- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,737
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo án câu lạc bộ tiếng việt lớp 4 HỌC KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 18 FILE trang. Các bạn xem và tải giáo an câu lạc bộ tiếng việt lớp 4 về ở dưới.
I. MỤC TIÊU
- Củng cố từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng thiên nhiên, chỉ thời gian
- Củng cố các danh từ chỉ người, chỉ vật thông qua trò chơi.
- Ôn tập đặt câu với danh từ chỉ người và chỉ vật
- Rèn kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ
Bảng con; bảng nhóm; bút dạ
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trò chơi “Tinh mắt, nhanh tay”
Bài 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 9) vào nhóm thích hợp:
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án:
Bài 2: Điền vào mỗi ô trống dưới đây 2 từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian (mỗi từ chỉ dùng một lần)
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào phiếu học tập.
- Gọi 3 nhóm trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá; các nhóm đối chiếu kết quả.
Đáp án:
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai nhanh hơn?”
Bài 3: Tìm các danh từ chỉ người, vật trong lớp học của em và viết vào bảng dưới đây:
- HS thảo luận nhóm 4, viết vào nháp.
- Gọi một số cặp đôi trình bày trước lớp, nhận xét, đối chiếu.
Đáp án
Bài 4. Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 – 2 danh từ đã tìm được ở bài tập 3.
a. ……………………………………….
b. ……………………………………….
c. ……………………………………….
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án
a. Bàn, ghế trong lớp học được các cô lao công lau dọn rất sạch sẽ.
b. Trên bàn học, những bút, thước, sách vở được các bạn học sinh sắp xếp rất ngăn nắp.
3. Củng cố, dặn dò :
- Giới thiệu về bản thân của mình.
- Nhận xét tiết học.
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các từ chỉ danh từ
- Củng cố cách nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn, biết cách ghi ý chính của mỗi đoạn văn
- Ôn tập tìm câu chủ đề cho mỗi đoạn văn
- Rèn kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ
Bảng con; bảng nhóm; bút dạ
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trò chơi “chọn danh từ nhanh”
Bài 1: Chọn danh từ trong khung điền vào chỗ trống:
……… rơi lất phất. ………. đang hót trên những cành cây lấm tấm hạt nước. Không biết …………. bắt đầu đâm ………. từ bao giờ mà đã xanh rờn. Dọc bờ suối, những đám ………… mới mọc bâu kín các thân gỗ đổ. Nấm nở thêm từng vạt, chen chúc nhau trên nền ……… ẩm ướt.
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án:
Mưa rơi lất phất. Chim đang hót trên những cành cây lấm tấm hạt nước. Không biết cây cối bắt đầu đâm lộc từ bao giờ mà đã xanh rờn. Dọc bờ suối, những đám mộc nhĩ mới mọc bâu kín các thân gỗ đổ. Nấm nở thêm từng vạt, chen chúc nhau trên nền đất ẩm ướt.
Bài 2: Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 10 – 11) và thực hiện yêu cầu.
a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.
b. Ghi lại ý chính của mỗi đoạn văn.
- Đoạn 1:
- Đoạn 2:
c. Ghi lại câu nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết vị trí của câu đó trong đoạn:
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào phiếu học tập.
- Gọi 3 nhóm trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá; các nhóm đối chiếu kết quả.
Đáp án:
a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn: Câu đầu tiên của đoạn được viết lùi đầu dòng. Các câu tiếp theo được viết liên tục không xuống dòng.
b. Ghi lại ý chính của mỗi đoạn văn.
- Đoạn 1: Mọi người chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.
- Đoạn 2: Những loài vật chăm chỉ diệt trừ sâu bọ.
c. Ghi lại câu nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết vị trí của câu đó trong đoạn:
Hoạt động 2 : Trò chơi “chọn câu chủ đề”
Bài 3: Đọc các đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập 1, trang 11), chọn câu chủ đề cho từng đoạn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.
- HS thảo luận nhóm 4, viết vào nháp.
- Gọi một số cặp đôi trình bày trước lớp, nhận xét, đối chiếu.
Đáp án
Bài 4. Viết câu chủ đề khác cho 1 trong 2 đoạn văn ở bài tập 2.
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án
- Đoạn 1: Mỗi người một việc tạo nên không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm trước thềm năm mới.
- Đoạn 2: Để chào đón năm mới, những đàn chim bắt đầu sửa sang ngôi nhà của mình.
ngăn nắp.
Bài 5. Ghi lại một vẻ riêng của từng người trong gia đình em.
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án
3. Củng cố, dặn dò :
- Giới thiệu về bản thân của mình.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập bài tập trả lời câu hỏi
- Củng cố cách nêu đặc điểm bản thân, điểm tốt của một người bạn
- Rèn kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ
Bảng con; bảng nhóm; bút dạ
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trò chơi “ai đúng nhất”
Bài 1: Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 14) và trả lời các câu hỏi:
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A. Nêu những lí do yêu thích câu chuyện Thi nhạc
B. Thuật lại diễn biến của buổi thi nhạc
C. Tả hình dáng, điệu độ của các nhân vật trong câu chuyện.
b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?
c. Các câu văn tiếp theo cho biết người viết yêu thích những gì ở câu chuyện?
d. Câu kết thúc đoạn ý nói gì?
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án:
a. Đáp án A. Nêu những lí do yêu thích câu chuyện Thi nhạc
b. Câu mở đầu đoạn văn nêu lên chủ đề của đoạn: lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc là do câu chuyện cuốn tác giả vào thế giới đầy thú vị.
c. Người viết yêu thích các nhân vật của câu chuyện và tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng. Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó: tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,…
d. Câu kết đoạn nói lên tình cảm và ấn tượng của nhà văn với các nhân vật trong truyện.
Bài 2: Đọc đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 14) và trả lời các câu hỏi:
a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1?
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
- Ban đầu:
- Sau đó:
- Cuối cùng:
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào phiếu học tập.
- Gọi 3 nhóm trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá; các nhóm đối chiếu kết quả.
Đáp án:
a. Cả 2 câu văn đều khái quát nội dung của văn bản, nêu tình cảm thái độ của người viết với văn bản.
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện Bà cháu:
- Ban đầu: Thích xứ sở thần tiên mà câu chuyện gợi ra.
- Sau đó: Xúc động về tình cảm bà cháu được thể hiện qua các sự việc trong câu chuyện.
- Cuối cùng: Thích cách kết thúc có hậu của câu chuyện.
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách 1.
Hoạt động 2 : Trò chơi “nêu đặc điểm nổi bật”
Bài 3 Nêu những điểm nổi bật của bản thân (giải thích rõ từng điểm nổi bật hoặc đưa ví dụ minh họa).
- HS thảo luận nhóm 4, viết vào nháp.
- Gọi một số cặp đôi trình bày trước lớp, nhận xét, đối chiếu.
Đáp án
Xin chào tất cả các bạn. Mình tên là Hồng Anh. Đây là bức ảnh chụp cá nhân mình hồi dịp Tết đầu năm nay. Mình thích buộc tóc 2 bên. Nước da của mình trắng hồng và đặc biệt mình có 1 chiếc răng khểnh rất đáng yêu đấy nhé.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHỦ ĐIỂM EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY
CÂU LẠC BỘ: EM YÊU TIẾNG VIỆT TUẦN 1
Thứ.... ngày.... tháng... năm....
Tiết 1
Bài 1 ĐIỀU KÌ DIỆU
CÂU LẠC BỘ: EM YÊU TIẾNG VIỆT TUẦN 1
Thứ.... ngày.... tháng... năm....
Tiết 1
Bài 1 ĐIỀU KÌ DIỆU
I. MỤC TIÊU
- Củng cố từ chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng thiên nhiên, chỉ thời gian
- Củng cố các danh từ chỉ người, chỉ vật thông qua trò chơi.
- Ôn tập đặt câu với danh từ chỉ người và chỉ vật
- Rèn kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ
Bảng con; bảng nhóm; bút dạ
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trò chơi “Tinh mắt, nhanh tay”
Bài 1: Xếp các từ in đậm trong đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 9) vào nhóm thích hợp:
Từ chỉ người | Từ chỉ vật | Từ chỉ hiện tượng tự nhiên | Từ chỉ thời gian |
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án:
Từ chỉ người | Từ chỉ vật | Từ chỉ hiện tượng tự nhiên | Từ chỉ thời gian |
Học sinh, bố, mẹ, thầy giáo, cô giáo, bạn bè | Lá, bàn, ghế | Nắng, gió | Hè, thu, hôm nay, năm học |
Bài 2: Điền vào mỗi ô trống dưới đây 2 từ chỉ người, vật, hiện tượng tự nhiên, thời gian (mỗi từ chỉ dùng một lần)
XUẤT PHÁT | Hiện tượng tự nhiên | Người | Vật | Thời gian | VỀ ĐÍCH |
| | | | ||
Người | Vật | Thời gian | Hiện tượng tự nhiên | ||
| | | |
- Gọi 3 nhóm trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá; các nhóm đối chiếu kết quả.
Đáp án:
XUẤT PHÁT | Hiện tượng tự nhiên | Người | Vật | Thời gian | VỀ ĐÍCH |
Mưa, gió | Học sinh, cô giáo | Cái bàn, cái ghế | Sáng, trưa | ||
Người | Vật | Thời gian | Hiện tượng tự nhiên | ||
Bố, mẹ | Cái chổi, cái thước | Chiều, tối | Nắng, mây |
Bài 3: Tìm các danh từ chỉ người, vật trong lớp học của em và viết vào bảng dưới đây:
Danh từ chỉ người | Danh từ chỉ vật |
- Gọi một số cặp đôi trình bày trước lớp, nhận xét, đối chiếu.
Đáp án
Danh từ chỉ người | Danh từ chỉ vật |
thầy giáo, cô giáo, học sinh, bạn bè,… | bàn, ghế, bút, thước, sách, vở, đồng hồ, kệ sách, ảnh Bác Hồ,… |
a. ……………………………………….
b. ……………………………………….
c. ……………………………………….
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án
a. Bàn, ghế trong lớp học được các cô lao công lau dọn rất sạch sẽ.
b. Trên bàn học, những bút, thước, sách vở được các bạn học sinh sắp xếp rất ngăn nắp.
3. Củng cố, dặn dò :
- Giới thiệu về bản thân của mình.
- Nhận xét tiết học.
CHỦ ĐIỂM EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY
CÂU LẠC BỘ: EM YÊU TIẾNG VIỆT TUẦN 1
Thứ.... ngày.... tháng... năm....
Tiết 2
Bài 1 ĐIỀU KÌ DIỆU
CÂU LẠC BỘ: EM YÊU TIẾNG VIỆT TUẦN 1
Thứ.... ngày.... tháng... năm....
Tiết 2
Bài 1 ĐIỀU KÌ DIỆU
I. MỤC TIÊU
- Củng cố các từ chỉ danh từ
- Củng cố cách nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn, biết cách ghi ý chính của mỗi đoạn văn
- Ôn tập tìm câu chủ đề cho mỗi đoạn văn
- Rèn kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ
Bảng con; bảng nhóm; bút dạ
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trò chơi “chọn danh từ nhanh”
Bài 1: Chọn danh từ trong khung điền vào chỗ trống:
Chim, lộc, đất, mưa, gió, muông thú, mộc nhĩ, cây cối |
(Theo Vũ Hùng)
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án:
Mưa rơi lất phất. Chim đang hót trên những cành cây lấm tấm hạt nước. Không biết cây cối bắt đầu đâm lộc từ bao giờ mà đã xanh rờn. Dọc bờ suối, những đám mộc nhĩ mới mọc bâu kín các thân gỗ đổ. Nấm nở thêm từng vạt, chen chúc nhau trên nền đất ẩm ướt.
(Theo Vũ Hùng)
Bài 2: Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, Tập 1, trang 10 – 11) và thực hiện yêu cầu.
a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.
b. Ghi lại ý chính của mỗi đoạn văn.
- Đoạn 1:
- Đoạn 2:
c. Ghi lại câu nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết vị trí của câu đó trong đoạn:
Đoạn văn | Câu nêu ý chính | Vị trí trong đoạn |
Đoạn 1 | ||
Đoạn 2 |
- Gọi 3 nhóm trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá; các nhóm đối chiếu kết quả.
Đáp án:
a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn: Câu đầu tiên của đoạn được viết lùi đầu dòng. Các câu tiếp theo được viết liên tục không xuống dòng.
b. Ghi lại ý chính của mỗi đoạn văn.
- Đoạn 1: Mọi người chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.
- Đoạn 2: Những loài vật chăm chỉ diệt trừ sâu bọ.
c. Ghi lại câu nêu ý chính của mỗi đoạn và cho biết vị trí của câu đó trong đoạn:
Đoạn văn | Câu nêu ý chính | Vị trí trong đoạn |
Đoạn 1 | Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. | Câu đầu tiên của đoạn văn |
Đoạn 2 | Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá. | Câu cuối cùng của đoạn văn |
Bài 3: Đọc các đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập 1, trang 11), chọn câu chủ đề cho từng đoạn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.
Câu chủ đề | Đoạn văn | Vị trí câu chủ đề trong đoạn |
a. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ. | ||
b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi. |
- Gọi một số cặp đôi trình bày trước lớp, nhận xét, đối chiếu.
Đáp án
Câu chủ đề | Đoạn văn | Vị trí câu chủ đề trong đoạn |
a. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ. | Đoạn 2 | Đầu đoạn văn |
b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi. | Đoạn 1 | Cuối đoạn văn |
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án
- Đoạn 1: Mỗi người một việc tạo nên không khí gia đình vui vẻ, đầm ấm trước thềm năm mới.
- Đoạn 2: Để chào đón năm mới, những đàn chim bắt đầu sửa sang ngôi nhà của mình.
ngăn nắp.
Bài 5. Ghi lại một vẻ riêng của từng người trong gia đình em.
Người thân | Vẻ riêng |
M. Bố | Vô cùng hài hước. |
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án
Người thân | Vẻ riêng |
M. Bố | Vô cùng hài hước. |
Mẹ | Dịu dàng chăm sóc gia đình chu đáo. |
Em | Ngoan ngoãn học tập để cha mẹ vui lòng. |
- Giới thiệu về bản thân của mình.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3
Bài 2 THI NHẠC
I. MỤC TIÊU
- Ôn tập bài tập trả lời câu hỏi
- Củng cố cách nêu đặc điểm bản thân, điểm tốt của một người bạn
- Rèn kĩ năng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ
Bảng con; bảng nhóm; bút dạ
III. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC tiết học
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trò chơi “ai đúng nhất”
Bài 1: Đọc đoạn văn ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 14) và trả lời các câu hỏi:
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A. Nêu những lí do yêu thích câu chuyện Thi nhạc
B. Thuật lại diễn biến của buổi thi nhạc
C. Tả hình dáng, điệu độ của các nhân vật trong câu chuyện.
b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?
c. Các câu văn tiếp theo cho biết người viết yêu thích những gì ở câu chuyện?
d. Câu kết thúc đoạn ý nói gì?
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút.
- Đại diện 4-5 cặp nêu miệng trước lớp, nhận xét.
Đáp án:
a. Đáp án A. Nêu những lí do yêu thích câu chuyện Thi nhạc
b. Câu mở đầu đoạn văn nêu lên chủ đề của đoạn: lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc là do câu chuyện cuốn tác giả vào thế giới đầy thú vị.
c. Người viết yêu thích các nhân vật của câu chuyện và tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng. Từ ngữ, câu văn cho biết điều đó: tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,…
d. Câu kết đoạn nói lên tình cảm và ấn tượng của nhà văn với các nhân vật trong truyện.
Bài 2: Đọc đoạn văn ở bài tập 2 (SHS Tiếng Việt 4, tập một, trang 14) và trả lời các câu hỏi:
a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1?
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
- Ban đầu:
- Sau đó:
- Cuối cùng:
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?
Cách 1: - Mở đầu: Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mà mình yêu thích. - Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện. | Cách 2: - Mở đoạn: Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mà mình yêu thích. - Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện. - Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến đã nêu ở mở đầu đoạn. |
- Gọi 3 nhóm trình bày trước lớp, nhận xét, đánh giá; các nhóm đối chiếu kết quả.
Đáp án:
a. Cả 2 câu văn đều khái quát nội dung của văn bản, nêu tình cảm thái độ của người viết với văn bản.
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện Bà cháu:
- Ban đầu: Thích xứ sở thần tiên mà câu chuyện gợi ra.
- Sau đó: Xúc động về tình cảm bà cháu được thể hiện qua các sự việc trong câu chuyện.
- Cuối cùng: Thích cách kết thúc có hậu của câu chuyện.
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách 1.
Hoạt động 2 : Trò chơi “nêu đặc điểm nổi bật”
Bài 3 Nêu những điểm nổi bật của bản thân (giải thích rõ từng điểm nổi bật hoặc đưa ví dụ minh họa).
- HS thảo luận nhóm 4, viết vào nháp.
- Gọi một số cặp đôi trình bày trước lớp, nhận xét, đối chiếu.
Đáp án
Xin chào tất cả các bạn. Mình tên là Hồng Anh. Đây là bức ảnh chụp cá nhân mình hồi dịp Tết đầu năm nay. Mình thích buộc tóc 2 bên. Nước da của mình trắng hồng và đặc biệt mình có 1 chiếc răng khểnh rất đáng yêu đấy nhé.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!