Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc trung học thì một trong những biện pháp tích cực có hiệu quả là xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trường chuẩn quốc gia là những đơn vị có các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ đạt chuẩn và hoạt động giảng dạy có chất lượng. Đây là những mô hình để các cơ sở khác tham khảo, học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
Phát triển trường chuẩn quốc gia nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục của các trường, góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của các cơ sở giáo phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.
Góp phần thực hiện mục tiêu đạt chuẩn về cơ sở vật chất trường học theo tiêu chí xã nông thôn mới theo chủ trương Tam nông của Trung ương Đảng.
Để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng yêu cầu phải có các giải pháp thực hiện cụ thể, đúng quy chế đồng thời phải phù hợp hoàn cảnh địa phương. Một trong những giải pháp đó là xây dựng quy trình công nhận trường đạt chuẩn theo quy trình IZO nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị trường học , cũng như các cấp quản lý(phòng Giáo dục và Đào tạo) thực thi;
Từ nhận thức đó, bản thân theo sự phân công của Lãnh đạo, cá nhân tôi đã có sự nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn và thực tế của địa phương để chủ động trong việc tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn phù hợp với thực tế của địa phương, đáp ứng việc nâng cao chất lượng bậc học thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực tổ chức quản lý, công tác xây dựng nâng cao hiệu quả chuyên môn trong lĩnh vực được phân công. Một trong những giải pháp đã đượcc áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn Đồng Nai là xây dựng “Quy trình , thủ tục công nhận trường đạt chuẩn quốc gia”
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2006-2010
a) Những đóng góp chính của phát triển trường chuẩn quốc gia trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Trường chuẩn quốc gia là những đơn vị có các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ đạt chuẩn và hoạt động giảng dạy có chất lượng. Đây là những mô hình để các cơ sở khác tham khảo, học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
- Thông qua phát triển trường chuẩn quốc gia, các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện. Trong đó cơ sở vật chất các trường công lập được đầu tư ngày càng khang trang, kiên cố (tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đến năm học 2010-2011: THCS 79,7%, THPT 97,4%); đội ngũ giáo viên các cấp đã được bồi dưỡng nâng cao theo hướng chuẩn hóa và trên chuẩn (năm học 2000-2001 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: THCS 97,8%, THPT 94,3%, đến năm 2010-2011 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: THCS 99,8%, THPT 99,7%).
- Phát triển trường chuẩn quốc gia đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục. Đồng thời gắn kết được mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, góp phần huy động các nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc trung học thì một trong những biện pháp tích cực có hiệu quả là xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia. Trường chuẩn quốc gia là những đơn vị có các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ đạt chuẩn và hoạt động giảng dạy có chất lượng. Đây là những mô hình để các cơ sở khác tham khảo, học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
Phát triển trường chuẩn quốc gia nhằm từng bước đầu tư hoàn thiện các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục của các trường, góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của các cơ sở giáo phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.
Góp phần thực hiện mục tiêu đạt chuẩn về cơ sở vật chất trường học theo tiêu chí xã nông thôn mới theo chủ trương Tam nông của Trung ương Đảng.
Để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng yêu cầu phải có các giải pháp thực hiện cụ thể, đúng quy chế đồng thời phải phù hợp hoàn cảnh địa phương. Một trong những giải pháp đó là xây dựng quy trình công nhận trường đạt chuẩn theo quy trình IZO nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị trường học , cũng như các cấp quản lý(phòng Giáo dục và Đào tạo) thực thi;
Từ nhận thức đó, bản thân theo sự phân công của Lãnh đạo, cá nhân tôi đã có sự nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn và thực tế của địa phương để chủ động trong việc tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo công tác xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn phù hợp với thực tế của địa phương, đáp ứng việc nâng cao chất lượng bậc học thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực tổ chức quản lý, công tác xây dựng nâng cao hiệu quả chuyên môn trong lĩnh vực được phân công. Một trong những giải pháp đã đượcc áp dụng để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn Đồng Nai là xây dựng “Quy trình , thủ tục công nhận trường đạt chuẩn quốc gia”
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2006-2010
a) Những đóng góp chính của phát triển trường chuẩn quốc gia trong phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
- Trường chuẩn quốc gia là những đơn vị có các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ đạt chuẩn và hoạt động giảng dạy có chất lượng. Đây là những mô hình để các cơ sở khác tham khảo, học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.
- Thông qua phát triển trường chuẩn quốc gia, các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện. Trong đó cơ sở vật chất các trường công lập được đầu tư ngày càng khang trang, kiên cố (tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đến năm học 2010-2011: THCS 79,7%, THPT 97,4%); đội ngũ giáo viên các cấp đã được bồi dưỡng nâng cao theo hướng chuẩn hóa và trên chuẩn (năm học 2000-2001 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: THCS 97,8%, THPT 94,3%, đến năm 2010-2011 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: THCS 99,8%, THPT 99,7%).
- Phát triển trường chuẩn quốc gia đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục. Đồng thời gắn kết được mối liên hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, góp phần huy động các nguồn lực cho sự phát triển của nhà trường.