- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,945
- Điểm
- 113
tác giả
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XV, NĂM 2024-2025 * CHƯA ĐẦY ĐỦ được soạn dưới dạng file word gồm CÁC THƯ MỤC FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Câu 1: (2,5 điểm)
Trên cơ sở trình bày và nhận xét nét chính về giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ XI - XV, anh/chị hãy rút ra bài học cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam hiện nay?
Câu 22,5 điểm)
Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với nhân loại.Việt Nam đối mặt với những thách thức gì trước các cuộc cách mạng công nghiệp này?
Câu 3: (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh/chị hãy làm sáng tỏ vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Câu 4: (3,0 điểm)
Chứng minh sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý – Trần? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?
Câu 5: (3,0 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng: Tính chủ động là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý ở thế kỷ XI. Vì sao?
Câu 6: (3,0 điểm)
Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng. Từ đó, hãy rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay.
Câu 7: (3,0 điểm)
Nêu và giải thích ý kiến của anh/chị về nhận định: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây.
Họ và tên thí sinh: ......................................................... Số báo danh…………………..
(Hướng dẫn chấm gồm 09 trang)
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TEAM SẼ UPDATE TIẾP!
SỞ GD & ĐT T.T.HUẾ
QUỐC HỌC-HUẾ (Đề thi gồm 01 trang, 07 câu) | KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XV, NĂM 2024 ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) |
Trên cơ sở trình bày và nhận xét nét chính về giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ XI - XV, anh/chị hãy rút ra bài học cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam hiện nay?
Câu 22,5 điểm)
Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với nhân loại.Việt Nam đối mặt với những thách thức gì trước các cuộc cách mạng công nghiệp này?
Câu 3: (3,0 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh/chị hãy làm sáng tỏ vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Câu 4: (3,0 điểm)
Chứng minh sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý – Trần? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó?
Câu 5: (3,0 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng: Tính chủ động là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý ở thế kỷ XI. Vì sao?
Câu 6: (3,0 điểm)
Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng. Từ đó, hãy rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay.
Câu 7: (3,0 điểm)
Nêu và giải thích ý kiến của anh/chị về nhận định: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây.
-------------------Hết----------------------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh: ......................................................... Số báo danh…………………..
SỞ GD & ĐT T.T.HUẾ TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC-HUẾ
| KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XV, NĂM 2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 |
Câu | Nội dung cơ bản | Điểm |
1 | Trên cơ sở trình bày và nhận xét nét chính về giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ XI - XV, hãy rút ra bài học cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam hiện nay? | 2,5 |
a. Trình bày và nhận xét nét chính về giáo dục Đại Việt trong các thế kỷ XI – XV: | | |
*Trình bày: | | |
- Thời Lý, đặt nền móng cho giáo dục Đại Việt (năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu; năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành Thăng Long). | 0,25 | |
- Thời Trần khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn, tổ chức thi Thái học sinh, định lệ Tam khôi; nhà Hồ có cải cách về giáo dục,… | 0,25 | |
- Thời Lê sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng. Nhà Lê sơ tổ chức lễ xướng danh, vinh quy bái tổ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi Tiến sĩ, vinh danh nhân tài của đất nước,… | 0,5 | |
*Nhận xét: | | |
- Tích cực: Từ thế kỷ XI-XV, giáo dục Đại Việt được hình thành, từng bước phát triển và hoàn thiện, trở thành nguồn đào tạo quan chức, người tài cho đất nước; góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lúc bấy giờ. | 0,25 | |
- Hạn chế: Nội dung học tập và chương trình thi cử nặng về kiến thức kinh sử, chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên và kĩ thuật nên không tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. | 0,25 | |
b. Rút ra bài học cho sự phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay: (HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, nhưng phải diễn đạt, lập luận chặt chẽ, khoa học). Gợi ý: | | |
- Coi trọng giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh đầu tư để phát triển giáo dục. | 0,25 | |
- Tích cực đổi mới giáo dục, dạy học theo hướng phát huy phẩm chất, năng lực của người học. | 0,25 | |
- Đào tạo học sinh phát triển toàn diện, có khả năng hội nhập quốc tế. | 0,25 | |
- Có chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích học tập, .... | 0,25 | |
2 | Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với nhân loại.Liên hệ những thách thức của Việt Nam khi ở trong giai đoạn của các cuộc cách mạng này. | 2,5 |
a. Phân tích ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư đối với nhân loại: | | |
- Kinh tế: | | |
+ Với sự xuất hiện của nền sản xuất dựa trên công nghệ điện tử, mức độ đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng lớn. | 0,25 | |
+ Việc sử dụng người máy công nghiệp được coi là phương tiện kĩ thuật quan trọng hợp thành chương trình hiện đại hoá toàn bộ nên sản xuất, tạo ra các ngành sản xuất tự động, năng suất lao động tăng cao. | 0,25 | |
+ Việc sử dụng máy điện toán trong thiết kế, chế tạo máy, lĩnh vực hàng không, tên lửa, vũ trụ, điện tử, đã cho phép giải quyết một tổ hợp lớn các bài toán sản xuất của công nghiệp hiện đại và đem lại hiệu quả kinh tế to lớn. | 0,25 | |
+ Đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới. | 0,25 | |
- Xã hội:Giúp giải phóng sức lao động của con người; Nâng cao chất lượng nguồn lao động, chất lượng cuộc sống,… | 0,25 | |
- Văn hóa:Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực; Việc tìm kiếm, chia sẽ thông tin nhanh chóng và thuận tiện,… | 0,25 | |
b. Việt Nam đối mặt với những thách thức gì trước các cuộc cách mạng công nghiệp này? (HS có thể đưa ra ý kiến khác nhau, nhưng phải diễn đạt, lập luận chặt chẽ, khoa học). Gợi ý: | ||
- Cạnh tranh quyết liệt với kinh tế các nước trên thế giới, rủi ro trong kinh doanh, khủng hoảng tài chính,… | 0,25 | |
- Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm tăng xung đột nhiều yếu tố, giá trị văn hóa truyền thông và hiệnđại. | 0,25 | |
- Người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm, gia tăng khoảng cách giàu nghèo; ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… | 0,25 | |
- Con người bị lệ thuộc vào các thiết bị thông minh, ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội. | 0,25 | |
3 | Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh/chị hãy làm sáng tỏ vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). | 3,0 |
- Trước chiến tranh: Liên Xô kiên quyết chống phát xít, đề nghị liên kết với các nước để chống phát xít, chống chiến tranh, nhưng không được chấp nhận; Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô mà còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình, chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. | 0,5 | |
- Trong chiến tranh: | ||
+ Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi tính chất của chiến tranh thế giới:Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô, buộc Liên Xô phải đứng lên bảo vệ Tổ quốc. Cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị của cuộc chiến, cổ vũ mạnh mẽ phong trào kháng chiến của các nước bị phát xít chiếm đóng... | 0,5 | |
+ Liên Xô là trụ cột trong việc kêu gọi, tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít: Ngày 1/1/1942, Liên Xô và một số nước thành lập Mặc trận Đồng minh chống phát xít. | 0,25 | |
+Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức:Cuộc phản công của Liên Xô ở Mát-xcơ-va thắng lợi (12/1941) đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng” của phát xít Đức, buộc Đức phải thay đổi chiến thuật chiến tranh khác. | 0,25 | |
+ Tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc phản công của Liên Xô ở Xta-lin-grat (11/1942-2/1943) giành chiến thắng đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới. | 0,25 | |
+Hỗ trợ sự ra đời các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu:Sau khi quét sạch phát xít Đức, giải phóng hoàn lãnh thổ, Liên Xô tiến về sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức là Béc-lin. Trên đường tiến quân, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu đánh bại phát xít, thành lập ra các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu. | 0,25 | |
+Đóng vai trò quyết định tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức: Với chiến dịch công phá Béc-lin (16/4-2/5/1945) giành được thắng lợi, Hồng quân Liên Xô đã giáng một đòn quyết định cuối cùng trong việc tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức, buộc Đức phải đầu hàng vô điều kiện và chiến sự ở châu Âu kết thúc. | 0,25 | |
+ Giáng một đòn quyết định buộc phát xít Nhật phải đầu hàng vô điều kiện: Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật, sau đó đã đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, góp phần buộc Nhật Hoàng phải tuyên bố đầu hàng quân Đông minh vô điều kiện ngày 15/8/1945, đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. | 0,25 | |
+ Tham gia tổ chức Hội nghị I-an-ta, Hội nghị Pốtx-đam:Sự tham gia và tiếng nói quan trọng của Liên Xô đã góp phần quyết định việc thúc đẩy Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc nhanh chóng, cũng như giải quyết hậu quả của chiến tranh. Những quyết định của Hội nghị đã góp phần hình thành trật tự thế giới mới – trật tự hai cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. | 0,25 | |
- Kết luận:Liên Xô là trụ cột, đóng vai trò chủ chốt, góp phần quyết định vào thắng lợi của lực lượng đồng minh chống chủ nghĩa phát xít. | 0,25 | |
4 | Chứng minh sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý – Trần? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó? | 3,0 |
a. Những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý – Trần: | ||
*Thủ công nghiệp: | ||
- Trong nhân dân: | ||
+ Các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm,… tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng nâng cao…. | 0,25 | |
+ Một số mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ bạc được khai thác. Bước đầu hình thành một số làng nghề thủ công như Bát Tràng, Thổ Hà, Chu Đậu,… | 0,25 | |
- Nhà nước: Nhà Lý – Trần thành lập các xưởng thủ công (Cục bách tác) để rèn vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng cung điện, chùa chiền,… | 0,5 | |
*Thương nghiệp: | | |
- Nội thương: Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành. | 0,25 | |
- Ngoại thương: | | |
+Vùng biên giới Việt – Trung từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa là, hương liệu, ngà voi,… đến trao đổi. | 0,25 | |
+Thuyền buôn các nước như: Gia-va, Xiêm, Ấn Độ,…cũng thường xuyên qua lại buôn bán. | 0,25 | |
+ Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài,… | 0,25 | |
b. Nguyên nhân phát triển: | | |
- Nền độc lập dân tộc được bảo vệ và củng cố… | 0,25 | |
- Kinh tế nông nghiệp từng bước khởi sắc, tạo tiền đề cho thủ công nghiệp và thương nghiệp cùng phát triển. | 0,25 | |
- Do có sự thống nhất tiền tệ và đo lường. | 0,25 | |
- Sự quan tâm của nhà nước đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp… | 0,25 | |
5 | Có đúng hay không khi cho rằng: Tính chủ động là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý ở thế kỷ XI. Vì sao? | 3,0 |
a. Nhận định: Tính chủ động là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý ở thế kỷ XI là nhận định đúng/chính xác. | 0,5 | |
b. Lý giải: | | |
- Chủ động tấn công trước để phá tan sự chuẩn bị xâm lược của nhà Tống: | | |
+ Âm mưu xâm lược của quân Tống: Năm 1075, vua Tống hạ lệnh chuẩn bị gấp rút xâm lược Đại Việt với mục tiêu “nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”… | 0,25 | |
+ Chủ trương của nhà Lý: Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua Lý cùng Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”…( kế sách “Tiên phát chế nhân”). | 0,5 | |
+ Năm 1075, quân ta đánh sang Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, đánh tan hoàn toàn lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống, sau đó nhanh chóng, chủ động rút về nước. | 0,25 | |
- Chủ động xây dựng phòng tuyến chống giặc:Sau khi trở về nước, Lý Thường Kiệt đã cho chuẩn bị sẵn thế trận đánh giặc mà quan trọng nhất là lập phòng tuyến sông Như Nguyệt… | 0,5 | |
- Chủ động trong tiến công tiêu diệt địch: Năm 1077, quân Tống tràn sang nước ta, chúng bị chặn đứng lại ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Lý Thường Kiệt bố trí lực lượng ngày đêm canh phòng cẩn mật. Quân ta đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Tống khi chúng vượt sông. Khi quân Tống đã mỏi mệt, Lý Thường Kiệt tổ chức phản công đánh sang trại giặc và giành thắng lợi…. | 0,5 | |
- Chủ động trong kết thúc chiến tranh: Khi quân Tống đã rơi vào thế tuyệt vọng, biết rõ ý chí xâm lược của chúng đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị bàn hòa nhằm mở một lối thoát danh dự cho quân Tống, …. | 0,5 | |
6 | Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng. Từ đó, hãy rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay. | 3,0 |
a.Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng: | | |
- Kết quả: | | |
+ Cuộc cải cách được tiến hành thành công. | 0,25 | |
+ Hệ thống hành chính trên cả nước đã được cấu trúc lại một cách thống nhất, chặt chẽ và tập trung, quyền lực của hoàng đế và triều đình được tăng cường cao độ. | 0,25 | |
+ Hệ thống cơ quan, chức quan các cấp được hoàn thiện và có sự giám sát, ràng buộc chặt chẽ với nhau. | 0,25 | |
+ Với sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu, tình hình an ninh - xã hội ở các địa phương từ sau cải cách Minh Mạng cũng có những chuyển biến theo hướng tích cực. | 0,25 | |
- Ý nghĩa: | | |
+ Thể hiện tài năng, tâm huyết của vua Minh Mạng và nỗ lực của triều Nguyễn trong quá trình quản lí đất nước, đặt nền móng cho thể chế chính trị triều Nguyễn nhiều thập kỉ sau đó. | 0,5 | |
+ Cuộc cải cách cũng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận - hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương tỉnh, huyện, xã. | 0,5 | |
b. Một số bài học kinh nghiệmcó thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện nay: (HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, nhưng phải diễn đạt, lập luận chặt chẽ, khoa học). Gợi ý: | | |
+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước; Xây dựng cơ cấu bộ máy nhà nước đơn gọn nhẹ, chặt chẽ. | 0,25 | |
+ Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. | 0,25 | |
+ Chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn nhân tài vào đảm đương các chức vụ trong bộ máy hành chính nhà nước. | 0,25 | |
+ Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả, áp dụng chế độ “hồi tỵ” để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước. | 0,25 | |
7 | Nêu và giải thích ý kiến của anh/chị về nhận định: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây. | 3,0 |
a.Nhận định: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây là sai/không đúng/không chính xác. | 0,5 | |
b. Lý giải: | | |
- Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều thay đổi, điều chỉnh và có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của thế giới. | 0,5 | |
- Tuy nhiên, về bản chất, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công: | | |
+ Theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản, vì vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại. | 0,5 | |
+ Chủ nghĩa tư bản hiện đại không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa ấy còn tiếp tục gia tăng. Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn… | 0,5 | |
+ Các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra, do những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. | 0,5 | |
+ Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển. | 0,5 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TEAM SẼ UPDATE TIẾP!