Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Đề khảo sát chất lượng học kì 2 lớp 8 môn văn CÓ ĐÁP ÁN TRƯỜNG THCS NAM THANH, PHÒNG GD & ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

PHÒNG GD & ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG THCS NAM THANH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài: 90 Phút
Đề thi có 01 trang​


ĐỀ BÀI



Câu 1 (3 điểm
): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

b. Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần hay vật chất?

c. Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

d. Bài học được rút ra trong đoạn trích trên là gì?( viết đoạn văn 5-7 câu).

Câu 2 (2 điểm):

a. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu thơ sau:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia

(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)​

b. Xác định kiểu câu và hành động nói được sử dụng trong câu sau:

- Khốn nạn… Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!

( Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 3 (5 điểm): Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Bài thơ “Ngắm trăng” cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.​

Đề 2: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.

......................................................Hết....................................................​





PHÒNG GD & ĐT TP ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRƯỜNG THCS NAM THANH
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian làm bài : 90 Phút
A. Lưu ý chung:

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và khả năng phát triển năng lực phẩm chất người học.

B. Hướng dẫn cụ thể.

Câu
Nội dung
Điểm
1
(3 điểm)
a​
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: Nghị luận
0,5​

b​
Đoạn trích bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.
0,5​

c​
Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại:
- Lợi ích: thoải mái chia sẻ cuộc sống cá nhân.
- Tồn tại:
+ Càng kết nối, càng online thì con người càng cô đơn hơn.
+ Sự tương tác hời hợt và vội vã trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự.
+ Sự hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều.
+ Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội dẫn đến cảm giác bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác.
=> Cuộc sống ảo trên mạng xã hội chi phối làm cho con người dường như tê liệt trong cuộc sống thực tế. Con người chạy trốn bản thân mình, sống cuộc sống trong đám đông hỗn loạn trên mạng xã hội.
1,0​

d​
Hs trình bày dưới hình thức 01 đoạn văn, đảm bảo các yêu cầu:
- Hình thức:
Đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
- Nội dung: Học sinh viết đoạn văn theo nhiều cách, song đảm bảo một số ý sau:
+ Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.
+Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.
=> Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ sự chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh.
0,25


0,75
Tổng điểm câu 1
3,0
2
(2 điểm)

a​
- Trong những câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp đảo trật tự cú pháp( đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ).
- Nhấn mạnh sự thưa thớt vắng vẻ của cảnh Đèo ngang. Khắc họa tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của nhân vật trữ tình.

0,5

0,5​

b​
- Kiểu câu cảm thán.
- Hành động bộc lộ cảm xúc.
0,5
0,5​
Tổng điểm câu 2
2,0


3
(5 điểm)
I. Yêu cầu chung
- Học sinh biết sử dụng kiến thức và kĩ năng của bài nghị luận để viết bài.
- Bài viết có bố cục ba phần đầy đủ, rõ ràng.
- Biết kết hợp các yếu tố: biểu cảm, tự sự, miêu tả và vận dụng thực tế cuộc sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận…
II. Yêu cầu cụ thể
a) Đảm bảo cấu trúc bài viết (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được đối tượng nghị luận; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết hặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng nghị luận; phần kết bài thể hiện tình cảm và nhận thức của cá nhân.
- Điển 0,25: Trình bày đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ các yêu cầu như trên; phần thân bài chỉ có một đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn.

0,5
b) Xác định đúng vấn đề (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề nghị luận.​

- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề nghị luận, nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai hoặc trình bày lạc sang vấn đề khác.
0,5
c) Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng: Viết bài theo một trình tự hợp lí. Vận dụng những kiến thức đã học về nghị luận. (3,0 điểm)
- Học sinh có thể trình bày theo định hướng sau:
3,0
* Đề 1:
a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả.
- Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” và trích dẫn nhận định.
b. Thân bài: Chứng minh nhận định:
- Bác Hồ viết nhiều bài thơ về trăng trong số đó “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) mang phong vị đường thi được nhiều người yêu thích.
+ Vọng nguyệt là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường mang rượu uống trước hoa để hưởng trăng. Người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái, nhưng ở đây Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trong ngục tù “Trong tù không rượu cũng không hoa”
Trước cảnh đêm trăng đẹp Bác khao khát được ngắm trăng một cách chọn vẹn và lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa. Sự thiếu thốn này không phải là về vật chất mà về tinh thần. Điều đó cho thấy người tù không bận bởi vật chất tầm thường, tâm hồn vẫn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận hưởng ánh trăng đẹp. Người tù đó có tình yêu thiên nhiên đến say mê
+ Câu thơ thứ hai có cái xốn xang, bối rối, rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng đẹp
“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
Câu thơ giản dị mà hàm chứa biết bao nhiêu ý tứ, hé mở một tâm hồn nghệ sĩ đích thực. Câu thơ trong bản dịch thơ đã làm giảm bớt phần nào cái bối rối đầy chất nghệ sĩ ấy
Từ phòng giam tăm tối, người đã thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ra khỏi vầng trăng
  • - Ở hai câu thơ cuối, các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu câu thơ, ở giữa là song sắt nhà tù kết hợp với cấu trúc đối ở hai câu chữ Hán (bảng phiên âm) đã làm nổi bật tình cảm song phương mãnh liệt của cả người và trăng. Ở câu thơ thứ tư, trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tối tăm thăm Bác. Trăng và người hết sức gắn bó, thân thiết, giao hòa với nhau qua khung cửa hẹp, khoảnh khắc giao cảm với thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kì diệu: “ người tù đã biến thành thi gia”
  • - Lời thơ biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy tư thế ấy chính là phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm nhất. Có thể nói bài thơ “Ngắm trăng” là một cuộc vượt ngục tinh thần của Bác
  • - Bài thơ cho ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ. Phía này là nhà tù đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là thế giới của tự do, lãng mạn, giữa hai thế giới đối thực đó là song sắt nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng này, song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri kỉ tìm đến với nhau.
3, Kết bài: Khẳng định lại giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
- Tóm lại, với thể thơ thất ngôn tứ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, bài thơ Ngắm trăng đã thể hiện tình yêu thiên nhiên đặc biệt, sâu sắc và mạnh mẽ của Bác trong hoàn cảnh tù đày.
* Đề 2:
a. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Sự phát triển như vũ bão của công nghệ điện tử và đời sống xã hội đã kéo theo một số tác hại tiêu cực nhất định.
- Nêu vấn đề: Trong số đó, sự ham mê trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh đang là vấn đề khiến xã hội, nhà trường và phụ huynh vô cùng lo ngại.
b. Thân bài:
* Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm
- Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ - thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người, Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi.
- Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game (loại thiết bị chuyên dùng để chơi game), có thể chơi trên máy tính, smartphone,…
*Luận điểm 2: Thực trạng việc chơi trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh
- Trò chơi điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người, tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, rất nhiều người đang quá lạm dụng trò chơi điện tử khiến cho nó trở thành một mối lo ngại cho xã hội.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển, có xu hướng ham chơi, dễ bị sa ngã, cám dỗ bởi những tác động từ bên ngoài mà đặc biệt là trò chơi điện tử. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.
- Nhiều bạn học sinh mải mê trò chơi điện tử, trốn học, nói dối bố mẹ thầy cô để ra quán điện tử chơi, thậm chí, để có tiền chơi, nhiều bạn còn sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè,…
- Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều bạn học sinh được bố mẹ sắm cho smart-phone để học tập, liên lạc nhưng các bạn lại sử dụng nó để chơi game. Không chỉ chơi ở nhà, các bạn còn mang đến lớp, tụ tập nhau chơi các game online, gây mất trật tự trong lớp học mặc cho giáo viên đã ngăn cấm.
- Những bạn ham mê trò chơi điện tử dù trên máy tính hay trên smart-phone đều có những biểu hiện tiêu cực giống nhau: trốn học, nói dối thầy cô, bố mẹ, thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà… tất cả chỉ để có thời gian và tiền bạc để chơi game.
- Nguyên nhân của thực trạng này đa phần là xuất phát từ chính ý thức của học sinh, tuy nhiên, không thể không kể đến nguyên nhân từ sự chiều chuộng quá mức, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh.
* Luận điểm 3: Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử
- Học sinh là mầm non của đất nước, là những thế hệ tương lai gánh vác sự nghiệp của cha ông ta để lại. Vì vậy lứa tuổi chọ sinh cần phải được chăm sóc, uốn nắn kĩ càng thì mới có thể trở thành những con người có ích cho xã hội.
- Việc những bạn học sinh quá mải mê trò chơi điện tử gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân học sinh mà còn đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
+ Đối với bản thân học sinh: gây mất thời gian, sao nhãng học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể, là con đường dẫn đến những tệ nạn xã hội nguy hiểm như trộm cắp, dối trá,… Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hệ thần kinh.
+ Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thành tích trường học và trật tự xã hội.
* Luận điểm 4: Ý kiến của bản thân
- Trò chơi điện tử phục vụ như cầu giải trí của con người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Điều này là tốt, nhưng nếu như quá lạm dụng trò chơi điện tử để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.
- Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này:
+ Mỗi học sinh cần phải tự nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào những thói hư tật xấu.
+ Phụ huynh cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là cần chú ý khi cho học sinh tiếp xúc với máy tính, smart phone.
+ Nhà trường và xã hội cần dành sự quan tâm cho học sinh, hạn chế sự hoạt động của các quán internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Ham mê trò chơi điện tử là một hiện tượng tiêu cực cần phải được chấn chỉnh và ngăn chặn sớm nhất có thể.
- Liên hệ bản thân: Học sinh cần phái xác định được mục tiêu học tập, tránh bị dụ dỗ bởi các thú vui không lành mạnh.

- Điểm 3: Đáp ứng được yêu cầu trên.​

- Điểm 2- 2,75: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên, song một trong số các nội dung còn chung chung, chưa nổi bật vấn đề nghị luận, một vài ý liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 1- 1,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên, nghị luận nhiều chỗ còn chưa rõ, chưa chưa nổi bật, một số ý lập luận chưa chặt chẽ.
- Điểm 0,25-0,75: Đáp ứng được 1/2 các yêu cầu trên, song còn sơ sài. Không vận dụng được kiến thức đã học.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
d) Sáng tạo (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng hình ảnh độc đáo...) bài viết sinh động, hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú của người đọc.
- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số nhận thức tương đối tốt về đối tượng.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Không thể hiện được nhận thức về đối tượng của bài viết.
0,5
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
- Điểm 0,5: không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
Tổng điểm câu 3
5,0
TỔNG ĐIỂM
10

1683357665249.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM----ĐÊ VAN 8 HK II( 22-23).doc
    129.5 KB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi văn lớp 8 các đề thi văn 8 giữa học kì 1 de thi văn 8 giữa kì 1 có đáp an de thi văn lớp 8 giữa học kì 1 có đáp an một số đề thi văn 8 học kì 2 thư viện đề thi văn 8 đề thi 15 phút ngữ văn 8 đề thi 45 phút ngữ văn 8 đề thi anh văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi bồi dưỡng văn 8 đề thi cuối kì ii văn 8 đề thi giữa kì 1 văn 8 hải phòng đề thi giữa kì 1 văn 8 violet đề thi giữa kì 2 văn 8 mới nhất đề thi giữa kì 2 văn 8 violet đề thi giữa kì i văn 8 đề thi giữa kì ii môn văn 8 đề thi giữa kì ii văn 8 đề thi giữa kì văn 8 học kì 1 đề thi giữa kì văn 8 quận hà đông đề thi hk1 văn 8 có đáp án đề thi hk1 văn 8 quận tân bình đề thi hk2 văn 8 có đáp án 2019 đề thi hk2 văn 8 năm 2020 đề thi hkii văn 8 có đọc hiểu đề thi học kì 1 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 1 văn 8 quận tây hồ đề thi học kì 1 văn 8 quận đống đa đề thi học kì 2 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 2 văn 8 violet đề thi học kì i môn ngữ văn 8 violet đề thi học kì i ngữ văn 8 có ma trận đề thi học kì i văn 8 đề thi học kì ii văn 8 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 violet đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp huyện đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp trường đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh thanh hóa đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 8 bắc giang đề thi hsg văn 8 bài lão hạc đề thi hsg văn 8 bài nhớ rừng đề thi hsg văn 8 bài quê hương đề thi hsg văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi hsg văn 8 cấp thành phố đề thi hsg văn 8 cô bé bán diêm đề thi hsg văn 8 có đáp án đề thi hsg văn 8 mới nhất đề thi hsg văn 8 năm 2019 đề thi hsg văn 8 năm 2020 đề thi hsg văn 8 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 8 violet đề thi khảo sát văn 8 đề thi khảo sát văn 8 kì 1 đề thi lại văn 8 violet đề thi môn văn 8 giữa học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 2020 đề thi môn văn 8 học kì 2 đề thi môn văn 8 học kì 2 2020 đề thi ngữ văn 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi olympic văn 8 có đáp án đề thi olympic văn 8 tphcm đề thi olympic văn 8 trắc nghiệm đề thi olympic văn 8 violet đề thi thử văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 đề thi văn 8 bài lão hạc đề thi văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi văn 8 chiếc lá cuối cùng đề thi văn 8 cô bé bán diêm đề thi văn 8 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối kì 1 đề thi văn 8 cuối kì 2 đề thi văn 8 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối năm đề thi văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 giữa học kì 1 lão hạc đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2020 đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 giữa học kì 1 tỉnh bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 8 giữa học kì 2 đề thi văn 8 giữa kì 1 đề thi văn 8 hk2 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 đề thi văn 8 học kì 1 2020 đề thi văn 8 học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 8 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 học kì 1 nam định đề thi văn 8 học kì 1 quảng nam đề thi văn 8 học kì 1 đáng đọc hiểu đề thi văn 8 học kì 2 đề thi văn 8 học kì 2 quảng nam đề thi văn 8 học sinh giỏi đề thi văn 8 kì 1 đề thi văn 8 kì 1 có ma trận đề thi văn 8 kì 1 có đáp án đề thi văn 8 kì 2 đề thi văn 8 kì 2 2020 đề thi văn 8 kì 2 2021 đề thi văn 8 kì 2 bắc ninh đề thi văn 8 kì 2 có đáp án đề thi văn 8 kì i đề thi văn 8 lão hạc đề thi văn 8 lên 9 đề thi văn 8 năm 2019 đề thi văn 8 năm 2020 đề thi văn 8 năm 2021 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 10 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 11 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 12 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 7 đề thi văn 8 tuần kì 1 lớp 6 đề thi văn 8 tuần lớp 9 đề thi văn học sinh giỏi lớp 8 đề thi văn lớp 8 đề thi văn lớp 8 có đáp án đề thi văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi văn lớp 8 hk2 đề thi văn lớp 8 học kì 1 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 8 năm 2021 đề thi văn năm 2020 lớp 8 đề thi văn nghị luận xã hội lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,094
    Bài viết
    37,563
    Thành viên
    139,621
    Thành viên mới nhất
    BONG HOA

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top