
Cách làm
Chọn đáp án có chữ quy mô và cơ cấu (hay gặp), cơ cấu, tỷ trọng (ít gặp hơn)... (giống từ nhận dạng khi chọn biểu đồ tròn).
2.2.5. Biểu đồ miền
Cách làm
Chọn đáp án có chữ thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu ... (từ nhận dạng giống nhận dạng chọn biểu đồ miền ở bài 27)
2.3. Nhận xét biểu đồ
Cách làm
Dạng này không có mẫu thể cho từng loại biểu đồ do đó tùy từng câu cụ hỏi khác nhau mà học sinh lựa chọn phương án trả lời hợp lý. Tuy nhiên, câu hỏi thường gặp nhất trong đề thi là nhận xét sự thay đổi của đối tượng (tăng hay giảm). Do đó, cần chú ý:
- Bước 1: Quan sát bảng chú giải để xác định các đối tượng mà biểu đồ thể hiện.
- Bước 2: Quan sát biểu đồ để kiểm tra sự thay đổi của đối tượng theo thời gian chú ý quan sát cả các số liệu để chọn đáp án cho phù hợp.
2.4. Nhận xét bảng số liệu
Dạng này không có mẫu cụ thể cho từng loại câu hỏi do đó tùy từng câu hỏi khác nhau mà có lựa chọn phương án trả lời hợp lý.
Rút nhận xét từ bảng số liệu có 2 dạng cơ bản. Khi làm dạng này cần chú ý đọc xem đề bài yêu cầu sử dụng số liệu nào (số liệu thô hay phải qua xử lý) để xác định rõ dạng cần làm.
2.4.1. Dạng 1: Rút nhận xét trực tiếp từ bảng số liệu không phải xử lý số liệu: Cách làm
Ở dạng này cần chú ý quan sát bảng số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc tránh trường hợp quan sát 1 chiều sẽ không thể tìm ra được đáp án đúng:
- Quan sát sự thay đổi theo thời gian ta sẽ thấy được đối tượng tăng hay giảm.
- Quan sát trong 1 năm ta sẽ thấy được đối tượng lớn, đối tượng bé.
2.4.2. Dạng 2: Rút nhận xét thông qua xử lý số liệu
Dạng này đòi hỏi phải biết một số công thức tính toán chủ yếu để xử lý số liệu. Do đó, cần chú ý một số công thức tính toán:
- Tính tỷ lệ cơ cấu (% của từng thành phần trong một tổng thể): %A=A/Tổng số *100
(A<100% vì như thế khi cộng tổng lại mới ra 100%)
- Tính chỉ số phát triển (% tốc độ tăng trưởng): % năm A= A/năm đầu *100
(A thường > 100% vì như thế mới thể hiện được tốc độ tăng trưởng, trường hợp A nhỏ hơn 100% cũng có nhưng rất ít).
- Tính số lần tăng giảm: Số lần tăng/ giảm = giai đoạn sau/ giai đoạn trước.
- Tính mật độ dân số: Mật độ dân số = Số dân/ Diện tích (người/km2)
- Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:
Gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử (%)
- Tính năng suất: Năng suất cây trồng = Sản lượng/ Diện tích (tạ/ha)
- Tính bình quân lương thực: Bình quân lương thực = Sản lượng/ Số dân (kg/người)
- Tính cán cân xuất nhập khẩu: Cán cân = Xuất khẩu – Nhập khẩu
Nếu: Xuất – Nhập > 0 => Xuất siêu.
Xuất – Nhập < 0 => Nhập siêu.
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu
- Tỷ lệ xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu * 100 (%)
- Cân bằng ẩm = Lượng mưa – lượng bốc hơi (mm)
- Nhiệt độ trung bình ngày = (0C)
- Nhiệt độ trung bình tháng = (0C)
- Nhiệt độ trung bình năm = (0C)
- Biên độ nhiệt = Nhiệt độ cao nhất – nhiệt độ thấp nhất (0C)
- Tổng lượng mưa 1 tháng = Tổng lượng mưa của số ngày trong tháng (mm)
- Tổng lượng mưa 1 năm = tổng lượng mưa 12 tháng trong năm (mm).
- Lượng mưa Tb năm = (mm)
- Để biết được các tháng mưa trong 1 năm ta tính 3 chỉ tiêu sau
P’= (mm)
- Độ ẩm tuyệt đối = Số gam hơi nước cụ thể trong 1 m3 không khí (g/m3)
- Độ ẩm bão hòa = Số gam hơi nước tối đa trong 1 m3 không khí (g/m3)
- Độ ẩm tương đối = (%)
- Lưu lượng dòng chảy: Q = S x V (m3/s)
Trong đó: S diện tích mặt cắt (m2)
V: tốc độ dòng chảy (m/s)
- - Nếu lượng mưa tháng nào ≥ P’ thì đó là tháng mưa
- - Nếu lượng mưa tháng nào ≤ P’ thì đó là tháng khô
- Xác định mùa lũ và mùa cạn của sông
Bước 1 tính lưu lượng dòng chảy tb cả năm (Qtb)
Lưu lượng nước Tb = (m3/s)
Bước 2: Đối chiếu những tháng liên tục có lưu lượng dòng chảy lớn hơn lưu lượng dòng chảy trung bình cả năm thì gọi là mù lũ và ngược lại
- Độ che phủ = Diện tích rừng/ Diện tích * 100
- Bình quân đất nông nghiệp = Diện tích/ Số dân (ha/người)
- Thu nhập bình quân đầu người = GDP/ Số dân (USD/ người)
- Tỉ số giới tính = Số nam / Số nữ * 100
2.5. Bản đồ, Atlat Địa lí
Trong quá trình học, ôn tập, học sinh cần luôn sử dụng bản đồ hoặc Atlat bởi
nó là “cuốn sách thứ 2 của địa lý”, cũng là tài liệu quan trọng hỗ trợ kiến thức lý thuyết.Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ khắc sâu kiến thức, mà còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat, khi sử dụng Atlat các em cần:
- Nắm chắc các ký hiệu, gam màu trong các trang bản đồ atlat.
- Phải xác định rõ câu hỏi nào có thể dùng atlat.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
XEM THÊM HK2